Đại dương bất ổn “Confused seas”

 

Trần Lư

 

 

“Confused seas” là tựa đề của Bài Nghiên cứu Chiến lược số 2261, ngày 6 tháng 2, 2024 của BESA, bàn về các bất ổn đang diễn ta tại khắp vùng biển trên Thế giới..

                           

Trần Lư xin lược dịch và bổ xung thêm một số chi tiết...

   

Tập sách American Practical Navigator, của Tác giả Nathan Bowditch, tuy phát hành từ 1802, vẫn là ‘kinh thư’ cổ điển, được dùng như tài liệu hướng dẫn căn bản về hàng hải và vẫn được giảng dạy tại các Học Viện Hải quân Thế giới..

   

Bowditch đă dùng cụm từ “ The seas are confused’ để mô tả một t́nh trạng, trong d0ó các đợt sóng biển , đến từ nhiều hướng khác nhau và có lúc từ các hướng không đoán trước, thường do băo tố. Cụm từ của Bowditch có thể áp dụng ngày nay cho t́nh trạng hiện tại của các vấn đề liên hệ đến việc hải hành toàn cầu, đang gặp nhiều thách thức từ mọi mặt..có thể kể như:

  • Các đe dọa gia tăng tại các vùng Eo biển, các cuộc tấn công của Iran và Houthi

  • Chiến tranh tại Biển Đen giữa Nga và Ukraine

  • Đối đầu giữa các cường quốc tại Biển Đông..

  • Tranh dành chủ quyền tại các khu vực có mỏ dầu-khí tại Địa Trung Hải.

  • Biến đổi khí hậu, hạn hán gây ảnh hưởng cho Kênh đào Panama..

   

Các quốc gia có những nhu cầu hải hành trong những khu vực bị ảnh hưởng cần phải có những ‘chiến thuật’ để đối phó, thích ứng cùng các thay đổi bất thường,..

 

1- Houthi và Iran?

   

Trong những tháng gần đây, Phiến quân Houthi đă tấn công các thương thuyền di chuyển trong vùng Biển Đỏ, gây ngừng trệ cho việc thương mại toàn cầu

 

   

Với sự yểm trợ của Iran, quân Houthi đă gia tăng các cuộc tấn công gây hấn tại Biển Đỏ và gần Eo Bab-el- Mandeb, dùng drone và phi đạn tấn công các thương thuyền và chiến hạm cùng, tấn công cướp bóc các tàu buôn..

   

Chiến dịch cướp phá của Houthi bắt đầu ngày 19 tháng 11, 2023 khi họ bắt giữ thương thuyền M/V GALAXY LEADER và sau đó tiếp tục tấn công và bắt giữ hàng chục tàu buôn khác. Các hành vi này khiến nhiều công ty vận chuyển hàng hóa đường biển đă buộc phải tránh lối đi qua Biển Đỏ, bằng cách đi ṿng quanh lục địa Phi châu, mất thêm 10 đến 30 ngày hải hành!

 

     

Bộ Chỉ Huy Khu vực Trung ương của Mỹ, xem các hành vi phá hoại của Houthi là những mối đe dọa cho giao thương toàn cầu và an toàn hàng hải, tuy nhiều quốc gia cũng đă t́m các cách điều chỉnh cần thiết.  Tuy bị phá rối, giá dầu-khí toàn cầu không bị biến động, so với trước khi xảy ra chiến tranh.. có lẽ do các dự đoán trước về việc giảm mức tăng trưởng kinh tế của Tàu và phản ứng nhanh chóng của các quốc gia sản xuất dầu thô..kịp bù trừ cho các thiệt hại.

     

Mỹ, với sự cộng tác của một số quốc gia liên minh đă t́m cách đối phó vối sự leo thang hoạt động tại Eo Bab-el-Mandeb; trong khi đó một số quốc gia khác đă tránh né không đụng độ trực tiếp ,t́m cách hướng lợi trong cuộc đối đầu..

   

Mỹ, Anh và vài đổng minh đă mở các cuộc tấn công chống Houthi, đánh phá các vị trí của Houthi..Sự can thiệp của các chiến hạm Mỹ, gồm cả các chiến hạm Mỹ USS CARNEY (DDG-64) và UDD MASON (DDG-87).. giúp giới hạn bớt các tổn thất của drone và phi đạn do Houthi phóng đi, các tấn công trả đũa của liên minh quân sư này tuy không ngăn chặn được hoàn toàn các cuộc tấn công của Houthi, nhưng cũng giúp phá được các căn cứ phát xuất của Houthi..

   

Khối EU cũng đồng thuận tổ chức một hải đoàn đặc nhiệm bảo vệ Biển Đỏ, hoạt động từ 19 tháng Hai. Trung Cộng, kể cả Hải Quân Tàu , chọn cách tránh né, không can thiệp vào cuộc đối đầu: Tàu c̣n hy vọng việc giới hạn hoạt động của Kinh Suez sẽ giúp gia tăng sự vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt (Sáng kién BRI) nối Tàu với Nga qua Pakistan và các nước Trung Á. Kế hoạch đầy tham vọng BRI đang gặp nhiều trở ngại kỹ thuật nên Tàu đă phải chi thêm 104 tỷ USD để cứu các dự án bị thất bại..),    Suez bị ngăn cản .. được xem như  giúp cho Tàu..

 

   

Hoạt động của Iran tại Vùng Eo biển Hormuz làm tăng thêm những căng thẳng hàng hải. Tuy Iran giữ thái độ ‘đứng sau lưng’ hơn là can thiệp trực tiếp, và có thể gia tăng những cuộc tấn công quân sự..

   

Năm ngoái, thương thuyền M/V Suez Rajan (mới đổi tên thành ST. NIKOLAS) là trung tâm điểm của các vụ vi phạm lệnh cấm vận, khi chuyên chở bất hợp pháp dầu thô từ Iran đi Thổ Nhĩ Kỳ. Hoa Kỳ đă chặn bắt Thương thuyền này và dẫn độ về Houston Texas, tịch thu lượng dầu thô đang chở.. Ngày 11 tháng Giêng 2024, thương thuyền này, lại trở thành chủ đề rắc rối mới khi Iran trả đũa, bằng bắt giữ tàu khi tàu đang đi trong Vịnh Oman. Hải quân Iran, chiếm tàu ST NIKOLAS, bắt giữ tàu cùng 15 nhân viên thủy thủ đoàn đưa về Iran. Giống như trường hợp chiếc GALAXY LEADER, chiếc ST. NIKOLAS (h́nh dưới) và thủy thủ đoàn vẫn đang bị bắt giam. Hành vi của Iran được xem là một thách thức đối đầu với Mỹ tại vùng Vịnh Ả Rập..

 

(Tàu dầu St Nikolas thuộc sở hữu của Công Ty Empire Navigation (Hy lạp) treo cờ đăng kư Marshall Island),

   

Ngày 17-07,Houthi tấn công “nhầm” một tàu dầu chở dầu thô từ Nga đi Tàu (Tàu im lặng) và chiếc tàu dầu  MT Chios Lion, sở hữu của Marshall Island, treo cở Liberia

 

  • Biển Đen: Chiến tranh Ukraine-Nga?

 

Tại  vùng biển xa hơn vùng Trung Đông, cuộc xâm lăng của Nga vào Ukraine tạo ra  một khu vực hải hành đầy biến động tại Biển Đen. Biển Đen là con đường vận chuyển hàng hải tối quan trọng đối với Ukraine. Chiến tranh gây gián đoạn việc xuất cảng của Ukraine, kể cả ngũ cốc. Chiến tranh cũng tạo ra một kỹ thuật chiến tranh trên biển mới như dùng các tàu nhỏ tự sát không người lái, rất hữu hiệu, đang trở thành một vũ khí quan trọng trong các cuộc hải chiến trong tương lai

 

 

Nguy hiểm hơn nữa là cuộc chiến tại Biển Đen đă phổ biến việc dùng ḿn biển, gây những thiệt hại cho người và tàu bè trên đường hải hành.  

   

Một bài báo trên Guardian ước lượng Nga đă thả từ 400 đến 600 quả ḿn biển, tại vùng biển quanh Ukraine.. Ḿn có thẻ neo vào dây xích, hay thả nổi.. Sóng gió làm đứt dây neo, nên trở thành mối nguy cho tàu thuyền.qua lại .Ḿn không kỳ thị và không phân biệt.. quốc tịch của tàu thuyền di chuyển, phát nổ khi tàu thuyền đụng phải..Khi  chiến tranh chấm dứt , sẽ phải mất một thời gian để giải tỏa hết ḿn trên biển?

   

Cuộc chiến Ukraine cũng tạo ra một hạm đội xám toàn cầu. Đây là phương cách để Nga ‘tránh né’ các trừng phạt kinh tế do Mỹ và EU áp đặt từ 2020. Nga đă quay sang ‘Hạm đội’ khoảng 1400 chiếc này, hoạt động không theo các luật lệ toàn cầu..

 

Các thương thuyền này thuộc loại cũ kỹ, không bảo hiểm theo đúng tiêu chuẩn đ̣i hỏi, quyền sở hữu dấu kín, thay đổi lir6n tục  cờ quốc gia đăng kư. Bản thân các tàu dầu ‘xám’ này đă là những nguy cơ cho các tàu khác cùng cho môi sinh, tàu xám được sử dụng trong một hệ thống tiếp liệu ‘mật’ giữa các quốc gia bị cấm hoạt động trong giao thương  toàn cầu như Nga, Iran, Bắc Hàn và Venezuela..

   

Đa số loại thương thuyền xám là tàu chở dầu thô, ước lượng đă chở khoảng 10% lượng dầu thô buôn bán toàn cầu. Ngoài mục tiêu tránh né lệnh cấm vận của Mỹ và NATO, tàu c̣n được dùng để chuyên chở vũ khí ‘lậu’ ‘bất hợp pháp; và cả các thiết bị cần thiết trong kế hoạch chế tạo vũ khí hạt nhân của Iran..

 

Xin mời đọc lại: “Mặt trận quyết định: Biển Đen (Hắc Hải)

 

4- Biển Đông cùng tham vọng của Tàu:

   

Biển Đông đang là vùng tranh chấp ‘nóng’ về chủ quyền các đă, về lănh hải và thềm lục địa của nhiều quốc gia trong khu vực. Tàu tự nhận chủ quyền  trên Vùng 8 đoạn tự vẽ, bất kể Công pháp quốc tế, đ̣i kiểm soát các hải tŕnh qua Biển Đông, vi phạm các phán xử của Ṭa Quốc Tế. Thái độ ngang ngược của Tàu, quân sự hóa, xây dựng các đảo bồi đắp đă gây quan ngại cho Vấn đề ‘Tự do hải hành’ và chủ quyền lănh thổ của các quốc gia đang tranh chấp như Phi, Việt, Malaysia, Brunei..

 

Liên hệ Phi-Tàu trở nên căng thẳng. Tuy yếu hơn về khả năng quân sự, Phi vẫn ‘kiên tŕ’ chống các đ̣i hỏi lănh thổ của Tàu và đối đầu với Tài trong các tranh chấp chủ quyèn  quanh Scarborough Shoal và các đảo tại Quần đảo Trường Sa.. (như Cỏ May..)

 

 

Xin đọc lại những bài về Biển Đông của Trần Lư..

                             “Trung Cộng quân sự hóa Biển Đông:

   

Ngoài những tham vọng chính trị, Biển Đông cũng bị tranh dành v́ những tài nguyên tiềm tàng trong ḷng biển, trở thành dễ khai thác hơn: Vấn đề lănh hải và khu EEZ càng là chủ đề tranh chấp giữa các quốc gia..

   

Hy vọng khai thác tài nguyên từ ḷng biển cũng đưa đến các tranh chấp giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Cyprus, giữa Guyana và Venezuela, Ghana và Ivory Coast.. Các tranh chấp này gia tăng v́ những điều khoản mơ hồ của Luật Biển và hơn nữa là phán quyết của Ṭa Quốc Tế chỉ có giá trị lư thuyết, không được thi hành! Quan niệm về ‘Vùng biển quốc tế’ hầu như không c̣n tại Địa Trung Hải, Biển Đông, Bắc Cực .. Các nước ven biển tự đưa ra những quyết định đơn phương vè lănh hải.

   

Tất cả các bất ổn đang diễn ra trên biển cả toàn cầu, không phải chỉ do các lư do chiến tranh. Trường hợp Kênh Panama đang gặp trở ngại v́ hạn hán, gây những khó khăn trong việc điều hành giao thông, hài hành qua Kênh, ảnh hưởng đến việc vận chuyển hàng hóa. Hạn hán gây ra mực nước tại các hồ Alajuela và Gatun xuống tháp, Hai hồ này rất quan trọng cho việc đưa nước đến Kênh Panama, Mực nước của Kênh xuống thấp, khiến phải giới hạn việc cho phép thương thuyền , có trọng tải cao, dủng Kênh. Bên cạnh đó, lượng nước dành cho Kênh cũng bị chia sẻ , để cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt dân cư sống tại hai bên Kênh như Thành phố Panama City..

   

Mực nước thấp cũng giới hạn cả ‘mớn nước’, độ sâu của tàu thuyền. Các thương thuyền lớn đă phải chọn một con đường phụ như Drake Passage hay hải ṿng quanh Eo biển Magellan.. Công ty vận chuyển hành hải Maersk Lines, một trong những Công ty vận chuyển lớn nhất thế giới, dùng ‘cầu chuyển vận’=land bridge, chuyển các thùng hàng từ tàu thuyền sang xe tải và xe lửa để vượt Eo Panama, thay v́ phải đi ṿng quá xa.. liên quan nhiều đến thời gian chở hàng, giá cả và ảnh hưởng đến môi sinh..

     

Con đường vận chuyển quá xa, c̣n làm tăng thêm chi phí bảo hiểm. Bảo hiểm chiến tranh trước đây  chiếm khoảng 0.02% trị giá của thương thuyền nay tăng thành 0.75% và trong nhiều trường hợp lên cao hơn đến 1.0% Với một thương thuyền vận chuyển container cỡ lớn, chi phí bảo hiểm phụ trội có thể tăng thêm đến 1 triệu USD..

     

Vấn đề thay đổi môi sinh cũng thách thức hệ thống chuyển vận hàng hải toàn cầu, Các giải pháp về thay đổi khí hậu cũng c̣n gặp các chống đối của kỹ nghệ, đặc biệt là những luật lệ và các quy định về khí thải. Tỗ chức United Nations Conference on Trade and Development (UNCTAD) đă phải đưa ra  đề nghị mới ‘ Giai đoạn chuyển tiếp công bằng “ về việc loại khí carbon của công nghiệp hàng hải.. và hy vọng có thể giải quyết vào 2050.  Tổ chức International Maritime Organizations (IMO) đ̣i hỏi việc làm giảm lượng sulfur trong nhiên liệu tàu biển đang từ 3.5% xuống c̣n 0.05%, giúp bảo vệ môi sinh và các cộng đồng cư dân cư sinh hoạt vùng ven biển?

     

Các thương thuyền chuyển vận hàng hóa, đa số, có tuổi hoạt động trên 20 năm.. nay  đến lúc cần phải thay thế dần..Các Công ty Vận chuyển Quốc tế như Maersk, COSCO (h́nh tàu chở container, bên dưới) và Evergreen đều đang có kế hoạch gia tăng chi phí, để đáp ứng cho nhu cầu..

 

 

 

Trần Lư

7-2024

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính