Việt Nam: 60 Năm Nh́n Lại


Vũ Linh


 


... Mỹ không thể trả “mọi giá” cho mọi cuộc can thiệp quân sự trên thế giới...


Tháng Bẩy này đánh dấu 60 năm ngày chia đôi đất nước. Nó cũng đánh dấu 60 năm ngày Mỹ bắt đầu can thiệp vào VN.


Chuyện chia đôi đất nước đă và đang có rất nhiều vị quan tâm và viết bài, kẻ viết này không chuyên mục về vấn đề này nên sẽ không bàn thêm, mà chỉ xin nh́n vào câu chuyện này dưới một khiá cạnh khác: ảnh hưởng của vấn đề VN trên nước Mỹ, trên phương diện chính trị cũng như ngoài chính trị.



Hội nghị Genève 1954 về Việt Nam


Trên nguyên tắc, Mỹ đă can dự vào VN từ trước Hội Nghị Genève năm 1954. Trước đó, Mỹ đă vào VN từ những năm 44-45 thời Đệ Nhị Thế Chiến. Khi đó SOS, tiền thân của CIA, đă gửi một toán đặc nhiệm do Thiếu Tá Patty cầm đầu, vào rừng thượng du Bắc Việt giúp ông Hồ Chí Minh và nhóm hai tá “lính” của Vơ Nguyên Giáp, được phóng đại thành một thứ “lực lượng vơ trang tuyên truyền” ǵ đó.


Nhưng thực tế mà nói, khi đó chính quyền Mỹ chẳng biết và cũng chẳng cần biết ông Hồ là ai, làm ǵ. Họ chỉ nh́n thấy một nhóm quân vơ trang có thể phá rối quân Nhật, cầm chân quân Nhật phần nào tại VN, trong khi quân Mỹ đánh quân Nhật trên Thái B́nh Dương. Ví dụ như Bẩy Viễn có một lực lượng tương tự trong bưng, thay v́ bận rộn với ṣng bài Đại Thế Giới, th́ có thể Mỹ cũng đă gửi một Thiếu Tá Patty khác qua giúp B́nh Xuyên rồi.


Trong khi chính quyền Mỹ chỉ nh́n chuyện này như một công cụ chiến thuật quân sự nhỏ như hạt cát (một thiếu tá với dăm ba quân nhân, vài khẩu súng lục và carbine,...), ông cáo già họ Hồ đă khai thác và biến nó thành một thứ hậu thuẫn chính trị khổng lồ của đại cường số một trên thế giới thời đó. Ông đă láu cá trích dẫn đoạn mở đầu trong Tuyên Ngôn Độc Lập của Mỹ, khiến vài trí thức VN thời đó ngây ngô tin ngay, đến cả vài chục năm sau vẫn c̣n bám víu vào h́nh ảnh tưởng tượng của một ông Hồ như Tito, lănh tụ CS Nam Tư không chịu hoàn toàn lệ thuộc cộng sản Xô Viết. Cũng khiến cho vài anh chính khách Mỹ, nhất là các “học giả” (không phải học thiệt) và nhà báo cấp tiến, ngây ngô không kém, tự vả vào mặt ḿnh v́ nghĩ đă để mất cơ hội kết nạp ông Hồ làm đồ đệ.

Nh́n dưới khiá cạnh này th́ mới thấy Mỹ chỉ thực sự can thiệp vào VN từ những ngày của Hội Nghị Genève, khi chính quyền Eisenhower hậu thuẫn –hay xúi bẩy?- Quốc Gia VN không kư vào Hiệp Định Đ́nh Chiến, rồi sau đó tích cực xây dựng một miền Nam theo mô thức Mỹ với một tổng thống do họ tiến cử.


Câu chuyện từ đó đến cuộc tháo chạy năm 1975 đă là đề tài của quá nhiều sách báo, ở đây ta không bàn thêm. Chỉ nh́n vào hậu quả của việc can thiệp này lên xă hội và chính trường Mỹ.


Cuộc chiến tại VN đă là cuộc chiến lâu dài nhất lịch sử Mỹ (trước khi có các cuộc chiến Iraq và Afghanistan), tốn tiền nhất, chết nhiều lính nhất, phân hoá xă hội Mỹ nhất, để rồi đưa đến kết cuộc tủi hổ nhất cho Mỹ và tai hại nhất cho VN.


Nh́n lại lịch sử cận đại Mỹ th́ sẽ thấy thập niên 60 đă là cao điểm của cuộc chiến tại VN, mà cũng là một thời kỳ nhiễu nhương, nổi loạn, bạo động chết người (hai anh em TT Kennnedy, mục sư Martin Luther King, thống đốc George Wallace, mục sư Malcolm X). Một thập niên đổi đời của Mỹ.


Đó là thời của cách mạng văn hoá kiểu Mỹ. Tuy không đẫm máu như cách mạng văn hoá của Mao, nhưng dư âm lớn gấp bội v́ chẳng những đă ảnh hưởng đến thời cuộc khi đó, mà đă biến dạng hoàn toàn xă hội và văn hoá cũng như suy tư và lối sống Mỹ, một cách vĩnh viễn.


Cuộc cách mạng văn hoá Mỹ đă là một cuộc “đảo chính” của giới trẻ Mỹ, bất măn với đời, muốn đảo lộn mọi giá trị luân lư, muốn phá tan mọi trật tự xă hội. T́m vui trong hiện tại, trong ma túy, trong nhạc đúng là “kích động”, thể hiện qua chống báng mọi quyền lực, mọi phong tục tập quán gọi là “cổ lỗ”. Đó là thời vàng son của nhạc Beatles và Rolling Stones, của marijuana, của quần áo màu mè điên loạn, đầu tóc rối bù, và nhất là của sex, sex, và sex.


Cuộc cách mạng này, mà nhiều người gọi là cách mạng t́nh dục, cũng đă là cuộc cách mạng “giải phóng” phụ nữ Mỹ, thật sự mang họ ra khỏi nhà bếp và pḥng ngủ.


Thời đó cũng là thời của những anh nghiện ngập lêu lổng phóng túng như Bush, hay lăng nhăng bạ đâu ngủ đấy như Clinton. Bush đă thức tỉnh và cai rượu vĩnh viễn. Clinton th́ đă mang theo cái tật bạ đâu ngủ đấy vào tới Ṭa Bạch Ốc luôn, khiến xém mất chức qua vụ Monica.


Phải so sánh t́nh cảnh thời đó với nước Mỹ gia giáo, lễ nghiă, ổn định, trật tự, hiền hoà của thập niên 50 với cha già đạo mạo Eisenhower, th́ mới thấy được mức đổi đời của cuộc cách mạng văn hóa của thập niên 60.


Cuộc cách mạng này là hoàn toàn tự phát, chẳng ai chỉ đạo, chẳng ai hướng dẫn, cũng chẳng ai đốc xúi. Các nhà xă hội học đă và sẽ c̣n tốn nhiều giấy mực nghiên cứu về hiện tượng này. Nhưng có điều không cần bàn thêm là cuộc chiến VN đă là nguyên nhân lớn nhất đưa đến cuộc nổi loạn tự phát này của giới trẻ Mỹ.


Mỗi ngày, họ đều nh́n thấy cảnh bom đạn lửa khói, quan tài và bao bố đựng xác, thương binh máu me be bét. Nói như truyền thông Mỹ nhận định, chiến tranh VN đă vào tới pḥng ăn, pḥng khách của dân Mỹ qua sự phát triển cực nhanh của truyền h́nh. Thanh niên Mỹ đâm ra sợ hăi cho số phận (nên nhớ hồi đó vẫn c̣n chế độ quân dịch, tất cả thanh niên đều bị bắt buộc đi lính, trừ vài trường hợp đặc miễn, cho đến khi TT Nixon đổi qua chế độ tự nguyện). Chỉ c̣n muốn sống vội trước khi chết. Vội đến độ phải phá bỏ mọi quy tắc, luật lệ nếu cần, “phá giới” tuyệt đối.


Cuộc nổi loạn của giới trẻ, tuyệt đại đa số là dân da trắng, cũng lan mạnh qua khối dân da màu, tạo nên một cuộc nổi loạn tương tự, nhưng mang màu sắc chính trị nặng hơn nhiều. Mà cũng đổ máu nhiều hơn. Đó là cuộc đấu tranh đ̣i quyền b́nh đẳng của dân da đen.


Trên cả nước Mỹ, nhất là tại các tiểu bang miền đông nam, từ Louisiana men biển lên tới Virginia, và cả Hoa Thịnh Đốn, hàng triệu dân da đen đă xuống đường, biểu t́nh trong ḥa hoăn trật tự, cũng như trong bạo động, đốt phá, đánh nhau với quân đội, cảnh sát, dùi cui và chó săn, để đ̣i b́nh quyền. Đưa đến những luật về dân quyền dưới thời TT Johnson, cho họ b́nh quyền thật, tuy chưa hoàn hảo.


Cuộc nổi loạn này, cũng như cuộc nổi loạn văn hoá, đă để lại những dấu ấn đúng là đổi đời chứ không nhất thời như cách mạng văn hoá của Mao đă chẳng để lại dấu ấn nào ngoại trừ hàng loạt nhà tù và nghiă địa mới.


Một bằng chứng không thể rơ ràng hơn: TT Obama. Một người da đen –tuy lai- lên lănh đạo cả nước Mỹ. Một chuyện không thể tin được chỉ cách đây vài năm.


Không ai quên được câu nói của TT Clinton với Thượng Nghị Sĩ Ted Kennedy năm 2008, cách đây chỉ có 6 năm. Khi nói về ứng viên Obama đang chống đối với bà vợ ông, TT Clinton đă nói “chỉ cách đây vài năm, họ vẫn chỉ biết bưng cà phê cho chúng ta thôi”.


Giống như các thanh niên da trắng, thanh niên da đen cũng chứng kiến cuộc chiến VN trong pḥng ăn của họ. Rồi họ cũng thấy thêm một cái ǵ không công bằng, không ổn. Dân da đen chỉ là 10% tổng số dân Mỹ, nhưng quân nhân da đen lại lên tới hơn 40% tại chiến trường VN, và tỷ lệ tử vong lên tới gần 30%. Điều đáng bực ḿnh hơn nữa, tại sao họ lại phải đi lính nhiều hơn, bị thương nhiều hơn, chết nhiều hơn cho cuộc chiến này, trong khi ngay tại xứ Mỹ này, họ chỉ là công dân hạng hai, đi xe búyt ngồi cuối hàng, bị cấm vào trường học, cửa hàng, tiệm ăn, khu phố của dân da trắng? Họ bị cấm tại tất cả mọi nơi ngoại trừ trên chiến trường.


Đó là nói về ảnh hưởng chiến tranh VN trên phương diện văn hoá, xă hội.


Về quân sự, cuộc chiến đă là đề tài của hàng hà sa số nghiên cứu về chiến lược, chiến thuật. Đă khai sinh ra chủ thuyết Powell của Đại Tướng Colin Powell, chủ trương không tham chiến vớ vẩn nếu không có nhu cầu thật sự về an ninh hay quyền lợi, mà nếu tham chiến th́ phải đánh xả láng, áp dụng sức mạnh tối đa để đạt mục đích chứ không có chuyện leo thang từng bước, vừa đánh vừa run, càng leo th́ thang lại càng dài ra. Và quan trọng nhất là phải có kế hoạch rút ra. Đó là cách mà TT Bush đă áp dụng khi đánh Iraq, toàn thắng quân Iraq trong vài tuần. Nhưng TT Bush chỉ áp dụng chủ thuyết Powell khi nhẩy vào mà lại không có kế koạch rút lui chu đáo, khiến bị sa lầy nặng.


Cuộc chiến VN cũng đă là bài học đưa đến chủ thuyết chiến tranh chính trị được tướng Petraeus áp dụng để b́nh định Iraq. Tướng Petraeus khẳng định sức mạnh quân sự là phương tiện ngắn hạn để đạt thành công trên chiến trường như tướng Powell nhận định, nhưng muốn b́nh định lâu dài th́ chính trị, lấy cảm t́nh người dân, tôn trọng danh dự, phong tục, cách sống, và mạng sống của họ, mới là yếu tố quyết định. Giặc trốn trong nhà dân th́ phải thuyết phục dân tố giác họ, chứ đốt nhà dân chỉ là đổ dầu vào lửa. Chiến lược này đă thành công, ổn định phần nào Iraq, nhưng chỉ mới bắt đầu vài bước th́ TT Obama nhậm chức, thay thế bằng chiến lược tháo chạy bằng mọi giá.


Việc Mỹ can thiệp vào VN rồi thất bại ê chề năm 1975 cũng là bài học vô giá cho giới lănh đạo chính trị Mỹ, từ TT Carter cho đến TT Obama.


Sự can thiệp trực tiếp vào VN bằng quân sự khởi đầu dưới chính quyền Kennedy, theo đúng quan điểm “cứu nhân độ thế” cả thế giới của khối cấp tiến thích “thế thiên hành đạo”. Bài diễn văn nhậm chức của TT Kennedy đă đi vào lịch sử với những câu dao to búa lớn kiểu
“... sẽ trả mọi giá, chịu mọi gánh nặng, hứng mọi khổ cực để hỗ trợ mọi nước bạn, chống mọi kẻ thù, để bảo đảm sự tồn tại và thành công của tự do”.


TT Kennedy không phải là tổng thống Dân Chủ đầu tiên muốn làm cảnh sát thế giới. Tất cả những cuộc chiến lớn trong lịch sử Mỹ đều bắt đầu trong các triều đại Dân Chủ: Thế Chiến Thứ Nhất dưới TT Woodrow Wilson, Thế Chiến Thứ Hai với TT Franklin Roosevelt, Chiến Tranh Cao Ly với TT Harry Truman. Và chiến tranh Việt Nam với TT Kennedy.


Nhưng rồi cuối cùng cái giá nước Mỹ chịu trả cũng không thể là “mọi giá”, mà có giới hạn. Đưa đến cuộc tẩu tán năm 75. Đó là bài học lớn nhất cho các vị lănh đạo chính trị Mỹ: sức mạnh quân sự của Mỹ không phải là vô giới hạn, và Mỹ không thể trả “mọi giá” cho mọi cuộc can thiệp quân sự trên thế giới.


Bài học đó đưa đến t́nh trạng các chính khách Dân Chủ từ quan điểm thế thiên hành đạo đă chuyển qua thái độ rụt rè, gần như khiếp nhược, yếu đuối trong các vấn đề an ninh quốc gia.


Toàn thể nhân viên Ṭa Đại Sứ Mỹ tại Tehran bị sinh viên quá khích Iran bắt nhốt làm con tin trong hơn 400 ngày trong khi TT Carter ôm đầu găi tai không biết phải làm ǵ. Nam Tư phân hoá đánh giết nhau tơi bời, TT Clinton chống mắt nh́n cho đến khi áp lực Âu Châu quá mạnh th́ đành can thiệp bằng cách cho máy bay tấn công và thả bom từ 9 từng mây xanh để tránh thiệt hại. Vừa bị quân khủng bố đánh một trận, chết chưa tới hai chục quân nhân tại Mogadishu là TT Clinton đă ra lệnh bỏ của chạy lấy người. Tại Rwanda, chiến tranh bộ tộc khiến cả triệu dân vô tội bị thảm sát. TT Clinton ngó lơ, để rồi cả chục năm sau, sau khi yên ổn hoà b́nh được tái lập, th́ mới... xin lỗi dân Rwanda v́ đă không giúp họ.


TT Obama th́ lo cuốn dù ra khỏi Iraq và Afghanistan bất chấp hậu quả. Tại Libya, trước áp lực mạnh của đồng minh Anh – Pháp, ông đành ra lệnh máy bay tấn công theo kiểu Clinton, rồi chấp nhận “lănh đạo từ phiá sau”. Tại Syria, ông hùng hổ vạch lằn ranh đỏ, hăm dọa TT Assad sẽ phải trả giá rất đắt, nhưng đến khi TT Assad vượt qua lằn ranh th́ lủi thủi núp sau lưng TT Putin, chạy về Mỹ.


Chẳng phải các tổng thống không, mà toàn thể đảng Dân Chủ cũng đă trở thành đảng chủ ḥa tối đa, với những ứng viên tổng thống nổi tiếng thích bồ câu như Robert Kennedy, Eugene McCarthy, George McGovern, Edmund Muskie,...


Trong các cuộc tranh cử họ đều là những tiếng nói chống việc Mỹ tham chiến tại VN, thậm chí cũng là những tiếng nói đả kích các chính quyền Miền Nam VN mạnh nhất, và thoá mạ quân lực VNCH tệ hại nhất. Ngoại Trưởng John Kerry đă nổi tiếng với cuộc điều trần trước quốc hội khi ông lớn tiếng bôi bác lính miền Nam chỉ giỏi ăn cắp gà và hăm hiếp phụ nữ.


Nói chung, chính sách can thiệp của Mỹ cũng trở nên thận trọng hơn. TT Bush khi c̣n tranh cử với PTT Al Gore, đă khẳng định Mỹ cần có chính sách đối ngoại khiêm tốn hơn và tuyệt đối tránh lo chuyện dựng nước dùm thiên hạ. Định mệnh trớ trêu đưa đến vụ 9/11 ép ông phải thay đổi toàn diện cái nh́n đó, đánh Afghanistan và Iraq, rồi tốn không biết bao nhiều tiền bạc, công sức để lo xây dựng lại hai nước này. Cuối cùng cũng vẫn thất bại. Đánh nhau th́ khó ai giỏi bằng Mỹ, dựng nước th́ khó ai dở bằng Mỹ. Cộng Hoà hay Dân Chủ chẳng khác ǵ nhau.


Chiến tranh VN cũng thay đổi cả cái nh́n của các chính khách Mỹ trong chính sách di dân. B́nh thường th́ đảng Dân Chủ luôn luôn chủ trương mở rộng cánh cửa nhân đạo đón nhận dân khắp thế giới đến đất tự do, nhưng đó đă không phải là cách các chính khách Dân Chủ đón nhận người tỵ nạn Việt khi chiến tranh chấm dứt.


PTT Biden là người cầm đầu cuộc vận động không cho dân Việt vào tỵ nạn tại Mỹ. Đương kim Thống Đốc Cali Jerry Brown hồi đó đă là Thống Đốc Cali, cũng là tiếng nói lớn công kích việc nhận dân tỵ nạn và đ̣i chính quyền Liên Bang không được vứt (dump) dân tỵ nạn Việt vào tiểu bang của ông. Thậm chí, ông đă t́m cách ngăn cản không cho các chuyến bay chở dân tỵ nạn được đáp xuống phi trường quân sự Travis Air Force Base, gần thủ đô Sacramento, bất chấp lệnh của TT Ford.


Dân Việt tỵ nạn không thể quên những chuyện này. Việc nhiều người tỵ nạn ủng hộ các ông Biden, Kerry, và Brown là quyết định cá nhân của mỗi người. Chúng ta qua đây tỵ nạn chính là để mỗi người có được cái quyền muốn nghĩ sao th́ nghĩ, muốn làm ǵ th́ làm, chỉ cần đừng giết nhau hay nhục mạ nhau khi khác ư là được.


Tính sổ cuối cùng, việc can thiệp vào VN đúng là một biến cố đổi đời cho nước Mỹ, có thể c̣n quan trọng hơn cả việc Mỹ can dự vào hai cuộc thế chiến. Hai cuộc chiến đó, nhờ Mỹ can thiệp, đă thay đổi bản đồ thế giới trong khi việc can dự vào cuộc chiến tại VN cuối cùng chỉ xóa được làn ranh tạm thời phân chia bắc – nam VN. Không ai chối căi được chuyện này.


Nhưng đối với xă hội, văn hoá, chính trị Mỹ, hai cuộc thế chiến hầu như chẳng thay đổi ǵ, chẳng có hậu quả ǵ lớn lao. Trong khi cuộc chiến VN đă thay đổi hoàn toàn nước Mỹ, thay đổi đến tận gốc rễ. Mỹ đă cuốn gói chạy khỏi VN là điều tủi nhục. Nhưng bù lại, cuộc chiến đó cũng đă giúp thay đổi xă hội Mỹ, với dân da đen được tôn trọng hơn, mở cửa cho một người da đen vào Ṭa Bạch Ốc, với phụ nữ được b́nh đẳng hơn giúp bà Hillary đi đến ngưỡng cửa Ṭa Bạch Ốc, với xă hội trở nên phóng khoáng hơn mở đầu cho việc chấp nhận phá thai và hôn nhân đồng tính dễ hơn.


Đó là chiều hướng tốt đẹp hơn hay xấu hơn, là chuyện các sử gia và xă hội học sẽ c̣n thảo luận dài dài. Chúng ta chỉ cần lo ăn mừng kỷ niệm 238 năm lập quốc của quê hương thứ hai, rồi suy gẫm về chuyện đất nước Việt ta đă đóng góp như thế nào vào việc xây dựng đất nước này. (06-07-14)


Vũ Linh

 

 

 

 

 

Trang Chính     Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Phỏng Vấn     Văn Học Nghệ Thuật     Tham Khảo