TT Trump muốn ǵ với Greenland?

 

Trần Lư

 

 

TT Trump không phải là vị Tổng thống đầu tiên của Mỹ muốn ‘sở hữu’ Greenland, nhưng ông có thể là Vị TT đưa ra những ư kiến ’thực tế’ và ‘sỗ sàng’ nhất: Mua, Chiếm bằng vũ lực hay Sát nhập qua Trưng cầu ư kiến của dân địa phương?..

 

   

Phát biểu ư kiến  (26/01) trên Air Force 1 bay về Miami, Trump cho biét, ông đă muốn mua Greenland từ 2019, từ tay Denmark (Greenland là một vùng đất tự trị thuộc Denmark..)

     

TT Trump tuyên bố “We need Greenland for national security purposes”

  • Greenland: Đất và Người

 

 

Vài chi tiết về địa lư:  Quốc gia tự trị, trong Vương quốc Đan Mạch.

  • Diện tích: 2,166,068 km vuông.

  • Dân số: 57,000 người.

  • Thủ đô: Nuuk

   

Đan Mạch không có quyền sở hữu lănh thổ Greenland. Không một công dân hay công ty Đan Mạch nào sở hữu đất đai tại Greenland, và Đan Mạch cũng không kiểm soát bất cứ tài nguyên, hầm mỏ tại Xứ này..

   

Tất cả đất đai Greenland đều thuộc quyền sở hữu ‘tập thể’ của dân Greenland. Đa số đất đai được kiểm soát bởi  Chính quyền tại 5 Hạt (municipalities) (tổ chức hành chính, tương tự như một ’tiểu bang’). Cá nhân muốn sử dụng đất, cứ nộp đơn xin phép Chính quyền địa phương, sử dụng khi  được chấp thuận cho phép nhưng không có chủ quyền đất. 5 municipalities này liên kết với nhau, có một Chính quyền Trung ương, và một Quốc hội (Inatsisartut) do dân Greenland bỏ phiếu chọn lựa. Chính quyền Greenland chỉ điều hành trực tiếp Công viên Quốc Gia Northeast Greenland National Park, là một khu vực rộng đến 972,000 km vuông chiếm, khoảng 40% lănh thổ), Tại vùng đất mênh mông này chỉ có 40 cư dân vả 70 con chó kéo xe trượt trên băng (sleigh). Đan Mạch không có bất cứ liên hệ ǵ đến vấn đề sở hữu đất đai tại Greenland.

 

Chính quyền Greenland (Naalakkersilsut) điều hành quốc gia và chịu trách nhiệm toàn bộ các tài nguyên hầm mỏ từ 1 tháng 10, 2010. Lợi tức do hầm mỏ là tài sản quốc gia (Đan Mạch không có phần). Greenland có một Tổ chức Quốc hội, mỗi ghế đại diện cho khoảng 1800 dân. 80% Dân chúng đi bầu là người gốc thổ dân Inuit; khoảng 7.5% dân nhận có gốc gác tổ tiên Đan Mạch. Ngôn ngữ chính thức là Kalaallisut (khác xa tiếng Đan mạch)..

   

Người dân Greenland, có thể có nhà, nhưng đất, trên đó cất nhà, lại thuộc sở hữu chung.. Chính phủ là chủ nhân của nhiều ṭa nhà và cơ sở công nghiệp, Hệ thống thương mại được tổ chức theo h́nh thức quốc doanh.Khoảng trên 50% buôn bán lẻ là do Nhà nước điều hành..

 

Hiến pháp 2023 ghi:  

   “Greenland is based on collective rights and the principle that common ownership of all our land, sea and resources is unalterable..”

                  (Xin Xem phần Phụ lục, cuối bài)

 

Tại Greenland hiện đang có các Trạm nghiên cứu:

  • Zackenberg Research Station, trạm nghiên cứu môi sinh.

  • Summit Statin, trên lớp đá băng, ở 3200m trên mực nước biển, nghiên cứu băng đá và khí hậu.

  • Villum Research Station chuyên chú vào vấn đề ô nhiễm môi trường.

   

Trạm khí tượng Danmarkshavn có 6 nhân viên; Trạm Daneborg có 12-14 nhân viên và là Căn cứ của Đội tuần tra bằng xe do chó kéo.

   

Ngoài ta c̣n có thêm 2 trạm tiếp liệu, 1 trạm quân sự và nghiên cứu khoa học Mestersvig

     

Tuy diện tích rộng bằng  lănh thổ Pháp và Tây ban Nha hợp lại, nhưng Greenland không có các cơ sở hạ tầng về giao thông, đường xá, không có thương càng, phi trường, không có khách sạn hoặc các nơi tạm trú.. Từ khu vực dân cư Ittoqqortoormiit  (349 dân) chỉ có thể đi xa được vào trong nội địa  bằng xe do chó kéo..

     

Bộ Chỉ huy quân sự hỗn hợp Đan Mạch trú đóng tại Thủ Đô Nuuk..

  • Vị thế Chiến lược của Greenland

   

Greenland nằm tại phần Trung tâm của Bắc Cực, một khu vực có giá trị quan trọng về ‘địa chính trị’. Giá trị chiến lược của Greenland c̣n được tăng phần chú ư, khi có những lời kêu gọi của Cư dân Inuit, đ̣i Chính phủ  Nuuk độc lập hoàn hoàn khỏi Đan Mạch..Các ‘phát biểu’ đầy gây hấn mới đây của TT Trump  tạo thêm căng thẳng trong Vùng (khi Đan Mạch đang có những thương thuyết ‘ngầm với Mỹ về việc mở rộng thêm các Căn cứ quân sự của Mỹ trong khu vực)..

   

Vùng lănh thổ Greenland quan trọng v́ sự kiện tan băng đá tạo ra những tiềm năng kinh tế và chiến lược. Mỹ, Nga và Trung Hoa đă từng bước gia tăng sự có mặt về quân sự và kinh tế trong vùng.

   

Năm 2014, Đan Mạch và Greenland đă đ̣i chủ quyền một khu vực 895,000 km vuông bên ngoài Arctic Circle, đến tận vùng đặc quyền kinh tế của Nga. Đan Mạch cũng đ̣i vùng Lomonosov Ridge và xem đó như phần đất mở rộng của Greenland..

   

Trong khi đó, Nga cũng có những đ̣i hỏi lănh thổ chống lại Na-Uy, khi Na-Uy mở rộng thềm lục địa, bao gồm Biển Barents, Bắc băng Dương và Biển Na Uy..

   

Đan Mạch, chính thức giữ chủ quyền trên khu vực, đă cố gắng để bảo vệ ‘căn cước’ Đan Mạch, trên vùng đảo Bắc cực này và đặt ra những kế hoạch riêng. Mỹ và Đan Mạch từng có những tranh chấp ‘quyền lợi’, những bất đồng ư kiến về Greenland..

  • Cuối năm 1826, một thỏa ước thương mại giữa Đan Mạch, Thụy Điển và Na Uy đă ghi nhận chủ quyền của Đan mạch trên các phần đất Greenland, Iceland (Băng đảo) và Đảo Faroe.. Ngoại trưởng Mỹ William H Seward (1861-1869), người đă khởi xướng việc mua Alaska từ Nga, cũng đă từng đề nghị (không thành công), đ̣i mua các đảo Greenland và Iceland từ Đan Mạch..

  • Trong Thế chiến 1, Đan Mạch bán West Indies (Đông Ấn) cho Mỹ để đổi lại việc Mỹ chấp nhận chủ quyền của Đan Mạch tại Greenland. Năm 1919, Ngoại trưởng Na Uy cũng kín đáo thừa nhận chủ quyền của Đan Mạch tại Greenland sau các thương thuyết để Đan Mạch chịu chuyển Đảo Spitsbergen cho Na Uy. Đến 1933 Na Uy và Đan Mạch thỏa thuận là Greenland thuộc sở hữu của Đan Mạch và chấm dứt các tranh căi về chủ quyền lănh thổ này…

   

Trong những năm gần đây, Đan Mạch đă áp dụng một chiến lược quốc pḥng mới trong vùng Bắc cực, bao gồm cả hai vùng Greenland và Đảo Faroe: Tăng cường vũ trang, Hợp tác quân sự an ninh quốc pḥng với các nước Nordics (Denmark, Finland, Iceland, Norway và Sweden), giúp bảo vệ các cơ sở hạ tầng thiết yếu, đặc biệt chú trọng đến Vùng Bắc cực và vùng Biển Baltic.

 

   

Bộ Tổng Tham Mưu QĐ Na-Uy gia tăng ‘Hợp tác Nordic’  bằng cách thành lập một Bộ Chỉ Huy Không lực Nordic, nằm trong biên chế của Bộ Chỉ Huy NATO. Na Uy ghi nhận cần phải có sự canh chừng quân sự dọc biên giới Nga-Phần Lan; quan tâm đến  vị trí chiến lược của Đảo Gotland (Thụy Điển) trong vùng Biển Baltic, và vai tṛ quan trọng của Eo biển Đan Mạch, nối liền các biển Baltic và Bắc Hải (North Seas) Trong lúc Đan Mạch hứa hẹn sẽ là một thành phần tích cực tại Bắc cực.

   

Tháng 12-2019, tại Phiên họp tối cao NATO, London, TT Đan Mạch công bố kế hoạch chi tiêu thêm 200 triệu Euro để tăng cường các vị thế chiến lược mới tại Bắc cực; Tháng 6-2022, Đan Mạch và Faroe đồng ư thiết đặt một Hệ thống radar cảnh báo quanh các đảo; Faroe cũng dự chi 143 tỷ tiền Krone Đan Mạch vào các cơ sở quân sự-an ninh hạ tầng trong Thập niên sắp tới..

   

Áp lực mới nhất của Ngũ giác Đài Mỹ, đ̣i hỏi Đan Mạch phải gia tăng cảnh giác trước sự kiện Trung Hoa đề nghị các viện trợ tài chính cho Chính phủ Nuuk. cùng một lúc với các hoạt động thăm ḍ về kinh tế tại Greenland. Trước đó Đan Mạch đă ngăn cấm không cho phép các công ty Tàu xây một phi trường trên Greenland.

   

Quân đội Mỹ đă mở rộng các cuộc tập trận, các sư đoàn Dù của Mỹ cũng có những chương tŕnh  luyện về khả năng di động,  tác chiến trên băng đá, để có thể đáp ứng với nhu cầu quân sự khi cần thiết. Các đơn vị Mỹ, khi hoạt động tại Greenland, được đặt dưới sự chỉ huy của Joint Arctic Command..

   

Các lời tuyên bố của TT Trump ‘chưa’ giúp ǵ cho các thương thảo (cũng chưa xảy ra), có thể chỉ là những thăm ḍ chính trị, quảng cáo cho một kế hoạch ‘Thống trị toàn cầu’ theo Học thuyết Trump (bao gồm cả các vấn đề Panama, Canada..)

     

Mỹ  thật sự, đă có những thay đổi Chiến thuật quân sự trong khu vực:

  • Đặt một Phi đội 4 chiếc B-1 Lancer tại Na Uy (2-2021), hoạt động bên cạnh các F-35s của Na-Uy, và các chiến đấu cơ Gripen của Thụy Điển..

  • Lập các Trung tâm hành quân hải quân tại Iceland.

  • Tập trận về Tàu ngầm để sẵn sàng hoạt động khi cần.

   

Năm 2022, Mỹ đă có cuộc tập trận lớn nhất từ 1980s tại Vùng Bắc cực, phát xuất từ Na-Uy…

   

Quan ngại của Mỹ là Greenland có thể đ̣i hỏi độc lập, thoát sự kiểm soát của Đan Mạch, và khi đó có khả năng Mỹ sẽ phải can thiệp quân sự để giữ được Greenland trong.. Chiến lược Bắc cực của ḿnh?

  • Sự “có mặt’ của Mỹ tại Greenland   

     

Mỹ đă có mặt tại Greenland từ lâu, sự có mặt này vẫn đang được duy tŕ và c̣n tiếp tục phát triển thêm

  • Căn cứ Thule, tên mới Pituffik Space Base 

   

Đây là một Căn cứ của Lực lượng Không gian Mỹ (US Space Force), đặt tại vùng duyên hải Tây-Bắc Greenland. KQ Hoa Kỳ đă thiết lập Căn cứ Thule, xây dựng từ 1951  hoàn thành 1953 và là nơi đồn trú của Lực lượng Không Quân Chiến lược Mỹ có nhiệm vụ canh chừng và pḥng thủ chống Liên bang Soviet, tấn công từ phía Bắc.

 

 

Ngay từ thập niên 1960s, Thule, tuy mang tên là một Trung tâm nghiên cứu Khí tượng, nhưng thật sự là Trung tâm quân sự tuyệt mật  mang bí danh Project Iceworm, bao gồm nhiều chương tŕnh quân sự gồm cả nguyên tử..

 

Từ 1957, Mỹ cho đặt các dàn phi đạn pḥng không Nike-Missile tại đây và 1961 đă xây dựng Trạm Radar Cảnh báo sớm chống các phi đạn đạn đạo tối tân của Nga, tại Vị trí J-Site, bên ngoài Căn cứ Thule..Vào cao điểm xây dựng, Thule là nơi trú đóng của 10 ngàn quân nhân và nhân viện dân sự Mỹ.

   

Các hoạt động quân sự chiến lược pḥng thủ chống khả năng tấn công bất ngờ của Nga, diễn ra thường trực tại đây. Mỗi năm có 3000 chuyến bay đến từ Mỹ, Thule có  một phi đạo dài 3km, rộng 42m.

   

Năm 2020, Căn cứ Thule được giao cho US Space Force, và từ tháng 4-2023 có tên mới là Pituffix..trở thành Căn cứ của 821st Space Base Group, gồm các Bộ Chỉ huy ‘Space Base Delta’ 1, 4 và 6..

   

(Space Force có những nhiệm vụ chuyên biệt, tối mật về các hoạt động quân sự trong lĩnh vực không gian, kiểm soát các hoạt động của Vệ tinh quốc pḥng, canh chừng các vụ phóng phi đạn vào không gian (từ khắp mọi nơi trên thế giới), theo dơi phi tŕnh của các phi đạn đạn đạo hướng về Mỹ)

   

Năm 2022, Ngân sách của KQ Hoa Kỳ đă dành 5 tỷ USD cho các hợp đồng cho các chi phí hoạt động tại Pituffix, Tử 2023,một phi đội 4 chiếc F-35s đă đạt căn cứ tại đây..  

  • Căn cứ KQ Sondrestom, là Căn cứ cũ của KQ Mỹ tại miền Trung Greenland, cách ṿng vĩ tuyến ‘0’, Bắc cực, 97 km, đă ngưng hoạt động và giao lại cho Chính quyền Greenland từ năm 1992, tuy nhiên vẫn c̣n một đơn vị US Air National Guard  đang trú đóng tại đây    

  • TT Trump muốn ǵ?        

 

Một số nhà nghiên cứu đưa ra các nhận định:

 

Băng đá tại vùng Bắc cực tiếp tục tan chảy, ‘đất’ và biển’ Greenlandđang mở rộng dần cho việc chuyền vận đường biển và việc khai thác các tài nguyên hầm mỏ. Greenland rất giàu về đất hiếm ¼ tổng lượng của thế giới và khoáng sản, sử dụng làm nguyên liệu cho các công nghiệp điện tử và tuabin gió ; gồm cả uranium, vàng, platinum, kẽm, graphite, titanium, zirconium, tungstene, sapphires, trữ lượng cao nhất thế giới về nobium..và có thể có cả tiềm năng rất lớn về khí đốt?

 

US Geological Survey ước lượng Vùng biển và thềm lục địa Greenland có thể có 17.7 tỷ thùng dầu thô và 4.19 ngàn tỷ (trillion) mét khối khí đốt;  Trữ lượng đất hiếm rất dồi dào chỉ kém lục địa Tàu.

   

Về giao thông, các chuyên viên ước tính đến 2050, khoảng 5% lượng hàng hóa vận chuyển đường biển, có thể sẽ dùng con đường Bắc cực. Sự biến đổi khí hậu có thể  mở được Con đường Northern Sea Route, từ 2030, không bị băng đá cản trở, nối liền Đại Tây dương và Thái b́nh Dương..

   

Đường giao thông Northwest Passage, dài 6900 km, rút ngắn được 4 ngày hải hành di chuyển từ vùng ven biển phía Đông Hoa Kỳ sang Á châu và  từ ven biển Phía Tây sang Âu châu, thay v́ phải đi lối Kinh đào Panama (Năm 2013, một chuyến hài hành dùng lối này đă tiết kiệm được 200 ngàn USD; Nặm 2024, đă có 10 chuyến hải hành qua lối này; và đến cuối thế kỷ 21, con đường này có thể sử dụng được 4 tháng mỗi năm )

   

Các giá trị chiến lược, kinh tế và lănh thổ đều là những mục tiêu thật hấp dẫn vớiHoa Kỷ, trong lúc Trung Cộng và Nga đang muốn xâm nhập. Nga và Tàu đều có những tuyên bố về các ư định mở rộng các giao dịch, hợp tác,  tiếp cận với Chính quyền địa phương Greenland.. TT trump đề pḥng sự yếu kém của Đan Mạch và khối NATO trong các phương thức ứng phó với Nga và Trung Cộng?  (Lực lượng quân sự chính quy ‘tại ngũ’ của Đan Mạch c̣n’ thua’ con số nhân viên cảnh sát của Thành phố New York!

 

 

  • Greenland giá bao nhiêu?

   

Hoa Kỳ có ‘thừa’ khả năng ‘mua’ Greenland!. GDP (2021) của Greenland chỉ là 3 tỷ USD! (bằng 0.007% GDP Mỹ).

   

Năm 2019, Tạp chí The Washington Post ước lược giá mua Greenland dao động từ 200 triệu đến 1.7 trillion USD (giá 200 triệu là giá dựa theo giá khi Mỹ mua Alaska, c̣n giá 1.7 trillions là ước lượng theo thời giá, bao gồm các trị giá của tiềm năng kinh tế, dầu mỏ?.

 

Tờ Financial Times, ước định 1.1 trillions, là giá toàn bộ lănh thổ trong đó giá trị dầu khí được ước đoán là 300-400 tỷ, giá trị mỏ đất hiếm từ 500-700 tỷ..

   

Wall Street tính giá chỉ khoảng 533 tỷ, khi dùng Wyoming làm tiêu chuẩn so sánh về đất đai và tài nguyên..

  • Khi mua Greenland, Hoa Kỳ sẽ tạo cho mỗi người dân Greenland một tài sản lớn, hàng triệu USD mỗi người và tiếp tục hưởng các nguồn lợi do đầu tư,và thu các khoản lệ phí do khai thác tài nguyên..

–  Vị thế Greenland trong An ninh Quốc gia Mỹ:

   Thủ đắc Greenland sẽ cho phép Mỹ kiểm soát được một ḥn đảo tối quan trọng trong việc bảo vệ an ninh nội địa  Quốc gia Mỹ.

  • Reuters, tháng 10-2020, đă mô tả Greenland như là một ‘lỗ đen’ trong An ninh Mỹ’ và Đồng Minh, Duyên hải dài 44,000 km rất khó kiểm soát (từ 2006, nhiều thuyền bè ngoại quốc đă xuất hiện trong khu vực, không tuân theo các điều lệ hàng hải, trong khu vực biển do Đan mạch (hội viên NATO) kiểm soát) Tàu ngầm Nga đă nhiều lần quanh quần trong khu vực và đe dọa có thể cắt hoặc phá cáp ngầm, khi xảy ra xung đột, tranh chấp?

  • Rand Corporation, 2021, bày tỏ quan ngại Greenland có thể bị thu hút vào quỹ đạo Nga, hoặc Tàu, nếu được độc lập khỏi Đan Mạch, và Nga có khả năng tác chiến tại Bắc Cực hơn Mỹ..

 

Kiểm soát GIUK Gap:

 

   

Mỹ xem việc kiểm soát Khoảng trống GIUK (Greenland-Iceland-UK) là tối quan trọng cho việc pḥng thủ vùng biển phía Đông của Mỹ: Mỹ cần có thể thường xuyên hiện diện tại Greenland. Khi có chiến tranh, Mỹ phải ‘khóa kín’ khoảng trống này, ngăn cản hải quân đối phương đi qua Biển Na Uy để đến gần bờ biển Hoa Kỳ. (Trong suốt thời gian Chiến tranh lạnh, việc đóng ‘khoảng cách’ này là để ngăn chặn các tàu ngầm Nga có thể đến gần, vào được tầm bắn tấn công Washington DC và Thành phố NewYork!)

   

Các tiến bộ về vũ khí của Nga, có thể giảm bớt mức độ quan trọng của ‘GIUK gap’, nhưng Gap này vẫn c̣n là một trụ cột trong chiến thuật pḥng thủ của Mỹ khi Nga và Tàu đang cùng cộng tác mở rộng con đường “Polar Silk Road”

  • Không phận Greenland tối quan trọng đối với Hoa Kỳ trong việc pḥng thủ Mỹ và Canada. Mỹ đă yêu cầu Đan Mạch lo bảo vệ không phận Greenland cho hữu hiệu hơn. Năm 2022, Tổ chức nghiên cứu Rand đă đề nghị nên bao gồm thêm Greenland (trực tiếp) vào North American Aerospace Defense Command (NORAD), giúp bổ xung các yếu kém của KQ Đan Mạch..

  • Hiện nay, các chiến lược quân sự tại Bắc Cực,  tùy thuộc vào các Vệ tinh bay trên quỹ đạo vùng này. Hoa Kỳ cần phối hợp ‘đồng bộ’ các Hệ thống liên lạc vệ tinh tại các Trạm Pituffik và Alaska..Lực lượng Không Gian của Mỹ hiện trú đóng tại 2 trọng điểm Pituffik Space Base và Clear Space Force Station tại Alaska.  Hai Trạm Cảnh báo Không gian tối mật của Mỹ tại Bắc Cực, hoạt động phối hợp để bảo vệ Không phận Thủ đô Washington DC.

      

Hoa Kỳ, bằng mọi giá, không thể mất quyền kiểm soát Greenland.

 

 

Trần Lư  

1-2025

           

Phụ lục: Tổ chức Hành chính của Greenland        

 

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính