Văn Chương Việt Nam Cộng Ḥa

 

 

      Vũ Thế Thành

 

 

Cô bạn (trẻ) tặng tôi quyển sách của Erich Maria Remarque, bản dịch trước 75 mà em kiếm được ở tiệm sách cũ. Remarque là nhà văn người Đức mà có thời tôi “ngốn” hầu như không sót cuốn nào. Ông viết như th́ thầm kể chuyện, chẳng lư luận, triết lư ǵ cao siêu cả, nhưng rất buồn, và rất người. Thời Hitler, Remarque phải sống lưu vong, tác phẩm bị cấm và bị đốt. Bây giờ, cầm sách của ông trên tay, tôi lại nhớ đến thời sau 1975, thời sách bị cấm và bị đốt ở Sài G̣n.

 

Sách bị tịch thu, chất đống lên xe ba gác chở đi th́ tôi chứng kiến, c̣n có đem đốt hay không th́ tôi không thấy.

 

Tôi cũng phải “cúng dường” vài chục cuốn sách (cũng c̣n giấu được một mớ), trong đó có hai quyển của Remarque: “Chiến hữu” và “Một thời để yêu, một thời để chết”. Có phải thừa tiền đâu mà mua sách làm kiểng. Toàn là tiền “bán cháo phổi” ngoài giờ, cân nhắc lắm mới dám mua một quyển, c̣n không th́ thuê sách đọc. Đêm chia tay, cạn nguyên xị rượu đế. Sách “đồi trụy phản động”, nọc độc văn hóa đế quốc Mỹ mà như t́nh nhơn, quẳng xuống, rồi lại cầm lên mân mê, th́ thầm, “Mai tao sẽ chất đống ngoài cửa để người ta mang tụi mày đi hóa thân thành tro. Duyên đến đây là hết, nhưng nợ c̣n. Tao sẽ nhớ tụi mày. Nợ thằng nào nhiều, tao nhớ thằng đó nhiều…”

 

Hơn 40 năm nay đâu có đọc lại Remarque, vậy mà dạo này thỉnh thoảng tôi vẫn nhớ, dù nhớ tên người này xọ tên người kia, dù nơi này biến thành nơi nọ, nhưng đại khái t́nh tiết chưa quên sạch. Vẫn nhớ. Nhớ và ngẫm.

 

Sách khoa học kỹ thuật được phép giữ lại, nhưng cũng có cách ra đi của nó. Một trường hợp tôi biết, ảm đạm hơn là tôi chia tay “đồi trụy phản động”. Một giáo sư tu nghiệp ở Mỹ về một ngành kỹ thuật. Ông được xem là hàng đầu trong lănh vực đó ở miền Nam lúc đó, khi về nước đem theo một số sách chuyên môn, coi như gia sản nghề nghiệp. Vài năm sau 75, ông âm thầm bán sách trang trải cuộc sống. Thằng bạn tôi, một kỹ sư trẻ, gom hết tiền dành dụm, rụt rè t́m đến nhà vị giáo sư mua quyển sách ao ước và cũng nhân thể ra mắt, tṛ chuyện với thần tượng. Giáo sư đóng cửa pḥng, không tiếp, chỉ cho vợ ra, đưa sách và báo giá. Tên hậu bối trả tiền, cầm sách thờ thẫn ra về. Giao dịch diễn ra lặng lẽ đến nặng ḷng, cứ như thời Đông Châu liệt quốc. Đời cơm áo sinh tồn, sao mặn chát thế này!

 

Với dân kỹ thuật th́ sách technology và handbook của Mỹ sánh ngang hàng… thê tử. Có những ngày tháng tôi đă cày cục copy bằng tay, vừa viết, vừa dịch nhẩm trong đầu một quyển handbook mượn được, nên hiểu được loại sách đó trân quư với dân trong nghề đến cỡ nào. Vật bất ly thân mà phải chia tay th́ c̣n tê tái nào hơn. Đă đành, bán cái ḿnh sở hữu để sinh tồn đâu có ǵ phải thẹn, nhưng bán sách, bán cái gia sản nghề nghiệp, th́ chẳng khác ǵ bán cả ước mơ, hoài băo… Ông giáo sư biết thẹn. Tên hậu bối biết thẹn, biết thẫn thờ, biết chia sẻ cái thẹn với tiền bối. Trí thức là người biết thẹn. Tôi gọi cả hai là trí thức.

 

Nhưng không phải “trí thức” nào cũng biết thẹn. Đâu cần phải “diện bích” cả chục năm như ai đó mới ngộ ra một chủ nghĩa sai hay đúng, hiện thực hay mụ mị. Mẹ tôi, một người đàn bà mù chữ (nghĩa đen), thấy người ta đấu tố nhau trong cải cách ruộng đất, con tố cha, vợ tố chồng… bà hăi, hăi cho đến chết vẫn c̣n hăi. Với bà, nghèo chịu được, khổ chịu được, đói chịu được, nhưng đảo lộn luân thường đạo lư như thế th́ không… Liệu cứu cánh có biện minh cho phương tiện được chăng? Mà cứu cánh ǵ? Là ấm no hay quyền lực? Ngay cả về mặt kinh tế, trong thời chiến tranh lạnh người ta cũng đă thấy cái “ưu việt” của làm chủ tập thể và hưởng theo nhu cầu rồi.

 

Hoài băo hay lựa chọn của con người, nhiều khi khởi đầu bằng cảm xúc hơn là lư trí. Lư trí đến sau đó để hợp lư hoá hậu quả của cảm xúc. Nhưng lư trí cũng giúp con người phản tỉnh để nhận ra ḿnh đă làm đúng hay sai. Sai lầm là thuộc tính của con người. Trí thức là người biết sai, biết thẹn để sửa sai.

 

Nhưng nhiều người tuyên bố, nếu được làm lại từ đầu, họ vẫn lựa chọn như cũ. Thật đẹp và lăng mạn! Thế ra, phản tỉnh chỉ bộc phát khi hậu quả của cảm xúc bị thiệt tḥi thôi sao? Chọn cái xấu, đập cho chết cái ít xấu hơn là đúng, là đẹp?

 

Nhưng chiến tranh, đau thương, mất mát, độc lập (thật sự), đói nghèo, số phận của một dân tộc đâu phải là chuyện lăng mạn.

 

Một bậc đàn anh đồng môn của tôi, trước 1975 phụ trách vài mục âm nhạc, văn hóa cho đài phát thanh, mà cũng là tay sừng sỏ trong giới xuất bản. Sau 1975, khốn đốn vô cùng, nhưng đoạn tuyệt hẳn với nghề viết lách, làm chân lon ton, chạy vặt cho một nhà xuất bản. Vài năm trước, gặp ông giám đốc mới có mắt nh́n người, cất nhắc cho làm biên tập sách. Ông huynh trưởng mắc bệnh “muội đèn” của Cao Bá Quát, thấy đoạn văn hay nhưng phạm húy, tiếc, không nỡ cắt. Ông anh không cắt, th́ đời cắt ông anh. Ông lại tiếp tục làm chân lon ton. Thân già bốn mươi kư lô, tính luôn giày dép và quần áo, đă bền bỉ chọn một thái độ sống như thế. Người ta có thể không cho viết, nhưng không thể bắt ḿnh viết theo ư người ta. Ng̣i bút có máu, báo chí sách vở c̣n lưu giữ cả đấy, không chơi bài ba lá với lịch sử được đâu.

 

Cô bạn tặng tôi quyển sách của E. M. Remarque là dân… “gia công”, một từ lóng để chỉ con cái của những người tập kết ra Bắc hồi năm 54. Bọn trẻ sinh ra ở Bắc và trở về Nam sau 75. Tôi hỏi đùa,

“Thế em là dân Sài G̣n hay người Hà Nội?” – “Là dân Sài G̣n chứ! Hà Nội chỉ là nơi cha mẹ "gia côn" ra em thôi. Em lớn lên ở Sài G̣n, học Tiểu học ở Sài G̣n, bạn bè Sài G̣n…”

 

Tội nghiệp! Sài G̣n khi em lớn lên đă là thành phố buồn hiu, dè dặt và nhẫn nhục, một thành phố "trầm cảm" với dăm ba người mất trí nghêu ngao hát bên hè phố, hay những người một thời cầm bút, cầm phấn, bây giờ đạp xích lô, vá xe đầu đường, bơm mực bút bi…

 

Đầu thập niên 80, sách cũ loại tự điển hay kỹ thuật được bày bán công khai, nhưng sách “đồi trụy phản động” th́ phải lén lút. Hồi đó làm nghiên cứu, tôi thường ra… chợ trời sách ở đường Đặng Thị Nhu. Chỉ một sạp duy nhất có quyển “Handbook of Chemical Engineers”, giá bốn chỉ vàng. Khi cần tra cứu là tôi đến đó giả vờ xem sách, ráng nhớ mấy con số, rời xa xa khỏi sạp là rút sổ tay ghi lại. Đến riết, chủ sạp quen mặt biết ư, chỉ tay, “Cầm lấy, đọc thoải mái!” Có một cảm thông kỳ lạ giữa người mua, kẻ bán và tên đọc sách “cọp”.

 

Phước đức bảy đời là những người buôn bán sách cũ. Họ chứng kiến những khoảnh khắc chia tay năo ḷng của người bán, và những thèm thuồng tri thức của người mua. Chợ sách (cũ) khác chợ đời. Chợ buồn bă, trầm mặc như số phận đời người… Những dấu son chữ kư c̣n trên sách hẳn đă làm kẻ bán đoạn ḷng, người mua nao ḷng. Đọc mà lúc nào cũng bồi hồi nghĩ đến chủ nhân trước của sách…

 

Cô bạn tôi, Sài G̣n có ǵ để em tự hào về gốc gác? Cha mẹ em là cán bộ trí thức, nên nhà nhiều sách “ngụy” (để tham khảo) hơn là máy móc tiện nghi… Em đọc lén. Khổ thân em! Những ǵ em đọc khác với những ǵ em học ở trường. Đó là chưa kể họ hàng em nội ngoại, bên thua, bên thắng (cuộc)… Trong lớp học, em phải viết ra những điều không phải em nghĩ. Nói và làm, đúng và sai, khẩu hiệu và thực tế cứ lộn tùng phèo trong đầu. Những thực tế tréo ngoe làm em có đôi chút phá rào, cảm nhận đúng sai. Em tự hỏi, nhưng ai trả lời?

 

Làm việc ở nước ngoài gần hai mươi năm, ngày trở về, em thấy một Sài G̣n hào nhoáng hiện đại nh́n đâu cũng thấy building, cầu vượt… nhô lên từ những băi nhà tôn, ổ chuột. Có những người giàu nhanh quá, siêu nhanh giữa bầu không khí ô nhiễm (đen lẫn bóng). Hàng rong bị săn đuổi giữa những hàng xe hơi lộng lẫy. Em đứng tần ngần ở quán cà phê đường Huỳnh Tịnh Của, ngắm nghía căn nhà cũ kỹ gần sáu bảy chục năm. Đẹp quá! Chẳng c̣n là bao những căn nhà xưa như thế này, cũng không c̣n những con phố yên tĩnh. Mọi thứ ồn ào và tương phản đến lạ lẫm. Em thở dài, Sài G̣n bây giờ như bức tranh lập thể siêu thực. Sài G̣n không c̣n là Sài G̣n của em nữa. Sài G̣n muộn màng của em cũng không c̣n, th́ Sài G̣n một thời của tôi ở đâu?

 

Có lần em buột miệng, “May mà cha em mất rồi, chứ nếu c̣n sống…” Em không phải là người duy nhất nói với tôi điều đó. Vài bạn bè tôi, cha mẹ họ thuộc hàng "công thần", trong những lúc trà dư tửu hậu cũng nói thế. Độc lập là khát khao của cả dân tộc, chứ đâu phải của riêng ai. Độc lập bị tham vọng quyền lực đánh lận nên mới ra nông nỗi thế này. Người bạn (già) của tôi ở Hà Nội nói: “Các anh bị đau một, chúng tôi bị đau những hai lần.”

 

Tôi là độc giả thầm lặng của facebook “CLB cuộc chiến chống ung thư”, nơi những con người tuyệt vọng chia sẻ với nhau từng mẩu hy vọng. Trong đó có một status thế này: “Cha tôi đă không qua khỏi, c̣n một ít thuốc giảm đau, bạn nào cần, tôi xin tặng lại.” Đọc mà nḥe cả mắt…

 

Quyển sách cô bạn tặng, “T́nh yêu bên bờ vực thẳm”, bản dịch của Huỳnh Phan Anh, chỉ lật vài trang đầu, tôi đă nhận ra một Remarque quen thuộc: …Hăy để tôi đi, nàng th́ thầm. Ravic không nói ǵ, siết chặt tay nàng hơn nữa. Ravic có cảm tưởng nàng không trông thấy chàng, và xuyên qua chàng, dường như nàng đang nh́n vào cơi xa xăm nào đó, trong đêm tối trống vắng.

 

Con người trong tác phẩm của Remarque thường là những số phận bị săn đuổi, với những ước mơ, tính toán thật giản dị và tử tế. Tử tế với những người bạn t́nh cờ biết nhau một đêm, tử tế cả với chính kẻ thù của ḿnh. Con người bị săn đuổi, nên lúc nào cũng vội vă, họ cảm nhận được giá trị của chia sẻ, của khoảng khắc tồn tại và yêu thương.

 

Một thời triết lư vụn đă qua, mọi thứ đă lụi tàn trong ngọn lửa “đồi trụy và phản động”. Hồi trước đốt sách, nhưng liêm sỉ c̣n kháng cự ít nhiều. Bây giờ liêm sỉ bị thiêu rụi bởi thực dụng, bởi đạo đức giả, bởi diêm dúa của đồng tiền và quyền lực. Con người bị cầm tù bởi "hiệu ứng" Stockholm mất rồi!

 

Trong “Một thời để yêu, một thời để chết”, tôi nhớ lơm bơm câu (đại ư): Không cần phải cứu văn những giấc mơ, mà phải cứu văn niềm tin. Niềm tin c̣n, th́ giấc mơ tự nó sẽ phục hồi.

 

Bốn mươi sáu năm rồi đấy! Cuộc đời có khi tràn ngập những tuyệt vọng, nhưng đúng là niềm tin cần được cứu văn. Tôi cần niềm tin. Đất nước này cần niềm tin. Niềm tin sự thật sẽ không bị vùi lấp. Niềm tin cái xấu sẽ bị đào thải: Nước nâng thuyền, nước cũng có thể lật thuyền.

 

 

Vũ Thế Thành

Đà Lạt vào Thu 2021

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính