Hát Ru - Thăng trầm theo vận nước

 

Trần Nhật Kim

 

 

 

Khi nói tới “Hát” chúng ta thường liên tưởng tới một ca khúc, một bản nhạc, dù Tân hay Cổ nhạc, đều được hỗ trợ bởi các nhạc cụ để gia tăng sự hấp dẫn đối với người thưởng thức.

 

Thí dụ như: Hát Nói (C̣n gọi là Ca trù) là sự phối hợp giữa Thơ và Nhạc, xuất hiện từ Thế kỷ 11 dưới thời Vua Lư Thái Tổ (1010), nhưng phải đợi đến Thế kỷ 15 mới trở thành một nghệ thuật tŕnh diễn nơi cung đ́nh.

 

Hát nói là một loại nghệ thuật tŕnh diễn mang tính chất thính pḥng, được thực hiện bởi một “Ca nương” xử dụng cặp “Phách” để giữ nhịp và một “Kép đàn” chuyên sử dụng đàn Đáy (Vô để cầm: đàn không đáy – để ngắn gọn gọi là Đàn Đáy). Ngoài ra c̣n một người đánh trống chầu, thường là một “Quan khách”, sử dụng một trống nhỏ để chấm câu ca, nhịp phách giúp cho người thưởng thức biết chỗ nào hay chỗ nào dở bằng tiếng trống “Tom, Chát” (Tom: gơ vào mặt trống, Chát: gơ vào cạnh trống). V́ mang tính chất thính pḥng, nên khi thưởng thức buổi tŕnh diễn Ca Trù trong không khí trang trọng, đă đặt nặng về “nghe hát” hơn là “xem hát”.

 

Cũng như Hát Nói, “Hát Xẩm”, một loại dân ca phổ biến tại Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ xuất hiện vào khoảng thế kỷ 14. Ngày xưa, hát Xẩm là h́nh thức mưu sinh của người dân nghèo, đa phần là người khiếm thị, thường xuất hiện tại các khu chợ hay đường phố đông người qua lại. Hát xẩm có tính ngẫu hứng và người biểu diễn có thể tự do diễn đạt hoàn cảnh xă hội qua các câu chuyện. Hát Xẩm sử dụng “đàn Nhị” và “Sênh” để giữ nhịp.

 

Mỗi loại Hát trên đều có xuất xứ và cách vận hành khác nhau. Riêng “Hát Ru” ở một vị thế đặc biệt, không cần tới sự hỗ trợ của bất cứ nhạc cụ nào. Không ai biết Hát Ru xuất hiện từ khi nào, có lẽ từ khi có sự xuất hiện của con người.

 

*

 

Hát Ru gồm những bài hát ru con, có âm hưởng êm dịu nhẹ nhàng lấy từ đồng dao hay ca dao. Không ai biết tác giả những câu ca dao là ai, nhưng có một điểm chung là dễ tác động tới người nghe. Hơn nữa, trong ca dao có thơ “Lục bát” vốn đă có sẵn tính nhạc, nên dù không có nhạc cụ hỗ trợ, chúng ta cảm nhận được những câu hát ru ḥa lẫn trong sóng nhạc. Ngay cả khi lời ru chỉ ầm ừ trong miệng cũng ẩn chứa những âm hưởng bổng trầm, êm dịu, với cử chỉ vỗ về tràn đầy tŕu mến yêu thương.

 

Hát ru là một loại dân ca biểu hiện t́nh cảm yêu thương con người, truyền từ thế hệ trước đến thế hệ tiếp theo như một ḍng chẩy liên tục không ngừng. V́ được truyền khẩu qua nhiều thế hệ, nên hát Ru cũng chịu ảnh hưởng bởi người ru, theo truyền thống gia đ́nh hay địa phương, nhưng lời ru luôn giữ được sự truyền cảm, gần gũi giúp trẻ em dễ đi vào giấc ngủ. Trong hát ru chỉ chú trọng tới lời ru, c̣n âm điệu đều tùy thuộc vào cách diễn tả của các bà mẹ theo cảm súc, t́nh cảm của riêng ḿnh. Hát ru cũng là bài học đầu đời của các trẻ thơ về ngôn ngữ và t́nh yêu thương gia đ́nh đến ḷng yêu đất nước sắt son được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Công ơn của cha mẹ được ghi lại qua hát ru:

 

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một ḷng thờ mẹ kính cha
Cho tṛn chữ hiếu mới là đạo con

 

Hát ru bao gồm các câu ca dao mà ca dao là thơ của quần chúng, do những người đă sống trong giai đoạn lịch sử đó ghi lại các sự kiện một cách trung thực, sống động, trong khi các người viết sử v́ khả năng hay do áp lực của xă hội, như thường xẩy ra dưới chế độ cộng sản độc tài luôn bị đảng kiểm soát, đă không nói lên được sự thật. V́ hát ru là những câu hát diễn tả t́nh cảm yêu thương, nên những biến động của xă hội cũng ảnh hưởng tới tâm tư con người.

 

Nh́n lại lịch sử Dân tộc, Việt Nam đă trải qua nhiều biến động quan trọng, như thời kỳ Bắc thuộc kéo dài 1.000 năm đến 100 năm Pháp thuộc, và gần đây nhất là thời kỳ Cộng thuộc, từ Nga Sô xâm nhập vào nước ta từ thập niên 1940 tới nay. Mỗi thời kỳ ngoại thuộc đă để lại một dấu ấn khó quên trong ḷng người dân Việt.

 

Trong thời kỳ “Bắc thuộc”, các triều đại Trung Hoa không ngừng đồng hóa dân tộc Việt qua nhiều h́nh thức, từ tư tưởng đến văn hóa, nhất là ư đồ xóa dần huyết thống dân tộc Việt bằng cách cho người Hoa lấy vợ Việt. Trong 1.000 năm Bắc thuộc, dân tộc Việt đă nhiều lần chống lại lực lượng xâm lăng của các triều đại Trung Hoa, chúng ta cũng có gần 1.000 năm tự chủ. Những câu ca dao lịch sử ghi nhớ công đức các vị Vua Hùng từ thời dựng nước đến các vị Vua mở mang bờ cơi sau này, c̣n vang vọng đến ngày nay:

 

Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba

Khắp miền truyền măi câu ca

Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm

 

Đến thời Vua Lê Thái Tổ, các câu ca dao nói lên công đức của nhà Vua khi rời kinh đô Hoa Lư (Ninh B́nh) về thành Đại La. Ngài đă chứng kiến một đám mây h́nh con rồng từ chân thành bay lên, nên đổi tên thành Đại La là thành Thăng Long (Hà Nội) vào năm 1010, tạo nơi đây thành một vùng đất phồn hoa đô hội được ghi lại qua ca dao:

 

Rủ nhau chơi khắp Long thành
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai:
Hàng Bồ, hàng Bạc, hàng Gai
Hàng Buồm, hàng Thiếc, hàng Bài, hàng Khay,
Mă Vĩ, hàng Điếu, hàng Giầy
Hàng Lờ, hàng Cót, hàng Mây, hàng Đàn,
Phố Mới, Phúc Kiến, hàng Ngang,
Hàng Mă, hàng Mắm, hàng Than, hàng Đồng,
Hàng Muối, hàng Nón, cầu Đông,
Hàng Ḥm, hàng Đậu, hàng Bông, hàng Bè,
Hàng Thùng, hàng Bát, hàng Tre,
Hàng Vôi, hàng Giấy, hàng The, hàng Gà,
Quang đi đến phố hàng Da,
Trải xem hàng phố, thật là cũng xinh.
Phồn hoa thứ nhất Long thành,
Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ.
Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ,
Bút hoa xin chép vần thơ lưu truyền.

 

Những câu ca dao trên đă trở thành một tấm bản đồ chi tiết về địa danh của thành phố Hà Nội, khiến du khách cảm thấy thân thuộc, không c̣n xa lạ khi tới thăm thành phố văn hóa này.

 

Cuộc kháng chiến chống quân Nhà Thanh (Trung Hoa) vào mùa xuân Kỷ Dậu (1789), được ghi dấu qua ca dao:

 

Xuân xưa vang tiếng Hà Hồi
Oai danh Nguyễn Huệ muôn đời c̣n ghi
Một trời khí phách uy nghi
Đón Xuân không thẹn tu mi Lạc Hồng

 

Thời kỳ Bắc thuộc chấm dứt vào năm 1883 khi Nhà Thanh (Trung Hoa) công nhận chủ quyền của Pháp tại Việt Nam, khởi đầu Thời kỳ “Pháp thuộc”. Thời kỳ “Pháp thuộc” kéo dài 100 năm đă mở ra cho Việt Nam một hướng đi mới, hội nhập với nền văn minh Tây phương, rũ bỏ dần những tàn tích chậm tiến lạc hậu của một quốc gia nhược tiểu. Mặc dù bị ảnh hưởng bởi văn hóa Tây phương về nhiều phương diện, nhưng dân tộc chúng ta vẫn bảo tồn văn hóa nước nhà.

 

Dưới Triều vua Duy Tân (Nguyễn Phúc Vĩnh San: 1900-1945), hai ông Trần Cao Vân và Thái Phiên thuyết phục nhà Vua tham gia tổ chức “Việt Nam Quang Phục hội” khởi nghĩa chống thực dân Pháp. Cuộc khởi nghĩa bị thất bại, nhà Vua bị đi đầy. Hai ông Trần Cao Vân và Thái Phiên v́ nước hy sinh. Người dân Huế bầy tỏ sự tiếc thương qua các câu ca dao thường nghe thấy trên các chuyến đ̣ trên ḍng sông Hương:

 

Advertisement

Privacy Settings

Ai ngồi ai câu,
Ai sầu ai thảm,
Ai thương ai cảm.
Ai nhớ ai trông.
Thuyền ai thấp thoáng bên sông,
Đưa câu mái đẩy chạnh ḷng nước non.

 

Trong hai thời kỳ ngoại thuộc trên, tiếng hát ru vẫn vang vọng từ sau lũy tre xanh đến nơi đô hội như ấp ủ ư chí quật cường chống kẻ ngoại xâm của dân tộc Việt

 

*

 

Nhiều người nêu câu hỏi: tại sao tiếng hát ru không c̣n xuất hiện trong đời sống thường ngày ở nước ta như trước đây, ngay cả tại Hà nội, một nơi được mệnh danh là “cái nôi của văn hóa dân tộc” đă được ca tụng:

 

Chẳng thơm cũng thể hoa Nhài
Dẫu chưa thanh lịch cũng người Tràng An

 

Có ư kiến cho rằng hiện tại các bà mẹ phải vật lộn với đời sống hàng ngày trong sinh hoạt Kinh tế Thị trường, hay đầu tắt mặt tối mưu sinh trong một xă hội bất ổn cả về vật chất lẫn tinh thần, nên không có thời gian gần gũi con cái. Câu trả lời này không làm nhiều người đồng t́nh, v́ vào thời kỳ sau Cách Mạng mùa Thu (19-8-1945) đến thời Bao cấp hay trước ngày xâm chiếm miền Nam 30-4-1975 và cho đến hiện tại, kinh tế Việt Nam vẫn chưa phải là nền kinh tế thị trường. Thật ra, một đất nước kinh tế không thể phát triển v́ người dân vừa phải đầu tắt mặt tối gồng ḿnh kiếm sống trong một xă hội bất ổn, vừa để phục vụ cho quyền lợi của đảng CS, cũng như hệ thống tham nhũng ngày càng lớn mạnh bao trùm xă hội. V́ vậy, tiếng hát ru không c̣n hiện diện như trước. Trong khi đó tại miền Nam trước ngày 30-4-1975 với đời sống ấm no hạnh phúc, tiếng Hát ru vẫn vang vọng khắp miền Nam, trải dài từ Bến Hải đến Cà Mâu, từ thành phố đông người đến vùng Cao Nguyên hẻo lánh.

 

Theo nhận định của Giáo sư Trần Văn Khê, khi ông tới các nơi có nền kinh tế thị trường phát triển vượt trội hơn Việt Nam như Honolulu- Hawaii của Hoa Kỳ hay Toronto của Canada, ông vẫn nghe thấy tiếng ru con của các bà mẹ trẻ Việt Nam. Ông cũng cho hay khi tới Hà Lan giới thiệu âm nhạc Việt Nam, ông đă gặp một cặp vợ chồng trẻ c̣n đi làm, người vợ vẫn dỗ con ngủ với những câu hát ru Việt Nam, một h́nh ảnh gợi nhớ về cội nguồn dân tộc.

 

Như vậy, sự mai một của tiếng hát ru do đâu mà ra và xẩy ra từ khi nào, có phải do những biến động xă hội khởi đầu từ “Cách mạng tháng 8” của thời kỳ “Cộng thuộc”?

 

Trở lại chuyện cũ, Ngay sau khi cướp được chính quyền Quốc Gia, cộng sản VN (CSVN) theo chân Trung Cộng trong cách mạng văn hóa, đă loại bỏ bốn thứ: “Tư tưởng cũ, Văn hóa cũ, Phong tục cũ và Tập quán cũ” khởi đầu là chính sách “Cải cách ruộng đất”. Với chính sách mất nhân tính này đă giết hại 172.008 người không kể hàng triệu thân nhân liên hệ, bị trù dập phải sống ngoài lề xă hội. Trong cuộc thảm sát trên có 123.493 người bị chết oan, kể cả những ân nhân đă quyên góp tiền bạc, tiếp tay che dấu cán bộ cao cấp của đảng CSVN như trường hợp bà Nguyễn Thị Năm, đă được ông Hồ trả ơn bằng “viên đạn ân t́nh” vào ngày đầu của chính sách Cải cách ruộng đất, hay những cán bộ phục vụ cho đảng, giúp cho cuộc cách mạng thành công cũng bị thảm tử.

 

Một cuộc cách mạng tự cho là “kinh thiên động địa, long trời lở đất” với mục đích loại bỏ giới Địa chủ – Phú nông, một thành phần được cho là ác ôn cần phải tiêu diệt mà kết quả là tài sản của thành phần này đă nằm trong tay đảng, một lợi khí để đảng đe dọa đời sống an lành của người dân. Đám nhân dân nghèo đói này phải lệ thuộc vào đảng, thuận theo sự chỉ đạo của đảng. Đảng CSVN trở thành chủ nhân ông giầu có quyền lực, áp bức người dân nghèo bằng chính sách “bóp cổ túm dạ dầy”. Đám cán bộ cầm quyền và thân nhân qua cấu kết, móc ngoặc, đă tạo ra một tầng lớp mới “Tư bản đỏ” ăn trên ngồi trước với uy quyền sinh sát, trù dập người dân thấp cổ bé miệng. H́nh thức “Xin-Cho” cũng xuất hiện trong sinh hoạt xă hội tại miền Bắc, khiến đất nước trở lên khủng hoảng, nghèo khó.

 

Song song với chính sách “Cải cách ruộng đất”, “Đấu tố” cũng được CSVN tận dụng. Một hành động gian dối, người làm tố chủ, con tố cha vợ tố chồng để được nêu danh trung thành với đảng, tạo ra không khí nghị kỵ chia rẽ, hận thù, đă phá vỡ nền tảng gắn bó gia đ́nh làng xóm có từ lâu đời. Ḷng người bất ổn nên tiếng hát ru đă không c̣n hiện diện trong đời sống thường ngày.

 

Với chiêu bài “Trăm hoa đua nở”, đảng CSVN đă “đốt các loại sách báo thuộc văn học có từ nhiều thế kỷ và tù đầy giới trí thức”, góp phần phá vỡ văn hóa lâu đời của dân tộc. Một loại nghệ thuật như hát Ca Trù cũng chấm dứt tại miền Bắc v́ cho là tàn dư của chế độ cũ. Các ca nương và kép đàn nổi danh một thời cũng phải chôn dấu tên tuổi để tránh bị đuổi cùng giết tận của chế độ mới, các nhà trí thức cũng bị tàn sát hay tù đầy nơi rừng thiêng nước độc. Ca trù bị liệt vào loại văn hóa đồi trụy, đă bị loại khỏi sinh hoạt văn hóa của xă hội. Do đó, mặc dù hiện tại Ca trù được các giáo phường và những người có nhiệt tâm với văn hóa dân tộc khôi phục lại, v́ cho đây là loại văn hóa bác học, một loại văn hóa phi vật thể, ca trù vẫn khó phục hồi và phát triển như trước.

 

Chính sách “Trăm năm trồng người” đă biến đổi tâm trạng con người từ thuở thơ ngây, theo dàn dựng của ông Hồ và đám cán bộ thân tín được thực hiện, với dă tâm hủ hóa, biến đổi con người theo chủ thuyết phi nhân. Chúng bị mê hoặc bởi mùi thơm của bánh vẽ với danh hiệu anh hùng khiến lớp trẻ trở thành một thứ công cụ sống chết cho đảng như Kim Đồng, Lê Văn Tám trước kia đến Nguyễn Văn Trỗi sau này. Liệu những thiếu nhi này bị tiêm nhiễm bởi câu hát “ai yêu bác hồ chí minh hơn chúng em nhi đồng” đă rời ghế nhà trường để trở thành một thứ anh hùng trong ư đồ của đảng, và khi chúng trưởng thành liệu có c̣n nghĩ tới tiếng hát ru? Trong khi cha mẹ chúng miệt mài thi đua sản xuất mang lợi ích cho sự trường tồn của đảng, với khẩu hiệu: “Làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm, làm thêm giờ nghỉ…” cũng không màng tới lời ru điệu ḥ có từ thuở nằm nôi. Khiến tiếng Hát ru của các bậc mẹ hiền rơi vào quên lăng từ đó.

 

*

 

Thời kỳ Cộng thuộc là một giai đoạn đen tối nhất của lịch sử Việt Nam, đă đưa dân tộc tới chia rẽ hận thù. Bài học địa lư “từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mâu” chỉ c̣n là một giấc mơ, khi Ải Nam Quan trở thành Hữu Nghị Quan, đến Thác Bản Giốc, một vùng đất của quê hương, người Việt phải xin phép nhà cầm quyền Trung cộng để được viếng thăm. Diện tích của quê hương ngày một thu hẹp, trong khi giới lănh đạo đảng CSVN cam phận tôi đ̣i, tận tụy trung thành với Trung cộng, mặt mày hớn hở nhận bao thư ngày một lớn hơn từ nước cựu thù phương Bắc..

 

Sự lệ thuộc này được Dương Khiết Tŕ (Yang Jiechi), Cựu Bộ Trưởng Ngoại giao Trung cộng xác nhận trong bài viết: “Không cần phải đánh Việt Nam chúng nó.”

 

“Tại sao phải đánh chúng khi hơn 700 Km2 vùng biển biên giới phía Nam của ta đă được chúng dâng cho ta, một nửa thác Bản Giốc đă được cắm cờ 5 sao, Ải Nam Quan đă trở thành Hữu Nghị Qua mà chúng vẫn cực kỳ coi trọng.

 

Súng đạn nào mănh liệt bằng phong b́ tống vào miệng chúng để sau đó Đại Hán ta ngồi ngay trên nóc nhà Tây Nguyên, đào mồ xới mả đất mẹ của chúng mà bộ Chính Trị của chúng vẫn khăng khăng đấy là chiến lược đă quyết…”

 

(Trích: Không phải đánh Việt Nam chúng nó– Vũ Đông Hà –

danlambaovn.blogspot.com)

 

Sau “Cách mạng Tháng 8”, một cuộc chiến huynh đệ tương tàn kéo dài 20 năm, từ 1954 đến 1975, máu và nước mắt đă thấm ướt mảnh giang sơn nghèo khó này. Không một nhà viết sử nào trong nước ghi lại hành động của đám cán bộ đảng CS cướp đoạt tài sản của người dân lành.

 

Chúng ta hăy nghe những câu ca dao nói lên thực trạng xă hội dưới thời Xă Hội Chủ Nghĩa được lan truyền trong dân gian:

 

Dân đói mà đảng th́ no
Sức đâu ủng hộ, hoan hô suốt ngày
Đảng béo mà dân th́ gầy
Độn bắp, độn sắn đến ngày nào thôi…

 

Người dân phải nai lưng làm việc ngày đêm để phục vụ cho quyền lợi của đám cán bộ:

 

Thi đua làm việc bằng hai
Để cho cán bộ mua đài mua xe
Thi đua làm việc bằng ba
Để cho cán bộ xây nhà lát sân

 

Để phơi bầy ḷng căm phẫn của người dân trước sự lừa gạt của đảng CSVN trong câu: “Dân làm chủ, Nhà Nước quản lư, Đảng lănh đạo” được bóc trần qua ca dao:

 

Ai về qua tỉnh Nam Hà
Xem lũ đầy tớ xây nhà bê tông
Tớ ơi, mày có biết không?
Chúng ông làm chủ mà không bằng mày

 

Một cuộc cách mạng với mục đích “giết lầm hơn bỏ sót” tạo ra không khí khiếp sợ, nghi kỵ khắp xóm làng miền Bắc, đă chia rẽ t́nh cảm một dân tộc. Máu và nước mắt đă thấm ướt mảnh đất quê hương từ đó.

 

 

Đảng dàn dựng trong mọi sinh hoạt đời sống người dân, nên gây ra nhiều lầm lẫn trong văn học. Thí dụ như bộ “Lịch sử Việt Nam” với gần 10.000 trang trải dài 15 tập xuất hiện từ năm 2015, nhưng v́ nội dung thiếu trung thực, đă không hấp dẫn người đọc nên Bộ Lịch sử Việt Nam phải sửa đổi và tái bản vào tháng 8-2017. Nhưng vẫn chủ trương phe ta luôn phải thắng, phe địch phải thua, khiến bộ sử trở thành một chiều “mẹ hát con khen hay” của đảng CSVN. Theo nhận định của người đọc trong nước, bộ “Lịch sử Việt Nam” thiếu trung thực, một bộ sách chỉ có lượng nhưng thiếu phẩm. Sử gia Lê Văn Lan cho rằng bộ Lịch sử Việt Nam có tiếng vang do thủ thuật tuyên truyền. Nhà sử học Christopher E. Gosha, giảng dạy tải Đại học Quebec (Montreal-Canada), khi nghiên cứu về lịch sử Việt Nam cho đây là một công cụ phục vụ chính trị.

 

Dưới chính sách công an trị của đảng CSVN khiến văn hóa Việt Nam chỉ c̣n là thứ văn hóa nửa vời. Người viết sử đă bóp méo lịch sử theo lệnh đảng trong khi Ca dao phơi bầy các sự kiện lịch sử một cách trung thực. Chúng ta đă nghe tiếng ca thán của người dân dưới sự cai trị của cộng sản vào thời kỳ Bao cấp, khiến đời sống người dân thấp cổ bé miệng càng thê thảm hơn. Ca dao đă ghi lại những hoàn cảnh này trong khi người viết sử phải viết theo chỉ thị của đảng, ca tụng tài lănh đạo ưu việt của Hồ Chí Minh và đảng CSVN.

 

Mất mùa là bởi thiên tai
Được mùa là bởi thiên tài đảng ta

 

Hành động bóc lột tận xương tủy người dân của đám cán bộ đương quyền cũng được ghi lại qua ca dao:

 

Công nhân vợ ốm, con côi
Lănh đạo nhà gác, xe hơi bộn bề

Nhà nào giàu bằng nhà cán bộ
Hộ nào sang bằng hộ đảng viên
Dân t́nh thất đảo bát điên
Đảng viên mặc sức vung tiền vui chơi

 

Sau khi cưỡng chiếm miền Nam ngày 30-4-1975, hàng triệu người đă bỏ của chạy lấy người, ca dao cũng diễn tả dă tâm trục lợi của đảng CS:

 

Ngày đi đảng gọi Việt gian
Ngày về th́ đảng chuyển sang Việt kiều
Chưa đi: phản động trăm chiều
Đi rồi: thành khúc ruột yêu ngàn trùng

Ngày xưa chửi Mỹ hơn người
Ngày nay nịnh Mỹ hơn mười lần xưa
Ngày xưa đánh Mỹ không chừa
Ngày nay con cái lại lùa sang đây

 

Hồ Chí Minh tự cho là “Cha Già dân tộc” cũng được người dân đưa lên bàn mổ:

 

Bác Hồ chết phải giờ trùng
Nên bầy con cháu dở khùng dở điên
Thằng tỉnh th́ đă vượt biên
C̣n thằng ở lại nửa điên nửa khùng

 

*

 

Hát ru là một loại âm nhạc biểu hiện t́nh cảm yêu thương con người đă bị giao động trong một xă hội chia rẽ, hận thù. Chính v́ thành kiến sai lầm, đă loại bỏ mọi sinh hoạt văn hóa, từ âm nhạc đến văn chương, trong đó có ca trù và coi đây là một thứ văn hóa đồi trụy, tàn dư của chế độ cũ. Các ca nương và kép đàn có liên hệ với Ca trù đều không dám xuất hiện, đă mai một tài năng. Chỉ một sớm một chiều bộ môn này đă bị loại bỏ khỏi văn hóa dân tộc, mà hiện tại được nêu cao như một loại văn hóa Phi vật thể. Dù với bất cứ cố gắng nào để phục hồi, nhưng dưới chế độ độc tài đảng trị, quyền lănh đạo nằm trong tay kẻ thiếu hiểu biết, Ca Trù hay Hát Ru vẫn chỉ là vang bóng của một thời văn học huy hoàng xa xưa.

 

Rất tiếc, sau năm 1945, khi chính phủ “Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa” ra đời đă áp dụng một số chính sách tàn nhẫn của Trung Cộng như “Cải cách ruộng đất, Đấu tố và Trăm hoa đua nở…” tại miền Bắc, đốt bỏ toàn bộ sách báo văn học lưu lại từ nhiều Thế kỷ cũng như tù đầy các nhà trí thức, gây kinh hoàng cả về vật chất lẫn tinh thần cho người Việt, khiến tiếng Hát Ru không c̣n vang vọng như trước đây.

 

Dưới chính sách công an trị của CSVN, hoài băo phục hồi văn hóa nước nhà chỉ là một ảo tưởng. Văn hóa của dân tộc chỉ có thể phục hồi và phát triển trong một xă hội Tự do Dân chủ, v́:

Tự Do là lẽ sống, một quyền lợi mà mỗi người có bổn phận phải quyết tâm bảo vệ.

 

 

Trần Nhật Kim

________________________

 

Chú thích:

https://dukdanchinhdang.hochiminhcity.gov.vn/-/cach-mang-thang-tam-va-su-oi-oi-cua-thieu-nhi-viet-nam

 

5 đội viên đầu tiên:

– Nông Văn Dền (1929-1943) bí danh Kim Đồng.
– Nông Văn Thàn (1924-1986) bí danh Cao Sơn.
– Lư Thị Xậu (1928- 1983) bí danh Thanh Thủy.
– Lư Thị Nỳ (1928-2003),
– Lư Văn Tinh (1923-2011),bí danh Thanh Minh.

 

Ca dao: http://www.vanhoaviet.info/ca%20dao%20lich%20su.htm

 

Lê Văn Tám: Không có thật

 

Về nguồn gốc ra đời của biểu tượng lịch sử “Đuốc sống” và cái tên Lê Văn Tám, Giáo sư sử học Phan Huy Lê trong bài viết đăng trên Tạp chí Xưa và Nay số ra tháng 10 năm 2009 đă tŕnh bày rất cẩn trọng.

 

Ông cho hay, từ khoảng năm 1960, ông Trần Huy Liệu lúc bấy giờ là Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học xă hội, kiêm Viện trưởng Viện sử học đă cho ông biết câu chuyện như sau: vào khoảng tháng 10/1945, vụ kho xăng của Pháp ở Thị Nghè bị đốt cháy và được loan tin rộng răi trên báo chí nhưng không biết ai là người tổ chức và trực tiếp đốt.

 

Nhân dịp này, ông Trần Huy Liệu đă dựng lên câu chuyện thiếu niên Lê Văn Tám tẩm xăng vào người rồi xông vào đốt kho xăng địch cách đấy mấy chục mét. Sau đó một số báo chí nước ngoài đưa tin ngay và b́nh luận rằng một cậu bé tẩm xăng vào người rồi tự đốt cháy th́ sẽ gục ngay tại chỗ, hay nhiều lắm là chỉ lảo đảo được mấy bước, không thể chạy được mấy chục mét đến kho xăng.

 

Ông Trần Huy Liệu đă tự trách là v́ thiếu cân nhắc về khoa học nên có chỗ chưa hợp lư.

 

Giáo sư Phan Huy Lê cho biết sau đó ông đă trao đổi với các bác sĩ và cũng được xác nhận như vậy.

 

Vẫn trong bài báo nói tên, ông Phan Huy Lê kể tiếp:

 

“Tôi nhấn mạnh là GS Trần Huy Liệu không hề hư cấu sự kiện kho xăng địch ở Thị Nghè bị đốt cháy mà trên cơ sở sự kiện có thật đó, chỉ “dựng lên”, theo cách nói của Giáo sư, chuyện thiếu niên Lê Văn Tám tẩm xăng đốt cháy kho xăng địch. Ông giải thích là thời Nam Bộ kháng chiến, có bao nhiêu tấm gương hy sinh v́ Tổ quốc, nhưng chuyện thiếu niên Lê Văn Tám là nghĩ đến biểu tượng cậu bé anh hùng làng Gióng (Phù Đổng Thiên Vương), c̣n việc đặt tên Lê Văn Tám là v́ họ Lê Văn rất phổ biến ở nước ta và Tám là nghĩ đến Cách mạng tháng Tám,”

 

 

“Lúc bấy giờ, Giáo sư Trần Huy Liệu đang giữ chức Bộ trưởng Bộ Thông tin tuyên truyền trong Chính phủ lâm thời, nên ông nói rơ là muốn tạo dựng nên một biểu tượng anh hùng để tuyên truyền, cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân dân ta.”

 

Theo đó, nhà cách mạng lăo thành Dương Quang Đông viết trong hồi kư rằng, người đốt Kho đạn Thị Nghè ngày 1/1/1946 không phải là Lê Văn Tám mà là tổ đánh ḿn của công nhân nhà máy đèn Chợ Quán (tạp chí Xưa & Nay số 154).

 

Nguồn:

https://baovecovang2012.wordpress.com/2024/12/03/hat-ru-thang-tram-theo-van-nuoc-tran-nhat-kim/

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính