Trải Nghiệm Cuộc Sống và Khả Năng

 

Vũ Hoàng Anh Bốn Phương

 

 

Nếu hỏi những người (hoặc tổ chức) đấu tranh cần ǵ th́ câu trả lời thường là người và tiền. Dĩ nhiên người, tiền là trí tuệ và phương tiện vật chất để những người đấu tranh thực hiện công việc phục vụ lư tưởng mà những cá nhân đó có cùng một quan điểm.

 

Sự thất bại của những tổ chức (thiện nguyện hay chính trị) người Việt là chỉ nh́n vấn đề người trên lănh vực cùng một lư tưởng, mục đích, có tấm ḷng với đất nước mà lại quên đi chuyện t́m hiểu trải nghiệm cuộc sống của từng cá nhân, để đánh giá khả năng của từng người hầu có thể giao phó công việc cho phù hợp với khả năng, dựa vào trải nghiệm cuộc sống của mỗi người.

 

Trong cuộc sống sinh nhai về nghề nghiệp, công ty mướn người đều muốn biết kinh nghiệm nghề nghiệp của cá nhân đó ra sao, cũng như cách ứng xử của cá nhân đối với những người cùng công ty (hăng máy bay Southwest đặt nặng vấn đề này) trước khi họ mướn người. Thế nhưng người Việt ở những tổ chức thiện nguyện hay chính trị, nhận người vào mà hoàn toàn không t́m hiểu về trải nghiệm cuộc sống của cá nhân đó ra sao, quan niệm về ư thức đạo đức (ethical) như thế nào. Ngược lại người t́nh nguyện vào tổ chức cũng hoàn toàn không muốn t́m hiểu trải nghiệm cuộc sống và ư thức đạo đức của người lănh đạo tổ chức ra sao. Người t́nh nguyện chỉ nh́n bề ngoài của người lănh đạo tổ chức mà không nh́n Con Người thật của người lănh đạo. Đây cũng là lư do các tổ chức mất người hoặc không t́m được người có khả năng hầu tiếp tục tạo sự lớn mạnh của một tổ chức.

 

Có tổ chức được thành lập với sự tham dự của số đông trong lúc bàn thảo để h́nh thành một tổ chức. Nhưng khi tổ chức được h́nh thành th́ số đông từ từ rút lui với nhiều lư do. Dù với lư do nào đi nữa th́ chuyện này có thể giải quyết nếu những người muốn thành lập một tổ chức, thực hiện những buổi nói chuyện để chia sẻ những trải nghiệm của mỗi cá nhân để từ đó mọi người có thể nhận diện khả năng trước khi giao cho một công việc nào đó. Chưa kể khi thành lập tổ chức với những mục đích rất là cao quư nhưng lại không bàn thảo làm sao có thể thực hiện những mục đích đề ra bằng nhân sự và nguồn tài chính nào. Điều này đúng ra phải bàn thảo trước khi một tổ chức thực hiện thủ tục pháp lư với chính quyền và sở thuế. Tiếc rằng, người Việt thành lập tổ chức trước rồi mới bàn đến chuyện phải làm ǵ, ra sao, tiền ở đâu.

 

Kết quả là có những tổ chức tuy vẫn c̣n cái tên nhưng thực tế hoàn toàn không có chương tŕnh dài hạn, ngắn hạn, nhân sự, tài chính để thực hiện mục đích đă đề ra. Có những tổ chức không quan tâm đến giấy tờ thuế cho nên mất đi vị trí (tax exempt) của một tổ chức thiện nguyện mà người đóng góp tài chính có thể khấu trừ vào giấy tờ thuế của họ. Có tổ chức mà người “lănh đạo” không cần nghĩ đến chuyện t́m người thay thế cho nên khi “lănh đạo” lớn tuổi, không c̣n sức khỏe th́ tổ chức cũng chết dần theo tuổi của “lănh đạo”.

 

Sinh hoạt trong một tổ chức chính trị hay thiện nguyện, những người gọi là thành phần chính (core) cần phải hiểu rơ trải nghiệm cuộc sống và khả năng của từng người hầu có thể giao phó công việc cho phù hợp với khả năng của mỗi người. Ngoài khả năng th́ cái quan trọng kế đến là tư cách, nhân cách, lối ứng xử của những người “lănh đạo” ra sao. Khi những thành phần chính trong tổ chức ứng xử với nhau thiếu thành tâm và thành thật th́ đó là quả bom sẽ làm nổ tung tổ chức (chết hoặc thành nhiều mảnh nếu vẫn c̣n sống c̣n trong sự đổ bể). Điều này đă được thấy trong quá khứ của cộng đồng người Việt 47 năm qua.

 

Những trải nghiệm trong cuộc sống là nền tảng để dựng lên khả năng của một cá nhân về phương cách điều hành, ứng xử trong đời sống gia đ́nh và xă hội. Cái nền tảng này cũng sẽ nói lên được những quan niệm về đạo đức trong đời sống đối với bản thân, tập thể, và thiên nhiên.

 

Có những trải nghiệm trong cuộc sống làm cho cá nhân trưởng thành nhưng ngược lại có những trải nghiệm làm cho cá nhân trở thành hủ hóa, lợi dụng những trải nghiệm được nhiều người biết đến để lợi dụng ḷng tốt của người khác hầu đem lại quyền lợi về tài chính, danh vọng cho chính bản thân nhưng được bao che bằng một “lư tưởng” cao đẹp nào đó. Đây chính là thành phần sơn đông măi vơ hay c̣n gọi là treo đầu heo bán thịt chó. Bạn chỉ phát hiện thành phần hủ hóa khi bạn làm việc với những người này một thời gian.

 

Những ai c̣n quan tâm đến một đất nước Việt dân chủ ở tương lai và muốn cùng nhau làm việc để đạt hiệu quả cao, trước khi bắt đầu ngồi lại, hăy dành thời gian cho nhau, trao đổi để nắm rơ trải nghiệm cuộc sống của từng người để từ đó nhận định về khả năng, lối ứng xử, quan niệm về đạo đức, cách nhận định thực tế và đưa ra giải pháp giải quyết vấn đề.

 

Trong tiến tŕnh ngồi lại để t́m hiểu đó bạn sẽ thấy cũng với từ Dân Chủ nhưng người có quan niệm đạo đức với người không có quan niệm đạo đức sẽ diễn giải từ Dân Chủ hoàn toàn khác nhau. Phương cách thực hiện giữa người có quan niệm đạo đức và người không có quan niệm đạo đức cũng sẽ hoàn toàn khác nhau.

 

Bạn sẽ hỏi: quan niệm đạo đức là ǵ? Đây là một đề tài khác sẽ bàn thảo ở tương lai. Câu trả lời ngắn gọn cho quan niệm đạo đức là nền tảng nhân bản trong đời sống của con người. Bạn không muốn bị người khác lừa gạt ḿnh th́ bạn cũng đừng lừa gạt người khác. Bạn không muốn người khác nói dối th́ bạn cũng đừng nói dối với họ. Đây là thí dụ của quan niệm đạo đức hay c̣n gọi là nền tảng nhân bản của Con Người.

 

 

Vũ Hoàng Anh Bốn Phương

Tháng 12 năm 2022 (Việt lịch 4901)

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính