Củ Chi

 

Tưởng Năng Tiến 

 

May 4th, 2024

 

Cuối đời, tôi hơi hốt hoảng khi chợt nhớ ra rằng mình chưa thực sự được đi du lịch lần nào ráo trọi. Trước khi chuyển qua từ trần, có lẽ, cũng nên thử nghỉ hè một chuyến cho nó giống với (phần đông) thiên hạ!

 

Gọi điện thoại hỏi qua mấy hãng du lịch, và được khuyên rằng nếu không rành tiếng Anh tiếng Pháp thì đừng có bầy đặt qua Tây qua Úc làm chi (cho má nó khi) cứ qui cố hương cho nó chắc ăn. Thủ tục xin chiếu khán vào Việt Nam, bây giờ, thoáng lắm.

 

Những địa điểm họ đề nghị nên đến “tham quan” cũng đều vô cùng hấp dẫn:

  • Lăng Bác

  • Tượng Đài Mẹ Việt Nam Anh Hùng

  • Địa Đạo Củ Chi

 

Giữa tôi và ông Hồ Chí Minh không có mâu thuẫn gì lớn. Xích mích, đụng chạm, cãi cọ (nho nhỏ) cũng không luôn. Vào thăm lăng Bác âm u cho biết (nó âm u tới cỡ nào) cũng tốt thôi nhưng kẹt cái là phải ra tuốt luốt Thủ Đô Của Lương Tâm Nhân Loại thì xa xôi và lôi thôi quá. Đã thế, cứ theo dư luận thì nạn rạch hành lý của du khách ở phi trường Nội Bài “nổi cộm” hơn ở Tân Sơn Nhất rất nhiều lần (nên) tôi đành … thôi vậy!

 

Tượng Đài Mẹ Việt Nam Anh Hùng lớn nhất Đông Nam Á thì chắc chắn là một “kỳ quan” của thế giới rồi. Không được xem (qua) quả là điều đáng tiếc. Tuy nhiên, theo báo chí thì dù mới khánh thành nó đã bị bong bét hết trơn rồi. Tới đó, lớ ngớ, lỡ mẹ đổ nhào xuống trúng mình thì … thấy bà!

 

Thôi thì đi chỗ khác chơi cho nó lành. Tôi quyết định sẽ đi thăm Địa Đạo Củ Chi, nơi được Wikipedia (nội hóa) mô tả như sau:

Địa đạo Củ Chi là một hệ thống pḥng thủ trong ḷng đất ở huyện Củ Chi, cách Thành phố Hồ Chí Minh 70 km về hướng tây-bắc… Hệ thống địa đạo dài khoảng 200 km và có các hệ thống thông hơi vào các vị trí các bụi cây… tầng cuối cùng cách mặt đất 8-10m. Đường lên xuống giữa các tầng hầm được bố trí bằng các nắp hầm bí mật.

 

Bên trên nguỵ trang kín đáo, nh́n như những ụ mối đùn, dọc đường hầm có lỗ thông hơi. Liên hoàn với địa đạo có các hầm rộng để nghỉ ngơi, có nơi dự trữ vũ khí, lương thực, có giếng nước, có bếp Hoàng Cầm, có hầm chỉ huy, hầm giải phẫu… C̣n có cả hầm lớn, mái lợp thoáng mát, nguỵ trang khéo léo để xem phim, văn nghệ.

 

Trời, đất, quỷ thần ơi – hồi đó – sao cán bộ cách mạng giỏi dữ vậy cà? Ở dưới tuốt địa đạo cả chục thước mà không ai bị  ngộp nước ráo trọi; đã vậy, họ còn làm kho chứa vũ khí, bệnh viện giải phẫu, và rạp để chiếu phim hay trình diễn văn nghệ nữa kìa. 

 

Vậy mà bây giờ hễ cứ mưa là thủ đô Hà Nội trở thành Hà Lội, và thành phố Hồ Chí Minh (rực rỡ tên vàng) cũng bớt rực rỡ rất nhiều vì lụt lội … Khoảng cách rất gần giữa Sài Gòn và Củ Chi (70 KM) và rất xa giữa “khả năng của chính quyền cách mạng” hồi thời chiến với thời bình khiến tôi hơi nghi ngại – nghi ngại về mức độ khả tín và khả xác của Wikipedia khi chuyển qua tiếng Việt!

 

Lò dò thêm một chập tôi tìm ra được một nguồn tài liệu khác viết về Củ Chi bởi một nhân vật có thẩm quyền – nhà văn Xuân Vũ. Ông là tác giả của bộ hồi ký 2000 Ngày Đêm trấn Thủ Củ Chi gồm 7 tập, với lời tựa, dưới hình thức một bức thư, Thư Gửi Cho Một Dũng Sĩ Đất Củ Chi.

 

“LÁ THƯ GỞI CHO MỘT NỮ ‘DŨNG SĨ’ ĐẤT CỦA CHI” nguyên văn như sau:

 

Em Bảy Mô thân mến,

 

Bất ngờ anh bắt gặp một quyển sách tiếng Anh viết về địa đạo Củ Chi trong đó có đề cập tới em và h́nh em nữa. Xem xong quyển sách này anh cười ph́ v́ nó hài hước và bịp bợm quá lẽ, anh không muốn nêu tên sách và tác giả ra đây v́ họ không đáng cho anh gọi là nhà văn, mà họ chỉ đáng được gọi là những thằng bịp…

 

Anh tự hỏi tại sao tác giả quá ngây ngô để bị lừa một cách dễ dàng rồi trở lại lừa độc giả của họ một cách vô lương như thế. Nhưng cho dù họ bịp được toàn nhân loại đi nữa, họ cũng không lừa được anh và em, những kẻ đă từng đổ mồ hôi và máu trên mảnh đất này.

 

Riêng anh th́ đă tử thủ mặt trận: Hai ngàn ngày đêm, không vắng mặt phút nào. Để nói cho độc giả biết rằng bọn Cộng Sản đă bày tṛ bịp thế gian một lần nữa, sau vụ đường ṃn xương trắng và khuyên những người nhẹ dạ chớ có mắc lừa, anh quyết định viết quyển sách này.

 

Họ bảo rằng bề dài địa đạo là hai trăm dậm. Em có tin không ? Sự thực Củ Chi có mấy khúc địa đạo c̣n tạm xài được trước khi Mỹ vô (1964) ? Quận Củ Chi là một quận nhỏ gồm mươi lăm xă cách Sài g̣n hai chục cây số đường chim bay, nhưng nó là cửa ngỏ đi vào Sài g̣n cho nên có hai bên Quốc Gia lẫn Cộng Sản đều tử chiến ở đây, một chiến trường khốc liệt nhất Miền Nam trong cuộc chiến tranh lần thứ hai của nước ta.

 

Nếu tính bề châu vi th́ quận Củ Chi đo được chừng năm mươi cây số. Như vậy bề dài của địa đạo ít nhất bốn lần chu vi Củ Chi. Họ c̣n viết rằng địa đạo đă lập thành một ṿng đai thép bao quanh căn cứ Đồng Dù và người cán bộ mặt trận có thể ở dưới địa đạo nghe nhạc đang đánh ở trên căn cứ này. Cụ thể là ông Năm Phạm Sang ngồi đàn dưới địa đạo mà nghe Bon Hope diễn kịch ở trên đầu hắn.

 

Quyển sách ma này nói láo, nói bậy hoặc nói nhầm hầu hết về những ǵ đă xảy ra ở Củ Chi trong ṿng năm năm (1965-1970) anh và em có mặt ở đó. Nhưng ở đây anh chỉ nhặt ra vài ba điểm quá ư ngu xuẩn của tác giả mà một người đă dám cầm bút viết nên sách dù kém tài đến đâu cũng không thể có được.

 

Ví dụ họ viết rằng anh Tám Lê và vợ là Thị Thắm mổ xẻ thương binh dưới địa đạo. Xin hỏi: “Làm cách nào để đem thương binh xuống đó ? ” Nên biết rằng miệng địa đạo chỉ hẹp bằng cái khay trầu thôi. Người thường tuột xuống đó c̣n phải lách chứ không dễ dàng.

 

Thương binh, nếu nặng th́ nằm trên cáng, c̣n nhẹ th́ băng bó đầy ḿnh làm sao tụt xuống được? Và nếu có tụt xuống được th́ nằm ở đâu, dụng cụ ǵ, đèn đóm nào dùng cho cuộc giải phẫu.

 

Đó là chưa nói đến cái không khí ác độc ở dưới địa đạo. Người khỏe mạnh bất đắc dĩ phải xuống địa đạo th́ chỉ trong vài tiếng đồng hồ là đă mệt ngất ngư rồi: v́ không đủ dưỡng khí! Nếu bị kẹt vài giờ dưới đó th́ con người đă trở thành miếng giẻ rách, c̣n khi ḅ lên được th́ đă quên hết tên họ ḿnh. Vậy sau khi được giải phẫu, thương binh phải sống dưới đó làm sao?

 

Đó là chưa kể những việc lặt vặt khác như thương binh phóng uế hoặc thủ tiêu những băng đầy máu me. Những người chưa từng ở địa đạo nghe mấy vị này mô tả chắc sẽ nghĩ rằng cuộc sống dưới địa đạo khỏe khoắn như ở trong nhà lầu có máy điều ḥa không khí.

 

Xin thưa câu chuyện không đẹp tai cho lắm: Một lần nọ khi chui xuống địa đạo chúng tôi bị quân Việt Nam Cộng ḥa chốt trên đầu không lên được. Rủi thay một nữ cán bộ có đường kinh. Nếu ở trên mặt đất th́ dù không kịp dùng băng vệ sinh người đàn bà vẫn không toát ra mùi ǵ (xin lỗi) nhưng ở dưới địa đạo gặp trường hợp này mọi người đều ngặt ḿnh như sắp chết v́ cái mùi uế tạp kia. Người chưa từng ở địa đạo không thể biết rằng đánh một cái rắm dưới đó chẳng khác nào bỏ một trái bom nguyên tử…

 

Em Mô thân mến. Chúng ta hăy cùng nhau cúi hôn mảnh đất Củ Chi đau khổ của chúng ta hiện nay đang nhục nhă v́ bị bọn Cộng Sản đem ra làm tṛ bịp thế gian…”

 

Cái gì chớ “bịp” thì là nghề của “bọn Cộng Sản” mà, và Wikipedia (tiếng Việt) thì đúng là mảnh đất lý tưởng để cho mấy ổng múa gậy vườn hoang. Chưa hết, sau … họ còn tính làm phim nữa cơ, tại buổi khai máy, đạo diễn Bùi Thạc Chuyên chia sẻ, đây là một khởi đầu tốt đẹp. Với cá nhân anh, “Địa đạo” là bộ phim rất đặc biệt. “Chưa có bộ phim nào thúc giục tôi mănh liệt như thế, bất chấp mọi khó khăn, nhiều lúc tưởng chừng như không thể vượt qua được. Tôi tự hỏi sức mạnh đó là ǵ?

 

Bắt tay vào làm phim “Địa đạo”, tôi cảm nhận được niềm tự hào về sức mạnh của dân tộc Việt Nam. Tôi cảm nhận được t́nh yêu với Tổ quốc, của các thế hệ đi trước đang chỉ đường cho tôi. Tôi cảm nhận được sau 50 năm, ngày ḥa b́nh và thống nhất đất nước, thực sự đang làm ra những điều tốt đẹp trong đời sống của tất cả những người Việt Nam ngày hôm nay, trong đó có tôi.

 

Tôi cũng cảm nhận được khát khao cháy bỏng của tất cả chúng ta ở đây khi cùng nhau làm bộ phim này, phải làm sao cho xứng đáng để tưởng nhớ đến các anh hùng liệt sĩ đă hy sinh thân ḿnh v́ Tổ quốc, cũng như để cho các thế hệ mai sau có thể hiểu rơ hơn v́ sao ngày 30/4/975 thực sự là ngày “phước lành” cho tất cả chúng ta”.

 

 

Tưởng Năng Tiến

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính