Thảm sát Mậu Thân, 1968: Không bao giờ quên tội ác của Cộng sản Việt Nam!
Trần Nam Ân
Hàng năm, mỗi lần Mừng Xuân, không ai là không chạnh ḷng nhớ tới
mùa Xuân đầy máu và nước mắt, đầy khăn sô và xác người của Tết Mậu Thân.
Bao nhiêu năm đă qua, nhưng người Việt Nam không thể quên được những ǵ đă
xảy ra cho dân tộc, cho người dân xứ Huế và bao nhiêu tỉnh thành miền Nam
trong dịp Tết Mậu Thân, 1968.
Đă có một thời gian dài từ ngày đó đến nay để những ǵ bị bưng bít,
che giấu được phơi bày trước ánh sáng, được viết vào lịch sử. Người ta
không c̣n đặt những câu hỏi vu vơ như "Tại sao ?", "Ai bày ra
cảnh tang thương, chết chóc ?"... Nhiều tài liệu đă được phổ biến
công khai. Nhiều chứng nhân người nước ngoài cũng như cả hai phía Việt Nam
đă kể lại những ǵ đă xảy ra trong "biến cố Tết Mậu Thân".
Những tài liệu, chứng cứ nói lên sự thật về vụ "tổng công kích Tết
Mậu Thân" với những cuộc tàn sát dă man nhắm vào dân lành tại miền Nam,
đặc biệt là ở Huế, đều xác quyết thủ phạm chính là giới lănh đạo đảng Cộng
Sản Việt Nam. Họ đă chủ trương đưa quân đội tiến chiếm miền Nam để "thống
nhất đất nước" bằng vũ lực nên mới xảy ra những cuộc tàn sát tang thương
đến thế!
Bài viết này không nhằm kể lại diễn tiến những biến cố xảy ra trong
Tết Mậu Thân mà chỉ xin phân tích những tội ác của đảng Cộng Sản Việt Nam
(CSVN) qua những chính sách khát máu của người lănh đạo. Những tội ác của
cộng sản trong Tết Mậu Thân th́ chất chồng, hàng ngh́n, hàng vạn... Có thể
phân loại thành những tội ác xúc phạm truyền thống dân tộc, tội ác phản
bội cam kết, tội ác diệt chủng dă man, tội ác giết hại đồng bào...
Tội ác xúc phạm truyền thống.
Đối với truyền thống ngh́n đời của dân tộc Việt Nam, Tết Nguyên Đán
là những ngày quan trọng mang tính chất thiêng liêng nhất trong một năm.
Tết là dịp để gia đ́nh sum họp, sum họp giữa những người sống để cùng
tưởng niệm những người đă quá cố.
Theo phong tục của ta, những người lữ hành, những người đi buôn bán,
làm lụng nơi xa, ai cũng cố gắng hết sức để trở về mái ấm gia đ́nh trong
ba ngày Tết. Tết xa nhà, Tết tha hương là một nỗi buồn, là nỗi bất hạnh
của mọi người dân Việt Nam. V́ vậy, ngay trong thời chiến tranh, nhiều
binh lính và sĩ quan cũng được nghỉ phép về quê ăn Tết.
Đêm 30 Tết, c̣n gọi là Đêm Giao Thừa, Đêm Trừ Tịch, người Việt Nam
trân trọng hương đèn thỉnh vọng các vị tiền nhân đă quá cố về ăn Tết với
con cháu. Dù giàu, dù nghèo th́ nhà nào cũng có mâm cơm thịnh soạn cúng
các cụ. Rồi người ta sum vầy trước bàn thờ tổ tiên đếm từng bước thời gian
trôi qua năm mới. Con cháu chúc Tết, mừng tuổi ông bà, cha mẹ; các cụ chúc
lành con cháu... Quả là bức tranh tuyệt đẹp của nền phong hóa Việt Nam.
Sau Giao Thừa, người Việt Nam có tục lệ xuất hành hoặc đi chùa hái lộc,
cầu phúc cho cả năm...
Tết là một dịp vui tưng bừng, nhộn nhịp và cũng là thời gian để
người dân nghỉ ngơi sau những tháng ngày đồng áng, chợ búa... Người Việt
Nam, trẻ cũng như già mặc quần áo mới, chưng hoa, chưng cảnh, đốt pháo
mừng Xuân. Nhiều nơi hội Tết kéo dài cả tháng: "Tháng giêng ăn Tết ở
nhà...". Người ta vui vẻ, lạc quan trong lúc thiên nhiên thay mùa. Không
ai được nghĩ, được nói đến tang thương, chết chóc. Truyền thống ḥa b́nh
của dân tộc ta được thể hiện rơ nhất trong ba ngày Tết. Những vướng mắc,
xích mích, thậm chí thù hận cũng được hóa giải trong dịp này.
Thế nhưng, giữa Đêm Giao Thừa, bài "thơ chúc Tết Mậu Thân" của "ông"
Hồ Chí Minh lại chính là lệnh tiến hành một cuộc chém giết chưa từng thấy
trong chiến tranh Việt Nam. Sau "lời chúc tết" này, lửa đạn đă đổ lên bao
nhiêu thành phố ở miền Nam, dội lên đầu bao nhiêu người dân vô tội mà Hồ
Chí Minh gọi là "đồng bào"! Âm mưu "tổng tấn công" Tết Mậu Thân, theo tập
đoàn lănh đạo đảng cộng sản sau này cho biết, là
"do Bộ Chính Trị và Trung ương Đảng CSVN dưới sự chủ tọa CT Hồ Chí Minh đă
điều nghiên từ năm 1967".
V́ vậy tội ác này không phải do binh lính cộng sản, cũng không phải
chỉ do những người chỉ huy mặt trận hay của quân đội, mà là tội ác của tập
đoàn lănh đạo đảng CSVN, đứng đầu là Hồ Chí Minh!
Hồ Chí Minh và đảng cộng sản đă vi phạm truyền thống của dân tộc. Họ đă
biến những ngày Tết, đáng lẽ phải ḥa b́nh, vui tươi, hạnh phúc thành
những ngày tang tóc, đổ nát, thê lương cho dân chúng... Họ đă quên cả
phong tục, quên cả Tết nhất là những ngày thiêng liêng nhất đối với dân
tộc Việt Nam. Lịch sử không bao giờ quên được tội ác này!
Tội ác phản bội lời cam kết.
Người ta thường đổ lỗi cho chiến tranh, cho súng đạn vô t́nh để giải
thích những hành động "đáng tiếc". Thực ra chiến tranh từ xưa tới nay đều
có những quy luật của nó. Những quy luật này, nhiều cái đă trở thành những
hiệp định, hiệp ước quốc tế. Hai bên giao chiến cũng có lúc thỏa thuận
cùng nhau ngưng bắn trong một thời gian để tản thương. Cũng trong khuôn
khổ nhân đạo đó, vào những dịp lễ tôn giáo lớn, những ngày Tết, các bên
giao chiến đều đề nghị hưu chiến.
Trong cuộc chiến tranh Việt Nam vừa qua, vào những dịp lễ Giáng
Sinh, Tết Dương Lịch và nhất là Tết Nguyên Đán đều có hưu chiến. Sự hưu
chiến ở đây là để cho dân chúng hai bên được hưởng ba ngày Tết trong sự
yên b́nh ngắn ngủi, chứ không phải chỉ để cho quân đội hai phe nghỉ ngơi
và chuẩn bị cho các cuộc giao tranh khác.
Đề nghị hưu chiến thường được đưa ra từ phía Việt Nam Cộng Ḥa và
phía cộng sản Bắc Việt. Tết Mậu Thân, 1968 phía Việt Nam Cộng Ḥa đề nghị
hưu chiến 3 ngày. Khác với mọi lần, phía quân cộng sản đă đề nghị 7 ngày.
V́ thế trong miền Nam, ngoại trừ những quân nhân trực gác doanh trại, đa
số c̣n lại được nghỉ phép ăn Tết.
Tội ác đă diễn ra khi Hà Nội nổ súng tấn công đồng loạt trên toàn
lănh thổ miền Nam, đánh vào hầu hết các thành phố là nơi tập trung dân cư.
Theo lời của ông Trương Như Tảng (lúc đó là "Bộ trưởng Tư pháp của Mặt
trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam", công cụ và b́nh phong trá h́nh của cộng
sản Hà Nội), th́ CS Bắc Việt thời bấy giờ đă sử dụng 9 sư đoàn chính quy,
không kể quân địa phương trong trận đánh quy mô này.
Binh pháp không loại trường hợp dùng trá mưu để đánh lừa quân
địch.
Nhưng ở đây, sự bội ước của lănh đạo Cộng sản Việt Nam không chỉ nhắm vào
việc tấn công quân đội Việt Nam Cộng Ḥa mà họ đă nhẫn tâm nă đạn vào dân
chúng trên toàn cơi miền Nam!
Hành động này nói lên bản chất hiếu chiến của đảng Cộng Sản Việt
Nam, họ sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn tàn bạo nhất để cưỡng chiếm Việt Nam
Cộng Ḥa!
Người dân các thành phố c̣n đang yên giấc, đạn pháo kích của cộng sản dội
lên đầu họ, đạn AK, B40, thượng liên, trung liên, lựu đạn xả vào nhà họ...
Những vũng máu, những xác chết thi nhau đổ xuống ngay trong đêm Giao Thừa
và những ngày Nguyên Đán. Không phải chỉ là những cái chết do tên bay, đạn
lạc. Có rất nhiều người, già trẻ, lớn bé, đàn ông, phụ nữ, nhất là tại Huế
đă bị quân đội cộng sản gọi ra trước sân nhà rồi xả súng sát hại... Họ
chết mà cũng không hiểu tại sao bị giết. Đó là những cái chết tức tưởi!
Oan khiên ngập trời ! Người Việt Nam cũng như cả thế giới đều
không thể hiểu nổi sự hung bạo của quân cộng sản tại Huế. Có người cho
rằng v́ cán binh cộng sản tưởng rằng khi họ kéo quân vào thành phố, sẽ
được đồng bào ra hoan hô, đón mừng, tiếp tế, dẫn đường...; nhưng khi tới
nơi thấy đồng bào chạy trốn nên họ cho là "phản động" và ra tay sát hại
không thương xót!
Hồ Chí Minh và tập đoàn lănh đạo cộng sản Hà Nội thường khoe khoang
về "quân đội anh hùng" của họ.
Than ôi, không có thứ anh hùng nào mà bắn vào đàn bà trẻ con, bắn vào
thường dân vô tội, bắn vào những người đang bị trói tay, trói chân... Đây
quả là mối nhục ngàn đời của quân đội cộng sản. Lịch sử không bao giờ quên
được tội ác này!
Tội ác diệt chủng.
V́ những đánh giá chủ quan về mặt tâm lư quần chúng và trên trận
địa, mặc dù có gây được bất ngờ và tiến vào đánh phá tại các thành phố,
chiếm cứ được một số nơi đến 26 ngày như ở Huế, nhưng về mặt quân sự thuần
túy, cuộc "tổng tấn công Tết Mậu Thân" của cộng sản Hà Nội là một thất bại
to lớn. Quân cộng sản đă bị đánh bật ra khỏi các thành phố và đă bị tổn
thất nặng nề về quân số.
Hai địch thủ lâm trận th́ tổn thất là lẽ đương nhiên phải có cho cả
hai phía. Nhưng điều phải nêu lên ở đây, là những tội ác mang tính
chất diệt chủng, giết người hàng loạt của quân đội cộng sản Hà Nội. Những
vụ giết người dă man nhất đă xảy ra tại Huế!
Ông Bùi Tín đă viết trong cuốn "Mặt Thật" những lời biện hộ cho các
vụ thảm sát này, đại khái cho rằng chỉ cần một vài trăm gia đ́nh tang tóc
cũng có thể khiến người ta tưởng là có đến hàng ngh́n... và đổ cho máy bay
Mỹ dội bom truy kích khiến quân sĩ đôi bên và "tù binh" bị quân cộng sản
dẫn theo cũng bị thương vong... Ông viết : "Tôi nghĩ con số 5000, 6000
người bị giết là con số cố t́nh thổi phồng lên quá đáng. Con số 3000 cũng
là con số cao hơn thực tế, nếu chỉ kể số thường dân bị giết". Thật ra,
những người bị giết hàng loạt khi không có tấc sắt trong tay, bị trói giật
cánh khuỷu th́ ai là thường dân, ai là quân đội, thật là khó nói. Họ đều
giống nhau, là những nạn nhân của những người điên dại v́ chủ nghĩa, v́
hận thù.
Khi chiếm cứ được một phần cố đô Huế, quân đội và cán bộ chính
trị cộng sản đă tưởng là "giải phóng" được vĩnh viễn thành phố này. Họ bắt
tay ngay vào việc bắt các quân cán chính của chính quyền miền Nam đang có
mặt tại tỉnh ra tŕnh diện. Thực chất họ mang đi giết. Giết tại nhà, giết
trước ngơ, giết trên hè phố, giết trên đường rút quân... Một số "ṭa án
nhân dân" được lập ra và chỉ biết tuyên án tử h́nh. Họ đă biến trường học
thành ḷ sát sinh đồng loại, như trường Thiên Hựu, trường Gia Hội...
Hồng Châu đă viết : "Góc tường, nhiều vết đạn lỗ chỗ và một vũng máu
lớn lan đọng trên nền, chỗ c̣n đỏ tươi, chỗ đă đen thẫm, bốc lên một mùi
tanh hôi khó tả của máu người... Bao nhiêu người đă bị xô vào góc tường
này để hứng lấy những phát đạn bắn gần... Hầu như ít ai lọt vào đây mà
được trở về..."
Những người lọt vào đây là ai ? Có những quân cán chính đang đi phép ăn
Tết, có những thường dân, buôn gánh, bán bưng, chẳng liên quan ǵ đến
chính quyền, có những Linh mục, tu sĩ, có những giáo sư đại học, những
sinh viên, học sinh... và có cả những người nước ngoài tới giảng dạy cho
sinh viên Việt Nam trong trường đại học Huế. Các bác sĩ Krainick và phu
nhân, Discher và Alterkoster đă bị bắt ngay tại cư xá đại học và đưa về
Chùa Từ Đàm rồi sau đó người ta đă t́m thấy nấm mồ của hai vợ chồng trong
sân một ngôi chùa nhỏ gần đó. Họ đều bị bắn từ sau ót trổ ra trước mặt,
đập nát xương sọ...!!!
Nhưng những vụ giết người trong thành phố chưa ghê rợn bằng những vụ hành
quyết hàng loạt trên đường rút lui của cộng sản. Để an toàn tháo chạy, "bộ
đội anh hùng của bác Hồ" đă giết người bịt miệng.
C̣n tàn nhẫn nào hơn khi chính các nạn nhân bị bắt đào hố, gọi là để tránh
phi pháo. Nhưng khi đào xong th́ những loạt súng oan nghiệt nổi lên. Họ
ngă nhào xuống hố. Hơn thế nữa, khi khai quật lên người ta đă thấy những
xác chết bị siết cổ, bị đập bể sọ, hoặc bị chôn sống trong thế ngồi. Hai
Linh mục ḍng Thiên An là các cha Urbain bị chôn sống, cha Guy bị bắn từ
sau ót. Trên thi hài linh mục Bửu Đồng người ta c̣n t́m thấy một miếng
giấy giấu trong bao kính lăo, đó là lá thư tuyệt mệnh của ngài!
Theo tài liệu quân sử th́ quân đội cộng sản Bắc Việt đă chia ra làm nhiều
đơn vị phân tán rút lên Trường Sơn. Mỗi đoàn đều có một số "tù binh" bị
đem theo để làm bia đỡ đạn và trước khi đào tẩu, họ đă bị thủ tiêu toàn
bộ.
Hơn 19 mồ chôn tập thể đă được phát hiện tại Huế và các vùng lân
cận. Có đến hơn 3000 xác chết đă t́m thấy được, nhưng cũng c̣n hàng ngàn
người khác bị mất tích. Rất nhiều người đă bị hạ sát dọc đường và vùi
dập trong lùm bụi nên không ai t́m thấy. Những nạn nhân đều bị trói và dẫn
theo các đoàn quân cộng sản hành quân triệt thoái. Cho dù chấp nhận luận
cứ của cộng sản rằng đây là những "tù binh" th́ cũng không một lư do nào
cho phép họ hạ sát những nạn nhân một cách dă man như vậy.
Với chủ trương bưng bít thông tin, người dân miền Bắc không hề biết đến
những tội ác tày trời này của nhà nước Cộng sản. Đây chính là tội ác diệt
chủng đối với dân tộc Việt Nam và đối với nhân loại. Lịch sử không bao giờ
quên được tội ác này!
Tội ác giết hại đồng đội.
Đảng cộng sản đă lấy ước mơ làm sự thật và gieo vào đầu óc cán binh
rằng nhân dân miền Nam sẽ ủng hộ và sẵn sàng nghênh đón "quân giải phóng";
nhưng khi họ đột nhập các thành phố th́ dân chúng bỏ họ chạy về phía quốc
gia, mặc cho họ bị cô lập trước hỏa lực của quân đội VNCH và đồng minh. Họ
đă lừa gạt quân đội của ḿnh, biến họ thành những tay sai để phục vụ cho
mộng bành trướng đế quốc của đàn anh vĩ đại Liên Xô.
Cũng với chính sách lường gạt này, Hà Nội đă kêu gọi đồng bào miền
Bắc dấn thân vào cuộc Nam tiến để "giải phóng miền Nam ra khỏi ách đô hộ
của người Mỹ- Chống Mỹ cứu nước là một niềm hănh diện vô biên", bao nhiêu
bà mẹ đă t́nh nguyện hiến dâng con ḿnh cho đảng và nhà nước để "cứu lấy
miền Nam thân yêu", mặc dù con của họ c̣n rất trẻ. Đồng bào miền Nam vô
cùng ngỡ ngàng khi đứng trước những anh cán binh chỉ mới 12, 13 tuổi, ốm
yếu xanh xao...
Hơn nữa, cho dù động viên cách mấy đi nữa về lực lượng, Hà Nội cũng
vẫn không đủ quân số và hỏa lực cũng như tiếp vận để đồng loạt tấn công và
chiếm giữ hơn 30 thành phố với những đơn vị mới từ xa tới, không am hiểu
địa thế, mặc dù có sự hướng dẫn của bọn nằm vùng ...
Ông Trương Như Tảng cho biết là "cuộc tấn công Tết Mậu Thân là nhằm
đánh vào tinh thần bạc nhược của phong trào phản chiến ở Hoa Kỳ và Âu Châu
nhằm áp lực Hoa Thịnh Đốn rút khỏi Việt Nam". Nếu chỉ v́ muốn tác động
lên phong trào phản chiến để phải hy sinh hàng vạn bộ đội của ḿnh th́
thật là một dă tâm to lớn.
V́ đổ hết lực lượng để tấn công nhiều nơi trong lúc không tiên liệu
được khả năng chống trả và phản công của quân đội VNCH và đồng minh, nên
các đơn vị cộng sản không thể tiếp viện được nhau. Đúng là cảnh đem con bỏ
chợ. "Bộ đội" đă bị "Đảng" bỏ rơi và chiến đấu đơn độc để hoặc đầu hàng,
bị bắt làm tù binh hoặc chết đến người cuối cùng. Thậm chí một số các "bộ
đội" non trẻ c̣n bị trói chân vào các khẩu đại bác để họ không thể trốn
chạy mà phải tử chiến đến cùng.
Nhiều anh "bộ đội" khi nh́n thấy cảnh hai bên bắn giết nhau, nh́n
lại đều là người Việt Nam cả, họ suy nghĩ thật nhiều và họ đă sẵn sàng
buông tay súng. Thêm vào đó, sự sung túc của miền Nam trái hẳn với những
điều "Bác và Đảng" nói càng làm cho họ bị hoang mang, bao nhiêu người định
trốn đi khỏi vùng chiến tranh để t́m hiểu sự thật. Nhưng "Bác và Đảng" đă
dự trù hết những trường hợp này, họ sẵn sàng hạ thủ khi thấy binh lính của
ḿnh bị chao đảo tinh thần.
V́ thế, trên mặt lănh đạo, chỉ huy, đảng CSVN đă phạm tội ác thí
quân, gián tiếp và trực tiếp giết hại chính quân sĩ của ḿnh!
Trên đây là cách đối xử của cấp lănh đạo CSVN đối với quân đội chính
quy. Bên cạnh lực lượng này c̣n có thành phần nằm vùng thuộc lực lượng
"Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam".
Sau những biến cố đấu tranh ở Huế năm 1963, cộng sản đă trà trộn và
tổ chức cơ sở trong giới thanh niên, sinh viên. Nhiều người, trong đó có
cả giáo sư đại học cũng đă tham gia vào "Mặt Trận Giải Phóng" của cộng
sản. Một số đă được đưa ra bưng huấn luyện để trở về "hoạt động nội
thành". Sau đó một số đông bị phát giác và phải ra bưng trở thành "quân
giải phóng". Những người này đă theo quân cộng sản tiến chiếm Huế, hợp với
những thành phần nằm vùng tiếp tay trong việc hướng dẫn, chỉ điểm cho quân
chính quy. Lúc rút quân, một số đông những sinh viên, học sinh này xin ở
lại thành phố. Họ đă bị liệt vào hàng ngũ "phản động" và chịu chung số
phận với các nạn nhân vô tội khác để bảo đảm an toàn cho căn cứ địa. Người
ta t́m được tử thi của những người này ở trường học Gia Hội, ở Chùa Tăng
Quang và nhiều địa điểm khác. Họ cũng bị một viên đạn bắn từ sau ót trổ
lên đầu... "Thà giết lầm 10 người c̣n hơn tha lầm 1 người"!!!
Cấp lănh đạo mà chủ trương lường gạt, sẵn sàng giết hại binh sĩ
của ḿnh chỉ v́ muốn bảo đảm an toàn tháo chạy th́ không xứng đáng là
người chỉ huy quân đội. Trong biến cố này, Hà Nội đă đẩy hơn 10.000 binh
lính vào chỗ chết. Tội ác này, lịch sử không bao giờ quên!
Thay lời kết.
Hai, ba năm sau trận chiến Tết Mậu Thân, 1968 cố đô Huế c̣n vang tiếng gào
khóc, khăn tang phủ trắng đất Thần Kinh. Những đám tang tập thể hàng trăm
quan tài mộc mạc kéo dài hàng chục cây số. Những nấm mồ mới khói hương
không an ủi được nỗi hờn của người quá cố... Cho dù bao nhiêu năm qua,
nhưng vết thương Mậu Thân c̣n chảy máu!
Những vụ bắn giết vô nhân đạo của quân cộng sản không những chỉ diễn ra ở
Huế trong dịp Tết Mậu Thân. Vào Năm 1972, trong trận Quảng Trị, quân cộng
sản lại nă súng vào đoàn dân chúng di tản trên quốc lộ 1 từ Quảng Trị về
Huế. Cả một đoạn đường hàng chục cây số, xác người ngổn ngang, máu chảy đỏ
đất bên cạnh những đuôi đạn súng cối 61, đạn B40 là những loại súng không
bắn xa hơn 1 cây số. Ở tầm nh́n đó, hẳn những người tác xạ nh́n rơ được
những người trên đường là thường dân hay quân đội!
Điều phi nhân và đáng kết tội hơn nữa là sau khi chiếm được miền Nam
vào năm 1975, Cộng sản Hà Nội đă hạ lệnh san bằng những mồ chôn tập thể
này tại Huế để phi tang đi những bằng chứng của tội ác của họ. Những tội
ác này không thể tha thứ được!
Thế giới đang truy tầm những tên tội phạm chiến tranh trong
cuộc Đệ Nhị Thế Chiến, tại Bosnia, tại Nam Tư cũ... Thế giới phải truy t́m
bọn tội phạm này tại Hà Nội. Vấn đề không phải là hận thù phải trả, nhưng
là công lư phải được phục hồi. Đảng Cộng sản Việt Nam, những người lănh
đạo, chỉ huy quân sự trong chiến tranh Việt Nam phải gánh nhận trách nhiệm
và hậu quả của tội ác diệt chủng, chống nhân loại của ḿnh. Có như vậy th́
hàng ngh́n, hàng vạn đồng bào ở Huế và trên cả nước mới ngậm cười nơi chín
suối!
Về những nấm mồ tập thể ở Huế, kư giả Elje Vannema đă liệt kê như
sau :
1) Trường Gia Hội: trước sân có 14 hố với 101 tử thi, xung quanh có
nhiều hố khác với trên 203 xác, cộng 304 xác;
2) Chùa Tăng Quang: 12 hố 43 xác trong đó có nhiều xác bị trói bằng
dây thép gai;
3) Băi Dâu: 3 hố, 26 xác;
4) Cồn Hến một hầm, 100 xác;
5) Sau Tiểu chủng viện, 2 hầm, 3 xác gồm 2 Mỹ, 1 Pháp;
6) Quận Tả Ngạn: 3 rănh, 21 xác;
7) Phía Đông Huế 5 dặm : 25 xác;
8) Khu vực lăng Tự Đức, Đồng Khánh trên 20 hầm
9) Cầu An Ninh: 20 xác;
10) Khu vực cửa Đông Ba: 1 hầm, 7 xác;
11) Trường tiểu học An Ninh Hạ: 1 hầm, 4 xác;
12) Trường Văn Chi: 1 hầm, 8 xác;
13) Chợ Thong (cách thành phố 2 cây số về hướng Tây) : 102 xác;
14) Khu vực Lăng Gia Long: khoảng 200 xác;
15) Địa điểm giữa chùa Tăng Quang và chùa Tường Vân : 4 xác (trong
đó có xác 3 người Đức);
16) Địa điểm Đông Gi (gần biển) : 101 xác.
Tới tháng 5,1968, tổng cộng có trên 900 xác người mất tích đă được t́m
thấy. Dĩ nhiên c̣n nhiều người chưa được tính... Đầu năm 1969 nhiều địa
điểm khác được khám phá ...
17) Quận Phú Thứ: trên 800 xác được t́m thấy ở 3 làng Vinh Thái
(135 xác), Phú Lương (22 xác) và Phú Xuân (230 xác, sau đó người ta c̣n
t́m thấy trong khu vực này 357 xác nữa.
18) Làng Thượng Ḥa, quận Nam Ḥa (phía Nam lăng Gia Long) : 11
xác;
19) Thúy Thạnh, quận Hương Thủy : 70 xác; 20) Khe Đá Mài 428
bộ xương...
