Quân lực Việt Nam Cộng Ḥa c̣n súng nhưng… hết đạn!

 

Trần Lư

 

‘Quân lực VNCH đang đổi máu lấy đạn, và con số thương vong gia tăng khi cấp số đạn dược giảm xuống..’ (Tướng John Murray trong thơ gửi cho Bộ Tư lệnh HK tại Thái B́nh Dương khi số đạn trị giá 22 triệu đô la đa trả tiền năm 1974, không được giao cho QL VNCH v́ Nam VN đă vượt quá ngân sách của năm 1974!

Súng c̣n đó, nhưng hết đạn th́ làm sao mà đánh đây? Tháng Tư lại về, 40 năm đă qua nhưng niềm đau nhược tiểu, tin vào Bạn Đồng Minh đă làm dân Việt Miền Nam phải trả một giá quá đắt!


Sau bài ‘Đại bàng bị buộc cánh’ về t́nh trạng bi đát của Không quân VNCH, bài này xin ghi lại những con số và diễn biến đă xẩy ra cho việc tiếp vận đạn dược của Quân lực VNCH vào thời điểm đầu năm 1975.


Rất nhiều Tác giả, kể cả Tướng Cao văn Viên đă viết về t́nh trạng kiệt quệ tiếp liệu của QL VNCH vào đầu năm 1975, hậu quả của việc cắt giảm ngân sách viện trợ cho VN của Quốc Hội Hoa Kỳ, Những con số quân viện cũng đă được ghi nhận rất rơ ràng, tuy nhiên một số vần đề và hậu quả cũng cần phải do những người trong cuộc lên tiếng..


Bài này xin giới hạn trong vấn đề đạn và vũ khí dành cho Lục quân VNCH, về KQ VNCH, xin đọc bài ‘Đại bàng bị buộc cánh’ và về HQ VNCH xin đọc ‘Ḱnh ngư…trong hồ’


Việc cắt giảm viện trợ của Hoa Kỳ cho VNCH và các con số liên hệ đă được ghi lại rất rơ ràng với nhiều chi tiết trong các tài liệu Việt-Mỹ:


– Những ngày cuối cùng của Việt Nam Cộng Ḥa (Cao văn Viên)

– Khi Đổng Minh tháo chạy (Nguyễn Tiến Hưng)

– The Fall of South Vietnam: Statements by Vietnamse Military and Civilian Leaders
(Stephen Hosmer & Konrad Kellen & Brian Jenkins [RAND Corporation]
– Vietnam from Cease-Fire to Capitulation (William Le Gro)


* T́nh trạng quân cụ của VNCH (phần Lục quân)


Trong chương tŕnh ‘Việt Nam Hóa’ chiến tranh, sửa soạn cho Hiệp định Paris, Hoa Kỳ đă chuyển giao cho VNCH:


– Kế hoạch ENHANCE (từ thàng 5 đến tháng 10, 1972)


– 100 Hệ thống chống chiến xa TOW

– 32 giàn đôi (mỗi giàn 2 đại bác pḥng không) 40 ly, gắn trên chiến xa

– 96 giàn đại liên (mổi giàn 4 khẩu) pḥng không 30.cal


– Kế hoạch ENHANCE PLUS (Tháng 10-11, 1972)


– 72 Thiết giáp M-48A3

– 117 Thiết vận xa M 113

– 8 Xe M-706

– 44 Đại bác 105 ly howitzer

– 12 Đại bác 155 ly

– 1302 xe vận tải 2 tấn ½

– 425 xe vận tải nặng loại 5 tấn

 

(Các con số trên dựa theo Báo cáo của Bộ QP HK gửi cho Dân biểu Paul Mc Closkey, hơi khác với tài liệu của ĐT LeGro)


Nh́n trên văn bản và cứ theo báo chí HK th́ số quân cụ (gồm thêm các phi cơ, chiến hạm, chiến thuyền..quân trang, quân dụng) th́ trị giá tổn cộng được chuyển giao lên đến cả tỷ USD! Nhưng trên thực tế có những vấn đề.đặt ra cho QL VNCH trong việc tiếp nhận và sử dụng các quân cụ này (xem phần dưới).


Đại Tuớng Cao văn Viên, Tổng Tham mưu truởng của QLVH đă ghi trong tập sách của Ông (trang 86-94) khá nhiều chi tiết về t́nh trạng khó khăn về tiếp liệu của QL VNCH:


‘ Vào cuối năm 1974, tổng số nhu cầu cần được thay thế lên đến 400 triệu mỹ kim. Những quân dụng cần thiết nhất như là vũ khí và đạn th́ chỉ được thay thế khoảng 70 %. Một vài chương tŕnh thay đổi quân dụng bị đ́nh chỉ v́ thiếu ngân quỹ..’
‘ Chỉ có 33 % (tương đương 24 triệu mỹ kim) tổng số quân cụ/vũ khí cần thiết được thay thế. Thiếu phụ tùng thay thế càng tạo thêm trở ngại cho vấn đề bảo tŕ. Nhiều quân cụ/vũ khí tại các đơn vị tác chiến phải chờ từ 30 đến 45 ngày để được thay thế, sửa chữa’.

 

Tướng Viên đưa ra một bảng nhu cầu thay thế khá chi tiết về các chiến cụ bao gồm xe tăng, đại bác, quân xa.. Mà phần trăm cần thay thế lên đến từ 60 (cho đại bác 175) đến 95% (cho đại bác 155ly) chưa kể hơn 4000 quân xa..nằm ụ.


Quan trọng nhất là số lượng đạn tồn kho (tháng 2 năm 1975), giảm đến mức nguy hiểm: so với mức dự trữ căn bản là 60 ngày chỉ c̣n cung ứng được 30-40 ngày!


Đạn Số ngày tồn kho

Đạn M-16             31

Phóng lựu 40 ly     29

Súng cối 60           27

Súng cối 81           30

Đại bác 105           34

“           155           31

Lựu đạn                 25


‘ Với thời gian là 45 ngày từ lúc đặt hàng và chuyên chở tới VN bằng tàu, th́ thờ́ gian..quá lâu cho trường hợp khẩn cấp.. Sau tháng 3-1975, với tất cả các đơn vị di tản từ Vùng I và II về, t́nh trạng đạn tồn kho trở nên tuyệt vọng. Tháng 4-1975, đạn tồn kho ở 4 kho đạn dự trữ tuột xuống chỉ c̣n đủ dùng trong 14 đến 20 ngày.

 

Tuớng Phillip Davidson (cựu Truởng Ban T́nh báo MAC-V) nh́n việc cắt giảm viện trợ một cách bi đát hơn:


‘Từ 1974, QL VNCH đă phải đánh trận theo phong cách nhà giàu, mà túi tiền đang cạn. Tất cả mọi chương tŕnh huấn luyện đều thu hẹp. Khả năng di động do phi cơ vận tải và trực thăng giảm hơn 50%. Thiếu cơ phận thay thế làm đủ mọi loại phi cơ, tàu thuyền, xe cộ phải ngưng hoạt động: cách giải quyết bằng tháo gỡ từ phương tiện này đễ tạm lắp vào phương tiện khác..chỉ làm hư hao và hủy hoại thêm quân cụ.. Thiếu thốn đạn đưa đến thêm những tổn thất nhân sự nơi chiến trường và người bị ảnh hưởng nhất là những thương binh: việc di tản cấp cứu bị chậm trễ, và nhiều khi phải dùng..xe Honda, thuyền chèo hay 4, 5 xe cứu thương, hết xăng, được kéo bằng một xe vận tải. Thương binh được đưa đến quân y viện nơi đang thiếu thuốc men, băng, dịch truyền và các phương tiện cấp cứu khác..’ (VietNam at War, trang 671-675)


Một bản báo cáo ‘mật’ với tựa đề ‘ T́nh trạng đạn của Nam Việt Nam’ gửi cho Ủy Ban Quốc Hội Mỹ trong cuộc viếng thăm VN vào tháng 2,1975, ghi:


‘ Việt Nam tiêu thụ 131 ngàn tấn đạn trong khoảng thời gian từ 1 tháng 7, 1974 đến 31 tháng Giêng 1975, trung b́nh mỗi tháng khoảng 18 ngàn 700 tấn, con số tương tự như trong thời gian cuối 1973 nhưng cao hơn thời gian Tháng 4-Tháng 9, 1973.’


Về số luợng đạn đại bác bắn mỗi tuần cũng được đưa ra với nhiều chi tiết:


‘Trong năm 1973, VNCH bắn đi 39 ngàn quả mỗi tuần (trong các tháng 4 và 5), Tăng lên đến 63 ngàn mỗi tuần (trong các tháng 11 và 12. Năm 1974 PB VNCH bắn 76 ngàn quả/ tuần (trong các tháng 5 và 6) giảm xuống c̣n 63 ngàn/ tuần (trong các tháng 9, 10 và 11).


Tổng số lượng đạn cần thiết để đủ dùng trong 2 tháng được ghi là 126 ngàn tấn; Với sự cắt giảm ngân sách từ Quốc hội HK: lượng đạn bị cắt 30 % và số đạn ở mức ’an toàn’ sẽ hết vào giữa năm 1975 (Defense Department Fact sheet:”GVN Ground Ammunition Situation” to Rep. Fenwich)


Trước những thiệt hại của QL VNCH trong khi chống trả lại các cuộc tấn công của CSBV, và để t́m hiểu t́nh h́nh thực tế tại VN, Ngày 25 tháng 3, 1975,TT Ford đă gửi một phái đoàn đặc biệt do Tuớng Frederic Weygand hướng dẫn đến VN. Phái đoàn của Tướng Weygand đă đưa ra những nhu cầu tối thiểu và khẩn cấp của VNCH để có thể tồn tại: ‘744 đại bác, 446 tank và thiết vận xa, trên 100 ngàn súng trường, trên 5000 súng máy, 11 ngàn súng phóng lựu, khoảng 120 ngàn tấn bom/đạn, cùng khoảng 12 ngàn xe vận tải’ (Without Honor: Defeat on Vietnam and Cambodia của Arnold Isaacs trang 146)


Bản báo cáo này không được Quốc Hội HK quan tâm v́ lư do đơn giản: ‘No more VietNam’..

* Những người… trong cuộc:


Một số sự kiện được những người trực tiếp phụ trách về tiếp liệu cho QL VNCH như Đại Tá Phạm Kỳ Loan, Tổng cục Phó Tổng cục Tiếp vận ghi lại:


‘ Sau Hiệp định Paris, chúng tôi biết là viện trợ và tiếp liệu sẽ bị cắt giảm, Năm đầu tiên, tiền viện trợ c̣n 1.4 tỷ USD, nhưng qua năm thứ 2, chỉ c̣n phân nửa, Do đó tại Tổng Cục Tiếp Vận (TCTV), chúng tôi đă đưa ra khuyến cáo yêu cầu mọi ngành tiết kiệm, t́m cách để mọi người sử dụng kỹ hơn những ǵ đang có. Chúng tôi chú trọng nhất đến đạn v́ đạn chiếm 70-80 % ngân sách được cấp.


’ Đạn càng ngày càng thiếu. Bắt đầu từ 1974, chiến sự gia tăng, những cuộc đụng độ xẩy ra thường xuyên hơn, nhất là tại Khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Nhu cầu đạn tăng thêm. Các tiền đồn khi bị tấn công rất cần sự yểm trợ của Pháo binh.


‘ Vấn đề thiếu thốn thứ nh́, sau đạn, là nhiên liệu: Nhiên liệu cho trực thăng, phi cơ chiến đấu, chiến hạm, chiến đỉnh và xe vận tải..Thời gian hoạt động của các phương tiện này bị cắt giảm bớt phân nửa. Sự kiện này không xẩy ra ngay khi HK rút quân, nhưng suy giảm từ từ, xuống c̣n..phân nửa vào năm 1974..


TCTV với sự cố vấn của DAO t́m đủ mọi cách để giữ cho QL VNCH ‘sống c̣n’: Những cuộc thuyết tŕnh về t́nh trạng tiếp liệu đă được tổ chức tại các Vùng Chiến thuật với các Tư lệnh Vùng cùng các Sĩ quan cao cấp của Bộ Tham mưu Vùng liên hệ..Trên nguyên tác TCTV thường chỉ đáp ứng 50% yêu cầu của ‘lượng trung b́nh của nhu cầu‘ và để ‘có được lượng hơi đủ..các đơn vị thường..tăng thêm con số của lượng tiêu thụ chính thức. Riêng về đạn đại bác là một vấn đề gây khá nhiều ‘khó khăn’ cho các Bộ Tham mưu hành quân Vùng, v́ không yểm bị giới hạn, chỉ c̣n trông cậy vào Pháo binh..


Một thí dụ do một Tướng, Phó Tư lệnh Vùng nêu ra:

 

Cỡ đại bác Tỷ lệ cung cấp trung b́nh


        1975     1972

10     105         180

5       155         150

3       175          30


Đại Tá Loan cho biết thêm:


‘ Sự kiện đáng lo ngại nhất là số lượng đạn cung cấp cho các đơn vị chiến đấu thường được xem là sẽ tiêu thụ hết vào ngày 25 mỗi tháng!’ CSBV biết điều này và họ khai thác..


Một ví dụ điển h́nh là trường hợp đạn súng trường M-16. Quân nhân ra trận thường được cấp một cấp số là 400 viên, nay do thiếu đạn nên cấp số chỉ c̣n 200: khả năng và tinh thần chiến đấu đều suy giảm, nhất là khi binh sĩ đă được huấn luyện và quen đánh trận theo kiểu Mỹ..’


(Cách hành quân kiểu Mỹ là khi đụng trận sẽ có không yểm và pháo binh, hỏa lực dồi dào yểm trợ mọi nhu cầu chiến trưởng kể cả tiếp liệu, tải thương..QL VNCH từ 1973 mất hẳn các ưu thế về hỏa lực yểm trợ và khả năng di động..).


‘ Để tiết kiệm đạn, trong tài khóa 1974, chúng tôi cắt giảm đủ mọi loại đạn, ngoại trừ đạn nổ sát thương HE, bỏ hỏa châu, đạn đại bác soi sáng..không c̣n tiền để mua hỏa châu cầm tay.. Thiếu ṇng đại bác để thay thế hư hỏng, thiếu cơ phận cho Thiết vận xa M-113, thiếu ṇng M-16


Để chống chiến xa CSBV chúng tôi phải đem bazooka 3.5 (loại súng của thời Thế chiến 2), ra dùng lại v́ M-72 trở thành khan hiếm..’


Về thiết giáp và chiến xa, ĐT Loan ghi:


.. Chúng tôi (Lục quân Công xưởng) không có khả năng tu bổ hay tái tạo lại các xe M-113 và xe tăng M-48 bị hư hỏng khi chiến đấu, Chúng tôi phải gừi các xe này về HK để tân trang. Nhưng Cơ xuởng sửa chữa HK đ̣i hỏi phải có BIIL (Basic Issues Items Lists=Danh sách các cơ phận chính yếu) đính kèm: Yêu cầu này có nghĩa là khi gửi ‘chiến xa hư hỏng’ đi chữa, phải gửi kèm theo tất cả các cơ phận phụ như thiết bị vô tuyến, giá gắn súng..Chúng tôi cố gắng đáp ứng yêu cầu BIILs, nhưng nhiều khi các thiết bị này đă bị phá hủy khi đụng trận.. Khi tân trang xong, Cơ xuởng HK thường..quên gửi trả lại BIILs và chúng tôi nhận lại xe tăng, không có trang bị vô tuyến! Chưa kể mất rất nhiều thời gian (có khi hàng 2, 3 tháng) để gửi chiến cụ hư hỏng sang HK đến khi được nhận lại!


.. Quân cụ do HK viện trợ có nhiều loại lỗi thời, nhưng cũng có loại quá tân tiến: Ví dụ như xe tăng M-48, Thiết bị bắn của xe rắc rối, số quân nhân có khả năng sửa chữa thiết bị này rất hiếm: có thể đếm trên đầu ngón tay. Đa số xe M-48 phải gửi đi tu bổ tại HK: chuyên viên Mỹ và Phi đến làm việc tại LQ Công xuởng (tính theo viện trợ) cũng không giúp được ǵ hơn. Ngay cả súng trường M-16..phải cần đến 3 loại dầu mỡ khác nhau để lau chùi súng! C̣n có những quân cụ mà chúng tôi không..cần đến như Đại bác 175 (QL VNCH có 5 Tiểu đoàn Pháo 175), Súng có thể bắn xa 30km, nhưng chúng tôi..không bao giờ biết có bắn trúng mục tiêu hay không! Chỉ bắn ‘đại’ (?). Có lẽ người Mỹ chuyển giao v́ không muốn mang các vũ khí quá nặng này về lại HK? Rồi hỏa tiễn chống chiến xa TOW..quá đắt 1 hỏa tiễn trị giá 3000 USD nhưng không hữu hiệu.. Chúng tôi chỉ cần M-72, đơn giản và phù hợp cho chiến trường VN..nhưng M-72 tồn kho..cũng cạn!

 

 

* T́nh trạnh Pháo binh:

 

Pháo binh (PB) được xem là một lực lượng quan trọng của QL VNCH trong việc yểm trợ chiến trường. Vai tṛ của Pháo binh c̣n tối cần thiết hơn khi Không quân trở thành kém hữu hiệu.


Sau Hiệp định Paris, PB QL VNCH bị giằng co giữa 2 t́nh trạng đối nghịch. Một bên là, QL VNCH phung phí hỏa lực kiểu Mỹ: yêu cấu bắn yểm trợ ngay khi chỉ bị vài tên bắn tỉa phá quấy và ngày nay không c̣n được bắn yểm trợ khi thật sự yêu cầu! T́nh trạng đạn tồn trữ giảm xuống nhanh chóng và lệnh tiết kiệm được ban hành và áp dụng: Trên thực tế, t́nh trạng cấp số đă được định, TT Thiệu tuy ‘bực bội’ và trong các buổi họp tham mưu, đ̣i hỏi là nơi chiến trường quân đội phải được tiếp tế đạn theo nhu cầu, không thể theo cấp số được chia! Nhưng đạn..ở đâu ra?. Một Tư lệnh cho biết: ‘ Năm 1972, chúng tôi (PB) được bắn..thoải mái, vô giới hạn, chỉ cần giữ nhịp bắn để đừng làm hư hại ṇng pháo; đến 1975 mức độ tiếp liệu trung b́nh chỉ c̣n khoảng 10 % con số của 1972 ’


Trung tướng Nguyễn Xuân Thịnh, Chỉ huy trưởng PB QL VNCH cho biết là các Tư lệnh chiến trường thường than phiền về sự cắt giảm các phi vụ không yểm.và kém hữu hiệu của các phi vụ này. Tướng Thịnh cho biết dù cho có đủ đạn, việc sử dụng Pháo binh là do Bộ TTM quyết định, hoàn toàn không do Binh chủng liên hệ. Một số đơn vị, không xin được pháo binh yểm trợ, đă nghĩ đến việc dùng lại súng cối..nhưng đạn cối cũng..không c̣n đủ.


Pháo binh CSBV thường báo chí Mỹ cho là hữu hiệu hơn Pháo binh VNCH, nhưng trên thực tế CQ có loại đại bác 130, tầm xa 27km (VNCH có đại bác 175, tầm xa 32km), dễ sử dụng và CSBV có quá nhiều mục tiêu để bắn phá, trong khi mục tiêu của VNCH được xác định rơ rệt và giới hạn là những nơi tập trung quân của CQ..


Việc tái tổ chức Pháo binh VNCH vào năm 1974 do lệnh của Bộ TTM làm mất thêm hiệu năng của PB.


* Vấn đề số đạn CSBV lấy được sau khi QL VNCH tan hàng:


Báo chí và các phương tiện truyền thông HK, dựa theo báo cáo của CSBV,đưa ra con số đạn, CS lấy được tại Nam VN là khoảng 130 ngàn tấn. Con số này được các tay phản chiến dùng để giải thích..QL VNCH..chưa hết đạn! Trên thực tế số đạn này là ’mức không được dùng đến’ khi c̣n phải tiếp tục chiến đấu. Những người phụ trách tiếp vận không thể giải quyết theo kiểu ‘ đánh bạc đến..cháy túi’ (xài xả láng..hết tính sau!).


Một bản phúc tŕnh của Ngũ giác đài ghi lại các chi tiết về vơ khí bộ binh bỏ lại khi QL VNCH tan hàng:

 

Loại vơ khí Số lượng

– Súng lục.45 M1911A1                     90,000

– Súng trường M16A1 (5.56 mm)     791,000

– Các loại súng trường khác             857,580

(cũ như Garant, Carbin..)

– Trung liên M 60 (7.62 mm)             15,000

– Súng phóng lựu M 79                     47,000


Không có các con số về Đại liên 30 và 12 ly 7, các loại súng này thường được thiết trí trên các chiến xa.

 

Ngoài ra c̣n có:

– 63 ngàn khẩu M 72 (chống chiến xa)

– 14, 900 súng cối (60 và 81)

– 200 súng không giật M 67 (90 mm)

– 1607 đại bác (105, 155 và 175)

– 1381 Thiết vận xa M113

– 550 xe tăng (M41 A3 và M 48 A3)

– Khoảng trên 150 ngàn tấn đạn đủ loại.

 

Số vũ khí này được CSVN bán trên thị trường vũ khí tại những nơi có các cuộc nổi dậy vũ trang theo kiểu CS như El Salvador, Phi châu.

(Theo Công ty Colt, nhà sản xuất M 16 th́ tổng số lượng M 16 giao cho VNCH là 943,988 khẩu các loại M 16 và M 16 A 1)

 


Trần Lư

tháng 4-2015

 

Nguồn: https://hoiquanphidung.com/forum/c%C3%A1c-chuy%C3%AAn-m%E1%BB%A5c/th%E1%BB%9Di-s%E1%BB%B1/chuy%E1%BB%87n-30-4/14209-chuy%E1%BB%87n-th%C3%A1ng-t%C6%B0-tr%E1%BA%A7n-l%C3%BD?26288=

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính