Zelensky: Ukraine sẽ không chấp nhận thỏa thuận đạt được sau lưng chúng tôi

 

Reuters VOA Việt Ngữ

 

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich (MSC) ở Munich, Đức, ngày 15 tháng 2 năm 2025.

 

Tổng thống Volodymyr Zelensky ngày thứ Bảy nói rằng Ukraine sẽ không bao giờ chấp nhận bất cứ thỏa thuận ḥa b́nh nào đạt được sau lưng họ hoặc không có sự tham gia của Kyiv - một thông điệp ngầm gửi đến Tổng thống Mỹ Donald Trump khi ông đang nỗ lực chấm dứt chiến tranh với Nga.

 

Trong bài diễn văn tại Hội nghị An ninh Munich, ông Zelensky cũng kêu gọi Âu Châu thành lập lực lượng vũ trang riêng, thúc giục các nhà lănh đạo của lục địa này tự quyết định tương lai của họ và nói rằng lực lượng vũ trang của riêng Ukraine là không đủ cho an ninh của họ.

 

“Ukraine sẽ không bao giờ chấp nhận các thỏa thuận đạt được sau lưng chúng tôi mà không có sự tham gia của chúng tôi. Và quy tắc tương tự cũng nên được áp dụng cho toàn bộ Âu Châu,” ông nói.

 

Ông Zelensky phát biểu sau khi ông Trump điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin vào tuần này. Đây là cuộc điện đàm đầu tiên giữa nhà lănh đạo Mỹ và Nga kể từ cuộc xâm lăng toàn diện của Nga nhắm vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022, và ông Trump cho biết ông và ông Putin dự trù sẽ hội kiến trong tương lai, có thể là ở Ả-rập Saudi.

 

Ukraine đă nhiều lần nói rằng họ muốn hợp tác với Mỹ và Âu Châu để vạch ra một chiến lược chung trước khi có bất cứ cuộc họp nào giữa ông Trump và ông Putin.

 

Cho đến nay chính quyền Trump đă để lại ấn tượng nơi một số đồng minh Âu Châu rằng họ đang nhượng bộ ông Putin và để Ukraine chịu thiệt trước khi bất ḱ cuộc đàm phán nào bắt đầu, dù những phát biểu của một số quan chức cao cấp của Mỹ gây nên sự khó hiểu.

 

Ông Zelensky dự đoán Điện Kremlin sẽ cố gắng thuyết phục ông Trump tham dự ngày lễ 9 tháng 5 của Nga tại Moscow, khi nước này kỉ niệm chiến thắng của Liên bang Soviet trong Thế chiến thứ hai bằng một cuộc diễu hành quân sự thường niên qua Quảng trường Đỏ.

 

Ông Zelensky phát biểu với hội nghị rằng ông tin sẽ “nguy hiểm” nếu ông Trump gặp ông Putin trước khi ông và Trump gặp nhau.

 

Đối với các nhà lănh đạo Âu Châu, ông đưa ra cảnh báo, đặt câu hỏi rằng liệu quân đội của họ có sẵn sàng hay không nếu Moscow phát động một cuộc tấn công công khai hoặc “giả hiệu.” Cuộc tấn công giả hiệu được làm như do một nhóm nào đó khác chịu trách nhiệm gây ra.

 

“Nếu cuộc chiến (Ukraine-Nga) này kết thúc không đúng cách, ông ta (Putin) sẽ có một lượng lớn binh lính dày dạn kinh nghiệm chiến đấu, chỉ biết giết chóc và cướp bóc,” ông nói, dẫn các báo cáo t́nh báo cho biết Nga sẽ điều động quân đội đến Belarus vào mùa hè này.

 

“Và bây giờ, khi chúng tôi chiến đấu cuộc chiến này và đặt nền móng cho ḥa b́nh và an ninh, chúng ta phải xây dựng Lực lượng vũ trang Âu Châu.”

 

 

Tổng thống Ukraine kêu gọi thành lập quân đội Âu Châu

 

Reuters

 

 

Tổng thống Ukraine Zelensky kêu gọi thành lập quân đội Âu Châu, cho rằng lục địa này không c̣n chắc chắn được Mỹ bảo vệ.

 

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich ngày 15/2: “Thành thật mà nói, bây giờ chúng ta không thể loại trừ khả năng rằng Mỹ có thể khước từ Âu Châu trước các vấn đề đang đe dọa khu vực. Rất nhiều lănh đạo đă nói Âu Châu cần thiết lập một đội quân riêng. Và tôi thực sự tin rằng đă tới lúc thành lập lực lượng vũ trang của Âu Châu”.

 

Quân đội Âu Châu là khái niệm thành lập một lực lượng quân sự thống nhất, đại diện cho toàn bộ Âu Châu, thay v́ quân đội của từng quốc gia riêng biệt.

 

Ông Zelensky cho biết thêm bài phát biểu trước đó của Phó tổng thống Mỹ JD Vance đă chứng tỏ mối quan hệ giữa Mỹ và Âu Châu đang thay đổi. Bài phát biểu tại Munich của ông Vance gây sốc và vấp nhiều chỉ trích khi công kích Âu Châu. 

 

Tổng thống Zelensky phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich. Ảnh: AFP

 

Theo ông Zelensky, việc thành lập quân đội Âu Châu, trong đó có sự tham gia của Ukraine, là điều cần thiết để “tương lai của lục địa này chỉ phụ thuộc vào người Âu Châu và các quyết định về người Âu Châu sẽ được đưa ra tại Âu Châu”.

 

“Liệu nước Mỹ có cần Âu Châu với vai tṛ một thị trường không? Có. Nhưng họ có coi chúng ta như đồng minh không? Điều này tôi không chắc. Để câu trả lời là có, Âu Châu cần thống nhất tiếng nói duy nhất, thay v́ nhiều quan điểm khác nhau”, Tổng thống Ukraine tiếp tục nói. Ông cho rằng Âu Châu cần có định hướng chính sách mang tính hứa hẹn và khiến Mỹ muốn “sát cánh cùng một Âu Châu hùng mạnh”.

 

Giới chức chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump những ngày gần đây cho thấy rơ rằng họ hy vọng Âu Châu sẽ tự chịu trách nhiệm chính trong vấn đề pḥng thủ của lục địa này, do Washington hiện c̣n những ưu tiên khác. Tuy nhiên, Mỹ khẳng định vẫn cam kết với liên minh quân sự NATO.

 

Ông chủ Ṭa Bạch Ốc tuần này cũng khiến các đồng minh Âu Châu sốc v́ điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin mà không tham khảo ư kiến trước. Lănh đạo Ukraine lo ngại sẽ có “nguy hiểm” nếu Tổng thống Trump gặp Tổng thống Putin trước ông.

   

Thủ tướng Đức: Không thể chấp nhận ‘ḥa b́nh áp đặt’ cho Ukraine
 

 

AFP

 

Thủ tướng Đức Olaf Scholz nhấn mạnh xung đột Nga - Ukraine chỉ kết thúc trong ḥa b́nh nếu chủ quyền của Kyiv được bảo đảm, không chấp nhận giải pháp khiến họ mất quyền lựa chọn.

 

“Tôi tin tất cả chúng ta đều đồng ư rằng cuộc chiến của Nga chống lại Ukraine nên kết thúc càng sớm càng tốt. Hàng trăm ngh́n người đă thiệt mạng hoặc bị thương”, Thủ tướng Đức Olaf Scholz phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich ngày 15/2. “Tuy nhiên, sẽ chỉ có ḥa b́nh nếu chủ quyền của Ukraine được bảo đảm. Kiểu ḥa b́nh áp đặt sẽ không bao giờ được chúng tôi ủng hộ”.

 

Ông Scholz nói thêm cũng sẽ không chấp nhận “bất cứ giải pháp nào dẫn tới sự tách rời an ninh của Âu Châu và Mỹ”, cho rằng nếu kịch bản này xảy ra, bên duy nhất hưởng lợi là Nga.

 

“Những người Âu Châu chúng tôi sẽ tŕnh bày những lập trường này một cách mạnh mẽ và đoàn kết trong các cuộc đàm phán sắp tới”, Thủ tướng Đức cho biết.

 

Thủ tướng Đức Olaf Scholz tại Munich ngày 15/2. Ảnh: AP

 

Ông Scholz nói thêm nếu đạt được ḥa b́nh, để đề pḥng không tái diễn xung đột, các bên ủng hộ Ukraine trước hết cần hỗ trợ xây dựng lực lượng vũ trang của nước này trong tương lai.

 

“Sẽ có trách nhiệm trong thời kỳ hậu chiến đối với Âu Châu và Mỹ cũng như đối với các đối tác và bạn bè quốc tế của Ukraine. Mọi h́nh thức bảo đảm an ninh chúng ta đưa ra nên dựa trên nền tảng này”, Thủ tướng Đức cho hay.

 

Trước đó, Tổng thống Ukraine Zelensky đă có cuộc gặp với Phó tổng thống Mỹ JD Vance hôm 14/2, nhấn mạnh Ukraine muốn có “bảo đảm an ninh”.

 

Xung đột Nga - Ukraine bùng phát từ tháng 2/2022 và đă khiến gần 13.000 dân thường thiệt mạng, theo Liên Hợp Quốc, cùng hàng trăm ngh́n binh sĩ hai bên tử trận hoặc bị thương.

 

Triển vọng đàm phán ḥa b́nh để chấm dứt xung đột gia tăng sau các cuộc điện đàm giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump với Tổng thống Nga Vladimir Putin và sau đó là Tổng thống Ukraine. Lănh đạo Mỹ - Nga đồng ư “đàm phán ngay lập tức” để kết thúc chiến sự ở Ukraine, trong khi ông Zelensky cũng tuyên bố “sẵn sàng hợp tác ở cấp độ nhóm” về cơ hội đạt ḥa b́nh.

 

Tuy nhiên, các lập trường của Trump đang khiến nhiều bên lo ngại rằng Kyiv sẽ bị gây áp lực phải chấp nhận những nhượng bộ “đau đớn”. Tại buổi họp báo ở Ṭa Bạch Ốc hôm 12/2, Tổng thống Trump bác bỏ viễn cảnh Ukraine gia nhập NATO và ủng hộ tuyên bố của Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ rằng Ukraine khó khôi phục được đường biên giới trước năm 2014.

 

Hôm 14/2, ông Zelensky nói rằng ông chỉ sẵn sàng đối thoại trực tiếp với ông Putin sau khi Ukraine thống nhất quan điểm với Mỹ, Âu Châu về cách chấm dứt xung đột.

 

 

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính