Thời sự Syria: Israel: Thắng lợi bất ngờ! 

 

 Trần Lư

 

 

Assad sụp đổ, Syria vô chính phủ.. Israel bất ngờ!.. “bất chiến tự nhiên thành”.. Netanyahu tuyên bố: Món quà Trời ban.”

 

 

1- Mặt trận Cao nguyên Golan

 

Cao nguyên Golan, vùng đất chiến lược tại khu vực biên giới Israel-Syria; Israel đă chiếm đóng ⅔ sau Trận chiến 6 ngày (1967) giữa Israel và Khối liên minh Ả rập; sau đó Israel sát nhập, trên thực tế, vào lănh thổ Israel từ 1981, (tuy không được Quốc Tế công nhận). Sau trận chiến Yom Kippur (1973), Syria được quyền điều hành hành chính ⅓ c̣n lại của Golan. Nghị quyết 497 của Hội đồng An ninh Liên Hiệp Quốc bác bỏ các quyền của Israel tại vùng đă chiếm. Một Lực lượng ǵn giữ ḥa b́nh của LHQ (UDOF) giữ vai tṛ kiểm soát một khu trái độn (phi quân sự) 266 cây số vuông, ngăn cách hai bên Syria và Israel..

   

Ngay khi quân nổi dậy tiến chiếm Homs, Nội các Israel và Bộ Tham mưu Quân Lực Israel đă có quyết định lấn chiếm nốt phần ⅓ c̣n lại của Cao nguyên Golan, phần đất này ’trên lư thuyết’ được LHQ, xem như thuộc quyền lănh thổ của Syria..

   

Ngày 8 tháng 12, ngay khi quân nổi dậy tiến vào Damascus, Lữ đoàn Biệt kích Dù của Israel đă chiếm đóng toàn bộ khu vực Golan, mà không phải nổ súng.. Quân trú pḥng Syria tự tan ră và rút chạy. Chiến đoàn đặc công Shaldag tinh nhuệ của Israel đă tiến lên đỉnh Hermon mà không gặp kháng cự

   

Lực lượng của Sư Đoàn Địa phương 210th (Bashan) sau đó đă chiếm đóng và rải quân pḥng thủ toàn khu vực Israel mới chiếm..

   

Quân Israel đă tiến chiếm trọng điểm quân sự là Núi Hermon, đỉnh cao nhất của Cao nguyên Golan, cao 1814m, chỉ cách Thủ đô Damascus 40km, nằm trong tầm bắn của pháo binh Israel. Từ hàng chục năm qua, hệ thống pḥng thủ phía Bắc của Israel đă bị Hermon khống chế, Hiện nay Israel đă kiểm soát được toàn bộ khu vực tối quan trọng này. Trước đây các radars cảnh báo của Israel bị Rặng Hermon che mắt, không thể quan sát  được các hoạt động phía bên Syria và một phần Lebanon. Israel không theo dơi được các drones bay thấp của Iran yểm trợ cho Hezbollah..

   

Chiếm đóng được Đinh Hermon, Israel đă cho thiết đặt ngay các hệ thống radar và các hệ thống điện tử, kiểm soát được toàn bộ không phận bao gồm Syria và Lebanon..Ngoài ra, Hermon cũng sẽ là căn cứ xuất phát của các Lực lượng đặc biệt Israel xâm nhập vào Syria khi cần.

 

Các trạm quan sát của Israel đặt trên Hermon có khả năng giám sát toàn bộ con đường huyết mạch tiếp vận vũ khí của Iran cho Hezbollah  tại vùng Nam Lebanon.

   

Israel đă cho di chuyển thêm dân đến định cư (Israel hiện có 30 làng chiến đấu tự vệ (kibbutz) với khoảng 20 ngàn dân cư) đến khu vực vừa chiếm được, thay thế cho dân Syria tự bỏ chạy,  tại các làng Hader và Al-Hamidiyah thuộc Tỉnh Quneitra. Cư dân người Druze trong vùng (khoảng 20 ngàn) tuyên bố ‘sẵn sàng chung sống cùng Israel..

   

Các đơn vị Công binh Israel đă cho thiết lập các băi ḿn mới, xây dựng chiến hào và các công sự pḥng thủ, mở rộng khu vực vừa chiếm được..

 

 

2- Tiêu diệt  Không quân Syria:

   

Ngay khi Assad bỏ chạy, Quân đội Syria tan ră, Các cố vấn quân sự Nga cũng bỏ các vị trí và các cơ sở quân sự.. Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Israel mở cuộc tổng tấn công theo các kế hoạch theo t́nh báo, dự trù từ trước, và chỉ sau 48 tiếng, Các lực lượng quân sự của Không quân  Syria hầu như bị tiêu diệt..

   

Ngày 8 tháng 12, Không quân Israel đă khởi động cuộc tấn công bằng đánh phá các hệ thống pḥng không, các dàn radar bất hoạt động khi các đơn vị điều khiển ră ngũ!.Những phi xuất đầu tiên nhắm vào các vị trí  trọng yếu đă được các cơ quan t́nh báo quân sự Israel đánh dấu sẵn..

 

A- Lực lượng Pḥng Không Syria hay Syrian Arab Air Defense Force=SAADF được đánh giá là một trong những lực lượng pḥng không mạnh nhất tại khu vực. SAADF chia không phận Syria thành 4 Quân đoàn gồm 11 SĐ Pḥng không và 36 Chiến đoàn Pḥng không, mỗi chiến đoàn có  6 Tiểu Đoàn trang bị nhiều loại Phi đạn pḥng không. Từ 2017, SAADF được đặt dưới một hệ thống chỉ huy phối hợp Nga-Syria..

   

SAADF được trang bị:

  • 650 dàn phi đạn cố định các loại S-75 Dvina ( SA-2 Guideline); S-125 Neva/Pechora (SA3 Goa) và S-200.

  • 200 dàn phi đạn di động gồm 2K12 Kub (SA-6 Gainful); Pantsir S-1 (SA-22 Greyhound) và Buk M-2.

  • Khoảng 4000 đại bác pḥng không từ 23 đến 100ly (cả loại ZSU-23-4 Shilka)

  • Ngoài ra c̣n 2 Trung đoàn độc lập 9K33 Osa SAM (SA-8 Gecko) với 4 hệ thống di động phóng  mỗi dàn đến 48 phi đạn SAM

  • Một số không ṛ S-300 do Nga cung cấp năm 2018.

  • Iran cũng cung cấp, năm 2021,  các Hệ thống pḥng không Mersad; Khordad-3 và Khordad-15

   

SAADF có một hệ thống Cảnh báo điện tử và radar pḥng không, tối tân nhất của Nga đủ loại như P-12, P-14, P-18 và P-19; mới nhất là các P-30, P-35, P-80, phân bố trên toàn lănh thổ Syria, chưa kể các radar chuyên dụng do các chuyên viên Nga điều hành như YLC-6 radar; các dàn PRV-13,PRV-16..

 

 S-200VE Vega E của Syria do chuyên viên Nga điều khiển

 

Lực lượng SAADF đă bị xóa sổ hoàn toàn chỉ trong ṿng 2 tiếng do 80 phi suất của KQ Israel (trong lúc toàn bộ các hệ thống này tê liệt.. không phản ứng)!

 

KQ Israel cũng phá hủy hoàn toàn Bộ Chỉ huy Chiến tranh điện tử EW của Syria tại Sayyida Zeinab, ngoại ô Damascus..

B- Không quân Syria

   

Theo thống kê của World Directory of Modern Military Airforce, trước ngày Assad bỏ chạy, KQ Syria có 231 phi cơ có khả năng hoạt động,  gồm các loại chiến đấu (114), huấn luyện (33);vận tải và yểm trợ (84) đủ loại.

  • Số phi cơ chiến đấu: 114 chiếc gồm 44 Chiến đấu-thả bom các loại MiG-23 UB/MF/ML/MLD;  25 chiếc nghênh cản loại MiG-21MF; 20 chiếc thả bom loại Su-22M3; 15 phi cơ chiến đấu đa nhiệm loại MiG-29UB/SE/SMM và 9 phi cơ tấn kích Su-24 MK2.

  • Phi cơ trực thăng: Syria có 79 chiéc, ngoài 31 chiếc trinh sát vũ trang gốc Pháp SA342, số c̣n lại đều gốc Nga: 25 Mi-8; 14 Mi-25 vận tải, vũ trang; 5 Mi-14 chống tàu ngầm; cùng vài trực thăng hạng nhẹ liên lạc Mi-2, Ka-28

  • Syria có 5 phi cơ vận tải gồm 3 An-26 và 2 IL-76M

  • Số phi cơ huấn luyện, khá hơn gồm 33 chiếc trong đó có 30 chiếc L-39 và 3 chiếc MFI 395 (gốc Pakistan), có thể dùng trong các phi vụ liên lạc..

   

Các Căn cứ và phi trường bị tấn công:  (h́nh dưới)

  • Căn cứ KQ Khalkhalah tại Tỉnh Suwayda. Căn cứ chính của KQ Syria nơi đặt Bộ Chỉ Huy KQ, nơi đậu của nhiều phi cơ đủ loại và các cơ sở bảo tŕ cùng tiếp liệu: bị san bằng.

  • Căn cứ  Al-Suwayda West nơi trú đóng của Lực lượng MiG-29, bị phá hủy toàn bộ, cùng tất cả các MiG-29 tại đây.

  • Căn cứ trực thăng  Al-Maiza tại Aqriba (phía Nam Damascus), tất cả trực thăng bị phá hủy.

  • Căn cứ và Phi trường Qalaha, nơi trú đóng của các MiG-21: bị phá hủy hoàn toàn

  • Căn cứ KQ Qamishli. Đông-Bắc Syria trong khu vực Homs

  • Căn cứ Tiyas hay T4  (Bắc Damascus) nơi đồn trú của Vệ binh Quốc gia Syria và là nơi KQ Syria đặt các phi đội SU-22 và SU-24. bị san bằng.

  • Phi trường “Blay’, cả 3 phi đội bị hủy;  Cách  đó 1.5km,  vị trí phi đạn SAM pḥng không, cũng bị tấn công.

 

 

Phi cơ Syria bị phá hủy

 

Trực thăng.. không bay được?

 

3- Xóa sổ Hải quân Syria..

 

Syria chỉ có một lực lượng Hải quân không đáng kể,nhiệm vụ giới hạn chỉ pḥng vệ 150km duyên hải. Măi đến 2006, nhờ trợ giúp của Nga và yểm trợ của Iran HQ Iran mới được chú ư. Quan niệm chiến thuật của Nga là Syria không cần có một hạm đội thật sự với các chiến hạm có khả năng hải hành viễn dương,  mà chỉ cần thiết đặt dọc bờ biển những dàn phi đạn chống chiến hạm (có thể do Lục quân điều hành) như:

  • Phi đạn Styx (T-15 Termit), dùng chống các chiến hạm, tầm gần, 40km.

  • Phi đạn Sepal (SSN-3) (cung cấp từ 2011 và do chuyên viên Nga vận hành)

   

HQ Syria  có 2 frigate lớp Petya, và những chiến đỉnh nhỏ, phóng phi đạn (missile boats) các lớp Osa (16 chiếc), lớp Petya (2), tàu tuần tra (patrol-boat) Zhuk (8); chiến đỉnh vớt ḿn (minesweeper) lớp Yevgenya (5); tàu đổ bộ lớp Polnocny, gốc Ba lan (3 chiếc); 2 tàu ngầm Amur-1650.. Tổng số chiến hạm khả dụng khoảng 25 chiếc (?)

   

HQ Syria có 2 căn cứ chính:  Al-Bayda và Latakia. KQ và HQ Israel đă phối hợp tấn công và phá hủy toàn bộ hai căn cứ và quân cảng này, đánh ch́m tất cả các chiến hạm phá hủy tất cả các hệ thống phi đạn, radar pḥng thủ ven biển của Syria. HQ Syria hoàn toàn bị xóa, tất cả các kho vũ khí, kho phi đạn cùng các cơ sở sửa chữ, ụ nổi đều bị san bằng.

 

 

 

C̣n lại.. của HQ Syria

 

4- Các mục tiêu chiến lược:

  • Trung tâm Nghiên cứu Quân sự tại Barzeh,  Bắc-Damascus, gồm 3 cao ốc chiếm trọn một khu phố, bị san bằng, cháy rụi  Trung Tâm này được xem là trung tâm nghiên cứu về các vũ khí hóa học và sinh học của Syria

  • Các Trung tâm nghiên cứu Quân sự tại Masyaf, Jamraya (Tây-Bắc Damascus) đều bị ‘phá hủy hoàn toàn’

  • Nhiều kho khí giới và quân cụ, doanh trại thiết giáp, pháo binh rải rác.. trong lănh thổ Syria,  đều bị Israel phá hủy không để các vũ khí và quân cụ lọt vào tay quân nổi dậy Islam..

  • Oanh kích và phá hủy một đoàn xe vận tải trên 100 chiếc, cả các thiết quân vận chở quân Hezbollah, rút lui tử Thành phố Al Qusayir, tại vùng kiểm soát của Hệ phái Islam Shi’a, Syria.. chạy về Lebanon.

 

Tổng kết ‘sơ lược’ của Quân lực Israel (IDF), ghi nhận:

 

80% hệ thống pḥng không của Syria đă bị tiêu diệt hoàn toàn, gồm phần lớn các phi đạn SA-17 và SA-22; cùng 44 giàn radars; 390 giàn phóng cùng cơ phận của các Hệ thống Phi đạn; 27 phi cơ chiến đấu, 24 trực thăng tấn công và 12 dàn phóng phi đạn hành tŕnh..

 

KQ Israel đă thả trên 1800 quả bom vào trên 500 mục tiêu bên trong Syria..

 

 

Trần Lư

12-2024

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính