Thời sự: Syria đi về đâu?

 

Trần Lư

 

 

       

Sau đây là ư kiến của bốn nhà Chiến lược trong Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ  (Tràn Lư xin chuyển ngữ và bổ xung thêm vài chi tiết, cùng vài h́nh minh họa..)

 

1- Philip Wasielewski (Giám đốc của Viện Nghiên cứu các Chính sách Ngoại giao; của Trung tâm Nghiên cứu Chiến tranh T́nh báo và Bất Quy ước) Ông từng  là Nhân viên cao cấp của CIA trong 31 năm). Ông chú trọng vào ‘geopolitics của Syria (hậu Assad)

   

”Chế độ Bashar al-Assad sụp đổ kéo theo sự chấm dứt của Đảng Baath và Triều đại Assad trị v́ tại Syria. Baath là một đảng phái thế tục, nhưng Assad là một tín đồ Alawites, một giáo  phái Islam trong Hệ phái Shi’a, sinh sống dọc duyên hải Syria.

   

Lực lượng kiểm soát Damascus, không thế tục mà cũng không thuộc Shi’a, mà lại là một liên minh Sunni có tên Hayat Tahrir al-Sham (HTS), trước đây trong giai đoạn nội chiến Syria, lực lượng này nằm  trong Mặt trận Al-Nusra Front, trực thuộc nhóm Thánh chiến cực đoan al-Qaeda (AQ). Chính phủ Mỹ hiện nay vẫn xếp HTS vào danh sách các Tổ chức Khủng bố Ngoại quốc, tuy HTS xác định là họ đă ra  tách khỏi AQ từ nhiều năm trước và tuy vẫn là nhóm Hồi giáo nhưng không c̣n theo Thánh chiến cực đoan?

 

Ngày 22 tháng 12, 2024, Bộ Ngoại giao Mỹ đă tuyên bố “bỏ món tiền thưởng 10 triệu USD, thưởng cho người nào bắt giữ được Thủ lĩnh Ahmed al-Sharaa của HTS, sau khi có cuộc hội kiến giữa các nhà ngoại giao Mỹ với Thủ lĩnh này tại Damascus.

   

Hiện tại, ngay trong nội bộ Liên minh HTS  vẫn c̣n những phe phái chống đối lẫn nhau như Nhóm cực đoan Salafists, bên cạnh các Nhóm quốc gia của Free Syrian Army, và chưa thể biết liên minh HTS sẽ đưa Syria về đau?

   

Do các khác biệt quá nhiều về tôn giáo và chính trị giữa các nhóm phe phái trong các Liên minh đă  cùng cộng tác để lật đổ Assad, viễn tượng một cuộc nội chiến mới rất có thể xảy ra?

     

Với t́nh h́nh hiện nay: Phương Tây đang hưởng lợi khi Assad sụp đổ:

  • Nga có thể bị mất các Căn cứ quân sự tại Syria, mất luôn khả năng mở rộng khu vực ảnh hưởng tại Trung Đông và Phi châu..

  • Iran mất ảnh hưởng và quyền hành tại Syria, mất cả con đường bộ tiếp vận cho Hezbollah tại Lebanon.

  • Hàng triệu người tị nạn Syria có thể trở về, giúp giảm các áp lực kinh tế và chính trị tại Âu châu,Thổ.. đă phải cung cấp nơi trú ẩn và các phương tiện sinh hoạt tuy tạm bợ cho di dân. Sự hồi hương dân tị nạn đă đặt ra nhiều vấn đề an ninh, số dân này rất thể sẽ là nguồn cung cấp nhân lực cho các nhóm cực đoan và cũng sẽ là các chiến binh cho một cuộc nội chiến mới?

   (Theo Cao ủy tị nạn LHQ, tính đến 2023, có 6.7 triệu người tị nạn Syria phải chạy khỏi nước. EI chứa gần 1 triệu (Đức cao nhất với 700 ngàn); Thổ chứa 3.7 triệu (60% tổng số dân di cư); Lebanon (800 ngàn); Jordan (600 ngàn)..)

 

2- Mohammed Soliman: ( cùng trong Tổ chức trên; cùng là Giám đốc Chương tŕnh nghiên cứu An ninh Mạng và Kỹ thuật Chiến lược tại Viện Nghiên cứu về Trung Đông)

        (Ông Soliman chú trọng vào ‘Geopolitics’ của Syria ‘sau-Assad”)

      

”Syria đang đứng trước một ngưỡng cửa’ của một thời điểm, không có được từ trước đến nay: Thời điểm với rất nhiều hệ lụy vượt ra khỏi biên giới Syria..

   

Chế độ Assad, từ lâu được Nga và Iran chống đỡ, sau cùng đă phải sụp đổ hoàn toàn dưới áp lực của nhiều thất bại liên tục. Các lực lượng chống đối vũ trang, ngủ yên lâu năm, bất ngờ trỗi dậy, tiến chiếm Aleppo và gây một ván bài domino, khiến sự chống đỡ của Chính phủ Syria bị sụp theo nhanh chóng, và sau cùng đưa đến việc Assad bỏ chạy sang Moscow, chấm dứt sự cai trị tại Damascus. Chế độ chấm dứt và khởi đầu cho một tiến tŕnh tái lập cân bằng quyền lực trong khu vực Trung Đông.

   

Lần đầu tiên từ những năm 1970s, Syria đứng trước một nhu cầu tái tổ chức tận gốc của đất nước!.Việc sụp đổ Assad không chỉ đánh dấu sự chấm dứt của một chế độ độc tài và phơi bày ra một ‘Trục địa phương’ do Iran khổ công xây dựng và được Nga yểm trợ.

   

Syria là con ‘chốt’ chính của tham vọng Iran tại Levant (một hành lang thiết yếu đưa đến Hezbollah tại Lebanon), một mặt trận tiền tiêu chống Israel và là một biểu tượng căn bản chiến lược của Iran..Mất Syria gây tan vỡ cho cái Trục ảnh hưởng của Iran và là những dấu hiệu báo động lung lay tận gốc cho chiến lược ‘thần học’ của Ayatolah Khomeini. Iran đang bị cô lập và bị bỏ rơi, đứng trước một tương lai bất ổn của toàn vùng. Nga cũng  vậy, đang đứng trước một sự tính toán. Năm 2015, sự can thiệp quân sự của Nga đă cứu văn được t́nh thế gần như sụp đổ của Assad, Nga đổi lại bằng bảo vệ được 2 căn cứ chiến thuật HQ Tartus và KQ Khmrimim,  Nga giữ vững được  sự có mặt tại Địa Trung Hải. Từ Syria, Nga đă vươn ảnh hưởng qua Lybia, qua khu vực Sahel (vùng Sahara) và đi xa hơn, đặt nền móng cho một kế hoạch tăng ảnh hưởng rộng hơn tại Trung Đông và Phi châu.

 

 

Nga nếu bị hất  khỏi Syria (mới), sẽ bị suy giảm về sức mạnh quân sự và chính trị trên toàn khu vực.

   

Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang tạo một vị thế ‘mạnh’ tại Syria (sau-Assad). Ankara đă ‘vượt trội’ cả Iran lẫn Nga, củng cố ảnh hưởng, đồng thời có khả năng ‘vẽ lại’ geopolitics (địa chính trị) của một Syria ‘mới’? Thổ Nhĩ Kỳ có cơ hội trở thành một ‘cường quốc’ có vị thế quyết định tại Trung Đông?

     

Với Hoa Kỳ, giai đoạn chuyển tiếp này, có thể là một thời điểm thách thức để xoay trục Hoa kỳ ‘có’ muốn lợi dụng cơ hội này để ‘chặn’ và xóa vết chân quân sự của Nga tại Syria không?, Có thể không cần thiết trong lúc này, để Nga tự rút khi c̣n đang bị vướng chân tại Ukraine kèm theo nhiều khó khăn về kinh tế?

   

Sự sụp đổ của Assad đối với Iran, có phần nào đó ‘giống như ‘Bức tường Berlin’ với Nga? (tuy Nga là do  tác động của các cải tiến nội bộ). Iran th́ khác hơn, lư do là v́ một loạt các nhân vật chính trong ‘Trục kháng chiến’: từ Nasrallah và sau cùng là Assad, Các ‘chư hầu’ của Iran sụp đổ trên chiến địa, ngược hẳn sư mong đợi của Iran..

     

Assad ‘mất’ đi, chưa hẳn bàn đồ Syria sẽ bị vẽ lại?, nhưng chắc chắn sẽ có một sự phân chia quyền lực giữa các quốc gia liên hệ trong vùng? đặc biệt là Thổ Nhĩ Kỳ và Israel? và  cũng c̣n tùy vào tṛ chơi ‘mới’ của TT Mỹ sắp nhậm chức?”

3- Nicolas Gvosdev: (Cùng trong Tổ chức trên)

(Ông Gvosdev bàn nhiều hơn về khả năng Syria bị chia thành những quốc gia nhỏ?)

  

”Các biến cố xảy ra tại Syria mang đầy tính cách bi kịch, nhưng chúng ta cần thận trọng trong việc ‘đánh giá’ các viễn ảnh sắp tới.

  • Iran mất ‘con đường’ ra Địa Trung Hải, nhưng vẫn c̣n có khả năng tụ tập các ‘tay sai ủy nhiệm’ tại Iraq và Yemen!.

  • Hiện nay, Nga chưa bị nhà cầm quyền tại Damas, chính thức yêu cầu rút khỏi các căn cứ quân sự đang có tại Syria (tuy có nhiều dấu hiệu về Nga tự tháo gỡ thiết bị tại Căn cứ Tartus, chở về lại Nga!)

  • Israel lợi dụng khai thác t́nh trạng vô chính quyền, và quân đội Syria tan ră, phá hủy và san bằng mọi tiềm năng quân sự của Syria cũ, không để lọt vào tay các Lực lượng chống-Assad. Một hành động tính toán rất kỹ trong kế hoạch pḥng thủ cần sinh tồn.

  • Sau lưng của ‘hậu biến có’ là đang những thương thuyết ngầm (?) giữa Moscow-Ankara; giữa Tel Aviv-Ankara; cả Tel Aviv-Moscow.. những quyền lợi tṛng tréo đang cần thương lượng và trả giá?

  • Những tín hiệu ngầm giữa Chính phủ Trump sắp ‘tiếp nhiệm’, cùng Erdogan và Netanyahu. ‘dường như’ vẫn muốn để Nga có vai tṛ nào đó trong khu vực này?

 

Các bài học lịch sử cho thấy, từ Afghanistan năm 1992 đến Libya năm 2011:  việc giữ sự đoàn kết giữa các phe chống đối khi c̣n chung sức chống chính quyền không khó khăn bằng khi cùng chiến thắng lật đổ chính quyền!

   

Nh́n vào bản đồ, tô màu, ghi các phần đất do những nhóm chống-Assad khác nhau chiếm giữ, cần thấy rơ mỗi nhóm tùy thuộc vào các hệ phái tôn giáo, các tổ chức dân sự  của từng vùng và tùy các ‘lănh chúa’ địa phương! Vấn đề tối quan trọng hiện nay, là số phận sắp tới của Quốc gia Syria?. 

   

 

HTS, dĩ nhiên là muốn thừa hưởng toàn bộ ‘gia sản’ của Assad, và xa hơn là thu tóm được trọn vẹn Syria, dưới một Chế độ do họ kiểm soát, nhưng các nhóm chống-Assad khác lại muốn phân chia  và thay đổi các ‘thỏa hiệp’ (từ thời chống Assad..

   

Vấn đề khó khăn’ và nhức nhối nhất là những thỏa hiệp đa phương cần có với nhóm Kurds tại Syria! Syria chỉ có thể ổn định khi giải quyết được vấn đề cơ bản này! 

 

   

Sự ổn định của Syria rất quan trọng với các Chính phủ Âu châu, do những áp lực của những cuộc bầu cử, luôn hy vọng sê có thể hồi hương những người tị nạn Syria.    Các cuộc di dân đă tạo ra nhiều bất ổn cho các vấn đề nội bộ của Tây Âu. Di dân c̣n ảnh hưởng, xa hơn, đến các khủng hoảng năng lượng? Khủng hoảng suy giảm công nghiệp tại Âu châu tùy thuộc vào  cao điểm của sư tăng giá năng lượng kể từ Chiến tranh Ukraine. Châu Âu đang ở vào giai đoạn hoàn tất việc tách rời mọi tùy thuộc vào các nguồn năng lượng do Nga cung cấp (tuy giá của Mỹ. LNG vẫn c̣n quá cao), Âu châu nh́n xa vào các đường ống dẫn dầu khí từ vùng Vịnh Thổ Nhĩ Kỷ (Israel) như một hy vọng trong tương lai,  và các dự án này đều cần đến sự ổn định trong khu vực..”

 

4- Joshua Krasna: ( cùng trong Tổ chức trên)

      

Ông Krasna cũng chú trọng đến vấn đề chia cắt Syria và tái thiết hậu chiến)

    “ Một trong những sự kiện quan trọng nhất là sự chấm dứt của các Phong trào Nổi dậy Ả Rập, từ khởi đầu và các diễn biến đă theo nhau xảy ra  khá.. đúng lúc? Các chế độ cai trị tại Tunisia, Ai cập, Yemen và Libya lần lượt theo nhau đổ sập trong giai đoạn 2011-2013. Giai đoạn kế tiếp 2019-2020 đến lượt các chế độ độc tài  Algeria và Sudan cùng sau đó là các thách thức xảy ra tiếp cho Iraq và Lebanon.

   

Do ảnh hưởng của Covids, sinh hoạt của Lebanon ngưng trệ, hệ thống điều hành chính trị và hành chính của Lebanon chưa phục nồi nổi và Quốc gia này ở vào t́nh trạng bất ổn, kinh tế suy sụp kéo dài trong suốt 5 năm vừa qua.

 

Các hành động gây thất bại cho cuộc Cách mạng tại Syria ( do các hành động của Hezbollah, Iran và Nga), cùng nhau bảo vệ cho Chế độ Assad, đă làm cho Syria trở thành một Quốc gia cai trị bởi một gia đ́nh, cha truyền con nối trong suốt 60-70 năm..

   

Assad là tay lănh đạo cuối cùng của giai đoạn ‘tiền 2011’,  bị truất quyền vào 2024!.

   

Rất nhiều cuộc bàn thảo đang xảy ra cho câu hỏi liệu Syria c̣n có thể vẫn là một quốc gia, hay  sẽ bị chia thành các quốc gia nhỏ hơn? Syria có thể là một nguồn gốc gây sự bất ổn trong khu vực? Israel và Jordan sẽ phải đối phó ra sao với các vấn đề này?

   

Có đề nghị là nên “Lui về Quá khứ’, trở lại giai đoạn  2011-2013,  khi tất cả các vấn nạn trên từng xảy ra! Khi đó Chế độ Assad đă trên bờ sụp đổ! Cả hai vùng biên giới Jordan và Israel đều có những khoảng trống về cai quản, dẫn đến sự xuất hiện của nhiều nhóm dân quân địa phương được các quốc gia này sử dụng để ngăn chặn các nhóm ‘thánh chiến cực đoan islam’, Cũng khởi gốc từ các khu vực biên giới ‘vô chủ’, vô chính quyền này các lực lượng  Iran và Hezbollah xâm nhập vào khu vực.

   

Israel đă cố gắng tạo lập được một lực lượng an ninh địa phương tại Cao Nguyên Golan, cung cấp các phẩm vật cứu trợ nhân đạo, giữ được sự ổn định tại đây.. Nhưng hiện nay, tại Syria (trên toàn lănh thổ).. không có một lực lượng ‘quốc tế ‘(?) hay một cường quốc nào muốn ‘thật sự’ nhúng tay vào t́nh h́nh hỗn loạn đang diễn ra (như Nga từng làm!)

   

Mặt khác, Israel với hàng ngàn phi vụ, đă xóa sạch lực lượng quân sự của  Chính phủ Syria (Assad), (một đối trọng quan trọng với quân đội Israel) không để các thiết bị quân sự tối tân ‘lọt’ vào tay.. bất kỳ nhóm dân quân mới trỗi dậy tại Syria, kể cả nhóm đang nắm chính quyền tại Damascus..

   

Thổ Nhĩ Kỳ, từng cố gắng trong một thời gian và không thành công trong kế hoạch b́nh định vùng MENA, từng đành bỏ giấc mộng lănh đạo khu vực và t́m cách xích lại với Saudi Arabia.UAE và Ai cập. Thổ  hiện có thể tạm hài ḷng với thành quả của nhóm Thổ  yểm trợ và.ủy nhiệm’ tại Syria?

   

Vấn đề tái xây dựng Syria có rất nhiều khó khăn và trở ngại, chưa thể nghĩ đến  khi t́nh h́nh Syria chưa thật sự ổn định!

   

Một sự thay đổi chiến lược ‘rơ ràng’ nhất là sự Sụp đổ của ‘Trục Kháng chiến”, kèm theo một thất bại ‘choáng váng’ của Nga tại Syria.. Một sự kiện không nhà chiến lược nào có thể nghĩ tới vào 2015!. “Hamas tấn công vào Israel tháng 10/2023 đă dẫn đến hậu quả cả Hamas và  Hezbollah  cùng bị phá nát. Cuộc đối đầu trực tiếp, đầu tiên giữa Iran và Israel, cho đến nay, vẫn là một thua thiệt của Iran. Ché độ Assad, trong giai đoạn qua, đă giữ một vai tṛ.. tiêu cực!, không có hành động nào giúp làm suy yếu khả năng quân sự của Israel (dù đang phải chống đỡ sự tấn công từ nhiều hướng), và án binh bất động để Israel lần lượt thanh toán Hamas, Hezbollah; và cũng làm ngơ cho Israel dùng không phận để tấn công Iran?

     

Trục ‘kháng chiến’ nay, chỉ c̣n nhóm Houthi tại Yemen.. Một lực lượng nhỏ bé có thể bị Mỹ-Israel xóa sổ.. khi cần?

 

 

Trần Lư tổng hợp

12-2024

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính