CHI MÀ KỲ?

 

***Ư Nga***

 

New Jersey, USA *

Chiều 15-12-2010

Thím than với Ba:

-Hồi xưa em ẳm con bao nhiêu cũng không mỏi, bây giờ lớn tuổi, sao em ẳm cháu em lại hay nhức mỏi vai ghê. Em cứ phải dán thuốc dán Salonpas hoài.

Ba gợi ư:

-Có chi khó đâu thím. Thím nhức chỗ nào th́ cứ bảo 2 đứa con gái và 2 cậu con rể này lấy đô la xanh dán vô chỗ đó là hết ngay! Salonpas làm sao hết nhức!

Cả nhà cười vang.

Tiếng cười đă sưởi ấm căn nhà của chú, dù chú vắng nhà, nhưng có thím, có 2 con gái, 2 con rể, 3 cháu ngoại; có em Trúc con cô Sen và thêm cha con ḿnh cộng lại là đủ 11 người. Ba nói thật vui vẻ:

-Nh́n cả nhà quây quần như vậy thật là vui!

Vui vậy mà tại sao chỉ 3 ngày sau đó Ba đă bất ngờ bỏ 10 người c̣n lại mà Ba ra đi?

Bây giờ Ba đang ở đâu bên kia thế giới?

Ba có nghe con gọi Ba không?

Ba có thấy những giọt lệ mặn của hai con, của các em con chú, của bao nhiêu người quen Ba, đang rơi rơi từng ngày theo cơn băo tuyết đă đổ về New Jersey?

Con không thể tin được!

Ba vừa mới ngồi đó kia mà!

Ba ngồi giữa bàn tiệc, ở vị trí trang trọng nhất của bàn, Ba không ăn chi cả, chỉ uống ly sinh tố bơ do đứa cháu rể chính tay xay và bưng mời bác. Thím hỏi:

-Sao anh không ăn? Mời anh cuốn bánh tráng hay dùng chén cháo chứ. Có món bún riêu con Thanh nấu nữa ḱa.

-Tôi không ăn đâu thím. Mời cả nhà tự nhiên đi.

-Sao vậy anh? Thím hỏi.

-Bởi v́ ráp răng giả, ăn th́ thức ăn vướng mắc vào làm khó chịu lắm.

Con nói nhỏ:

-Vậy Ba tháo ra đi Ba.

-Không tháo con. Tháo ra trông… già khằn

Kể từ giờ phút ấy, cuốn bánh tráng đang dùng nửa chừng của con cũng trở nên …già khằn theo, may mà bé Thanh đă múc cho con tô bún riêu, chứ không th́ con cũng nghẹn…ngào theo câu nói gợi nhớ Tuổi Lá Úa của Ba. Con năn nỉ lắm Ba mới chịu đến nhà chú tối nay, vậy mà Ba chỉ ngồi đó nghe tụi nhỏ nói chuyện và nh́n mọi người ăn uống. Ba làm con áy  náy vô cùng! Con đ̣i múc cháo Ba cũng không chịu ăn.

Thật ra từ trước hôm rời Canada sang thăm Ba, cha con ḿnh đă đồng ư với chương tŕnh mà Thanh đă gợi ư về bữa cơm đêm nay, Buổi trưa hôm qua Ba c̣n nhắc:

- Qua con Thanh chứ! Tội nghiệp! Hồi đám cưới nó Ba đă không đi mà đám cưới con Phương, em nó, th́ Ba lại đi.

Con giật ḿnh khi nghe Ba nói vậy, chuyện mới từ tháng 5, năm 2008 thôi mà con không nhớ ǵ cả nên con hỏi Ba:

- Sao vậy Ba?

- Bởi v́ chú của mày làm lễ cưới bên nhà trai là sai. Dù nghèo đến mấy th́ cũng phải lễ gia tiên tại nhà ḿnh trước, sau đó nhà trai mới được rước dâu đi. Mày đă thay chú mày, đại diện nhà gái mà ngỏ lời đáp từ họ nhà trai mà không nhớ sao?Ba c̣n nhớ là trước hay sau đó mày vui lắm v́ đi họp ở bên tiểu bang nào nữa ḱa. Xem chừng con sắp sửa già hơn ba rồi Nga à.

- Ồ con nhớ rồi. Vậy mà con tưởng Ba không đi v́ Ba vẫn có cá tính không thích tiệc tùng chứ. Nhưng mà nhà đó đâu phải nhà của chú rể, thưa Ba; nhà của cô dâu và chú rể hùn tiền vô mua đó Ba

- Th́ hồi đó Ba mới sang Mỹ, Ba đâu có biết bên này tụi trẻ làm vậy, Ba tưởng…

Bây giờ hiểu ra, tao tội nghiệp cho vợ chồng con Thanh! Dù không thích tiệc tùng nhưng nó là cháu ruột, Ba phải đi chứ.

- Giống như hồi mới qua Mỹ, Ba la con sao không biết dạy thằng Dương với con Hương. Trời đất ơi! Con ở bên Ư, nó ở bên Mỹ mà Ba làm như ba chị em con ở chung một… nước vậy. Mà dù có một… nhà chung đi nữa, dễ chi con có thể giải thích cho Ba hiểu bánh xe thời gian đă nghiền nát chúng con theo cơm áo như thế nào trong xă hội Ư, Mỹ. Chúng con đă không c̣n là những đứa con mà Ba bắt nằm sấp để quất bằng dây nịt mỗi khi hư hỏng ngày nào nữa.

 

 

 Trước đó một hôm, cô Tựu mời cha con ḿnh đến nhà dùng cơm, v́ đi vội vàng, quên ráp răng giả nên Ba c̣n ăn được một chén cháo nhỏ, nhưng lúc vừa lên được mười mấy mấy bậc cầu thang Ba than:

- Chi mà kỳ? Ba luyện quyền, tập vơ mỗi sáng, Ba đi bộ mỗi ngày cả chục cây số không sao, từ bữa bị bễ xương đầu gối phải mổ đến nay Ba không đi được nhiều, bây giờ lên có chừng đó mà thấy tim mệt… mệt…Mệt mệt vậy th́ mai chắc Ba không qua nhà chú mày nỗi đâu.

Chi mà kỳ!

Ba nhắc lại thêm lần nữa 3 chữ ấy như một lời than làm con đâm ra lo.

Lo v́ 2 tháng nay tánh t́nh Ba thay đổi hoàn toàn. Ba thường gọi cho con và hỏi thăm mỗi khi con thử máu, mỗi lần con có hẹn với bệnh viện. Khi con có kết quả không bị ung thư Ba vui mừng lắm.

Trước đây, chưa bao giờ Ba gọi cho con cả, nếu con bệnh hoạn không gọi th́ Ba cũng yên lặng v́ Ba thích sống tự do thoải mái và Ba đă sống một cuộc sống rất “Tri nhàn, đăi nhàn, hà thời nhàn” giữa một xă hội phức tạp của quê hương sau 1975, cũng như giữa đất Mă Lai tù túng trong trại tỵ nạn 7 năm ṛng ră cho đến ngày họ cưỡng bức Ba lên máy bay, bắt hồi hương. Ngay cả giữa những xô bồ, hổn độn của New York và New Jersey, Ba vẫn rất an nhiên, tự tại.

Ba thường nhắc con mỗi lần con gọi hỏi thăm sức khỏe Ba:

- Chưa thấy “hà thời túc”, bây có tiền th́ gửi cho Ba vài ngàn xài đi!

Hồi trước muốn t́m vài ngàn gửi biếu Ba th́ chị em con phải chạy xấc bấc, xang bang nhưng từ 2 tháng nay Ba bảo:

- Đừng gửi tiền cho Ba nữa, Ba không có nhu cầu ǵ để xài, các con đừng lo nữa

Ba ơi!

Bây giờ th́ dù các con có tiền muôn, bạc triệu đi nữa cũng chẳng biết làm sao gửi cho Ba?

Mà ở đó Ba đâu c̣n cần tiền nữa phải không Ba?

Bây giờ Ba không c̣n…nhức mỏi ở đâu nữa cả rồi!

Những tờ đô la Canada xanh cũng sẽ không c̣n biết dán ở chỗ nào cho Ba vui thêm được một ngày bên các con nữa rồi.

Từ bây giờ, nỗi đau… nhức mất Cha sẽ ở lại với con đời đời, Ba lấy ǵ dán cho con, thưa Ba?

 

Ba nói đúng!

Con sắp sửa già hơn Ba rồi!

Cho nên con đang lẩm cẩm nhắc lại chuyện của nửa tháng về trước. Nhắc hoài thôi! Nhắc, để các em của con biết được giá trị của t́nh phụ tử, và nhất là biết trân trọng t́nh mẫu tử mà săn sóc Má trong những ngày cô đơn cuối đời c̣n lại một ḿnh ở Quê Nhà.

Ba ơi!

 

 

 

1-1-2011

Canada

Mỗi ngày, pha ly cà phê sữa cúng Ba mà ḷng con tan nát.

Hôm qua thu hết can đảm và sức lực, con đă làm xong phần Cáo Phó và Cảm Tạ của gia đ́nh để gửi đi cho mọi người, sợ để sang năm mới sẽ bị quở.

Đêm nay là đêm đầu tiên của năm mới dương lịch đó Ba, chỉ c̣n 34 phút nữa thôi là bước sang mồng Hai, Ba vừa nói với con hôm 15-12 rằng:

- Tử vi của Ba sẽ không hết năm này đâu con, ḍng họ bên nội nhà ḿnh ít ai thọ hơn 70 tuổi, Ba sống vậy là đă đủ rồi.

Con không tin tử vi, con cũng không chú tâm lời nói như trối trăn của Ba chút nào, nhưng Ba ơi, nếu là không hết năm th́ tại sao Ba không chọn năm âm lịch để ra Giêng của dương lịch con c̣n được trở lại Mỹ chơi với Ba một tháng và sẽ đưa Ba đi khám tổng quát toàn bộ lại sức khỏe, như cha con ḿnh đă định, mà Ba lại ra đi khi năm dương lịch hăy c̣n 14 ngày nữa mới hết năm?

Tại sao vậy Ba?

Tại sao Ba không chờ con trở lại Mỹ?

Tại sao Ba ra đi vội vàng vậy?

Ba bỏ con ở lại một ḿnh rồi!

Từ nay mỗi lần con không được khỏe, con sẽ chẳng biết gọi ai khi múi giờ đă là nửa đêm bên Việt Nam , để nghe Ba khuyên răn và an ủi:

- Đừng sợ  chết con! Khi tới giờ, số mệnh sẽ gọi, ḿnh sẽ đi trong niềm thanh thản.

Con cầu Phật gia hộ cho Ba được… thanh thản v́ Ba đă… đi khi …số mệnh gọi, dù chính Ba cũng đă từng tự hỏi:

- Chi mà kỳ?

 

Ba ơi!

Con thương Ba lắm!

Bốn chữ này lần đầu con viết cho Ba th́ đă quá muộn màng, dù cha con ḿnh đă viết cho nhau cả bao nhiêu lá thư trong bao nhiêu năm xa nhau, (con c̣n giữ ǵn đủ tất cả những thư của Ba viết cho con từ năm 1979 đến nay), nhưng chưa lần nào con đủ can đảm nói với Ba hay viết cho Ba 4 chữ ấy, dù với Má, lần nào con cũng chấm dứt bằng 4 chữ: “Con thương Má lắm!” mỗi khi con ngừng điện thoại.

Tại sao?

Con không hiểu tại sao? Chi mà kỳ!

Ba ơi!

Ba có nghe con nói không?

Ba có đọc được 4 chữ này không: “Con thương Ba lắm!”

Ba!

 

 

Ư Nga , Canada 23g37, 1-1-2011.

 

 

 

Vinh Danh QLVNCH     Tin Tức - B́nh Luận     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính