Trần Vàng Sao

 

Tưởng Năng Tiến

 

 

Cách đây chưa lâu, Tần Hoài Dạ Vũ và Nguyễn Đông Nhật đă cho xuất bản cuốn Phác Hoạ Chân Dung Một Thế Hệ. Theo báo chí nhà nước đây là “một hồi kư đậm chất văn chương của hai con người đă từng sống, từng viết và từng tranh đấu trong các đô thị miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ” và tác phẩm đă “đưa ‘giấc mơ đẹp’ của một thế hệ đến những thế hệ tiếp nối.”

 

“Giấc mơ đẹp” này của hai nhà thơ Tần Hoài Dạ Vũ và Nguyễn Đông Nhật, chả may, lại là ác mộng của một thi nhân khác – cùng thời:

 

… mả cha cuộc đời quá vô hậu

cơm không có mà ăn

ngó lui ngó tới không biết thù ai

những thằng có thịt ăn th́ chẳng bao giờ ỉa vất

 

lâu ngày tôi thấy quen đi

như quen thân thể của ḿnh

tiếng ho gà nửa đêm của những đứa bé chưa đầy hai tuổi

buổi chiều không có cơm ăn

những con ruồi ăn nước mũi khô trên má…

hai mắt tôi mở to

đầu tôi cúi thấp

miệng tôi há ra

những lá khoai nhám và rít mắc vài hột cơm

dồn cứng chật cuống họng

 

(Trần Vàng Sao – Người Đàn Ông 43 Tuổi Nói Về Ḿnh)

 

Toàn bản bài thơ thượng dẫn đă được đăng lại trên trang Quà Tặng Xứ Mưa, với đôi lời giới thiệu (rất buồn) về tác giả:

 

“Nhà thơ Trần Vàng Sao (tên thật là Nguyễn Đính) ở Đường Tuy Lư Vương, Phường Vỹ Dạ, Huế là nhà thơ nổi tiếng với bài thơ ‘Bài thơ người yêu nước ḿnh’. Giữa lúc phong trào ‘xuống đường’ ở Huế những năm 1965-1968 đang rầm rộ mà dám lấy bút danh ‘Trần Vàng Sao’ là rất ghê gớm. Thế mà, năm 1988, ông có bài thơ ‘Người đàn ông 43 tuổi nói về ḿnh’ in ở Tạp chí Sông Hương đă gây nên cuộc căi vă náo loạn ở Huế. Cán bộ chính trị, các ‘nhà văn đỏ’ đua nhau suy diễn chính trị, phán xét. Đài phát thanh, báo đảng địa phương đăng nhiều bài viết chửi rủa nhà thơ, họ ‘phỏng vấn’ cả các bà tiểu thương chợ Đông Ba để tố cáo nhà thơ. Trên diễn đàn họ gọi Trần Vàng Sao, Tô Nhuận Vỹ (Tổng biên tập Tạp chí Sông Hương) là ‘bọn tay sai của địch…”

 

Bách Khoa Toàn Thư Mở Wikipedia cho biết chi tiết hơn:

 

“Trần Vàng Sao sinh ở Thừa Thiên, Huế, năm 1961 ông thi đỗ tú tài rồi vào Đại học Huế, tham gia các phong trào đấu tranh của sinh viên cùng thế hệ với Hoàng Phủ Ngọc Tường, Trần Quang Long, Ngô Kha. Từ 1965 đến 1970, ông lên chiến khu và công tác tại Ban Tuyên huấn Thành uỷ Huế, viết báo với các bút danh Nguyễn Thiết, Lê Văn Sắc, Trần Sao. Năm 1970 ông được đưa ra miền Bắc an dưỡng, chữa bệnh. Ở nơi đây, ông có viết nhật kư gồm những suy nghĩ của ông về cái gọi là ‘hậu phương xă hội chủ nghĩa’ đó và sau đó bị tố cáo, đấu tố và cô lập đến nỗi ông có cảm giác ông không c̣n được coi là con người mà đă thành ‘một con vật, một con chó’ – theo như Hồi kư ‘Tôi bị bắt (Nhớ lại những năm tháng tôi bị bắt rồi được thả ra và sống như tù)’ sau này của ông.”

 

Tập hồi kư này có thể đọc được ở diễn đàn talawas. Xin trích dẫn lại vài đoạn ngắn:

 

 

Thứ Ba, ngày 31.10.1978

 

Mong có một bữa cơm không, ăn với cá, cá vụn, với muối và một chút ớt.

 

Thứ Hai, 22.07.1979

 

Nhà cứ không có gạo hoài. Có nửa lon, một lon dành cho Bồ Câu. Phải bới sắn non, nhưng chỉ vài ba bữa, c̣n th́ quá non. Hay chưa có được gạo. Giấy trả về làm việc từ 1.6. Chúng mày không có gạo th́ chúng mày đói chứ tao có đói đâu...

 

Và không ai dám nói ra những suy nghĩ của ḿnh về chế độ, thậm chí những suy nghĩ của ḿnh về một người thứ ba cho một người thứ hai nghe. Người ta phải nói láo hoặc nói nhỏ. Kinh khủng thật. Thành ra có một không khí chính trị giả dối trong dân chúng. Nhưng mà chưa ai chết ngay cho. Có người nói: không chết tươi ngay mà chỉ chết ṃn, chết dần…

 

Phần đời (“vô hậu”) này của Nguyễn Đính gần giống như hoàn cảnh sống cơ cực của Nguyễn Hữu Đang, sau 15 năm tù, qua cảm nhận của Phùng Cung: Gót nhọc men về thung cũ/ Qú dưới chân quê/ Trăm sự cúi đầu/ Xin quê rộng lượng/ Chút thổ phần ḅ xéo cuối thôn.

 

Cớ sao mà “cách mạng” lại “chiếu cố” Nguyễn Hữu Đang tận t́nh (và tuyệt t́nh) như thế? Một trong những nguyên do, có thể nh́n thấy được, là v́ ông đă không chịu chấp nhận sự “xộc xệch” trong hiến pháp của nước VNDCCH:

 

“Do pháp trị thiếu sót mà Cải cách Ruộng đất hỏng to đến thế. Do pháp trị thiếu sót mà quân đội chưa có chế độ binh dịch hợp lư, công an hỏi giấy giá thú đôi vợ chồng ngồi ngắm cảnh trăng lên ở bờ hồ, hộ khẩu ŕnh bên cửa sổ khiến người ta mất ăn, mất ngủ, cán bộ thuế tự tiện vào khám nhà người kinh doanh, ở khu phố có chuyện đuổi nhà lung tung hoặc ép buộc người ở rộng phải nhường lại một phần nhà cho cán bộ hay cơ quan ở. Do pháp trị thiếu sót mà nhiều cơ quan bóc xem thư của nhân viên và một ngành rất quan trọng nọ đ̣i thông qua những bài báo nói đến ḿnh, làm như một bộ phận của Nhà nước lại có quyền phục hồi chế độ kiểm duyệt mà chính Nhà nước đă băi bỏ. Do pháp trị thiếu sót, người ta đă làm những việc vu cáo và đe doạ chính trị trắng trợn…” (Nhân Văn số 4, phát hành ngày 5.11.1956).

 

Sáu năm sau, vào năm 1961, “người ta đă trắng trợn vu cáo” Nguyễn Hữu Đang là gián điệp. Mười hai năm sau nữa th́ đến lượt Nguyễn Đính bị vu cáo là CIA – theo như ghi nhận của chính nhà thơ, qua cuốn hồi kư thượng dẫn:

 

“Khi ra Bắc, ai giao nhiệm vụ cho anh? Nhiệm vụ đó là nhiệm vụ ǵ? Anh đă gặp ai, ở đâu, bao giờ? Anh đă tổ chức họ như thế nào? Công việc của anh hiện nay đă tiến hành đến đâu? Anh phải nói thật, nói hết, không được giấu giếm. Sinh mạng của anh là do nơi sự thành khẩn của anh quyết định đó…”

 

Nguyễn Hữu Đang và Nguyễn Đính đều đă trải qua nhiều năm tháng năo nề, ê chề, và cay đắng. Họ bị chôn sống nhưng nhất định không chịu chết. Hai ông, nói nào ngay, chỉ là hai nạn nhân tiêu biểu – của hai thế hệ kế tiếp nhau – đă dấn thân vào cuộc cách mạng vô sản (và vô hậu) ở Việt Nam.

 

Nguyễn Hữu Đang, Thụy An, Đào Duy Anh, Nguyễn Bính, Hoàng Cầm, Phùng Cung, Trần Dần, Trần Duy, Phan Khôi, Dương Bích Liên, Hữu Loan, Phùng Quán, Nguyễn Mạnh Tường, Trương Tửu… đều không c̣n nữa nhưng tâm cảm trân trọng và quí mến của mọi người dành cho họ chắc chắn sẽ c̣n lâu. Thế hệ của Nguyễn Đính (e) khó có mà nhận được t́nh cảm tương tự.

 

Sự nông nổi, ồn ào và lố bịch của nhiều người trong bọn họ khiến cho thiên hạ cảm thấy khó gần! Dù vở kịch cách mạng đă hạ màn từ lâu, lắm kẻ vẫn làm bộ như không có chuyện ǵ đáng tiếc xẩy ra, vẫn cứ xưng xưng coi đó như Một Thời Để Nhớ, vẫn kịch cỡm viết sách tự phác hoạ Chân Dung của thế hệ ḿnh và xem là tác phẩm đă “đưa ‘giấc mơ đẹp’ của một thế hệ đến những thế hệ tiếp nối.”

 

Họ cố t́nh quên rằng chính hiến pháp của hai chế độ đệ I và đệ II Cộng Hoà của miền Nam Việt Nam, tuy non trẻ và yếu ớt, vẫn là đồ thật (chớ) không phải đồ sơn. Nó đă bảo vệ cho họ được sống như những con người, với những quyền tự do tối thiểu, để có được “những h́nh ảnh khí phách” và “những tháng ngày sục sôi”, thay v́ bị đạp vào mặt chỉ v́ đi tuần hành biểu lộ ḷng yêu nước. Họ đă được chế độ hiện hành choàng vào người những ṿng hoa (giả) nhưng cứ thế mà đeo măi cho đến cuối đời.

 

Tội!

 

 

Tưởng Năng Tiến

 

 

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính