Có phải nghĩa tử là nghĩa tận?
Khi ông Nguyễn Cao Kỳ làm Tư Lệnh Không Quân VNCH, lúc đó tôi chỉ là một học sinh. H́nh ảnh một ông Tướng lạm dụng chức quyền, lấy máy bay công bay đi ăn nhậu hoặc đá gà ở các tỉnh khác… báo chí thời đó phanh phui từng chi tiết đă gây cho tôi một ấn tượng không tốt về ông và thú thật lúc đó tôi đă xem thường ông ta rồi . Sau khi tôi vào lính đơn vị tại phi trường Phan Rang, lúc đó ông Nguyễn Cao Kỳ không c̣n là Tư Lệnh Không Quân nữa. Trong một đêm ngông cuồng hứng chí, ông ta lấy máy bay từ Biên Ḥa bay ra Phan Rang, lúc đó phi trường đă đóng cửa. Ông ta ra lệnh mở đèn phi đạo cho ông ta đáp. Đại Tá Đỗ Trang Phúc lúc đó là Chỉ Huy Trưởng Căn Cứ 20 Chiến Thuật Không Quân, dựng đầu 2 ông Không Đoàn Trưởng Chiến Thuật và Không Đoàn Yểm Cứ cùng Thiếu tá Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn Pḥng Vệ dậy để ra nghênh đón ông. Đám cắc ké tụi tôi bị huy động khẩn cấp để làm pḥng tuyến bảo vệ an ninh cho ông. Mấy sĩ quan cấp úy trong Liên Đoàn Pḥng Thủ và lính tráng dưới quyền dĩ nhiên đâu biết ất giáp ǵ. Đang nửa đêm bị triệu tập khẩn cấp th́ chỉ biết thi hành nhiệm vụ thôi. Đến khi ông đáp xuống an toàn rồi, chúng tôi lại phải hộ tống cả đoàn lên Câu Lạc Bộ Sĩ Quan trên đồi. Té ra trên đó đă bày sẵn tiệc để đón ông ta bay ra ăn nhậu. Đoàn pḥng vệ chúng tôi lại phải canh gác cho các thầy chú ăn nhậu cho đến khi gần sáng.
Tôi càng ghét và khinh ông ta nhiều hơn khi vào những ngày cuối cùng trước khi miền Nam rơi vào tay giặc. Tại Tân Sa Châu, ông đă lớn họng trấn an binh lính: "Các anh em cứ yên tâm. Tôi sẽ chiến đấu với anh em đến giọt máu cuối cùng…Ở bên Mỹ làm ǵ có mắm tôm cà pháo ăn mà đi … ". Lời động viên đó làm anh em binh sĩ khoái chí vỗ tay hoan hô rùm trời. Con bà nó! Qua hôm sau tên cao bồi dởm Nguyễn Cao Kỳ chưa rút súng bắn phát nào đă bỏ chạy thục mạng ra hạm đội Mỹ mất. Thử hỏi tư cách, danh dự và trách nhiệm của một tướng lănh ở đâu khi lời nói với binh sĩ dưới quyền chưa dứt đă "bỏ của chạy lấy người" như vậy. Hay là ông chỉ muốn mọi người cứ tử thủ để ông được an toàn tháo chạy? Thành thật mà nói, nếu ông ta không tuyên bố ǵ cả, chỉ lẳng lặng ra đi như các vị tướng khác, có lẽ tôi không khinh ông ta nhiều như thế.
Nhiều vị tai to mặt lớn c̣n chút liêm sĩ trong chính quyền hoặc quân đội VNCH khi chạy ra đến hải ngoại, họ im lặng ôm nỗi nhục, nỗi đau vong quốc. Những vị này âm thầm sống và tránh xa những đám đông hoặc tránh tiếp xúc phát biểu với báo chí. Ở một góc độ nào đó, cá nhân tôi cảm thông và vẫn giữ trong ḷng sự tôn kính đối với các vị này. Tuy nhiên đối với ông Nguyễn Cao Kỳ, như chúng ta đă biết, sau khi ra đến hải ngoại ông ta đă làm những ǵ, đối xử với thuộc cấp và người đàn em đă tiếp đón ḿnh trong nhà như thượng khách để rồi trở mặt lấy vợ của đàn em của ḿnh. Hành động như vậy giới du đăng giang hồ cũng không làm nữa chứ đừng nói là tư cách của một vị tướng! Những chuyện này giờ đây tất cả mọi người đều đă biết. Không c̣n ǵ có thể bao che cho những hành động này của ông nữa.
Có người sẽ nói tôi là cái thá ǵ mà dám hổn láo, buông lời khinh miệt một vị Tướng Lănh, một nguyên thủ quốc gia như ông Nguyễn Cao Kỳ…. Tôi xin được trả lời trước cho những vị đó như sau: Sự khinh miệt của một người đối với người khác không thể căn cứ vào tuổi tác, cấp bậc, chức vụ lớn nhỏ ... Người nhỏ tuổi có quyền khinh bỉ người lớn tuổi nếu người lớn tuổi đó chẳng có tư cách ǵ cả. Nếu người lớn tuổi làm những điều xằng bậy, hèn hạ th́ xin lỗi lớn tuổi bao nhiêu cũng bị khinh bỉ như thường. Người chức vụ cấp bậc cao nhưng lại có hành động hèn hạ đốn mạt, lấy vợ của đàn em, quỵt tiền của đàn em, bán rẻ đồng đội, ve văn kẻ thù… th́ xin lỗi cấp bậc, chức vụ dù lớn cở nào cũng bị khinh bỉ . Một nguyên thủ quốc gia nếu trở mặt ve văn, dua nịnh bắt tay với kẻ thù đă đưa dân tộc đồng bào của ḿnh vào chỗ lầm than đói nghèo th́ thử hỏi vị nguyên thủ quốc gia này có đáng bị dân chúng khinh bỉ hay không? Ai hỏi tôi những điều này th́ hăy xét lại xem tôi nói có đúng không?
Chuyện lập pháp trường cát xử tử Tạ Vinh đối với tôi cũng chẳng phải là một công lao to lớn ǵ của ông. Chẳng qua Tạ Vinh chỉ là một con chốt thí trong chiến dịch chống tham nhũng, xoa dịu ḷng dân vào thời buổi nhiễu nhương lúc bấy giờ. Có người cho rằng ông Nguyễn Cao Kỳ trong sạch, thanh liêm không nhận tiền hối lộ của vợ Tạ Vinh đút lót để tha mạng cho Tạ Vinh. Những người này nên suy nghĩ kỹ lại, nếu không th́ quả thật là quá nhẹ dạ. Nếu tôi nhớ không lầm th́ vào lúc bấy giờ, ông Nguyễn Cao Kỳ là Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương, danh vọng đang lên như diều. Chiến dịch chống tham nhũng mới vừa được ban ra để xoa dịu ḷng dân và báo chí. Tạ Vinh là một tay thương buôn Hoa Kiều đầu cơ tích trữ gạo nổi tiếng. Tay Tạ Vinh này nhân cơ hội t́nh h́nh lộn xộn qua các biến động chính trị ở miền Nam vào những năm đó, nên đầu cơ tích trử để tăng giá gạo… T́nh h́nh kinh tế lúc bấy giờ dĩ nhiên là rất khó khăn cho dân nghèo. Báo chí lại phanh phui um xùm lên, nêu đích danh những tay trùm đầu cơ tích trử trong đó có Tạ Vinh... Chiến dịch chống tham nhũng, chống đầu cơ tích trử lại mới vừa ban hành ra. Cho nên việc bắt Tạ Vinh cùng những tay đầu cơ thao túng thị trường lúc bấy giờ để làm gương là một việc làm cấp bách. Vừa để ổn định thị trường, vừa ổn định ḷng dân và xoa dịu dư luận của báo chí. Sau khi bắt Tạ Vinh báo chí đă đăng tải rầm rộ ngay và pháp trường cát cũng đă chuẩn bị sẵn để mang con chốt thí Tạ Vinh ra xử bắn để răn đe và làm gương cho những kẻ thừa cơ hội, đầu tư trục lợi khác, đồng thời để xoa dịu ḷng dân. Báo chí lại theo dơi hành động của chính quyền đối với việc này từng bước một. T́nh h́nh lúc đó như vậy, danh tiếng ông Nguyễn Cao Kỳ lại đang trên đà lên như diều th́ thử hỏi ông ta có dại ǵ nhận tiền hối lộ của bà vợ Tạ Vinh. Làm sao che dấu được báo chí và người dân lúc bấy giờ? Hậu quả sau đó sẽ ra sao? Ai ở vào vị trí đó mà dám ăn hối lộ để thân bại danh liệt chứ?
Trước đây tôi có viết một truyện ngắn có tên : "Chưa trọn đường bay", trong đó tôi đă bày tỏ lập trường và biểu lộ sự khinh miệt của ḿnh đối với việc ông Nguyễn Cao Kỳ đi về VN ve văn chính quyền Cộng Sản cho vấn đề đầu tư kinh doanh là chính. C̣n chuyện ông nói mưu t́m một giải pháp hoà giải hoà hợp để giúp nước ǵ đó… Tôi nghe qua đă thấy buồn cười rồi… Nếu ông Nguyễn Cao Kỳ ấu trỉ đến độ nghĩ rằng chính quyền Cộng Sản sẽ nghe theo lời khuyên của ông trong việc hoà hợp hoà giải, th́ có lẽ v́ ông Nguyễn Cao Kỳ chưa bao giờ ở lại VN sau ngày 30-4-1975 để thấy chế độ Công Sản áp đặt lên dân chúng miền Nam như thế nào? Hoặc ông chưa bao giờ "được" nếm mùi tù cải tạo của Cộng Sản nên ông ta mới nghĩ như vậy. Nếu Cộng Sản mà nghe theo lời ông th́ đă không c̣n gọi là Cộng Sản nữa rồi!
Hôm nay dù ông Nguyễn Cao Kỳ đă chết, nhưng cái chết của ông không thể phủi sạch hết chuyện ông phản bội lại chiến hữu và ve văn bắt tay kẻ thù của ông được. "Cọp chết để da, người ta chết để tiếng". Câu nói này khi sống chắc ông cũng đă biết. Sau khi ông ra hải ngoại, những việc làm của ông nhiều người đă viết và nêu lên rồi. Ở đây tôi chỉ muốn nêu lên điều mà tôi nhận thấy không thể nào chấp nhận được. Một vị đă từng lên đến Thiếu Tướng, sau đó giữ chức vụ Thủ Tướng, rồi Phó Tổng Thống của một nước mà sau khi chạy trốn ra hải ngoại lại mở miệng tuyên bố như sau: "Quân đội chúng tôi chỉ là một đội quân đánh thuê không hơn không kém .." th́ đúng là bó tay. Nếu chính quyền Cộng Sản nói câu này, tôi không cảm thấy ǵ bởi v́ "Thắng làm vua thua làm giặc". Kẻ thắng muốn nói sao cũng được. Nhưng câu nói của ông Nguyễn Cao Kỳ là một câu nói đâm lại sau lưng những chiến sĩ đă một thời cùng ông chiến đấu bảo vệ cho sự Tự Do của đất nước. Dù tôi chỉ là một tên lính quèn, nhưng với lời lẽ thiếu suy nghĩ của ông Nguyễn Cao Kỳ như vậy , làm cho tôi phẩn nộ và khinh thường ông ta. Tôi phẩn nộ và khinh thường ông ta bởi v́ lời nói đó đă xúc phạm đến danh dự của tập thể Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa. Xúc phạm đến anh linh của biết bao nhiêu chiến sĩ các cấp đă hy sinh xương máu, bỏ ḿnh trong cuộc chiến Quốc Cộng. Xúc phạm đến những quân nhân QLVNCH dù c̣n sống trong nước hoặc đang lưu vong tại hải ngoại. Lời nói này cũng đă xúc phạm biết bao người đă bị đày ải trong những trại tù tập trung cải tạo của Cộng Sản mà không ít người đă bỏ ḿnh trong rừng sâu nước độc một cách tức tưởi, hậu quả của sự đày ải, bệnh tật… Lời nói này cũng đă xúc phạm đến biết bao nhiêu thương phế binh c̣n ở lại quê nhà, đang lê la vật lộn với cuộc sống khó khăn hàng ngày dưới chế độ tàn bạo của chính quyền Công Sản. Lời nói của ông cũng xúc phạm đến biết bao nhiêu cô nhi quả phụ đă mang vành khăn tang cho những người chồng, người cha …của họ đă nằm xuống trong cuộc chiến vừa qua. Máu của những chiến sĩ QLVNCH này đổ xuống không phải là máu của những người lính đánh thuê, cầm súng bắn giết để mưu sinh như lời nói ngu muội, không ư thức của ông. Họ là những người đă bỏ tuổi thanh xuân và gia đ́nh, người thân của ḿnh để bảo vệ sự Tự Do cho đất nước. Sự hy sinh của họ không bao giờ là vô ích và đừng bao giờ làm nhục đền hồn thiêng của họ bằng những lời nói ngu xuẩn, vô ư thức như vậy. Cá nhân tôi dù ông Nguyễn Cao Kỳ đă chết, tôi vẫn không tha thứ và chấp nhận lời nói này của ông được. Lịch sử sẽ c̣n ghi lại câu nói này của ông. Người đời sẽ c̣n phê phán về lời nói và hành động của ông. Và như thế Nghĩa Tử không thể là Nghĩa Tận đối với những người như ông được.
Cái chết của ông Nguyễn Cao Kỳ vô t́nh hay hữu ư lại xảy ra tại Malaysia. Điều này riêng cá nhân tôi nghĩ, cũng là một điều tốt cho ông ta hơn là xảy ra tại VN hay tại Mỹ. Tuy nhiên "đứa con cầu tự" như ông lại có kết quả như thế th́ cũng là một điều đáng cho người đời suy gẩm.
Dầu sao th́ cũng xin chúc ông được thanh thản ở cơi Vĩnh Hằng.
Vĩnh Khanh Phố Đá Tṛn, 30 tháng 7 năm 2011
|