Geopolitics: Trung quốc và Syria Hậu-Assad

 

Trần Lư

   

 

Quư vị từng theo dơi các bước chân của Tàu tại Vùng Trung Đông trong những năm vừa qua, có lẽ sẽ không chú trọng nhiều đến Syria? Giữa Tàu và Syria hầu như không có những liên quan ǵ đáng chú ư, tuy nhiên sự sụp đổ của Assad có thể có một ảnh hưởng rất lớn v́ Tàu bị mất đi vài đối tác quan trọng trong khu vực. Tàu đang phải t́m cách thay đổi hầu t́m ra một chiến lược để đối phó với t́nh thế.

 

·                     Chính trị

     

Bắc Kinh từng xem Syria như một ‘bạn’ khả tín và Tàu đă  nhiều lần sử dụng quyền phủ quyết trong Hội Đồng Bảo An  Liên Hiệp Quốc (United Nations Security Council=UNSC). Tàu đă sử dụng quyền phủ quyết tại UNSC tổng cộng 16 lần, trong đó có 6 lần là về vấn đề Syria, bảo vệ Assad trong cuộc nội chiến Syria, ngăn cản các kế hoạch dùng áp lực chính trị  và kinh tế để  lật đổ Assad theo như các nghị quyết do Phương Tây đưa ra?..

   

Trên thực tế, Tàu ủng hộ Chế độ Assad, không phải để bảo vệ cho gia đ́nh Assad, nhưng quan ngại xa hơn về sự lan rộng của Phong trào Arab Spring. Khi Phong trào khởi động tại một số nước Ả Rập, Tàu đang gặp những rối ren, bất ổn nội bộ. Các chống đối tại Tây Tạng và Tân Cương (Xinjiang), đang gây những khó khăn cho Đảng Cộng Sản Tàu (CCP); đồng thời ngay tại Tàu cũng có những làn sóng dân chúng chống tham nhũng của các quan chức, trung b́nh năm 2010, mỗi ngày có đến 500 vụ phản đối (Truyền thông Tàu gọi chung là mass incident), tại nhiều nơi trên khắp nước! Các cuộc nổi dậy liên tục  trong Thế giới Ả rập, đ̣i hỏi dân quyền, gây quan ngại cho các giới chức lănh đạo CCP.

   

Nội chiến Syria đă gây rắc rối hơn cho những Nhà lư thuyết CCP, khi phải đối phó với cao trào Arab Spring: Hàng ngàn chiến binh Uyghurs, một nhóm dân tộc thiểu số, nói tiếng Thổ, theo đạo Islam, sinh sống tại vùng phía Tây Trung Hoa (đa số tại Tân Cương), đến Syria, t́nh nguyện gia nhập Tổ chức al–Qaeda, chiến đấu chống Chính phủ Assad. Mối quan ngại của CCP là nhóm chiến binh Uyghurs này, sau khi được huấn luyện về quân sự, vũ khí và thực tập chiến trường tại Syria, có nhiều kinh nghiệm khi trở về Tân Cương sẽ trở thành những thành phần ṇng cốt của Lực lượng nổi dậy.

           

Chiến tranh chống Assad ngưng. Tàu đang có những mối lo.. xa hơn..

 

Một nhóm ‘Thánh chiến’ (jihah), với đa số chiến binh Uyghur: “the Turkistan Islamic Party (TIP), vừa đưa ra một lập trường chống Tàu rơ rệt và đe dọa tiếp là sẽ chống đối Chính phủ Tàu bằng vũ lực. TIP là một tổ chức chính trị và bán quân sự  ‘Islam Sunni’ tuyên bố (8-tháng 12-2024), là họ sẽ mở rộng Thánh chiến từ Syria qua đến Vùng Tự trị Tân cương Uygur (Xinjiang Uygur Autonomous Region) tại Tây Trung Hoa. Vùng này, c̣n có tên là East Turkestan hay Uyghuristan, nơi sinh sống của khoảng 11 triệu người islam cùng hệ phái.

 

 

TIP có mặt trong nhóm quân nổi dậy tiến chiếm Damascus (08/12), từng tuyên bố “Sau khi chiến thắng tại Homs, và Iblid, chúng ta sẽ giải phóng East Turkestan”..theo Thánh ư của Đấng Allah”..HTS kêu gọi người Hồi giáo cùng đoàn kết, đáp lời kêu gọi Jihad, nổi dậy làm cuộc Cách mạng chống Đế quốc Tàu, giải phóng người Islam khỏi ách đô hộ của Tàu!

 

 

·                     Vị thế Syria trong Chính sách đối ngoại của Tàu:

 

Tháng 9 năm 2023, Assad đến viếng Trung quốc, tham dự Á vận Hội và trong thời gian tại đây Assad đă kư với Tàu một thỏa ước đối tác chiến lược. Nhưng ‘thỏa ước’ này khác xa với một liên minh, và chỉ là một ‘cơ chế’ mà Bắc Kinh thường dùng, chú tâm vào các lợi ích song phương, không kèm theo bất cứ một cam kết nào, ngoại trừ là sẽ cộng tác trong một vấn đề nào đó, được đặt ra khi càn!

 

Chiến lược của Tàu cho thấy: Trong số 22 quốc gia thành viên của Khối Arab League, 16 nước đă có những thỏa ước đối tác song phương với Tàu, chỉ c̣n Comoros, Lebanon, Mauritania, Somalia, Sudan và Yemen là bên ngoài! Năm 2023, khi Syria kư với Tàu, th́ Tunisia, Libya cũng đă kư các thỏa ước tương tự. Tàu có vẻ như chỉ muốn ghi ‘dấu’ thêm về các thành tích ngoại giao, mở rộng mọi liên lạc thân hữu với tất cả các quốc gia trong vùng Trung Đông và Bắc Phi.. Như thế, thỏa ước với Syria không có ǵ đáng chú ư và hai bên cũng.. chưa làm ǵ đặc biệt.

 

Liên hệ Tàu-Syria có vẻ như nhằm mục đích ‘tuyên truyền’,’tựa ‘tin’ trên báo chí.

   

Assad sụp gây ‘khó nghỉ’ cho Tàu v́ có liên quan đến ‘khả năng’ thực sự của Nga và Iran (hai đối tác quan trọng của Tàu) Sự kiện cả hai đều buộc phải bỏ Assad đă cho thấy Nga và Iran không phải là những cường quốc như Tàu đă đánh giá?.

 

Bắc Kinh, Moscow và Tehran đang có những quan hệ song phương, tam phương và đa phương qua BRIC+ Shanghai Cooperation Organisation, cùng chung mục tiêu   tạo một thế ‘đa cực’ trong trật tự toàn càu.. Và hiện nay (qua việc Assad bị sụp), cả Nga lẫn Iran, đối tác chính của Tàu, không c̣n là những quốc gia có khả năng, đủ sức để cộng tác với Tàu trong mục tiêu này?

 

·                     Kinh tế  

 

Một lư do quan trọng khác, c̣n gây thêm các quan ngại cho Tàu khi Assad bị sụp đổ là về những quan hệ kinh tế song phương mới được ‘tạo dựng’ giữa Syria và Tàu.    Tháng Giêng 2022, Assad thông báo là Syria tham dự vào Sáng kiến “Nhất lộ, nhất đới” (BRI) của Tàu. Việc gia nhập BRI của Syria, rất thích hợp, khi Syria đang cần xây dựng lại các cơ sở căn bản bị hủy hoại trong suốt 30 năm nội chiến. Nguồn vốn của Tàu rất cần thiết cho Assad, nhưng Bắc Kinh vẫn c̣n do dự khi xét đến ‘lợi’ tức của công việc đầu tư tại một môi trường nhiều rủi ro này?.

 

Viễn tượng của một Sáng kiến BRI, đi qua Syria, từng là chủ đề có ư định ‘nâng cao’ sự hợp tác Nga-Hoa và tranh luận về chọn lựa giữa hai đường giao thương, phía Bắc và phía Nam:

 

·                     Việc phát triển Con đường Tơ lụa phía Nam qua ngơ Syria và Thổ Nhĩ Kỳ, sau đó có thể kết nối thị trường ‘béo bở” Phương Tây với Tàu và các quốc gia hai bên con đường này, để đem lại những mối lợi lớn theo dự kiến cho Syria, Thổ và Tàu. Phương án này trước đây gặp khó khăn khi ISIS chiếm khu vực (2014-2015), chiếm ngự  đến 30% lănh thổ Syria, thêm vào cùng với  sự bất ổn của Nội chiến Syria (hy vọng hiện nay, có thể thực hiện, dù vẫn c̣n có các tranh chấp phe phái tại Syria (hậu Assad)

 

·                     Đường Tơ lụa phía Bắc, nối  Tàu vối Âu châu qua Trung Á và Belarus (gần sát với vùng chiến Ukraine). Belarus lại liên hệ và tùy thuộc quá nhiều vào Nga.

 

 

Trên thực tế, Bắc Kinh, từ 2010, đă không có một thỏa ước kinh tế hay đầu tư nào tại Syria. Trao đổi kinh tế Tàu-Syria ở mức rất thấp: Cao điểm trong suốt 15 năm qua là năm 2011, với khoảng 2 tỷ USD. Năm 2022, con số này chỉ c̣n 540 triệu USD. Các Công ty Tàu không thiếu các thị trường lớn hơn tại Trung Đông, và Syria từ lâu đă không phải là thị trường đáng chú tâm. Con số giao thương năm 2023 c̣n ‘thảm hại hơn’ Syria chỉ xuất cảng sang Tàu khoảng 2 triệu USD, các mặt hàng tiêu dùng gồm rau-củ, savon và các ché phẩm từ savon, dầu olive..

 

Syria không phải là nguồn cung cấp dầu thô đáng kể cho Tàu. Từ 582 ngàn thùng/ngày năm 1996, sản lượng tụt giảm, để đến 8/2024, chỉ c̣n được 100 ngàn  thùng/ngày. Con số quá nhỏ không thu hút được đầu tư của Tàu!

 

·                     Trung Quốc có thể làm ǵ?

 

Vị thế của Tàu, hiện nay, tại Trung Đông chưa có ǵ thay đổi ngay. Tàu vẫn c̣n đang là một ‘tác nhân’ kinh tế quan trọng trong khu vực. Các liên hệ giao thương giữa Tàu và Khối Gulf Cooperation Council (GCC), cùng Ai cập là những cột trụ căn bản trong Chiến lược của Tàu trong Khu vực này. Sự kiện Syria sẽ không làm thay đổi Chiến lược này.

 

Trung Quốc rất thận trọng, chỉ đưa ra những tuyên bố ‘ngoại giao, nhấn mạnh đến Chính sách căn bản “Không can thiệp vào nội t́nh các nước”..

 

Tàu chú trọng ‘lập tức vào vấn đề an ninh của công dân Tàu cùng các quyền lợi kinh tế của các cơ sở và tổ chức có quốc tịch Tàu đang hoạt động  tại Syria. Ṭa Đại sứ Tàu tại Damascus vẫn mở cửa hoạt động giúp công dân Tàu rời Syria..

 

Tàu kêu gọi các phe phái liên hệ tại Syria bảo vệ an toàn cho công dân Tàu và các cơ sở cấu trúc căn bản.. Các dấu hiệu này cho thấy Tàu có thể trong tương lai vẫn muốn duy tŕ sự hiện diện tại Syria

 

Liệu vấn đề Tàu trước đây từng ủng hộ Assad, có gây các sự nghi ngờ và quan ngại của Nhóm cầm quyền mới tại Damascus không?, C̣n chờ xem? Chế độ ‘mới’ Syria chưa quên việc Tàu ủng hộ Assad, dùng quyền phủ quyết tại LHQ, chống mọi Nghị quyết lên án, và trừng phạt Assad khi đàn áp tàn bạo các nhóm nổi dậy! Tuy Tàu không phải là nước đứng đầu trong danh sách các nước ‘thù hận’ của Chính phủ Damascus (mới) cần trả đũa ngay như Iran, Nga và Hezbollah.. nhưng cũng không phải là một quốc gia thân hữu! Damascus có thể sẽ đối phó với Tàu theo phương thức của Taliban đang làm!

 

Thái độ của Tàu c̣n tùy thuộc vào diễn biến geopolitics của khu vực, Tàu chú trọng đặc biệt vào chính sách của Gulf Cooperation Council, là đối tác kinh tế quan trọng nhất của Tàu tại Trung Đông (đặc biệt về vấn đề cung cấp dầu thô cho Tàu).. Vấn đề đầu tư tái thiết Syria không phải là mục tiêu ‘cần thiết’ với Tàu, khi các yếu tố an ninh khu vực chưa thể bảo đảm..

 

(GCC gồm các nước: Saudi Arabia, UAE, Kuwait, Qatar, Oman và Bahrain)

 

 

Trần Lư

1-2025

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính