Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu đắc cử một phần nhờ đảng Xanh, Pháp qua cơn chao đảo vẫn đang chờ Thủ tướng

 

Trọng Thành

 

 

Hai cuộc bỏ phiếu trong cùng một ngày tại Pháp. Ngày 18/07/2024, ở Strasbourg, Nghị Viện Châu Âu bầu lại Ursula von der Leyen vào chức chủ tịch Ủy Ban Châu Âu. Tại Paris, Hạ Viện Pháp bầu lại Yaël Braun-Pivet, đảng của Tổng thống, làm chủ tịch Quốc Hội. Nếu như với Liên Âu, cuộc bầu cử chủ tịch Ủy Ban cho phép khép lại giai đoạn nhiều bất trắc, th́ với Pháp, cơn chao đảo tạm qua nhưng thượng đỉnh quyền lực vẫn tiếp tục căng thẳng, viễn cảnh có được chính phủ mới c̣n xa vời.

 

Bà Ursula von der Leyen sau khi được Nghị Viện Châu Âu bầu lại làm chủ tịch Ủy Ban Châu Âu, Strasbourg, Pháp, ngày 18/07/2024. REUTERS - Johanna Geron REUTERS - Johanna Geron

 

Tại thượng đỉnh liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương ở Washington, tuyên bố chung của 32 quốc gia NATO đă dùng những lời lẽ “chưa từng có” để lên án Bắc Kinh tiếp tay Nga chống Ukraine. Tàu Cộng và Philippines thiết lập đường dây nóng ở ba cấp để pḥng ngừa xung đột ở Biển Đông. Trên đây là các chủ đề chính của tạp chí Thế giới Đó đây tuần này.

 

*  *  *

 

Cuộc bầu cử Nghị Viện Châu Âu, ngày 09/06/2024, diễn ra trong bối cảnh các đảng phái cực hữu gia tăng ảnh hưởng tại nhiều nước châu Âu. Rút cục liên minh truyền thống giữa ba đảng cánh hữu PPE, cánh tả Xă hội - Dân chủ và đảng cánh trung Renew tiếp tục chiếm đa số tại Nghị Viện. Tuy nhiên, việc tái ứng cử của chính trị gia cánh hữu người Đức Ursula von der Leyen vào chức chủ tịch Ủy Ban Châu Âu – thường được ví như “Thủ tướng” của Liên Âu - không hoàn toàn thuận buồm xuôi gió. Căng thẳng kéo dài cho đến trước cuộc bỏ phiếu ngày 18/07.

 

 

Von der Leyen bị nhiều phản đối ngay trong nội bộ cánh hữu

 

Chủ tịch măn nhiệm cần 361 phiếu (trên 720) để có thể tái đắc cử. Về nguyên tắc, việc liên minh ba đảng nói trên có 399 nghị sĩ cho phép von der Leyen, ứng cử viên duy nhất vào chức vụ này, dễ dàng chiến thắng. Tuy nhiên, hàng chục nghị sĩ trong liên minh, chủ yếu thuộc đảng cánh hữu, cho biết sẽ chống lại chủ tịch măn nhiệm. Von der Leyen v́ vậy cần thêm nhiều phiếu ngoài liên minh ba đảng.

Nhà quan sát Neil Makaroff, giám đốc trung tâm các ư tưởng châu Âu Strategic Perspectives, ghi nhận: “Ursula von der Leyen đứng trước một thách thức lớn trong việc t́m được một thế cân bằng chính trị mới. Bà buộc phải quay sang một đối tác thứ tư. Đây có thể là đảng cực hữu Fratelli d’Italia của Thủ tướng Meloni. Tuy nhiên, đối với đảng Xă hội Dân chủ châu Âu, đồng minh của von der Leyen, điều này không thể chấp nhận được. Von der Leyen có thể chọn hướng về đảng Xanh, nhưng một bộ phận nghị sĩ cánh hữu Đức không chấp nhận điều này”.

 

 

100 ngày nắm quyền đầu tiên: “Thỏa thuận công nghiệp sạch” châu Âu

 

Trước thềm cuộc bỏ phiếu có nhiều lo ngại Thỏa ước chuyển sang nền kinh tế Xanh có thể bị hy sinh để phục vụ cho các mặc cả chính trị. Nhà quan sát Neil Makaroff nhấn mạnh: số phận của Thỏa ước chuyển sang nền kinh tế Xanh của châu Âu sẽ phụ thuộc vào “thế cân bằng mới”, và phát biểu trước Nghị Viện của chủ tịch von der Leyen sẽ mang lại một chỉ dấu quyết định. Nâng cao sức cạnh tranh của nền công nghiệp gắn chặt với chuyển hướng sang kinh tế trung ḥa về khí thải là một trong ba chính sách trụ cột của Liên Hiệp Châu Âu nhiệm kỳ 2024 - 2029, cùng với việc xây dựng châu Âu tự do - dân chủ và tăng cường tiềm lực an ninh quốc pḥng. Ba trụ cột này đă được lănh đạo 27 nước châu Âu phê chuẩn về nguyên tắc tại thượng đỉnh Hội Đồng Châu Âu 27/06, nhưng các mục tiêu cụ thể sẽ do chủ tịch Ủy Ban xác định.

 

Rút cục trong bài diễn văn tái ứng cử, Ursula von der Leyen đă nhấn mạnh đến mục tiêu cắt giảm khí thải mang tính cưỡng chế đến 90% vào năm 2040 (so với thập niên 90), điều mà không ít nghị sĩ cùng cánh hữu với bà bất đồng. Với chủ tịch Ủy Ban Châu Âu, cuộc chạy đua nâng cao năng lực cạnh tranh của công nghiệp châu Âu phải gắn chặt với công cuộc chuyển sang nền kinh tế giă từ năng lượng hóa thạch.

 

Von der Leyen cam kết 100 ngày cầm quyền đầu tiên sẽ tŕnh ra một “Thỏa thuận công nghiệp sạch” cho phép châu Âu sản xuất được các sản phẩm cần thiết cho công cuộc chuyển đổi năng lượng, giảm phụ thuộc vào hàng nhập cảng Tàu Cộng. Biện pháp cấm bán xe chạy xăng dầu từ năm 2035 vẫn được duy tŕ. Việc khẳng định tiếp tục công cuộc chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, vốn là một trong các chủ trương chính của nhiệm kỳ trước, cho phép von der Leyen nhận được sự ủng hộ của gần 40 nghị sĩ đảng Xanh. Con số tuy không thật lớn, nhưng nếu thiếu, sẽ gây khó khăn rất nhiều cho việc tái đắc cử.

 

 

Nước Pháp tạm qua cơn chao đảo, đảng của Tổng thống giành lại chức chủ tịch Quốc Hội

 

Liên Hiệp Châu Âu và Pháp như đi cùng một nhịp. Vài giờ sau cuộc bỏ phiếu bầu chủ tịch Nghị Viện Châu Âu, tại Hạ Viện Pháp các dân biểu bước vào cuộc bỏ phiếu căng thẳng bầu tân chủ tịch Quốc Hội. Bầu cử Quốc Hội trước kỳ hạn được Tổng thống Macron quyết định ngay sau khi kết quả bầu cử Nghị Viện Châu Âu được công bố hôm 09/06. Quyết định bất ngờ của Tổng thống, mặc dù được sự hưởng ứng của khoảng 60% cử tri Pháp vào thời điểm đó, đă gây phản ứng bàng hoàng trong xă hội.

 

Trong bối cảnh phe cực hữu về đầu trong cuộc bầu cử Nghị Viện Châu Âu, với tỉ lệ cử tri ủng hộ gấp đôi liên minh của Tổng thống, một cuộc bầu cử tiếp theo chỉ trong ba tuần lễ bị nhiều người lên án là mở đường cho phe cực hữu lên cầm quyền. Nhiều chính trị gia, nhà quan sát nói đến nước Pháp trước ngưỡng cửa “bất định”. Một số người thậm chí nói đến nguy cơ xung đột xă hội bùng phát, thậm chí nguy cơ nội chiến.

 

Cuộc bầu cử ngày 07/07 đă khép lại với kết quả bất ngờ. Đảng cực hữu chỉ về thứ ba, thay v́ đứng đầu như một số dự đoán. Hạ Viện Pháp chia thành ba khối, liên minh cánh tả, liên minh của Tổng thống và phe cực hữu. Trong cuộc bỏ phiếu bầu chủ tịch Quốc Hội, chủ tịch măn nhiệm thuộc phe Tổng thống, bà Yaël Braun-Pivet, rút cục đă tái đắc cử.

 

Nếu như nỗi sợ cực hữu lên cầm quyền lùi xa hẳn, chính trường nước Pháp chưa có dấu hiệu thoát khỏi thế bế tắc. Việc đề cử tân Thủ tướng và lập chính phủ mới vẫn là thách thức chưa có lối ra. Trong lúc liên minh của Tổng thống Macron t́m cách mở rộng sang khối dân biểu đối lập Cánh hữu v́ nền Cộng Ḥa, th́ liên minh cánh tả Mặt Trận B́nh Dân Mới vẫn hoàn toàn bế tắc trong việc đề cử ứng viên Thủ tướng chung.

 

 

Nhà khí hậu Tubiana: Cơ hội cuối cùng cho hợp tác cánh tả - cánh trung?

 

Đầu tuần này, ba đảng phái cánh tả, gồm đảng Xă Hội, đảng Xanh và đảng Cộng Sản (trong số bốn đảng của liên minh Mặt Trận B́nh Dân Mới) đă thống nhất đề cử một nhà hoạt động thuộc xă hội dân sự, kinh tế gia - chuyên gia về khí hậu, bà Laurence Tubiana, 73 tuổi, người được coi là đă góp phần quyết định vào Hiệp định Khí hậu Paris năm 2015, một thỏa thuận lịch sử giúp cộng đồng quốc tế xác định đúng hướng đi nhằm hóa giải thách thức được coi là sống c̣n với nhân loại. Bà Taubiana là đồng chủ tịch “Hội nghị Công dân v́ Khí hậu” (2019-2020), một cơ chế huy động sáng kiến công dân của chính phủ Pháp.

 

Laurence Tubiana nổi tiếng là người vừa tranh đấu đến cùng cho các mục tiêu v́ công lư, nhưng giỏi đối thoại và thỏa hiệp. Ngày 18/07, trong cuộc trả lời phỏng vấn AFP, bà Tubiana cho biết sẵn sàng đảm đương chức vụ này, lấy cương lĩnh tranh cử của Mặt Trận B́nh Dân Mới làm “kim chỉ nam”, nhưng không coi đây là “cái rốn của vũ trụ” (barycentre). Một diễn đạt ngụ ư chỉ trích quan điểm của lănh đạo đảng cực tả Nước Pháp Bất Khuất – LFI của Jean-Luc Mélenchon.

 

Chuyên gia về khí hậu Laurence Tubiana, người có đóng góp quyết định cho Hiệp định Khí hậu Paris 2015. Ảnh chụp tại COP21 tại Paris cuối năm 2015. © Charles Platiau / Reuters

 

Cho đến nay, đảng cực tả Nước Pháp Bất Khuất cực lực phản đối đề xuất này, cáo buộc chuyên gia về khí hậu Laurence Tubiana gần gũi với phe của Tổng thống. Một số dân biểu LFI đă không tha thứ cho Tubiana khi bà kư tên vào một tuyên bố trên Le Monde hôm 11/07, kêu gọi chính Mặt Trận B́nh Dân Mới (liên đảng về đầu trong cuộc bầu cử Hạ Viện) “ch́a tay ra với các thành phần khác trong Mặt Trận Cộng Ḥa (chống cực hữu) để thảo luận về một cương lĩnh hành động khẩn cấp chung”.

 

Theo nhiều chính trị gia, nhà quan sát, để có thể có được Thủ tướng mới trong bối cảnh không liên đảng nào đạt được “đa số rơ ràng” tại Hạ Viện, các đảng phái của nước Pháp cần phải học hỏi nhiều nước châu Âu khác, trong việc đối thoại t́m kiếm thỏa hiệp v́ các lợi ích chung, v́ cộng đồng, thay v́ khăng khăng khẳng định lẽ phải duy nhất thuộc về ḿnh. Cuộc bầu cử tại Nghị Viện Châu Âu tại Strasbourg vừa qua ắt để lại nhiều bài học cho nước Pháp.

 

Chuyển sang nền kinh tế không năng lượng hóa thạch tiếp tục là một trụ cột trong chính sách của Liên Âu trong nhiệm kỳ của chủ tịch von der Leyen. Nhưng về phía nước Pháp, liên minh cánh tả Mặt Trận B́nh Dân Mới liệu có đạt đồng thuận chọn người từng góp phần quyết định cho chính sách khí hậu của nhân loại làm ứng cử viên Thủ tướng?

 

 

Lên án Tàu Cộng tiếp tay Nga chống Ukraine: NATO cứng rắn hơn hay chỉ nh́n nhận một thực tế?

 

Một diễn biến được chú ư trong dịp thượng đỉnh của Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương hồi giữa tuần trước tại Washington là việc tổng thư kư NATO đích danh nhấn mạnh đến « trách nhiệm » của Bắc Kinh trong cuộc xâm lăng Ukraine của Nga. Lập trường được nhiều người đánh giá là “cứng rắn chưa từng thấy” của khối NATO được thể hiện qua phát biểu của tổng thư kư Jens Stoltenberg hôm 10/07: “Tàu Cộng cung cấp các thiết bị lưỡng dụng, từ vi mạch điện tử đến nhiều công cụ khác để giúp Nga chế tạo tên lửa, bom, máy bay và nhiều loại vũ khí dùng để tấn công Ukraine”. Tổng thư kư khối NATO nhấn mạnh: “Tàu Cộng không thể tiếp tục hành động như vậy, mà các lợi ích và uy tín của Tàu Cộng không bị tổn hại”. Khối NATO đă ra một thông cáo chung khẳng định “quan ngại sâu sắc về vai tṛ của Tàu Cộng trong cuộc xâm lăng của Nga chống Ukraine”.

 

Liệu lập trường nói trên có cho thấy NATO đă trở nên cứng rắn hơn với Tàu Cộng hay không? Trả lời đài France 24, chuyên gia Mathieu Droin (chương tŕnh Châu Âu, Nga và khu vực Á – Âu, Center for Strategic and International Studies - CSIS) giải thích: “Đây không hẳn đă là một bước ngoặt mới với NATO. Lần đầu tiên Liên minh Bắc Đại Tây Dương nói đến Tàu Cộng là vào năm 2019. Đến năm 2022, một bước ngoặt quan trọng đă diễn ra, trong văn bản định hướng mang tên Concepts stratégiques (Các khái niệm chiến lược), lần đầu tiên Tàu Cộng đă được nêu ra như một thách thức mang tính hệ thống với NATO. Bước chuyển đổi quan trọng chắc chắn đă được Hoa Kỳ thúc đẩy này vốn đă xem Tàu Cộng là đối thủ chính. Và lập trường này đă được tổng thư kư Jens Stoltenberg tiếp nối”.

 

Về vấn đề này, trên Radio France, nhà quan sát chính trị Pierre Haski đưa ra một nhận xét bổ sung: việc NATO tỏ ra đặc biệt cứng rắn với Tàu Cộng trong lần thượng đỉnh này có nhiều khả năng cho thấy nước Pháp, một hội viên chủ chốt của khối, đă từ bỏ lập trường cho rằng có thể thông qua lănh đạo Tàu Cộng Tập Cận B́nh thuyết phục Nga có các thỏa hiệp về chiến tranh tại Ukraine.

 

 

Đường dây nóng Tàu Cộng – Philippines ở Biển Đông: Khoảng khắc ḥa hoăn trước giờ xung đột?

 

Trong bối cảnh căng thẳng tại Biển Đông tăng vọt từ nhiều tuần qua, với hàng loạt sự cố giữa tuần duyên Philippines và hải cảnh Tàu Cộng tại khu vực cần Băi Cỏ Mây, thuộc quần đảo Trường Sa, nơi một lực lượng Philippines đồn trú trên con tàu mắc cạn bị tàu thuyền Tàu Cộng cô lập. Giữa tháng 6, đụng độ dữ dội đă xảy ra khi hải cảnh Tàu Cộng tấn công tàu Philippines bằng vũ khí thô sơ khiến nhiều người bị thương. Nhiều nhà quan sát nói đến nguy cơ chiến tranh. T́nh h́nh dường như có vẻ lắng dịu từ đầu tháng 7, với việc hai bên nối lại các đàm phán với đại diện ngoại giao cấp cao.

 

Theo truyền thông quốc tế và Philippines, hôm 16/07, Manila và Bắc Kinh dự tính lập các đường dây nóng các cấp, đặt biệt là giữa “văn pḥng Tổng thống Philippines và phủ chủ tịch Tàu Cộng” để kịp thời tránh để các cuộc đối đầu vượt tầm kiểm soát. Các đường dây nóng Tàu Cộng – Philippines nói trên liệu có thể giúp cho việc giải quyết căn bản các mâu thuẫn đối đầu tại Biển Đông, có nguy cơ bùng phát thành xung đột vũ trang hay không?

 

Ngày 17/07, Hoàn cầu thời báo, tờ báo của đảng Cộng sản Tàu Cộng đại diện cho lập trường dân tộc chủ nghĩa cứng rắn có bài b́nh luận về sự kiện này. Với Bắc Kinh, việc thiết lập đường dây nóng cho thấy Tàu Cộng và Philippines sẵn sàng giải quyết bất đồng thông qua đàm phán, nhưng Hoàn Cầu Thời Báo ngay từ đầu đă nhấn mạnh thành công hay không của các đường dây nóng “phụ thuộc phần lớn vào sự chân thành của Philippines trong việc giải quyết tranh chấp, cũng như kết quả phối hợp giữa các cơ quan khác nhau trong nước Philippnes”.

 

Hay nói cách khác, Tàu Cộng đă sẵn sàng trong thế đổ lỗi cho Philippines: nếu các xung đột xảy ra trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, theo Công ước về Luật biển của Liên Hiệp Quốc, mà Tàu Cộng t́m cách lấn lướt để biến thành khu vực tranh chấp, là do lỗi của Manila.

 

 

Trọng Thành

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính