Syria và Hy vọng của Người Kurds

 

Trần Lư

 

   

Công việc tái tổ chức một Quốc gia Syria mới, hậu-Assad, gặp một trở ngại rất khó giải quyết là vấn đề Người Kurds, liệu có thể  đây là một cơ hội lập quốc như bao năm họ từng mong ước?

   

Về phương diện chính trị, Kurds là một sắc tộc lớn nhất trên thế giới không có được một quốc gia độc lập riêng! Tuy tập trung phần lớn trong một khu vực tiếp giáp với nhau tại Tây-Nam Á châu, nhưng người Kurds lại sống rải rác qua các biên giới của nhiều quốc gia:  Syria, Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq và Iran..

 

   

Do t́nh trạng bất ổn định, nên người Kurds đă nhiều lần nổi dậy, quan trọng  nhất ngày 15 tháng 8 năm 1984: Quân đội Giải phóng Dân tộc Kurdistan (Kurdistan People’s Liberation Army, nhánh quân sự của Đảng Lao động Kurdistan = Kurdistan Workers’ Party, đă tấn công hai ngôi làng tại vùng Đông-Nam Thổ Nhĩ Kỳ, giết chết hai nhân viên cảnh sát; gây 6 binh sĩ Thổ và 3 nhân viên dân sự Thổ bị thương. Trận tấn công khởi đầu cho cuộc chiến kéo dài trên 30 năm, dù cho Thủ lĩnh Phong trào PKK, Abdullah “Apo” Ocalan  bị bắt do dẫn độ từ Nairobi (Kenya), bị giam tại Thổ, bị kết án tù chung thân, và dù quân PKK bị tạm thời đánh bại, các trận tấn công  phá hoại và du kích chiến vẫn tiếp diễn!

 

  • Lịch sử cận đại

   

Lịch sử của người Kurds có thể xem như khởi phát từ 612 trước Tây lịch, tuy nguồn gốc và chủng tộc, ngôn ngữ vẫn c̣n là những bí mật. Người Kurds và người Armenia là những dân tộc láng giềng sinh sống trong một khu vực địa lư, từng là những vùng tranh chấp của nhiều đế quốc từ hàng ngàn năm qua.. Đế quốc sau cùng là Đế quốc Ottoman, đă kiểm soát hầu như toàn bộ các vùng sinh sống của người Kurds từ đầu thế kỷ 16, chỉ c̣n thêm một  mảnh nhỏ thuộc quyền Đế quốc Ba tư đang suy tàn.

 

 Đế quốc Ottoman bị tan ră sau Đại chiến thứ 1, hậu quả là vào năm 1923, các tỉnh Kurds bị chia và.. sát nhập vào 3 quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ (một quốc gia mới, trở thành  nước kiểm soát đa số người Kurds), Syria và Iraq..

   

Các bộ tộc Kurds tại Thổ đă nổi dậy ngay từ lúc bị sát nhập này (từ 1925 đă xảy ra đến 29 cuộc nổi dậy, trong đó có 4 cuộc được xem là quan trọng nhất: Sheikh Said Rebellion 1925; Ararat Revolt 1929, Dersim Uprising 1938 và cuộc chiến hiện nay..).

   

Trước 1984, các cuộc tấn công của người Kurds chỉ là riêng rẽ của từng bộ tộc,  không gây tiếng vang đáng kể. Trong giai đoạn biến động kinh tế và chính trị 1970s-1980s tại Thổ, Mặt trận PKK được thành lập, do những sinh viên Kurds ‘quá khích” đang theo học tại các ĐH Thổ, trong lúc này Chính phủ Trung Ương Thổ không thể đối phó với t́nh h́nh..

   

Một cuộc đảo chính quân sự xảy ra vào tháng 9 năm 1980. Lệnh thiết quân luật được ban hành tại các khu vực phía Đông-Nam Thổ, nơi có nhiều người Kurds sinh sống..Một bản Hiến Pháp Mới được công bố, giới hạn chặt chẽ nhân quyền và tự do, đặc biệt đối với người Kurds (chiếm 15% trong số 73 triệu người dân đang sống trên lănh thổ Thổ Nhĩ Kỷ). Tại các vùng Kurds, Chính quyền quân sự đă bắt giam và xét xử hàng loạt những người chống đối..

 

  • Nơi ‘ẩn náu’ an toàn

 

Thủ lĩnh Ocalan và một số thành viên PKK, trốn được sang Syria, trước khi xảy ra cuộc đảo chánh quân phiệt Thổ, nên thoát chết và khỏi bị bắt. Với sự trợ giúp của Syria về tài chính và tiếp liệu quân sự, PKK tổ chức các trại huấn luyện chiến tranh du kích tại những khu vực rừng núi bên trong Thung lũng Beqaa (Lebanon). Syria chủ trương sử dụng PKK như một quân bài trong cuộc tranh chấp với Thổ về các vùng đất ‘lịch sử’, và về nguồn nước đang được phân phối theo tỷ lệ, từ các con sông Tigris và Euphrate, Syria chống việc Thổ là thành viên NATO và có liên hệ thân cận với Mỹ..

   

Mặt trận PKK phát triển nhanh chóng trong thập niên tiếp theo, những sự trợ giúp của Syria chỉ có giới hạn, không cho phép PKK tấn công Thổ từ đất Syria và cũng không cung cấp các vũ khí pḥng không cho quân du kích PKK..

   

Năm 1985, PKK cho thành lập Kurdistan Popular Liberation Front (ERNK) (Mặt trận Giải phóng Nhân dân Kurdistan), ‘thành phần chính trị’ nhằm vào việc tuyên truyền và tổ chức các hạ tầng cơ sở (tuyên-vận)..Ocalan giữ chức “Tổng bí thư’ với quyền lực điều hành  mọi hoạt động đối nội và đối ngoại của Tổ chức..

   

Ocalan đi theo lư tưởng cách mạng-nổi dậy ‘xă hội chủ nghĩa ‘cực đoan’ thay v́ theo Chủ nghĩa dân tộc Kursk. PKK theo học thuyết của Mao Trạch Đông về ‘chiến tranh nhân dân’ phát động nổi dậy  theo 3 bước:  

  • Bước 1: Pḥng thủ chiến thuật, tổ chức các cuộc hành quân đột kích nhỏ, xây dựng cơ sở qua tuyên truyền và tuyển mộ nhân sự (1984-1986)

 

 (Từ các căn cứ an toàn bên đất Syria, PKK tấn công và rút chạy, hoạt động hầu như không bị giới hạn trong vùng biên giới Syria-Thổ, tấn công các lực lượng quân đội Thổ (Turkish Land Forces=TKK). Du kích ARGK, năm 1984, chỉ có khoảng 300 chiến binh, tấn công vượt biên giới, phá hoại. Quân Thỏ TKK dùng những tay chỉ điểm bị mua chuộc, thực hiện lùng bắt và phản công, đàn áp với những biện pháp tàn bạo mất ḷng dân. Cuộc tấn công lớn của Quân Thổ chống Du kích PKK 1985, không đạt kết quả, dù Quán Thổ đă huy động một lực lượng đến 5 Sư đoàn, khóa biên giới, thiết quân luật, nhưng vẫn bị nhiều tổn thất do chiến thuật du kích của PKK. Khu vực biên giới vẫn là nơi PKK có khả năng thu thuế và tuyển mộ thêm các chiến binh..

 

 

  • Bước 2: (1987-1993) Xây dựng những vùng “giải phóng”, là những nơi PKK có thể xuất hiện công khai; Tạo thêm những khu vực có quần chúng ủng hộ.

   

(Từ 1987, PKK bắt đầu tán công các cơ sở hạ tầng Thổ, gây trở ngại cho hệ thống cai trị, hành chánh, ám sát các viên chức xă ấp, phá hoại trường học, bắt cóc giáo viên và phá hoại cả các Cơ sở Y tế nông thôn.. Tạo ra một cuộc chiến tranh khủng bố và phá hoại kẻ cả các trạm điện, đường xe lửa.. Các hoạt động này gặp nhiều phản đối của thường dân. Chính phủ Thổ gọi PKK là ‘thảo khấu’, thiết quân luật tại các Tỉnh có đa số dân Thổ, và đặt ra các ‘Chỉ huy toàn quyền’ tại những khu vực bất ổn, có quyền giải quyết tại chỗ để dẹp bạo loạn; đốt bỏ làng xóm nơi quân du kích hoạt động! Giữa 1991-1995, khoảng 3400 thôn làng bị phá, bỏ hoang; 350 ngàn dân phải di tản và có khoảng từ 1 đến 4.5 triệu người dân, phải chịu các ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp.

       

Sau cuộc xâm lược của Mỹ vào Iraq 1991 (Operation Desert Storm) năm 1991, PKK lập được một ‘vùng giải phóng’ trong khu vực núi non Qandil, phía Bắc Iraq.. Từ tháng 9 đến 12, 1992, Quân đội Thổ huy động một lực lượng lên đến 15 ngàn quân có pháo binh, tank và cả KQ yểm trợ, tấn công vượt biên giới Iraq, đánh vào Khu an toàn của PKK, nhưng vẫn không dẹp nổi lực lượng PKK..PKK trở lại hoạt động với các cuộc phá hoại và khủng bố dữ dội hơn. Quân đội Thổ, tung ra các cuộc tấn công vận dụng các chiến thuật mới “ clear & hold” thay cho “search & destroy” (không hiệu quả). Chính phủ Thổ tổ chức các kế hoạch b́nh định, huy động 350 ngày quân chính quy phối hợp cùng 40 ngàn cảnh sát và 75 ngàn dân vệ; lập các chiến đoàn lưu động để đối phó

 

– Bước 3: Khởi động Chiến tranh toàn diện.Tổng công kích 1994-1999. Giải phóng, dự trù vào năm 2000.

 

Tổ chức PKK, rạn nứt 1998, khi một chỉ huy cao cấp chạy sang Tổ chức chính trị Kurds khác, bất đồng với Ocalan, muốn thỏa hiệp mới Chính phủ Thổ, Thổ  tạo áp lực mạnh trên Syria, đ̣i bắt giữ Ocalan và đe dọa tấn công qua biên giới Syria.. Ocalan trốn đến Nairobi và sau đó bị bắt và dẫn độ về Thổ (1999).. Syria chấp nhận xem PKK như một tổ chức khủng bố.. và ngưng các hoạt động yểm trợ cho PKK.  PKK rút vào hoạt động du kích phá hoại..PKK  tái hoạt động mạnh từ 2011..

 

  • T́nh h́nh người Kurds..?

 

T́nh h́nh người Kurds hiện nay tại 4 quốc gia có những khác biệt:

 

1- Người Kurds tại Iraq

 

 

Người Kurks tại Iraq, khoảng 6 triệu, chiếm từ 15-20% dân số Iraq, đă tự làm mất cơ hội để lập được một Quốc gia độc lập, chỉ v́ chia rẽ, đố kỵ và tranh dành quyền lợi ‘bộ tộc’!

 

Đă có một lúc người Kurds tại Iraq được Phương Tây (LHQ chấp thuận), lập cho một vùng sinh sống an toàn, LHQ ban hành lệnh cấm phi cơ Iraq (Saddam Hussein) bay trên không phận vùng này năm 1991, Nhưng vùng no-fly này bị bỏ sau khi Mỹ chiếm đóng Iraq năm 2003. Chính sách của Mỹ với người Kurds tại Iraq cũng ‘mơ hồ’,không rọ tệt. Tuy  Mỵ giữ một căn cứ KQ tại Harir, cách Erbil 65km về phía Bắc, nhưng không can thiệp khi vùng cư trú Kurds bị dân quân phe Shi’a Iran tấn công..

 

Vùng Kurds tại Iraq đă giành được quyền “tự trị” với rất nhiều ưu đăi về kinh tế (như khai thác dầu thô), xây dựng trong suốt 30 năm, sau khi Saddam Hussein bị lật đổ..

   

Cuộc tranh giành quyền lực giữa 2 gia đ́nh Barzani, *cai quản phía Tây) và Talabani, (cai quản phía Đông), Quyền lực chuyển sang cho những thế hệ thừa kế, cao ngạo, tranh quyền, chống đối lẫn nhau! Đảng Kurdistan Democratic Party (KDP) của Gia tộc Barzani và Đảng Patriotic Union of Kurdistan (PUK) của Talabani công khai chống phá lẫn nhau trong các cuộc bỏ phiếu tại Quốc Hội Iraq. PUK thậm chí c̣n tuyên bố “ở lại trong Iraq’, c̣n tốt hơn là phải tách ra đi theo Barzani. Lợi dụng cơ hội nội bộ Kurds chia rẽ, Chính quyền Iraq đă thu hồi nhiều quyền lợi kinh tế (trước đó dành cho Chính quyền tự trị.), dùng tài trợ lương bổng để lấy bớt các quyền hành chính của cả Barzani lẫn Talabani, đưa dân Iraq vào định cư trong vùng Kurds  làm thay đổi cán cân dân số.

   

Gia đ́nh Barzani đang hy vọng vào sự trợ giúp của Tàu, xây dựng các đập nước, nhà máy ciment, Tàu bỏ vốn 5 tỷ USD để phát triển vùng ngoại ô Erbil.?..Hy vọng duy nhất hiện nay chỉ là: “Kurdistan/Iraq.. là một Tỉnh của Iraq, không c̣n tự trị!”

     

Ngọn hải đăng ‘lập quốc’ chiếu sáng cách đây 30 năm.. chỉ c̣n lại đốm lửa.. duy tàn’.. Giấc mộng Quốc gia Kurds tại Iraq vẫn chỉ là giấc.. Mơ!

 

2- Người Kurds tại Iran

   

Người Kurds, 9-10 triệu, chiếm khoảng 10% dân số Iran, đa số sinh sống dọc vùng biên giới Iran với Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ, tập trung tại các Tỉnh Kurdistan, Kermanshah, Ilam..Họ theo 2 tôn giáo chính Islam và Yârsânism. Do t́nh trạng thiểu số, nên sắc tộc Kurds tại Iran đă bị áp chế vả bị xem như sinh hoạt ngoài lề xă hội Iran.

   

Năm 1944, một liên hiệp người Kurds sống trong vùng ba biên giới Thổ, Iraq và Iran đă quy tụ thành một  Pact of the Three Borders đẻ tương trợ lẫn nhau qua các hoạt động trao đổi qua lại giữa biên giới..Trong những năm 1950s, chính quyền Hoàng gia Iran đă đàn áp và ngăn cấm các hoạt động này..

   

Sau 1979, khi Vua Pahlavi, Iran (do Mỹ ủng hộ) bị cuộc Cách mạng Iran lật đổ, các chia rẽ ngay trong nội bộ các đảng phái Kurds tại Iran đă làm suy yếu vị thế chính trị của Cộng đồng Kurds..

 

Từ 1990s, Phong trào Dân tộc Kurds tại Iran bùng phát lại sau khi bị Chính quyền Hồi Giáo đàn áp tàn bạo các cuộc chống đối.

 

Những chống đối với Chính quyền Iran vẫn tiếp tục qua những năm 2022-23, và sau đó Kurds tại Iran bị Chính quyền xếp vào những kẻ nội thù cần chú ư, kiểm soát.

   

Người Kurds tại Iran hiện nay, chọn các phương pháp đối kháng chính trị, dùng các phương thức bất hợp tác dân sự, tránh những đối đầu bạo động, không để Chính quyền Iran dùng làm lư do để đàn áp quân sự..

 

 

3- Người Kurds tại Thổ

                           (Xem phần Lịch sử cận đại, ở trên)

 

Tháng 7-2015, thỏa ước ngừng bắn giữa Chính quyền Thổ và PKK bị hủy bỏ, sau cuộc đánh bom của IS gây 30 người Kurds thiệt mạng tại khu vực biên giới Syria. Theo sau một cuộc đảo chính bất thành tháng 7-2016, Chính quyền Erdogan đàn áp mạnh, bắt giữ 50 ngàn người và oanh kích các vị trí dân quân PKK tại vùng Đông-Nam. Thổ, sử dụng quân đội cùng phi cơ, pháo binh.. mở rộng vùng kiểm soát đến bờ phía Tây của sông Euphrate, dọc biên giới Thổ..

     

Năm 2021, Erdogan mở Chiến dịch quân sự kéo dài hàng tháng tấn công PKK  đang hoạt động trong các vùng nông thôn Thổ, Chiến dịch kéo dài này gây thiệt mạng cho hơn 6000 người dân và quân lính đôi bên..Lực lượng Thổ cũng mở các cuộc hành quân vào vùng phía Bắc Iraq, oanh kích tập trung vào sâu trong lănh thổ Iraq. Thổ cộng tác với với Kurdistan Democratic Party (KDP) (phe Barzani /Iraq), để chống lại PKK; trong khi đó Patriotic Union of Kurdistan (PUK, phe Talabani) lại ủng hộ PKK..

 

Năm 2023, Thổ hạ lệnh cấm các chuyến bay quốc tế đến Phi trường Sulaymaniyah, thành phố lớn thứ 2 của vùng Kurdistan/Iraq, và liên tục oanh kích khu vực này, nêu lư do đây là tụ điểm để PUK gửi vũ khí và quân viện cho PKK.

 

4- Người Kurds tại Syria

 

Vị thế của người Kurd tại Syria khá phức tạp.. Chính phủ Syria từng cho phép Mặt trận PKK dùng đất Syria để làm căn cứ an toàn chống Chính quyền Thổ.. Các vùng này trở thành nơi sinh sống của người Kurds tại Syria. Khi Syria rơi vào nội chiến, Chính quyền Trung ương suy yếu và chịu chấp nhận một khu vực tự trị tại Vùng Đông-Bắc Syria gọi là Autonomous Administration of North and East Syria (AANES), hay Rojava.

   

Khu vực hành chính tự trị này rộng trên 50 ngàn cây số vuông với khoảng 4.6 triệu cư dân, đa chủng và phần lớn gồm người À rạp, Kurds và Assyrian. cùng với các nhóm nhỏ Armenians, Yazidis.. Vùng Rojava được điều hành do môt liên hiệp theo mục tiêu kinh tế hợp tác qua hệ thống các Hội đồng dân cử địa phương (local councils) đại diện cho từng nhóm sắc tộc khác nhau

     

Để bảo vệ quyền lợi cho sắc tộc Kurds, một tổ chức chính trị ‘Kurdish Supreme Committee (KSC) được thiết lập, bên cạnh đó là một lực lượng dân quân ‘the People’s Protection Units (YPG) để bảo vệ an ninh và pḥng thủ cho các khu vực cư trú của người Kurds tại vùng Bắc Syria. (Năm 2012, YPG kiểm soát các thị trấn Kobani, Amuda và Afrin..) YPG và nhánh Nữ chiến binh  phũ Women’s Protection Units (YPJ) sau đó chiếm thêm được nhiều thị trấn khác, trong khu vực..

     

Sau chiến thắng của YPG chống lại ISIl tại Kobani (2015), YPG đă liên kết với Mỹ (liên kết này bị Thổ chống đối v́ xem YPG như một thành phần phụ thuộc của PKK!)

     

Liên minh quân sự Syrian Democratic Forces (SDF) được thành lập vào 10- 2015, do Kurds chỉ đạo, được hậu thuẫn của Mỹ, với nhiệm vụ chính là bảo vệ vùng Rovaja.. SDF được Mỹ yểm trợ tài chánh, vũ khí!)

     

Trong những năm 2017-2019, Hoa Kỷ đă cung cấp đến 2.2 tỷ USD vũ khí và thiết bị quân sự cho SDF, riêng YPG nhận hàng trăm chuyến xe vận tải tiếp liệu, gồm cả chiến xa hạng nhẹ..

 

Cho đến cuối 2023, Lực lượng Mỹ và Quốc tế vẫn phối hợp hoạt động với SDF tại vùng Đông-Bắc Syria. Bộ QP Mỹ vẫn viện trợ cho SDF mỗi năm hàng trăm triệu USD về vũ khí, thiết bị quân sự, huấn luyện và cả lương bổng lẫn phụ cấp..

   

Sau ngày Assad sụp đổ, Người Kurds vẫn kiểm soát được đa số vùng Đông-Bắc Syria và tiếp tục điều hành các vấn đề hành chính, an ninh, tự trị.. Hiện Hoa Kỳ vẫn c̣n khoảng 2000 binh sĩ  đang hoạt động, yểm trợ cho lực lượng Kurds trong khu vực này.. SDF (đúng hơn là YPG) không tham gia vào các bàn thảo tái tổ chức, hợp tác chung lực lượng chống-Assad tại Syria cùng  nhóm HTS, đang chiếm giữ Damascus   (được Thổ yểm trợ)

 

  • Hy vọng về một Quốc gia Kurds?

   

Hy vọng về một quốc gia Kursk  ‘mở rộng’ bao gồm ‘tất cả’ mọi người Kurds sinh sống tại 4 quốc gia là bất khả thi! Thỗ, Iraq và Iran.. không chấp nhận bất cứ kế hoạch nào cắt bớt lạnh thổ!.. c̣n lại chỉ có thể là  Kurds /Syria khi Syria không c̣n là một.. Quốc gia toàn vẹn.

   

Một vấn đề, tối quan trọng được đặt ra cho tương lai một quốc gia Kurds (nếu có) là tinh thần đoàn kết quốc gia của người Kurds hiện đang sinh sống tại những quốc gia khác nhau? Tinh thần này chưa có và cụng khó có thể có?

 

   

Tầng lớp trí thức và giàu có Kurds vẫn sống tại các Thành phố như Istanbul,Baghdad, Kabul..trong những xă hội thượng lưu; trong khi giới trung lưu Kurds sinh hoạt, làm việc tại khắp nơi trên thế giới..!  Ngay trong các nhóm Kurds tại từng địa phương (bài học Iraq) đă chống đối lẫn nhau..không thể đoàn kết nổi với nhau đẻ theo đượi một mục tiêu chung!..

   

Tại Syria, tuy đang có triển vọng cao có được một Quốc gia Kurds,  Nhóm nắm quyền HTS tại Damascus không có đủ sức ‘về quân sự’ và chính trị đế tái lập Syria (như thời Assad), t́nh trạng Syria đang trở lại hỗn loạn..

 

Nhưng Kursk /Syria vẫn đang bị TT Thổ Erdogan chống đối hăm dọa, đ̣i tiêu diệt.. Hy vọng Kurds/Syria nằm trong tay Mỹ và trong Chiến Lược Trung-Đông của TT Trump?

                                                                               

 

Trần Lư

12-2024

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính