Tài liệu lịch sử: Viện trợ Nga-Tàu cho Bắc Việt (Chiến tranh VN 1950-1972?)

 

Trần Lư

   

 

Chiến tranh Việt Nam tuy được xem là chấm dứt sau Hiệp định Paris 1972, nhưng c̣n rất nhiều bí mật chưa được giải mă hoàn toàn, trong đó có vấn đề vũ khí và nhân lực mà khối Cộng Sản Quốc Tế đă viện trợ cho Miền Bắc VN..Hai quốc gia quan trọng nhất về quân viện cho CSBV là Nga và Tàu..

   

Trần Lư xin ‘trích dịch’ một số tài liệu mới t́m được:

 

1- Chiến tranh Đông dương:

   

Ngay từ khi khởi động chiến tranh, Trung cộng đă hạ quyết tâm ‘giải phóng’ toàn bộ Á châu khỏi ṿng ảnh hưởng của Phương Tây, Ngay khi nắm chính quyền, Mao Trạch Đông và Đảng CS Tàu, đă quay sang chú ư đến Khu vực Đông Dương thuộc Pháp.

   

Tháng Giêng 1950, Trung Cộng là quốc gia đầu tiên công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa của Hồ Chí Minh và xem Chính phủ Hồ là chính quyền hợp pháp duy nhất trên toàn cọi Việt Nam, và quan trọng nhất là Tàu cộng bắt đầu gửi quân viện, trợ giúp cần thiết, cho lực lượng nổi dậy do Hồ lănh đạo.

   

Chỉ trong ṿng vài tuần sau, Nga và Khối Cộng cũng mở rộng ngoại giao, công nhận Chính phủ Hồ Chí Minh.

   

Stalin và Mao đồng thuận sẽ cùng dẫn đường cho công cuộc Chống Tây phương tại Á châu, Nga chú tâm vào Âu châu. Trung Cộng phải ngừa Mỹ chiếm đóng Bắc Hàn, Nam Việt Nam trở thành ‘tiền đồn’ pḥng thủ  (tiền tiêu) của Bắc Kinh.

   

Tháng Tư 1950, Việt Minh chính thức xin quân viện của Trung Cộng, nhận sự trợ giúp và huấn luyện quân sự. Đoàn cố vấn Tàu do Vi Quốc Thanh (Wei Guoqing) hướng dẫn  cùng Tướng Trần Canh (Chen Geng) đến chiến khu Việt Minh.

   

Tháng 9-1950, trong Chiến dịch biên giới, Tàu đă gửi giúp Bộ đội Việt Minh 14 ngàn khẩu súng trường và súng lục; 1700 súng máy và súng không giật; 150 khẩu súng cối, 60 đại bác, 300 bazooka, đạn và thuốc men.. cùng 2800 tấn lương thực.

 

     

Bảng ghi lại số liệu chung (không ghi từng loại) về vũ khí do Tàu viện trợ cho Việt Minh; chú ư nhất là số đại bác và xe vận tải..)

   

Công nghiệp giới hạn và kém cỏi của Bắc Việt không đóng góp ǵ nhiều cho sức mạnh quân sự của họ. Điều chứng minh là cho đến 1965, quân đội CSBV vẫn c̣n sử dụng các loại vũ khí của Pháp, Nhật c̣n lại từ Thế chiến. Trong suốt thời gian chiến tranh, Hà Nội chỉ sản xuất được một số súng đạn rất giới hạn, và tùy thuộc hoàn toàn vào vũ khí, trang bị của Tàu cộng, Nga và các nước khối Warsaw.

 

Ngay trong lúc chiến tranh Triều Tiên đang diễn ra, Bắc kinh đă bắt đầu gửi vũ khí cho CSVN (Việt Minh)

   

Cho đến cuối năm 1954, Trung Cộng đă trang bị cho CSBV  5 Sư đoàn bộ binh, 1 Sư đoàn Pháo binh, 1 Sư đoàn Pḥng không, và 1 Trung đoàn  An ninh nội chính.

   

Tính đến khi chấm dứt Chiến tranh Đông Dương, Bắc Kinh đă cung cấp viện trợ trang bị cho 230 ngàn quân chính quy và 120 ngàn dân quân Việt Minh. Các con số thống kê ghi lại cho thấy khối lượng Mao đă viện trợ cho Việt Minh, không kém số lượng Hoa Kỳ viện trợ cho Pháp tại Đông Dương!

   

 Trong trận đánh quyết định Điện Biên Phủ, Trung cộng gửi giúp Việt Minh 30 ngàn Cố vấn quân sự, cố ván pháo binh cùng chuyên viên kỹ thuật quân sự, thợ máy, tài xế xe vận tải.. Tàu cũng gửi 2.4 triệu viên đạn; 60 ngàn quả đạn đại bác; 3000 súng máy; 100 khẩu đại pháo; 200 xe tải; 10 ngàn thùng xăng-dầu và 2 triệu tấn ngũ cốc.. Các cố vấn Trung cộng, hoạt động cùng các đơn vị Việt Minh, đến tận cấp Đại đội

 

2- Chiến tranh Nam-Bắc

   

Sau khi Pháp rút khỏi VN và Mỹ bắt đầu trợ giúp VNCH, Trung Cộng tiếp tục giúp CSBV gửi thêm vũ khí, trang thiết bị quân sự, và chuyên viên huấn luyện cho miền Bắc

 

Trong thời gian 1955 đến 1963, viện trợ kinh tế của Tàu dành cho BV lên đến 320 triệu USD, trong khi quân viện lên đến 1.1 tỷ USD; so với viện trợ kinh tế của Nga, trong thời gian này, chỉ là 177 triệu USD.

 

   

Bảng trên ghi tóm lược số lượng vũ khí và trang thiết bị Trung Cộng viện trợ cho BV (1955-1963).

   

Trong khi đó từ giữa 1953 đến tháng 6-1966, Nga cũng cung cấp cho Hà Nội:

 

 

Từ 1963,Trung Cộng đă cung cấp cho CSBV (gồm cả VC) loại súng tiểu liên, chế tạo nhượng quyền AK-47,  rất hữu hiệu trên chiến trường miền Nam VN, vư

ợt xa các súng carbine và tiểu liên cũ mà VNCH đang được trang bị.

   

Năm 1968, Thiết giáp lội nước PT-76 xuất hiện, lần đầu tiên, tại chiến trường Nam Việt Nam

   

Theo Phái bộ Quân Viện Hoa Kỳ tại VNCH, đến 1970, CSBV đă nhận quân viện từ Nga và Tàu, theo số lượng mỗi tháng  2.5 triệu tấn, kể cả 500 xe vận tải đủ loại.

   

Quân số Tàu trú đóng tại VN cũng khá lớn:

              (Bảng ghi con số  ‘chuyên viên’ Tàu tại BV năm 1967)

 

   

Năm 1967 là năm cao điểm của viện trợ Tàu khi 181 ngàn quân Tàu có mặt tại BV. Tàu đă kư thỏa ước cung cấp cho BV các tiếp liệu phẩm gồm 5670 bộ quân phục, 5670 đôi giày lính; lương thực như  567 tấn gạo, 20.7 tấn muối, 55.2 tấn thịt, 20.7 tấn cá; 6.9 tấn x́ dầu; 20,7 tấn đường.. và nhiều vật phẩm sinh hoạt linh tinh, giúp BV chuyển lực lượng công nhân từ sản xuất tại các nhà máy sang thành binh lính, bổ xung quân cho chiến trường xâm nhập VNCH..

  • Giữa 1965-1968, Bắc Kinh luân chuyển 23 Sư đoàn bộ binh, tổng cộng 320 ngàn quân, đến trú đóng tại nhiều nơi trên lănh thổ Bắc Việt. Năm 1970, Tàu có 170 ngàn quân tại Bắc Việt, trong đó có 150 ngàn quân trong các đơn vị pḥng không.

  • Từ 6-1965 đến 3-1969, Tàu gửi 16 Sư đoàn pháo pḥng không đến Bắc Việt. Mỗi SĐ được trang bị 138 khẩu đại bác pḥng không, và 99 khẩu đại liên 12.7 ly, cùng nhiều hệ thống radar pḥng không đi kèm. Các đơn vị này đă hoạt động tại Bắc Việt, pḥng thủ một  vùng không phận cao độ từ 2 đến 10km, và đă bắn hạ đến 85% số phi cơ Mỹ trong chiến tranh (khoảng 3000 chiếc). Phi đạn pḥng không Nga chỉ hạ được khoảng 8%  – khoảng 2% của số 9000 phi đạn Nga phóng lên là trúng được mục tiêu)

  • Một đơn vị pháo pḥng không của Tàu chỉ hoạt động tại lănh thổ Bắc Việt trong ‘nhiệm kỳ’ từ 6 đến 9 tháng, và sau đó được đổi phiên. Bắc Kinh theo một kế hoạch ‘xoay ṿng’ các đơn vị pḥng không của họ tại BV trong 5 năm, có lẽ để mọi đơn vị được thực tập.

 

Viện trợ quân sự và kỹ thuật của Nga cũng là yếu tố quan trọng trong chiến thắng của BV. Bảng tóm lược trên chỉ ghi nhận những nét chính  (1953-1966)

(Thống kê trong suốt cuộc chiến, Nga đă cung cấp cho BV khoảng 2000 xe tank, 1700 xe bọc sắt đủ loại.;7000 khẩu đại bác và mortars, trên 700 phi cơ chiến đấu, 158 dàn SAM-2 và trên 800 phi đạn đủ loại khác..)

     

Bộ Quốc Pḥng Nga xác nhận có trên 6500 quân nhân Nga, tham chiến tại BV dưới danh nghĩa Cố vấn và Nhân viên kỹ thuật, trực tiếp điều hành các hệ thống SAM (1965 đến 1974, bắn hạ được 48 máy bay Mỹ..(Đ tá Vadim Shcherbakov được phong là ‘ace’ anh hùng với thành tích hạ được 6 phi cơ Mỹ. Tuy các phi công Nga không trực tiếp ‘không chiến’ với phi cơ Mỹ, nhưng cũng buộc nhiều phi cơ Mỹ phải trút bỏ b́nh xăng phụ, bỏ các bom đang mang và các thiết bị điện tử.. để tránh né, làm giảm mức độ hữu hiệu của phi cơ Mỹ khi không kích..

   

Trên 2000 quân nhân Nga, phục vụ tại VN đă nhận được Huy chương khen thưởng của Chính phủ Soviet và trên 3000 nhân viên cố vấn Nga đâ được BV trao tặng huy chương..

   

Cựu chiến binh Nga Nikolai Kolesnik (Chủ tịch Hội Cựu chiến binh toàn quốc Nga, từng hoạt động tại Bắc Việt) trong cuộc phỏng vấn với Đài Tiếng Nói Nước Nga, 30-01-2015, tiết lộ nhiều chi tiết:

..”.. chỉ tính riêng viện trợ quân sự của Liên Xô cho BV, trong những năm chiến tranh, giá trị lên tới 2 triệu USD một ngày..”

..” BV đă nhận được một số lượng rất lớn vũ khí khí tài, trang thiết bị và phương tiện phục vụ cho chiến đấu. Vài con số: 2000 xe tăng, 7000 khẩu pháo và súng cối, hơn 5000 ṇng súng, pháo pḥng không các loại và các tổ hợp kỹ thuật, 158 tổ hợp tên lửa pḥng không, hơn 700 máy bay chiến đấu, 120 máy bay trực thăng, 100 tàu chiến các loại..”

..” Từ tháng 7/1965 đến hết năm 1974, thực hiện nhiệm vụ vô sản quốc tế, tại BV đă có sự tham dự của 6500 sĩ quan và tướng lĩnh cũng như hơn 4500 hạ sĩ quan, và các chiến sĩ của lực lượng vũ trang Soviet..”

..”.. Trong suốt thời gian công tác tại BV, chúng tôi chỉ mặc quần áo dân sự, không có vũ khí cá nhân và hoàn toàn.. không có giấy tờ ǵ!. Mọi giấy tờ tùy thân được giữ lại tại Đại sứ quán..’

   

Khi Hoa Kỳ thúc đẩy chương tŕnh “ Việt nam hóa chiến tranh’, Trung Cộng cũng gia tăng viện trợ cho BV..

 

Tính cho đến 1974, Tàu đă cung cấp cho BV:

  • trên 2.14 triệu súng trường và súng tự động.

  • 18 tỷ viên đạn súng nhỏ đủ loại

  • 70 ngàn trọng pháo cùng 18 triệu quả đạn

  • 170 máy bay chiến đấu

  • 176 chiến thuyền

  • 552 xe tăng và 320 chiến xa bọc thép

  • 16 ngàn xe vận tải; 18240 tấn thuốc nổ; 11.2 bộ quân phục

   

Để so sánh, Nga cung cấp cho BV 48 Tiểu đoán (mỗi TĐ 4 đến 6 dàn phóng phi đạn) tối tân SA-2 SAM, các dàn phi đạn này được dàn khắp miền Bắc. Ngoài ra Nga cũng cung cấp 22 MiG-17, 29 MiG-19 và 2 máy bay phản lực huấn luyện. Tuy số SA-2 có phần giới hạn, nhưng Nga đă cung cấp thêm 100 SA-7 phi đạn pḥng không vác vai và một số hệ thống đại bác pḥng không di động loại ZSU-23-4..

   

Quan trọng hơn hết là chỉ trong năm 1974, Nga và Tàu đă gửi cho BV trên 40 ngàn tấn đạn, đạt vượt qua số lượng 1973 đến 30%. BV cũng nhận thêm 80 xe tank và Thiết vận xa; nhiều đại bác 120 và 130mm, 9 trực thăng Mi-8 cùng 3000 xe vận tải..

   

Trong khoảng 1970-1974, Khối Soviet đă yểm trợ cho BV 5.6 tỷ USD (gồm  2 tỷ quân viện và 3.6 tỳ viện trợ kinh tế – Khối Warsaw giúp 20 triệu USD vũ khí, gồm các súng tiểu liên Tiệp, phóng lựu Romania và súng phun lửa Đông Đức)

  • Vài chi tiết về các vũ khí viện trợ:

   

Các con số ở phần trên chỉ liệt kê chung các loại vũ khí mà CSBV đă nhận được.

Tập tài liệu: CIA-RDP78T02095R000900030002-5, giải mật 2009/04/110 ghi rơ thêm:

1- Vè Không quân (cho đến cuối 1968) Nga và Tàu đă gửi cho BV các loại:  Il-28 ném bom hạng nhẹ (8 chiéc); MiG-21 (52); MiG-15 và 17 (74); U-MiG-15 huấn luyện (10); AN-24 vận tải hạng trung (3), Il-18 vận tải hạng nặng (1); Trực thăng MI-6 (6) và MI-4 (10). Tàu cung cấp 69 chiếc MiG các loại..

   

Các số liệu trên có thể bổ sung thêm qua các tài liệu của  Không Quân Mỹ (Air Powers in 3 wars của Tướng William Momyer).

  • Về phi cơ vận tải, theo Istvan Toperczer,Hà Nội nhận 2 phi cơ Li-2 ( loại C-47 do Nga sao chép), do Tàu giao vào tháng Giêng 1956 cùng 3 chiếc Aero 45 huấn luyện do Tiệp  chế tạo. Tháng 11-1958, Nga giao các phi cơ vận tải mới: 1 Il-14; 2 Li-2 và 1 An-2..

  • Về các loại MiG: 

 

Tháng 8-1964, Nga gửi đến Hà Nội, nhóm MiG đầu tiên gồm 36 chiếc MiG-17 và các Mig-15 huán luyện, Các phi cơ này được Nga gửi sang Trung Cộng và từ đây bay về Phúc Yên (sau khi các phi công CSBV đă tốt nghiệp học điều khiển máy bay tại Trung Cộng và Nga).

 

                                             Mig 15

 

                                               MiG 17

 

   

Đến tháng 7-1966, lực lượng MiG của BV lên đến 65 chiếc, trong đó có 10-15 chiếc MiG-21,số c̣n lại là MiG-17, các MiG bị thiệt hại đều được thay thế nhanh chóng.

 

Trong thời gian 1964-1966: Nga và Tàu cung cấp cho BV 155  chiếc MiG: Tàu cung cấp 44 chiếc và Nga 111 chiếc (trong đó có 34 MiG-21) Cuối 1966, số phi cơ c̣n 124 chiếc, trong đó c̣n 28 Mig-21.

   

Đến giữa 1967, số MiG lên đến 100 chiếc, trong số nảy 40-50 chiếc MiG-21 và số c̣n lại là Mig-17 và 19, nhưng đến 1972, BV có gần 200 chiếc MiG (trong số có 93 MiG-21 và 33 chiếc MiG-19 và khoảng 80 MiG-17/15)  Các MiG-19 này là do Trung Cộng viện trợ.

   

Các MiG -21 được cải biến liên tục trong suốt thời gian tham chiến: Trong 1965-1966, chỉ trang bị các đại bác không chiến 23 và 37 ly, nhưng đến giữa 1967 trang bị 1 đại bác và 2 phi đạn tầm nhiệt Atoll; từ 5-1972, trang bị tăng lên với 4 phi đạn Atoll..

   

Các MiG-17, không được cải biến, và được sử dụng như các mồi nhử, trang bị đại bác, hoạt động tại cao độ thấp..

   

Các MiG-19 chỉ được Tàu  gửi cho BV từ  giữa 1968, đây là các phi cơ do Tàu chế tạo nhượng quyền của Nga, mang tên là Shenyang J-6.

 

                                            MiG 19

 

                                              Mig 21

 

    Nga giao cho BV các trực thăng từ 1962-63. Cho đến cuối 1963, BV có 20 chiếc MI-4  Nga giao thêm 6 chiếc MI-6 vảo 1966

 

2- Hải quân

 

Trong suốt cuộc chiến Nam-Bắc, Hải quân BV được xem như không đáng kể,

    Các chiến đỉnh nhỏ đều do Nga và Tàu cung cấp.

– Tiểu đỉnh tuần duyên  Subchaser, SO-1 class: 1959 (2 chiếc); 1961 (4); 1964 (4); 1966 (3).

 

 

– PGM Motor gun boat, lớp Poluchat-1;

– Motor torpedo boat, lớp P-4 (12 chiếc)

 

Chiến đỉnh do Tàu cung cấp:

  • PGM Motor gunboat lớp Shanghai (10 chiếc), Swatow

  • Motor torpedo boat, lớp P6, chế tạo tại Tàu, theo mẫu nguyên thúy Nga (6 chiếc)

 

 

  • PTH hydrofoil motor torpedo boat lớp Huchwan

  • YP Patrol craft, lớp Cuacan

             3- Xe tăng và Chiến xa bọc thép

  • Nga là quốc gia chính cung cấp các chiến xa, xe tăng và xe bọc thép cho CSBV, tuy Tàu cũng có gửi một số xe tăng hạng trung và xe bọc thép cho BV, gốc từ các xe Nga đă chuyển cho Tàu trong những năm 1950s. Có những báo cáo là Tiệp cũng gửi chiến xa, nhưng không được kiểm chứng.

 

BV trong thời gian 1968 có khoảng 2 Trung đoàn Thiết giáp và trang bị chính là các xe tăng Soviet và Tàu các loại T-34/85; T54 hay T-55.

 

 

Tháng 2 năm 1968, quân BV lần đầu tiên dùng xe thiết giáp tại Chiến trường VN khi họ tấn công Căn cứ Lang Vei, nơi trú đóng của LL Đặc Biệt Mỹ cùng một đơn vị Dân Sự Chiến đấu CIDG, bằng thiết giáp lội nước hạng nhẹ PT-76.

 

                                                   T-54

 

Vài số liệu được ghi lại:

  • Xe tăng hạng trung  T-35-85, tổng cộng 300 chiếc trong đó  có 25 chiếc do Tàu chuyển lại, BV sử dụng chống Quân đội VNCH trong các Cuộc Hành quân Lam Sơn 719 và Hè 1972 (cho đến 2023, CSVN vẫn c̣n dùng 45 chiếc)

  • Xe tăng T-54, 73 chiếc (cho đến 1967).

 

 (Số liệu 1974 ghi: Năm 1969 Bắc Việt xin Nga 400 T-54 và Nga giao trong thời gian 1969-1972.  Năm 1973, BV xin thêm 600 T-55 và được giao trong 1973-1975..)

  • Xe thiết giáp lội nước PT-76

 

Nga giao 150 chiếc trong khoảng 1959-1960. Năm 1970-71 giao thêm 100 xe.

  • Thiết quân vận BTR-40 (75 chiếc) và BTR-50 (không rơ số lượng).

  • Đại bác tự hành SU-76 (40?); ZSU-57

       

4- Pháo binh :

            Đù loại và đủ cỡ (76 đén 152mm), Súng pḥng không (6-7000 khậu) đủ cỡ từ 14.5 đến 100mm (37,57 và 85mm..) BV có khoảng 4000 súng pḥng không (cho đến 1967) do Nga cung cấp và 685 do Tàu cấp..

 

       5- Phi đạn pḥng không SA-2 SAM

   Cho đến cuối năm 1966 chỉ mới có khoảng 150 địa điểm SAM tại BV ro các ‘chuyên viên Nga điều hành..

 

   Bảng tổng kết: Số liệu viện trợ của Nga Tàu cho BV từ 1968 đến 1973’

       CIA-RDP80B01495R000500050038-4, giải mật 2005/11/2023

 

1-Từ 1968, trị giá hàng năm của quân viện và  viện trợ kinh tế do Tàu và Nga cung cấp cho Bắc Việt được ước tính vào khoảng 600 đến 950 triệu USD. Tuy con số của năm 1972 có phần cao nhưng ⅔ là quân viện, Do công việc tái thiết và sửa chữa các hải cảng, nên viện trợ kinh tế buộc phải gia tăng?

 

2- Viện trợ kinh tế từ Nga, tăng thêm 300 triệu USD / năm trong thời gian 1969-1971 v́ đây là thời kỳ BV tái thiết.. Viện trợ Nga giảm nhanh vào 1972 do hậu quả của việc Mỹ thả ḿn phong tỏa các hải cảng của BV và Hà Nội phải ngừng tái thiết do Mỹ ném bom năm 1972. Quân viện từ Tàu không giảm nhờ BV và Tàu chuyển sang việc chuyên chở vật liệu bằng đường bộ qua biên giới.

 

3- Viện trợ kinh tế của Tàu cho BV, trở thành thiết yếu và con số vượt qua Nga, lần đầu tiên trong cuộc chiến vào năm 1973. Hàng hóa do Nga cung cấp qua đường biển chỉ tạm hồi phục do các chiến dịch vớt ḿn, nạo vét.  Cảng Hải Pḥng chưa thể hoạt động như trước. Hà Nội phụ thuộc rất nhiều vào vận chuyển đường bộ qua ngơ Trung Cộng.

 

4- Viện trợ kinh tế cho Bắc Việt lại gia tăng vào 1974 và Nga trở lại giữ vai tṛ chính. Nhu cầu của BV bao gồm thực phẩm, phân bón, xăng dầu vẫn rất cao v́ cung cấp cho Chiến trường tại VNCH, khi quân đội BV chiếm giữ một số vùng tại phía Bắc và Cao nguyên của VNCH! BV cũng cần thêm nhiều viện trợ tái thiết…

 

 

 

Trần Lư

10-2024

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính