TrịnhKhảiHoàng

  

 

Buổi sáng mồng một Tết, Ngữ Uyên thức dậy sớm, nàng bước ra khoảng sân vườn, nh́n lũ ong bướm bay lượn chập chờn bên mấy hàng tường vi, có con buông thân  đáp nhẹ làm lay động cánh hoa tươi hăy c̣n khép nép nở như e ấp thẹn thùng với chàng bướm giang hồ mầu sắc trử t́nh, lăng mạn cợt đùa lă lơi dưới ánh nắng ban mai và gió Xuân thổi phơn phớt hơi lạnh của tiết Đông cuối mùa. Nàng Xuân dạo gót hài tiên đâu đây mà hoa tươi nở rộ cả khu vườn…?

  

Đêm qua giao thừa, em trai của Ngữ Uyên đă đốt quá nhiều pháo, xác giấy đỏ hồng như trải thảm ở hàng hiên. Cội Mai già cưu mang nhiều hoa vàng rực rở, thân cây trĩu cành, xám vỏ, h́nh vóc đă cằn cỗi lăo hoá với thời gian … Tuy vậy, những đọt chồi mơn mởn xanh tươi với dăm chiếc lá non phất phơ, đong đưa trước gió Xuân thổi nhẹ hây hây và nhiều nụ hoa chưa nở hăy c̣n ươm lóng lánh hạt sương mai … khiến cho Ngữ Uyên chiêu cảm sức sống phơi phới tràn đầy tuổi trẻ và t́nh Xuân như đang nở rộ sắc hoa hàm tiếu trong tâm hồn! Nghe nói Ông Ngoại của Ngữ Uyên đă ươm trồng giống Mai Huỳnh Hương nầy từ thuở thiếu thời chưa biết hẹn ḥ với Bà Ngoại của nàng, nhà ở cùng thôn Mỹ Huề là một trong Mười Tám Thôn Vườn Trầu - Gia Định Thành đă có danh tiếng với những cuộc khởi nghĩa đánh Pháp trong Lịch Sử thời cận đại. Cội lăo Mai được nhân cách hoá lên hàng “tiền bối” của Ngữ Uyên, nhất là sau khi Ông Ngoại mất, Cha nàng quí mến kỷ niệm với bậc song thân, nên cũng yêu mến Lăo Mai và thường khi nhắc nhở lời của Ông Ngoại:”Tuy chỉ là thảo mộc, sinh trưởng trổ hoa tô điểm cho đất trời thêm hương sắc ; quí hồ chúng ta được sinh ra làm người hà tấc chẳng có chút ǵ làm hữu ích cho cuộc đời sao, hoá ra thua cây cỏ ư …”? Nàng cũng vẫn nghe Ông Ngoại dạy bảo những điều tương tự như thế về giá trị của nhân sinh và có lẽ cây cỏ có cảm tính chăng, Lăo Mai được mọi người trong gia đ́nh yêu mến săn sóc, chăm bón, cắt tỉa … và  xứng danh “Hoa nhất chi Mai, Mai cốt cách tứ đại danh Hoa trong Tứ B́nh hay Tứ Quí …”! Lăo Mai luôn nở hoa như nhất, đài hoa tám cánh tựa đoá sen nho nhỏ vàng tươi rực rở, nhuỵ hoa lấm tấm phấn chuyển hương thơm nhẹ thoảng làm thêm thanh thoát không gian vào những ngày đầu năm, khi tiết Xuân giao thừa thổi len hơi man mát làm gợn nhẹ những sợi tóc mơn man xuân th́ và lay nhẹ tà áo dài thiếu nữ trên đường đi lễ chùa … Ô hay, trời Xuân nửa đêm về sáng và mùi hương trầm nhà ai đốt muộn c̣n phảng phất trong không gian  khiến cho ngày Tết như tự có ǵ nhiệm mầu thiêng liêng huyền diệu …! Ngữ Uyên chợt nhớ tới bài thơ “Hái Lộc Đầu Xuân “ của người yêu đă cùng đi lễ chùa với Uyên mấy năm qua rồi và ôi …  thật diễm tuyệt làm sao!

 

Gió mơn trớn Mai vàng e ấp nở

Cành chồi non ươm lóng lánh sương mai

Bướm vờn bay, ong quyến rũ chập chờn

Xuân diễm tuyệt! Xuân tươi Xuân thắm măi…

Em biết sang năm thêm một tuổi

Tóc mây mời gió lẳng ghẹo đường ngôi

Tay ngà ôm dăm đoá mộng Xuân th́

Chuông giục giă chùa Pháp Vân trẩy hội.

Lễ chùa đầu năm hương trầm nghi ngút

Em nguyện thầm mong vi vút cung thiên:

“Nếu phải duyên xin cho đặng vẹn tuyền,

Con yếu đuối, Phật - Trời thương chúc phúc…”!

Chàng đứng hoa viên cảm đề Xuân thưởng

Bài thơ chữ thảo trác tuyệt văn nhân…

Ư thơ hay ḍng nhă nhạc gieo vần…!

Em mơ thấy thiên đường đôi long phượng.

Em biết sáng hôm nay chàng lỡ bút!

Bởi nh́n em, nét đọng ở vần Yêu

Thơ tứ tuyệt tả Xuân dáng mỹ miều

Xuân như ư nghĩa là Xuân hạnh phúc…!

Vào chánh điện, Phật ngồi cao an tĩnh

Em niệm Namô, tâm len lén ngoài hiên

Lộc đầu Xuân vừa chớm nở chuyện t́nh

Chàng có biết nhờ mối mai dạm tiếng?

Xuân hiện đến ḷng em xao xuyến quá…!

Trời Xuân hương ngát quyện không gian

Pháo mừng Xuân vang nổ khắp thôn làng…!

Em biết t́nh Xuân xôn xao rất lạ…!

Sư cụ chúc:” Mẹ con Bà sang năm,

Hào con, hào tài vượng cát hạnh thông,

Hỷ sự viên, có cháu đặng ẳm bồng…”.

Mẹ đáp:” Bạch Thầy, cháu c̣n dại lắm…”.

(Hái Lộc Đầu Xuân - Hoàng Minh Uyên – California 26 - 3 - 1984)

 

  

Minh Uy đưa con tầu vào băi đậu, chàng chợt cười thầm trong bụng v́ phát giác đám bạn láu cá của Uy đă bay nhanh vội về trước để chiếm hết những chổ đậu tàu gần phi đoàn nhất, Uy về chậm nên phải đậu tàu nơi xa và đành cuốc bộ một  dăy dài vậy! Uy thay bộ đồ phi hành c̣n ngay ngáy mồ hôi và lắm lem bụi đất đỏ sau chuyến bay với thân tàu full load đạn dược, hoả tiễn nặng nề và đôi bàn tay Exclever điều khiển Collective Throtte – Cyclic  và chân đạp Yaw Pedals, mắt linh hoạt với những điểm “Hot Target” để ngón tay “bấm nút”  phóng “hai bó” Rocket như “thảy lỗ” để yểm trợ hoả lực cho những slick bạn chở quân vào vùng giao tranh và bảo vệ cho người dân được yên ổn hưởng Xuân vui Tết …!

  

Trên đường đến nhà Uyên, phố xá ngày mồng một Tết thật là vui tươi và nhộn nhịp dù chỉ mới vừa hừng sáng đă có nhiều thiếu nữ xinh đẹp diện áo dài nhiều mầu sắc khoe dáng Xuân sang, nói cười rộn ră, có cô sánh vai cùng người t́nh với niềm hạnh phúc hiện lên khuôn mặt rạng rở hân hoan …!

    

Uyên định quay vào nhà th́ Uy cũng vừa dừng xe trước hàng hiên, chàng tắt máy và nh́n vẻ mặt ngạc nhiên lẫn rạng rở  vui thích của Uyên …! Ánh Xuân thoáng hiện đâu đây mà hoa hàm tiếu nở rộ trong vườn! Nàng mở cổng cho Uy đẩy xe vào trong sân …

-  Anh về khi nào,  sao không báo tin cho em hay, để em đi đón?

-  Mới buổi sáng nay thôi, Bố Mẹ có khoẻ không, giao thừa đêm qua Em có đi lễ chùa vui không …?

-  Dạ vui Anh …!

 

Nàng ôm nhẹ cánh tay Uy t́nh tứ và nói nhỏ:

-  Anh vào nhà, ngồi chờ Em một vài phút để Em đun nước pha trà “chiêu đăi” Anh. Đêm qua Bố Mẹ canh thức cúng Giao Thừa rồi đi lễ chùa đến quá khuya mới về nhà … Nên bây giờ vẫn hăy c̣n ngủ, có lẽ cũng gần thức dậy rồi … Anh chờ Em nhé!

 

Nói xong nàng quay lưng bước xuống nhà dưới. Buổi sáng đầu Xuân hôm nay quả thật là hạnh phúc vô cùng với Uyên, có Uy bên cạnh nàng cảm thấy mọi cảnh vật chung quanh như thay dáng mới, t́nh tứ ư vị hơn hay bởi chính tâm hồn nàng cũng đang hé nở rộ cánh hoa yêu diễm tuyệt lung linh trước chúa Xuân vốn là ṇi t́nh lăng mạn …! Có tiếng nhạc Xuân từ nhà hàng xóm:

 

Xuân đă về, Xuân đă về, ḱa bao ánh Xuân về tràn lan mênh mông…

Trên cánh đồng, chim hót mừng, đang thướt tha từng đàn tung bay vui say…!!!

 

C̣n lại một ḿnh ngồi trong pḥng khách, Uy ngẩn nh́n bức tranh thuỷ mạc Viễn Phố treo trên tường, vẽ phong cảnh ngoại phố thị, một thảo am đơn sơ ở ven núi, xa xa một thuyền câu thả trôi theo ḍng nước … Uy thoáng mơ ước một mai khi đất nước thanh b́nh, giă từ súng đạn, ba lô, cởi bỏ đôi giầy nhà binh, chàng trở về đời sống dân sự,  chân mang đôi guốc vong thoăi mái dạo quanh thôn làng, nh́n buổi sáng b́nh minh người dân lành hiền hoà rời mái tranh vui việc đồng án, buổi chiều lắng nghe tiếng sáo diều vi vu của đám trẻ hồn nhiên thả trên bầu trời xanh thẳm cùng đám mạ non được gió đồng nội thổi lùa gợn thành những lớp sóng xanh tươi như chạy rượt đuổi bắt nhau đến tận chân trời … và có Ngữ Uyên nữa, nàng sẽ sanh cho Uy đôi ba đứa con ngoan, con trai khôi ngô thông minh, lém lỉnh, con gái đẹp, lí lắc hiền từ …! Ôi…hạnh phúc thật là giản dị mà cũng rất khó đạt trên quê hương Việt Nam, một đất nước có đầy vết bom đạn cày sới đến tan hoang …! Chiến tranh không bao giờ ngưng nghĩ để có thời gian thanh b́nh mà vun sới, đấp bồi, xây dựng, kiến thiết quê hương …! Có chăng chỉ là giả tạm cùng tiếc nuối mà thôi …!

-  Anh đang suy nghĩ ǵ mà đăm chiêu vậy, có Em không?

Uyên bưng khay trà trên tay rồi đặt để xuống bàn, chiếc ấm đất song ẩm mầu gan gà, một chén tống, hai chén quân nhỏ như hạt mít, vài sợi khói mỏng bay nhẹ toả hương trà thanh khiết d́u dịu …! Uy đoán biết hẳn là loại trà Bích Lôi Xuân (碧螺)lá nhỏ như móng tay, được các thiếu nữ hái vào mùa Xuân, màu xanh búp lá non biêng biếc diệp lục tựa như màu vỏ của một loại ốc nhỏ chỉ xuất hiện vào mùa Xuân ở Bích La Thôn – Trung Hoa khi thời tiết vừa thay mùa ấm áp trên vùng đồi núi cao nguyên đầy hơi lạnh vừa qua mùa Đông lan xuống những luống trà xanh tươi mơn mởn trồng ở ven đồi … Chàng trêu  nàng:

-  Trà Sư, à không “trà Em” chiêu đăi Anh loại danh trà “mạn Lài” phải không? Anh thường bay bổng trên trời … nên nhiều khi tưởng ḿnh là loài chim không có cánh “bơi” trong không gian trống rỗng th́ làm sao biết thưởng thức thú trà thất cầu kỳ của em?

-  Không phải Trà Đạo, Trà Thất và trà “mạn Lài” như ai đó ham hố mau vội tưởng bở mà trêu ghẹo “bổn cô nương” của “Mạn Đà Sơn Trang” vốn là  “thục nữ” với “mạn thuyền” lăng đảng tương tư nhớ ai, ai nhớ đó thôi …!

 

Ngữ Uyên dịu dàng xoay trở nhẹ ấm trà, rót ra chén tống, rồi chia đầy hai chén quân, xong đẩy nhẹ chung trà cho Uy. Tuy không được như Trà Thất có đầy đủ cảnh trí để hưởng thú tiêu dao, thanh tao của người nhàn hạ! Nhưng nh́n đôi bàn tay Uyên đẹp thanh thoát uyển chuyển với khai trà và mầu xanh bích thuỷ  cùng hương vị của trà Bích Lôi Xuân c̣n gọi là “Nữ Xuân Trà” đang lan toả những sợi khói lam nhẹ như chút  hơi ấm áp lan nhẹ trong không gian t́nh Xuân, khiến cho Uy có cảm giác niềm hạnh phúc lâng lâng an lạc …! Uyên đến ngồi cạnh bên Uy với chung trà trên tay. Nàng nói như tâm t́nh:

-  Em vẫn thích hương vị của thanh trà Trà Bích Lôi Xuân, rót ra với chung tráng men màu trắng, trà phải được hái vào buổi sáng sớm trong những ngày đang  mùa Xuân mới hội đủ khí tiết, hương sắc và thanh vị … lại nữa chỉ để trà hong gió thiên nhiên thổi khô, chứ không xao sấy bằng củi lửa, hay nhiệt điện hoặc chế biến, pha trộn, ướp tẩm với những loại hoa thơm như hoa Sen, Lài, Nguyệt Quế, Dạ Hợp, … hoặc hoá chất để làm tăng thêm hương vị sắc mầu chiêu khách không sành điệu …! Như vậy mới giữ được nguyên tính chất của thanh trà Bích Lôi Xuân. Nhưng  những loại trà như: Thiên Lư, Thiên Diên Trà, Vũ Di, Long Tĩnh, Bạch Mao, Ô Long, Thiết Quan Âm, Trà Mạn Thái Nguyên ở miền Bắc Việt Nam … th́ lại tuỳ theo sở thích của người thưởng thức mà chế biến xao sấy … Với riêng em th́ thưởng thức hương vị của trà mộc Thái Nguyên tương tợ Bích Lôi Xuân, nhưng vị hơi chát  và đậm đà hơn như ta đang thưởng thức tiết trời chính Xuân sẽ vào Hạ là đỉnh điểm của Trà Thái Nguyên và là của riêng tao nhân, mặc khách Việt sành điệu ẩm trà …!

 

Uy nheo ánh mắt ghẹo nàng:

-  Không, … Anh chỉ thích hương Trinh Nữ Trà đời nhà Thanh mà thôi!

-  Ơ… hay, Anh đừng tưởng bở “bé cái nhầm”, v́ chỉ có những hôn quân, bạo chúa, cường quyền thời xa xưa,  nghe lời tŕnh tấu của đám quan thái giám và bọn thuật sĩ  bệnh thái tư tưởng bày vẽ mới có thói tật hạ liệt vô nhân phẩm, dùng trinh nữ ấp ủ  trà để thọ hưởng vị dục lạc phàm phu, tục tử chứ có ǵ là thanh tao …? Họ c̣n huấn luyện cho khỉ leo lên những vách núi cheo leo để hái giống Trà Cao Sơn, hay thả ngựa bụng đói lên đồi trà để cho chúng ăn no nê xong chặc đầu, mổ bụng móc trà ra rồi đem sấy để pha uống …  trong cái thú cầu kỳ tưởng chừng như phong cách sang cả hiếm quí th́ lại là thói tục của phàm nhân …! Theo em làm “xúc phạm” tới Trà. Người sành điệu thanh tao thưởng thức sắc thinh hương vị của từng tính chất nguyên thiên nhiên từng mỗi loại, mỗi giống Trà như “nó” đang là như nhiên.

 

-  Thật chí lư! Em luận về Trà như đang là tâm sự của Trà vậy, có cần phải:

Thiên niên sự tách trà buổi sớm

Vĩnh cửu hề một giấc ngủ ngon.

 

-  Anh cứ “chọc quê” em hoài! Rửa tai để nghe “Trà Thư “…  Em kể Anh nghe nè, rất đúng với giọng SàiG̣n đó nha:  “Hai Uyên” ta đọc trong sách Phương Thảo Kư Tập của sư Tuệ Minh đời nhà Thanh  có chép rằng: Trên đỉnh Trường Bạch Sơn hay c̣n gọi là Núi Bạch Đầu (백두산, 白頭) ở ranh biên giới Trung Hoa và Bắc Hàn, được thẩm thấu dịch thuỷ và phù sa từ ḍng Hắc Long Giang với hàn băng thiên niên bản địa, có rất ít những ngày nắng ấm … Nhưng tại nơi đây lại là môi trường sinh thái lư tưởng cho giống Sâm Cao Ly và Sơn Trà, riêng loại Trà c̣n được gọi là Bạch Đầu Trà v́ ở ngọn đọt non màu  phơn phớt như lụa khi c̣n tươi, đem hong gió hoặc sấy khô sẽ trở mầu trắng như bạc đầu, cũng c̣n có tên gọi khác nữa như truyện kiếm hiệp, tiên cảnh vậy… là … gọi là Thiên Hạc Sơn Trà …

-  Thật lư thú! Nhưng … do đâu có tên Thiên Hạc Sơn Trà …?

-  Trên đỉnh Trường Bạch Sơn vào mùa Xuân tiết trời tương đối có chút ấm áp nên những đọt chồi non của trà trổ búp lá, giống chim Bạch Hạc sống và di cư theo mùa, chúng bay về tề tựu nơi đây để điểm những bông tuyết c̣n đọng trên những cội thiên niên Tùng và thích thú săn t́m ăn những đọt Bạch Đầu Trà đang trổ dăm chiếc lá non c̣n lấp lánh những hạt sương mai …  Người dân sinh sống gần vùng Trường Bạch Sơn lần theo dấu Hạc mà hái trà và đặc tên cho giống cao sơn Trà là Thiên Hạc Sơn Trà ( ).

 

Uy với tay chăm thêm nước nóng vào ấm trà, lắt trở nhẹ để cho trà ngấm xong chàng rót ra chung nhỏ cho Uyên và rồi hỏi tiếp:

-  Em có thể “minh thuyết” thêm về giống Hạc trên thiên sơn cho Anh nghe …? Anh rất thích chuyện Trà và chim Hạc nầy!

-  “B́nh thân”… b́nh thân … huynh đài đừng ham hố, nóng  vội … để “bổn cô nương” ba hoa chích choè tiếp … như dzầy … như dzậy … hi … hi … hi…! Học Thuật trong Văn Hoá Đông Phương rất thậm thâm vi diệu và có tầng bậc cho sở học, sở đắc của học chúng mà định phận, định thế, định danh, định hiền tài … Xưa nhà thơ Thôi Hộ  tự Ân công, người quận Bác Lăng - Trung Hoa vào thời đại Nhà Đường, ông vốn  là người có sở học uyên thâm, nho nhă, phong lưu … Năm  796, niên hiệu Trinh Nguyên,  Thôi Hộ thi đậu Tiến Sĩ, được triều đ́nh bổ nhậm làm Tiết Độ Sứ Lĩnh Nam  … Một trong số những bài thơ nổi tiếng của ông kinh qua thiên niên kỷ đến ngày nay như bài Hoàng Hạc Lâu:

 

Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ,

Thử địa không dư Hoàng Hạc Lâu

Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản,

Bạch vân thiên tải không du du.

T́nh xuyên lịch lịch Hán Dương Thụ,

Phương thảo thê thê Anh Vũ châu.

Nhật mộ hương quan hà xứ thị,

Yên ba giang thượng sử nhân sầu.

(Hoàng Lạc Lâu-Thôi Hộ - Đường Thi)

 

-  Dường như người ta chỉ nhớ câu “Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản” nhiều hơn những câu thơ khác trong bài thơ Hoàng Hạc Lâu?

-  Theo riêng em th́ câu thơ ”Hoàng Hạc nhất khứ bất phục phản” trong Hoàng Hạc Lâu là tiêu biểu uyên thâm của Thôi Hộ mà thi tài chỉ là “cái” vỏ làm phuơng tiện chuyên chở sở học và là sở đắc của một cao nhân thời bấy giờ. Người đời có học, hiểu biết nên vốn quí trọng Thi Sĩ, v́ Thơ là kết tinh của Văn Chương và hơn thế nữa Thơ đúng nghĩa thanh tao không chỉ Vị Nghệ Thuật không thôi … Trên hết là Vị Nhân Sinh. Nên Thơ T́nh của TTKH cũng chỉ là thơ t́nh thôi. Nhưng hăy thưởng thức thiên tài hoa của Bà Đoàn Thị Điểm diễn Nôm bài Chinh Phụ Ngâm với nội dung Nghệ Thuật Vị Nhân Sinh v́ Chinh Phu, Chinh Phụ đều cùng ở trong cuộc chiến đấu v́ lư tưởng bảo vệ nước ṇi:

 

Thiên Địa phong trần

Hồng nhan đa truân

 

diễn Nôm:

 

Thuở trời đất nổi cơn gió bụi

Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên.

(Chinh Phụ Ngâm - Đặng Trần Côn - Đoàn Thị Điểm diễn Nôm)

 

-  Thế th́ … c̣n ông “khách trú” Thôi Hộ “hoàng hạc nhất khứ bất phục phản”…?

-  Đă bảo từ … từ… ”Huynh” hăy từ từ b́nh thân và châm thêm trà cho “Đạo Cô”… hi … hi … hi…! Trong Học Thuật Văn Đông Phương,  khi người ta nói Bạch Hạc là để chỉ bách niên thanh tao cũng là kinh lịch của sở học trăm năm hay nhân thế thường t́nh như:

 

Tóc Mẹ bạc như tuyết phơi đầu núi

Dáng Mẹ gầy như vẻ hạc trăm năm.

 

Hay:


Trăm năm trong cơi ngư
ời ta

Chữ tài, chữ mệnh khéo là ghét nhau.

(Kiều - Nguyễn Du)

 

-   Nhưng trong Văn Hoá Phương Đông khi nói đến Hoàng Hạc tất yếu minh thị là Thiên Niên Tài Hoa, một ngàn năm thế gian mới có được một Người (viết Hoa) mà nếu sinh ra bất phùng thời, th́  ví như con Hạc Vàng đă bay đi, ngàn năm sau nữa mới  có cơ duyên gặp lại, đời người tính trăm năm đă “hết số” … Nên Hoàng Hạc nhất khứ bất phục phản là tri thời, là tiếc nuối …! Thôi Hộ tri kỳ phận biết thời vận của ḿnh đă lỡ và có phải Cụ Tố Như Nguyễn Du cũng tương tự như thế nhưng khiêm nhường hơn Thôi Hộ chăng? Cụ Tố Như và Thôi Hộ xuất thân làm quan nhân, có tài kinh bang tế thế ǵ để  “ba trăm năm nữa nào biết được thiên hạ ai người khóc Tố Như”“hoàng hạc nhất khứ bất phục phản”? Hay những thế hệ hậu nhân chỉ hoài niệm văn tài và thương cảm “tài hoa mệnh bạc” …?

 

Tráng sĩ bạch đầu bi hướng thiên,

Hùng tâm sinh kế lưỡng mang nhiên.

(Nguyễn Du)


rồi tam thống khốc:

 

Bất tri tam bách dư niên hậu,

Thiên hạ hà nhân khốc Tố Như?

(Nguyễn Du)

 

-  Vậy thử hỏi  “tráng sĩ” Minh Uy có mạnh “đức tin” để nghe “cô nương” thuyết tiếp không …?... hi … hi … hi … kẻ nào tin ta, kẻ ấy ráng chịu …!

 

Minh Uy không khỏi cười vui suưt tí nữa làm tung toé chung trà vừa nhấp ở bờ môi!  

Nàng nói tiếp:

 

-  Nhưng một khi “cao nhân” ta …  à không, khi bậc Thiện Tri Thức  nói đến Hạc HuyềnHuyền Quyển tấc chỉ Vĩ Nhân tứ thiên niên kỷ vốn là bậc kỳ tài bốn ngàn năm mới có một trong thâm diệu uyên nguyên thông tuệ mà đời thường khó gặp và Huyền QuyểnĐồ Thư an bang tế thế … tương tự như Hoa Mạn Đà (Mandharavas, Sen Thiên Giới, Hoa Vô Ưu) ba ngàn năm mới nở một lần báo tin bậc Siêu Nhân ra đời tại thế gian, hoa chỉ được biết trong tạng Kinh văn, chứ chưa có ai trong đời thường qua gần ba thiên niên kỷ được thấy qua …! Cụ Lư Đông A nhà lập thuyết Nhân Chủ với 28 tác phẩm Duy Dân Toàn Pho cũng đă có như tự trào trong bài Nhàn Ngâm:

 

Một chiếc hồ lô mươi Hoàng Quyển.
Tiêu dao mây nội Hạc chân Huyền.

(Đạo Trường Ngâm - Thái Dịch Lư Đông A)

 

-  Em trở lại chuyện Thiên Hạc Sơn Trà trên Bạch Trường Sơn, để Anh thưởng thức “hàm thụ” hương vị loại cao sơn trà danh tiếng như mơ nầy…?

-  Vẫn c̣n trong chủ đề … ”thái ca” nhà Anh chờ “muội … mụi” chiêu một chung trà đầu Xuân đă nào … hi … hi … hi … Em “ngôn” xuất trước rồi “tiếu” sau, không phải “vô duyên chưa nói đă cười” chứ phải không … hi … hi … hi …? Theo Sư Tuệ Minh  giống trà thiên nhiên nầy mọc ở những khe đá, hóc núi, ven suối quanh năm sương phủ, không có nhiều ánh sáng mặt trời nên lá trà như lụa non không có nhiều diệp lục tố, khi pha trà, nước trà ngă màu ngọc bích nhạt, trà hấp thụ khí tiết non cao thanh tao, nên hương thơm thoảng dịu trầm tŕ vướng vít chứ không bốc “hỗn” để rồi tan mau, vị có đầy đủ Lễ của Vương Trà: một chút chát, chút đắng, chút the đầu lưỡi, chút ngọt hậu ở cổ họng và đặc tính nguyên mộc của trà không thể lẫn lộn với bất cứ hương vị nào khác … Nếu được pha với nước từ suối nguồn Bạch Trường Sơn th́ mới là tuyệt hảo …! Trà vị cam tính ôn, khí trà dẫn xuống Đan Điền kích đến Thận thuỷ xông lên Bách Hội khiến người thưởng ẩm trà sảng khoái thân tâm như vơi đi niềm tục luỵ thường hằng trong miên mang thế sự đầy vơi …!

-  Thật nghe Em nói, Anh có cảm tưởng ḿnh đang đàm đạo với Đạo Gia, Chân Nhân, hoặc Thầy Lang miệt vườn … à không … là “Trà Gia Nữ” …!!!

-  Anh cứ chế  giễu Em hoài …! Nghe Em luận tiếp ba điều, bốn chuyện khác nhé! Anh biết không?

-  A … không …!

-  Anh biết không …?  Người Nhật và Trà Đạo, Kiếm Sĩ Samurai cũng là Thiền Sinh hoặc Thiền Sư … Khi Anh thấy họ b́nh thản ở thế ngồi, tay nắm chắc chuôi gươm từ tốn tuốt ra khỏi vỏ, lại chậm răi tra gươm vào … Sự luyện tập tinh tấn, kham nhẫn từ ngày nầy qua ngày khác, khiến cho người nh́n thấy măi cũng phát chán! Nhưng Anh biết không?

-  Làm sao mà biết được? Uy trêu nàng!

-  Anh …! Nhưng Anh có biết không …? Họ dụng Tâm thức quán Ư sinh khởi, Thân cố hành động để bắt kịp hợp như nhất với tư tưởng tuốt gươm từ Ư niệm phát sinh, dần …  dần theo công phu luyện tập với thời gian dài lâu Tâm và Thân sẽ đồng nhất thể. Kiếm Sĩ đạt và dụng khi Ư ở Tâm khởi lên: Kiếm điểm ở cổ đối phương th́ tấc nhanh như chớp tay đă tuốt gươm điểm ngay vị trí cổ họng kẻ địch rồi vậy.

-  Ồ … thủ thuật xuất chiêu nhanh như thế thật sao …?

-  Anh hăy tới pḥng tập Kendo để quan sát tinh tế và lâu ngày th́ tấc yếu sẽ “khám phá” những điều như kỳ diệu đó! Nhưng thật ra tất cả là do biết áp dụng phương pháp và tập luyện mà thành toàn, chứ không có ǵ là bí hiểm …?

 

Minh Uy góp lời. Ngữ Uyên lắng nghe:

-  Nhưng … Thiền Sư trên đường tu học, luyện tâm … Vị ấy sống: “Quán pháp trên các nội pháp hay quán pháp trên các ngoại pháp, hay quán tánh sinh khởi trên các pháp, hay quán tánh tịch diệt trên các pháp. Vị ấy sống an trú, chánh niệm, không nương tựa, không chấp trước bất cứ vật ǵ trên cơi đời nầy (D́gha Nikàya) “. Em thấy không?

-  Không, Em không thấy… hi … hi … hi …! Uyên “trả miếng” bên tám lạng, người nửa cân!

-  Em thấy không … Thiền Sư sống tri thức, trực diện với mọi cảnh ngộ trên thế gian từng sátna từ trạng thái thô đến vi tế của thân tâm …?

-  Em nhận biết muốn sống giản dị, ung dung trong ràng buột, tự tại giữa khổ đau như vị Thiền Sư thật là không giản dị chút nào? Muốn trở về cái thực tướng của thường, Em nghĩ phải phi thường lắm mới được. Ḍng sống luôn biến đổi, hằng chuyển không ngừng … Vậy có chi là thường phải không Anh …?

-  Tuyệt…! Không ngờ “cô” Ngữ Uyên luận uyên thuyên mà hữu lư vô cùng …!

-  Em chuyên cần trau giồi học hỏi từ những sinh hoá, diệt tận ở vạn cảnh chung quanh … chứ chỉ học ở trường học không thôi hạn hẹp lắm …! Có đỗ đạt tạm gọi là khoa bảng, đặng được bậc trí thức lại là vấn đề và tiến tŕnh khác! Ở trên đất nước Việt ḿnh thời nào cũng có loại khoa bảng vị thân dễ làm nô tài cho thế lực cường quyền thao túng … mỗi thời lệ thuộc ngoại bang là có sản sinh loại “trí thức ngựa” loại khuyển mă chực chờ cố giành giật mảnh bằng, công danh để tiến thân đớp miếng đỉnh chung nên:

 

Con được công danh cha ṃn trán,

Chồng đặng công danh vợ nát thân!

 

-  Câu “ví von” này nghe qua rất “đau nhân thế” đó “bạn” nhé!

-  Từ ngữ Trí Thức bị lạm dụng để chỉ hạng khoa bảng thiếu nhân văn, vô nhân Tính, phi luân lư và bất chấp cương thường, … Họ dụng ưu điểm địa vị, nghề nghiệp tốt, tư lợi rút rỉa trên thân phận và tầng lớp người dân thế cô, bất hạnh, thua kém, thấp cổ bé miệng,  nghèo nàn, bần cùn …! Vậy có ǵ mà tự hào hănh diện? Bọn nầy vốn học từ chương, bản chất yếu đuối ương hèn, không rèn luyện cho bản thân tính đại trượng phu th́ với tâm tánh ích kỷ, nhỏ nhen, hám lợi … gặp khi vận nước thời suy, chúng dễ thường măi quốc cầu vinh, gây họa quốc phá gia vong! Họ không thể là hạng người trí thức! Tuy vậy cũng không phải là tất cả, vẫn c̣n có bậc trí thức đáng được trân trọng quí mến …!

-  Theo em … th́ những hạng người có tâm tánh, tư tưởng đen tối v́ tham sân si mê vật dục … Thức đă khó, nói chi đến Trí xa vời vô cùng! Tiếc thay  những người trong sáng với tấm ḷng nhân hậu, bác ái … thường ít có của dư thừa để bố thí, chia xẻ với tha nhân bất hạnh! Nhưng họ cũng không kém phần tích cực, đóng góp, hy sinh làm thêm phúc lợi cho nhân thế.

-  Anh cho Em “nhiều chuyện” với Anh nha! Không có Anh thường bên cạnh, Em thiếu bạn tri kỷ, Bá Nha thiếu Tử Kỳ, trăng thanh không đỗ bến Tầm Dương là trăng mờ bên kinh Nhiêu Lộc, ḍng Danube đen thủi,đen thui của người đi xa về nói phét … hi … hi … hi … là trăng hay răng rụng xuống cầu …!

-  Ơ hay…! Sao bổng dưng lại có chuyện trăng sao trong nầy “Em hai”…?

-  Anh biết không …? Trong Sa Thạch Tập (Shasekishù) hay c̣n gọi là Góp Nhặt Cát Đá có chép nhiều chuyện thật của Thiền Sư Vô Trú (Muju) rất trí thức, từ tâm … thật có ư nghĩa,  đáng để ta tham học,  áp dụng trong đối nhân xử thế hay vô cùng! Để Em kể Anh nghe nhé!

-  Trà nguội rồi cô “Ngàn Cánh Hạc”  Nakashima Okita (なかしま おきたみう)!

-  Thiền Sư Bankei không dụng luận lư phức tạp, tối nghĩa của “triết gia”, hoặc lẻo mép lắm lời, nhiều chuyện phân tích của giới “học giả” để tŕnh bày, hướng dẫn việc xảy ra thường t́nh và quảng bá Phật Pháp cho đệ tử và dân chúng quanh vùng, mỗi …  mỗi lời nói của ông đều phát xuất tự tâm trí chân thật đến người lắng nghe và cảm hoá được họ. Tiếng đồn đăi vang xa đến tai gă tu sĩ trẻ tuổi kiêu hănh bất phục và anh ta rất lấy làm khó chịu! Vào một ngày mùa Đông tuyết rơi nhiều, gă t́m đến tịnh thất của Thiền Sư và đứng ở ngoài hiên nói to tiếng vọng vào trong:  

-  Nầy Ông Bankei … Hễ bất cứ ai … ai … đă sẳn ḷng kính trọng Ông, dễ thường nghe Ông khuyên bảo và thuyết phục …! C̣n như tôi đây vốn không kính trọng Ông, không muốn bị Ông thuyết phục th́ làm sao và như thế nào Ông có thể khuyên bảo hay làm cho tôi vâng theo lời Ông được  chứ?

Thiền Sư Bankei từ tốn quan sát người “thanh niên dễ mến” rồi kiên nhẫn nói với anh ta:

-  Ô hay … Người bạn trẻ khí khái! Bạn nói đúng, tất cả những người đă nghe tôi, v́ tôi nói những điều họ muốn nghe. Bạn là người không muốn nhận làm sao tôi có thể cho cái ǵ được! Nhưng nầy người bạn trẻ, ngoài trời đang đỗ tuyết lạnh, sao bạn không bước vào trong đây, để chúng ta dùng chung trà nóng, rồi tôi sẽ chỉ cho bạn cái thuật làm sao tôi thuyết phục được người?

 

Gă tu sĩ kiêu hănh hiên ngang bước vào trong tịnh thất và đứng trước mặt Thiền Sư. Sư ngó quanh và mở lời mời:

-  Mời bạn bước sang phía bên trái của tôi, chúng ta nói chuyện thích hợp hơn!

 

Gă tu sĩ kiêu hănh bước sang bên phía trái của Sư Bankei. Sư khoát tay khuyến khích với giọng ôn tồn:

-  À  không … bên phải th́ hay hơn!

 

Gă tu sĩ kiêu hănh lại trở bộ bước sang phải. Sư vỗ nhẹ trên vai gă rồi nhẹ nhàng với thân tâm chân thành nói:

-  Nầy người thanh niên dễ mến, bây giờ anh hăy ngồi xuống và nghe tôi nói nhé …!

 

Minh Uy lắng nghe Ngữ Uyên kể chuyện. Chàng có cảm tưởng thú vị như đang là nhân vật trong câu chuyện vậy! Bất luận là ai: Thiền Sư Bankei hay gă tu sĩ trẻ tuổi kiêu hănh và chính ở hiện tại Minh Uy cũng đă và đang nghe cô “ả” Ngữ Uyên yêu kiều luyến thoắng, lắm lời mê thuyết …! Nàng nói tiếp:

-  Anh thấy không, gă tu sĩ trẻ tuổi kiêu hănh đă nghe theo lời “phục chúng” của Sư Bankei từ phút đầu tiên? Khuyên bảo hay chỉ dạy người ở thế thượng phong kiêu mạn, dễ khiến cho người ta nghe theo ḿnh sinh mặc cảm tự ti, thua kém, tủi thân phận … Phương cách của Thiền Sư Bankei quả là tuyệt diệu! … và đáng để cho “tiểu thư” khuê các “Ta” thuyết phục “các hạ” được chăng …?

-  Rất là … cải lương kiếm hiệp …! Uy trêu ghẹo nàng.

-  Hi … hi … hi …!

-  Và bây giờ cô “Bankei nhỏ” sẽ kể cho Anh nghe thêm chuyện ǵ nữa nè (giọng SàiG̣n) …?

-  Anh cứ ghẹo em “quài” (giọng SàiG̣n)  “cô Hai”  không thèm kể nữa … Anh lém như cuội (giọng Hà Nội - Bắc Kỳ 54) …!

 

Tuy nói như vậy. Nhưng Uyên vẫn tiếp tục kể chuyện trôi chảy mạch lạc, đôi khi ngắt khoảng ở những đoạn đối thoại gây cấn, hào hứng và cười cợt thích thú như nhập vai, hoá thân vào nhân vật trong chuyện … và thường hay bắt đầu bằng câu hỏi ” Anh biết không”? Hẳn nhiên Uy biết “tỏng” đi rồi. Nhưng cứ giả vờ như chưa biết và không biết để cho cô “ả” tưởng bở, phụng phịu cho vui với ngày Xuân …! Và lại nữa:

-  Anh biết không? Có hai vị Sư: Tanzan và Ekiko là đôi bạn đồng hành đi trên đường từ ngoại thành Kyoto trở về chùa, khi đến vũng lầy, cả hai thấy một cô gái mặc bộ Kimono và chiếc khăn quàng cổ bằng lụa trắng tuyệt đẹp, cô dợm chân định bước qua, rồi ngập ngừng e sợ té ngă lại rụt rè không dám bước qua …! Lập tức Sư Tanzan bước tới bên cô gái và nói:

-  Này cô bé!  Để tôi giúp cô một tay!

 

Nói xong, Sư Tanzan tự  nhiên bế nhấc cô gái đi qua vũng lầy rồi để cô xuống an toàn. Cô gái cám ơn rối rít …! Sư cười hề hà xem như vô sự! Đôi bạn tiếp tục cuộc hành tŕnh. Sư Ekiko tuy không bế cô gái, nhưng rất lấy làm ái ngại, khó chịu trong ḷng! Khi cả hai dừng chân tạm nghỉ ở một ngôi đền. Ekiko không thể dằn ḷng được nữa bèn lên tiếng trách bạn:

-  Nầy Huynh, chúng ta đồng là nhà Sư tu hành trong Phật Giáo và giữ giới luật nghiêm túc … Huynh không nên giữa thanh thiên bạch nhật  bồng nữ giới trong tay … hơn nữa lại là một cô gái đẹp, nguy hiểm lắm …! Sao Huynh lại làm thế?

Sư Tanzan mỉm cười tế nhị đáp lời bạn:

-  Tôi đă bỏ cô gái ấy sau vũng lầy. Cớ sao Huynh c̣n mang theo làm ǵ?

 

Kể xong, Ngữ Uyên có vẻ thích thú, nàng rót chung trà mời Uy và nhâm nhi thưởng thức  hương vị trà Xuân! Ngoài ngơ nhà ai có tiếng cười nói ồn ào náo nhiệt của lũ trẻ đốt pháo nổ vang đ́ đùng,  mùi diêm sinh cháy khét, khói lam bay quyện gió sớm mai lan toả không gian ấm áp ngày Tết đầu năm …!

 

-  Anh có biết, nếu Em là Sư Tanzan th́ chưa chắc đă dám bồng cô gái đẹp ấy trên tay v́  “nam nữ thọ thọ bất thân” mà lỵ, phiền năo lắm … lắm … “ngàn xưa cho đến nǵn sau” đều vương vấy phiền năo … hi … hi … hi …! 

-  Ồ không,… ”cô Tanzan” xưa rồi, lỗi thời rồi …! Bây giờ đang là thế kỷ 21 văn minh tân tiến, nên nam thanh, nữ tú “văn vật” hơn xưa rất nhiều …! Ngài Khổng Phu Tử được thợ đúc, tạc bằng đá, bằng đồng sắt, chân tượng bị kiềng giữ đứng trơ trọi trên bệ thờ ở Văn Miếu không thể bước xuống cuộc đời thực tại, “ngài” chỉ trơ đôi mắt lạc thời thế với hàng lông mày dài che phủ thanh nhăn tí hí nh́n đám hậu sinh văn minh “kính nhi viễn chi”… và đang thời th́ ”nam nữ cọ cọ rất thân” thương, vui thú hơn nhiều …!

 

Biết Minh Uy méo mó chọc ghẹo cho vui, nên cô “ả” Ngữ Uyên “nhường nhịn” không lạm bàn “ăn thua” chí chát …! Tuy nhiên vẫn có chút thẹn thùng ửng hồng lên đôi má với câu  nói “… cọ… cọ… rất … thân”… và tuy chưa “biết” chuyện vợ chồng! Nhưng theo lời của mấy “con” bạn tinh nghịch b́nh loạn về “nữ lưu tứ hảo tướng” tốt mái hại trống, hại chàng … th́ Ngữ Uyên có đầy đủ … hi … hi … hi …! Uy nhận thấy nàng đẹp và đáng yêu vô cùng! Tuy yêu nhau đă lâu... Nhưng đă được mấy khi cận kề bên nhau, nên mỗi lần có dịp được nh́n ngắm  dáng yêu kiều quen thuộc, mái tóc đen mượt thả hờ hững bờ vai, vẻ mặt thanh tú rạng rở với đôi mắt đẹp lạ thường khi nàng hướng ánh mắt chợt nh́n vào khoảng không hư vô xa xôi vời vợi như chứa cả trời thăm thẳm viễn phương diễm mộng và buồn như héo hắt ngọn thu phong! Chính đôi mắt nầy đă khiến Minh Uy xao xuyến tâm hồn và yêu ngay từ giây phút đầu tiên “chạm” mặt trong sân trường đại học có hàng me xanh lá ven đường!

 

Ai hiện đến thăm cơi ngà trăng diễm?

Vườn chiêm bao dăm đóa mộng lung linh!

(MĐTTA)

Và:

 

Yêu từ đâu đến tôi nào hay biết

Chỉ ánh mắt thôi là Yêu cả một đời …!

 

-  Để Anh kể cho Em nghe một chuyện mà Anh thích nhất trong chuyện Thiền Nhật Bản: Tại cổng tam quan của ngôi đền Obaku có chạm trổ ba chữ đại tự Đệ Nhất Đế thật là tuyệt tác, nét thư pháp như phượng múa rồng bay! Du khách đến viếng ai ai cũng tấm tắc ngợi khen tài! Những chữ nầy được Thiền Sư Kosen viết trên giấy bản cách đây hơn hai thế kỷ, được phóng lớn và chạm trổ khắc trên gỗ. Tương truyền rằng: Khi Thiền Sư Kosen thảo bút viết có chú tiểu nhỏ là đệ tử của Sư giúp hầu mài mực cho Thầy, chú chăm chú theo dơi như quán xét từng nét thảo của Sư và tự nguyện sẽ mài nhiều nghiên mực cho đến khi nào Sư Kosen viết được một tuyệt tác phẩm mới thôi … và chú luôn phê b́nh sau mỗi lần Sư viết xong bức thư pháp:

-  Bức thư pháp nầy không đẹp!

 

Thiền Sư Kosen vui vẻ viết lại bức khác … Chú ngắm xong bèn chê:

-  Cái nầy cũng không được!

 

Sư Kosen viết lại bản khác với sự dè dặt và cố gắng… Sư bằng ḷng và hỏi chú tiểu:

-  Bản nầy được không?

-  Tệ quá!… xấu hơn cái trước!

 

Sư Kosen cố b́nh tâm, cẩn trọng viết lại bản nữa … Rồi hỏi:

-  Bản nầy thế nào?

-  Đẹp! Nhưng nét thảo bị g̣ ép quá, không thoáng, không thoát …!

 

Thiền Sư Kosen kiên nhẫn viết lại nhiều bản khác, vẫn bị chú đệ tử nhỏ chê là vụng về, chưa chuẩn! Cả buổi sáng đến giữa trưa, Sư đă viết tới tám mươi bốn bản Đệ Nhất Đế chất thành đống vẫn không được chú đệ tử nhỏ phê “Đạt” và đồng ư …! Sư Kosen thân tháo mồ hôi trán và run tay viết, tâm cảm thấy kém tự tin với tài thư pháp nổi tiếng của ḿnh …! Chú nhỏ kiên nhẫn mài mực và b́nh phẩm tiêu cực với với ánh mắt khuyến khích pha lẫn chút “thương hại” tài hoa “vụng về” của Sư Phụ măi cũng đă chán …! Bất chợt có tiếng hót của con chim lạ ngoài sân vườn, chú nhỏ nhanh nhẩu chạy ra xem. Thừa dịp, Sư Kosen nhủ thầm: “Bây giờ là lúc ta tránh thoát khỏi đôi mắt cú vọ sắc bén của nó” và Sư lấy lại sự b́nh thản thân tâm thư thái vô quán ngại, thông dung tự tại, hỷ lạc sinh khởi,  khinh an nhẹ nhàng thơi thới xuất thần … Sư thảo bút viết lên trang giấy bản như làn gió mơn man phớt đùa nhỡn nhơ trên ngọn cỏ ba chữ Đệ Nhất Đế thanh thoát! Chú đệ tử nhỏ bước trở vào pḥng nh́n thấy tác phẩm, cậu trố đôi mắt tṛn xoe đầy vẽ ngạc nhiên rạng rở hiện lên khuôn mặt rồi buột miệng khen:

-  Ồ …  Phật ơi, đẹp quá! Tuyệt! Tuyệt tác! Một kiệt tác phẩm …!

 

Ngữ Uyên lắng nghe chàng kể chuyện có chút tinh nghịch dễ thương trong lối tŕnh bày câu chuyện lư thú về Chú đệ tử nhỏ tinh tường của hoà thượng Kosen! Như nhớ ra chuyện ǵ, nàng nói:

-  Anh kể chuyện,  Em mới nhớ tháng trước Em có đến thăm Sư Khánh Hỷ được Sư kể cho nghe một chuyện vui: Chuyện có hai người tranh luận: Người tôn kính Đức Phật cho rằng: “ Chỉ có Đức Phật từ bi, trí tuệ mới giảng dạy đúng chánh pháp”. Kẻ tin Chúa bảo: “ Chỉ có Chúa Trời là đấng toàn năng sáng tạo ra muôn loài”. Đang hồi tranh luận gây cấn quyết liệt!… Chợt có cậu thiếu niên đang đẩy xe chở đất cát phụ giúp xây dựng khuôn viên đ́nh làng đi tới hô toáng lên: “Tránh ra, tránh xa … kẻo bị xe cán chết, rồi than Trời, trách Phật “!

 

Minh Uy với tay rót thêm chung trà và nghe Ngữ Uyên nói với âm điệu kể chuyện như tâm t́nh:

-  Thời gian qua mau, mọi vật đều biến chuyển rồi hư hoại dần … Hỏi ta làm được ǵ để chính bản thân đặng sự ích lợi Chân - Thiện - Mỹ để đóng góp với tha nhân thêm đặng phần an vui, hạnh phúc mới là đáng kể? Tranh luận hơn thua, được mất để đem người về cùng với điều ḿnh ưa chuộng, yêu thích chủ quan, phiến diện … chưa hẳn là phương sách tốt nhất!

 

Uy đưa ngón tay “number one” tán thuởng người yêu với chút tinh nghịch!

-  Tuyệt! … “luận sư” Ngữ Uyên thật là không b́nh “yên ngữ” … nói như … như  ǵ nhỉ … À nói như đang thuyết pháp “độ sinh”!

-  Không, nghe Pháp thuyết mới thật là cần thiết và tri thức … hi … hi … hi …! Anh nhận thấy Em có nhiều nam tính không? Ai đời thân gái mà lại chuộng thú: uống trà, đọc sách, hội hoạ, tập vơ, luyện kiếm, âm nhạc, tử vi - tướng số, thiền học, … Em ôm đồm nhiều thứ … Nhưng trí khôn có hạn mà “sức ngu” th́ dư thừa … hi … hi... hi … em như con tầm ăn dâu mà chưa nhả ra được sợi tơ vàng óng ả,  hay v́ chưa có “chân nhân” điểm nhăn khai ngộ đă bị “ai” đó quyến rũ vào chuyện yêu đương trai gái mà đành phải chịu mai một “tài hoa” chăng? “Hồ Trường” … hồ trường … ta biết trút về đâu, rút vào đâu? Đau thay, mười tám niên thân thế bóng tà dương … hi … hi … hi …!

Minh Uy thích thú vị với thái độ luyến thoắng diễn tả bi hài “Hồ Trường” của Ngữ Uyên, có lẽ Chính Khí Ca mà “nhỡ” vào tay “ả” cũng thê thảm tương tự mà thôi!

 

-  Vậy theo “cô Hồ Trường” thế nào là nghe nhiều học rộng?

-  Em thường luận loạn với mấy “nhỏ” bạn như ri: Muốn không bị người ta lừa gạt th́ chớ để cho bọn: Tu sĩ loạn đạo, thuật sĩ ba hoa, triết gia nhiễu sự, học giả cuồng từ, chính trị hoạt đầu nhẩy bàn độc mồm mép như thoa mỡ đa ngôn dẫn dụ …!

-  Chí lư … chí lư!

-  Em lư sự nhiều chuyện … Mẹ thường rầy la “hăm doạ” tính nết như con trai … chẳng có con ma nào dám rước về làm thê thiếp v́ sợ bị Em ăn hiếp? “Chàng”  nhớ nhé! …“nhỡ” có “rước” Em về th́ xin thương hương, tiếc ngọc chớ ăn hiếp thiếp đấy nhé!

-  Anh … ăn th́ có thể, chứ “hiếp” th́ … là chính nhân quân tử không có thói Bùi Kiệm ép liễu, nài hoa … “Nguyệt Nga nàng ngồi yên trong kiệu cưới chớ ra, nàng là phận gái ta là phận trai” c̣n nàng th́ “ban ngày mắc cở, tối ở quên về rằng ai … á … a  … quên về, rằng thương quá thương “! -  Anh …!

  

Một thoáng yên lặng, Uy nh́n ra hàng hiên nắng Xuân lên cao ấm áp, lũ chim se sẻ là những “thị dân” chuyên cư trú trên mái nhà, dạn dĩ bay tụ đàn trước sân,  chúng  nhẩy nhót gọi nhau chim chíp tranh nhau những mẫu vụn bánh ḿ và những hạt thóc tấm mà Ngữ Uyên đă rải cho chúng mỗi buổi sáng.

-  Anh …!

 

Uyên nh́n chàng …! Uy vờ như lơ đểnh nh́n ra hàng hiên yên lặng … Có đôi bướm bay vờn lă lơi bên khóm hoa thược dược …!

-  Chuyện vui th́ cũng vui! Nhưng hơi “căng” đấy!
-  À … há!

 

Uyên mỉm cười “trả lễ” với Uy. Nàng nói tiếp:

-  Thỉnh thoảng cũng phải viết hoa ngôn biếm lẽ cợt đùa, châm chích một chút cho đời thêm ư vị, chứ cứ măi nghiêm túc như tu viện th́ thế giới nầy chỉ có Kinh Điển để ca ngợi và tôn kính thần linh mà thôi … chán lắm! Em nhận thấy ngay ở trong đời sống nếu “cái” ǵ cũng trịnh trọng, chuẩn bị kỹ lưỡng để đón nhận những “cú” đánh của t́nh huống khó khăn … mà chưa chắc “nó” sẽ xẩy đến, khiến cho ḿnh cứ căng … căng thẳng thân tâm không được thư thái, giản dị, linh hoạt như phản xạ tự nhiên … để rồi khi gặp “quả” đánh bất ngờ, chẳng đỡ được!

 

Ngữ Uyên với tay rót châm thêm cho chàng chung trà. Uy im lặng, đôi mắt nh́n đồng cảm với người yêu đang luyến thoáng kể chuyện:

-  Anh …! Sao như “cậu bé” trốn học thả hồn theo đôi mắt xanh nh́n ḍng nưóc chảy vậy?  Thôi để “cô giáo Uyên” đưa “em” Uy ḿnh trở lại lớp học nhé!

Uy biết “cô ả” đang muốn khuấy động chuyện ǵ đây? Chàng nói đùa:

-  Không,… Thưa Cô:

Em học tṛ sẽ không c̣n đi học,

Trong sân trường lá vẫn rụng đ́u hiu!

(Tế Hanh)

 

Chàng nói tiếp:

-  Xin quí “Thầy, Cô” … hăy để lũ trẻ chạy rong chơi vui đùa hồn nhiên với tuổi thơ hoa niên! Đừng “cường quyền” ép uổng, lùa trẻ thơ vào “chuồng học” với những môn toán đố khó đến nhức đầu … không vui chút nào phải không?

 

-  Thôi … hỏng rồi “bé” Uy ơi  … ấu bất học bất đậu Tú Tài “bé” sẽ đi Trung Sĩ …! “Cô” không thể làm Ma Soeur dịu hiền và đẹp như Đức Mẹ Maria trong tranh để “bé” làm gả thi sĩ si t́nh chạy quẩn quanh nhà thờ hoặc chui vào lẫn trong góc khuất của quán Café, trồng cây si mấy cô thu ngân viên mà t́m ư thơ đâu đấy nhé! Thôi th́:

 

Hoa úa khinh cài thân Ngọc Nữ

Bút cùn hư hoạ dáng Tiên Đồng.

 

-  Anh nhận xét Em “mần” đại Thi Sĩ được không?

-  Được chứ! Em là Thi Sĩ “hạng gà” chịu không?

 

Uyên phụng phịu vẽ mặt thoái thác!

-  Anh, … sao lại “thi sĩ hạng gà”… Em đâu phải là vơ sĩ?

-  Chính xác mà! Ưng chịu đi thôi… v́ “thi sĩ” ḿnh gáy quá!

 

Uy đưa chung trà lên môi chưa uống vội, chàng muốn thưởng thức hương thanh trà d́u dịu bên cạnh người yêu trong gian pḥng ấm cúng ngày đầu Xuân thật là niềm hạnh phúc tuyệt vời! Uyên nhẹ nhàng nói như giải bày:

-  Anh biết không? Từ khi yêu Anh và măi sống với chuỗi ngày xa cách, khiến Em biết sống một ḿnh, kiêu hănh như loài dă Hạc trơ trọi giữa non cao nghe gió ngàn lồng lộng cợt đùa trên đỉnh vân sơn, nh́n sông hồ hạn hẹp  mà mơ ước chuyện trường giang với thuỷ chung tương hoán dù trải qua nhiều t́nh huống gian nan và nghịch cảnh cuộc đời …!

 

Uy lắng nghe nàng tâm t́nh và như cũng đang thấu nỗi cô đơn đồng cảm với người yêu!

 

-  Anh xin lỗi, …! Nhưng làm sao hơn? Trên quảng đường dành cho một quân nhân trong thời chiến như Anh với điều kiện chiến trường mỗi ngày thêm khốc liệt, vừa mới bay yểm trợ quân bạn xong, trở về đáp tàu để cho cơ khí kiểm soát tu bổ lại lên phi vụ tăng phái phải bay trong đêm … Sống chết nào ai đoán biết trước được! Anh vẫn biết trong khi bao nhiêu quân nhân như Anh và biết bao chiến sĩ đang tại ngũ đang trực diện với gian nan, nguy hiểm, chiến đấu  từng phút, từng giờ để bảo vệ dân lành có được cuộc sống tương đối b́nh an, hạnh phúc … Th́ những cậu Ấm, cô Chiêu con cái nhà quan quyền thế lực có của cải tiền bạc dư thừa đang nhởn nhơ tung tăng diễu quanh phố thị, ăn chơi tiêu xài hoang phí, hưởng thụ xa hoa, tập tành đồi truỵ  từ trong nước đến ngoại quốc làm thêm băng hoại xă hội, góp phần tiêu cực tệ hại …! Nhưng họ cũng chỉ là thiểu số, trong nhân đức họ đă tha hoá và bị khinh miệt! Hăy buông bỏ và quên họ đi … V́ họ khiếm khuyết giáo dục về Nhân Văn không có tính Người, chỉ mê muội sống theo bản năng thú tính đa dục thấp hèn …!

 

-  Hàng ngày Em thường theo dơi qua báo chí, radio, truyền h́nh … nghe ngóng, t́m xem những tin tức chiến trường với tâm trạng hồi hộp lo âu, bất an … mỗi khi biết tin phi đoàn Anh đang tham dự không yểm cho cuộc hành quân … Nỗi lo sợ mất Anh là h́nh ảnh bi thảm nhất cho Em và Em phải tập trấn tĩnh, b́nh tâm để quen dần và tự đặt ḿnh như cùng tham dự cuộc chiến để có can đảm và giữ cho đời sống lạc quan với hoàn cảnh hiện tại! Em sống như người t́nh nữ lăng mạn ôm giữ và sống với mối t́nh “như” chỉ có trong tâm tưởng mà người yêu măi xa với chiến trận ngút ngàn …!

 

Nếu cuộc đời là hữu phùng hữu biệt

Th́ tôi xin như mây trắng măi ngàn phương

Nếu cuộc đời là sầu đa lạc thiểu

Sao chân cầu c̣n lưu nước trường giang…?

Ai đă qua sông c̣n ngoảnh vời cố quận…?

Thiên lăng xa ải nhạn hướng đâu t́m …?

(Minh Đức Triều Tâm Ảnh)

 

-  Ngữ Uyên,… Nước trường giang vẫn luôn yêu thương và quyến luyến chân cầu…! Nhưng:

 

Ôi trai trẻ một thời oanh liệt quá!

Kiếm trên vai vô địch mấy sông hồ

Và ngạo khí tưởng chừng như thép đá

Giữa ngàn năm sinh tử chẳng nhấp nhô.

(Minh Đức Triều Tâm Ảnh)

 

-  Anh biết không, vào những đêm trăng sáng, Em mở cánh cửa sổ, từ bóng tối căn pḥng hướng tầm mắt trông về phương trời xa thẳm như dơi theo đâu đó trên bầu trời có nhấp nháy ánh đèn của chuyến bay đêm như thể h́nh dung Anh đang bay bổng trong tinh cầu xa vời đó …  Em cảm thấy lâng lâng niềm thương yêu dịu dàng rồi chấp tay nguyện cầu ơn trên chở che cho Anh và quân bạn được b́nh an!

 

Minh Uy lắng nghe Uyên tâm t́nh, những âm thanh quen thuộc nồng nàn, thắm thiết pha lẫn có nhiều khắc khoải chờ mong …! Chàng thương cho người yêu và cảm thông với bao nhiêu phụ nữ đang có người yêu, chồng, cha, anh - em đang là quân nhân trong cuộc chiến, họ phải sống và chịu đựng nhiều nỗi nhớ thương xa cách âm thầm …!

-  Anh c̣n nhớ bài thơ Em viết tặng Anh không? Bài Chuyến Tầu Đêm đó!

 

Chuyến tầu đêm rời ga thật xa…

Mi ướt sương khuya đă nhạt nhoà

Ánh mắt trông theo c̣n giữ lại

Thương người xa khuất nẻo đường mây!

Từ đó đă qua rồi bao năm

Người đi biền biệt mấy sông hồ

Đêm nay có chuyến tầu rời phố

Em gởi cho Anh những gọi thầm.

Em đến sân ga đă từ lâu

Ḷng ga chờ đón một con tầu

Mang về viễn khách t́nh quân cũ

Mái tóc phong sương đă bạc mầu.

(Chuyến Tầu Đêm - Hoàng Minh Uyên)

 

-  Anh có nghe tiếng gọi thầm của Em không?

-  Uyên em, Anh thường ở nơi không b́nh yên, có đôi lần con tầu bị bắn rớt,  Anh may mắn sống sót được quân bạn gan dạ liều lĩnh xă thân cứu thoát rồi cùng trú dưới giao thông hào chờ bạn bè bay đến bốc đi, Anh cũng tay súng chong đỏ mắt nh́n theo ánh hoả châu chiếu soi trong đêm, bên kia vùng địch chiếm, ở đó có biết bao dân lành vô tội, nghèo khổ lam lũ, đang bị áp bức, kềm kẹp, mạng sống rẻ tựa bọt bèo trước họng súng tàn bạo vô cảm của quân thù, họ trông chờ các Anh hành quân đến giải phóng, cứu giúp đem về phía tự do, để có được cuộc sống yên b́nh hạnh phúc! Danh Dự của Quân Đội, Trách Nhiệm với Đồng Bào các Anh khó mà xao lăng, trốn tránh để mưu cầu cuộc sống an thân cho riêng ḿnh được …? Tuy vậy từ một nơi trong trái tim, những hạt máu đỏ tươi đă bùng vỡ thành tâm t́nh  diễm tuyệt thương yêu Em,  biết nói sao cho vừa t́nh yêu của đôi ta! Lũ chim muông c̣n biết bay về tổ ấm khi ánh hoàng hôn chạng vạng tối dần … c̣n t́nh Anh yêu Em … Anh biết đưa em về đâu khi con tầu đang bay vào vùng lửa đạn, súng pḥng không của địch bắn như đan lưới đạn sáng rực cả một vùng trời …!

 

Ngữ Uyên để im bàn tay trong tay Uy, nàng cảm nghe hơi ấm lan nhẹ qua thân như thể hạo nhiên khí phách ngang tàng đă hun đúc từ trăm năm, ngàn năm nên vóc dáng h́nh hài và tâm hồn người yêu của nàng! Ngữ Uyên  cảm thấy hạnh phúc pha lẫn nhịp đập của đôi tim chuyển chở biết bao niềm thương yêu dạt dào …! Nắng Xuân lên cao ngoài hiên, gió ban mai thổi nhè nhẹ làm lay động những cánh hoa đào khoe sắc thắm phơn phớt vẻ đẹp mơn mỡn như má cô gái Xuân th́ thoáng chớm ửng hồng e thẹn! Uy âu yếm gỡ những sợi tóc gợn bay rối phất phơ trên khuôn mặt dịu hiền của Uyên. Chàng tâm t́nh với người yêu và như tự nói với ḿnh:

-  Trong cuộc chiến tự vệ của Quân - Dân miền Nam mà Anh có dự phần chiến đấu để Bảo Quốc - An Dân, phải đánh đổi bằng máu xương của biết bao chiến sĩ ngă xuống mới có được tương đối hậu phương yên ổn cho dù chưa được  vẹn toàn …  và măi cho đến bao giờ chứ? Cuộc chiến như định mệnh oan nghiệt kéo dài, giết chết đi bao mộng ước tuổi thanh xuân! Em biết không có những buổi chiều an b́nh, được bay thấp qua thôn làng hẻo lánh, nh́n những làn khói lam mờ toả lên mái tranh nhà ai vừa đun bếp lửa? Cảm cảnh bản thân …  Anh cũng mơ ước một bếp lửa thâm t́nh với Ngữ Uyên của Anh, để hai chúng ta ngồi kề bên nhau hàn huyên ôn chuyện tâm t́nh …!

 

Ngữ Uyên lắng nghe Minh Uy nói, nàng cảm thông và thương yêu chàng hơn bao giờ! Từ khi hai đứa yêu nhau đến nay tuy phải xa nhau! Nhưng trong thăm thẳm của ḷng đại dương bao la tâm tư, t́nh cảm của nàng như trăng soi bàng bạc lối ngơ Uy đang sống đời chinh phu trong thời chiến chinh khói lửa và nàng có khác ǵ chinh phụ với bao nỗi khoắc khoải chờ mong! Nàng thấu hiểu nỗi cam go khốc liệt trên chiến trường, nên thường  thầm cầu nguyện với đấng thiêng liêng cho chàng luôn được b́nh yên trở về với con tầu quen thuộc!  Ngoài ngơ trúc đôi chim Oanh chuyền hót líu lo như mời gọi đất trời thêm hương nhuận sắc! Uy cảm được t́nh Xuân từ những chồi lá non, nụ hoa mai vàng rực rỡ, cúc, đào, thược dược và nhiều nữa … mới nở buổi sáng nay và Ngữ Uyên đẹp mượt mà, thướt tha tà áo dài thêu hoa với bàn tay dịu dàng rót thêm mấy chung trà đầu Xuân.

 

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính