Buôn bán kiểu Tàu: Bán phá giá? (Dumping)

 

 Trần Lư

 

 

   

Trong bài diễn văn tại Pennsylvania, tại Trụ sở United Steel Workers ngày 17 tháng 4, 2024, TT Biden đưa ra đề nghị tăng thuế suất, gấp 3 làn, đánh vào nhôm và thép mà Hoa Kỳ đang mua của Tàu. TT Biden viện dẫn lư do ‘chiến thuật buôn bán ăn gian của Tàu’, đặc biệt trong việc buôn bán mặt hàng thép..

 

  “ Tàu đă ăn gian, lừa đảo (cheating) trong cách thức bán thép”?.TT Biden nói: “ Từ rất lâu, chính phủ Tàu đă đổ tiền công khố quốc gia) vào các Công ty Thép (của Tàu), thúc đẩy các công ty này gia tăng sản xuất tối đa, dựa vào trợ cấp từ Chính quyền”

   

Thuế suất về thép nhập từ Tàu, hiện nay 7.5%, không đủ để bù cho các thiệt hại do việc ‘dumping’ của Tàu gây ra cho công nghiệp Thép của Mỹ!

 

 Danh từ, hàng hóa bán giá rẻ để ‘tống tháo’ cho người mua, thường được báo chí gọi là ‘dumping”  (Dumping, dịch theo google là ‘đổ rác’)

  • Bán Phá giá (Dumping) là ǵ?

  • Giải thích của các Chuyên gia trong Nước:

..”.. một sản phẩm bị coi là ‘bán phá giá’ nếu như giá xuất khẩu của sản phẩm, được  xuất khẩu từ một nước này, sang một nước khác, thấp hơn mức giá, có thể so sánh của sản phẩm tương tự, được tiêu dùng tại nước xuất khẩu, theo các điều kiện thương mại thông thường..”

Trong thương mại quốc tế, khi hàng hóa bị xem là bán phá giá, chúng có thể bị quốc gia mua hàng áp đặt các biện pháp chống bán phá giá (anti-dumping) và biện pháp  phổ biến nhất.. là đánh thuế chống phá giá. (Anti dumping tariffs)

  • Investopedia, tóm tắt:

 

   

Dumping là một danh từ dùng trong phạm trù ‘thương mại quốc tế, được dùng khi ‘một quốc gia hay một công ty xuất cảng, một mặt hàng vào một thị trường ngoại quốc (mua hàng) với giá bán thấp hơn, so với giá bán của mặt hàng này  ngay tại nội địa nơi sản xuất. Dumping thường liên hệ với số lượng lớn của mặt hàng bán ra, gây ra những khó khăn tài chính cho thị trường nơi mua hàng và các cơ sở sản xuất của nơi mua hàng.

 

Dumping trong thương mại, tạo lợi điểm cho người bán, giúp thâm nhập thị trường bằng một giá hạ (được xem là cạnh tranh bất chính?). Nước bán hàng (xuất cảng) có thể giúp nhà sản xuất trong nước bằng cách trợ cấp bù cho số thiệt hại khi bán hàng dưới chi phí làm ra thành phẩm.

     

(Ví dụ đơn giản: Công ty Tàu bán 1 triệu chiếc xe đạp cho một công ty Việt, với giá 100 yuan/một chiếc; trong khi dân Tàu trong nước, phải mua xe này với giá 200 yuan.. Công ty Tàu phải chi 150 yuan để chế tạo xe, khoản lỗ 50 yuan,  được Chính phủ tài trợ 50 yuan cho công ty sản xuất..)

   

Bán phá giá không bị xem là bất hợp pháp theo luật lệ của World Trade Organization (WTO) nếu quốc gia nhận hàng không chứng minh được sự thiệt hại do công ty xuất cảng gây ra cho công ty nội địa khi nhập hàng..

Cụm từ Predatory Dumping được định nghĩa là một loại hành vi ‘chống cạnh tranh khi một công ty ngoại quốc đánh giá hàng hóa của ḿnh dưới giá thị trường với ư định loại bỏ sự cạnh tranh của công ty nước nhập hàng, Theo thời gian, công ty bán hàng phá giá sẽ tạo sự độc quyền tại thị trường họ nhắm vào..

   

Predatory dumping được chia thêm thành 3 loại:

  • Persistent= liên tục, khi việc phân biệt giá quốc tế, áp dụng vô hạn định

  • Sporadic= đặc phát, khi bán hàng thường xuyên giá rẻ vào các thị trường ngoài nước để giải quyết vấn đề thặng dư hàng sản xuất trong nước..

  • Predatory= săn mồi..ăn cướp?, mục đích diệt hàng nội hóa (của quốc gia nhập cảng hàng) và các đối thủ cạnh tranh tại một thương trường (điểm nhắm) bằng cách bán hàng phá giá.

     

Predatory dumping buộc người bán phải bán hàng ‘phá giá’, phải có một nguồn vốn thật lớn để tiếp tục giữ giá hạ, cho đến khi loại hết các đối thủ cạnh tranh (kể cả trong nước và các đối thủ khác trên thị trường).. Một khi loại được hết các đối thủ, nhà sản xuất trở thành độc quyền và  có thể điều chỉnh giá (tăng giá).. tùy theo mức lời muốn có..

   

 – Một ví dụ cho trường hợp Predatory dumping:

   

Năm 1970s Công ty Zenith Radio Corp, lúc đó, là một công ty sản xuất máy TV lớn nhất của Mỹ, buộc tội một số công ty ngoại quốc đă cùng nhau dùng Predatory dumping. Các nhà phát minh ra Chương tŕnh xem TV phải trả lệ phí; và phát minh ra hệ thống điều khiển TV (remote control).. bị mất thị trường và cho rằng các Công ty Nhật đă họp thành một tổ hợp định giá (price-fixing), bán TV của họ vào thị trường Mỹ với giá hạ đến mức tối thiểu (rock bottom prices)  Bán TV tại Mỹ với giá huề vốn sản xuất, nhưng bán ngay tại Nhật với giá gấp đôi để thu lại chi phí.. Vụ án đưa đến Tối Cao Pháp viện Mỹ nhưng được xử.. miễn tố. Zenith nộp đơn Phá sản (Chapter 11 bankruptcy) vào 1999 và sau đó bị mua bởi Công ty Nam Hàn LG Electronics.

  • Anti-dumping?

 

   

Anti-dumping Duty là thuế chống bán phá giá, loại thuế nhập khẩu bổ sung đánh vào những hàng hóa bị bán phá giá ở nước nhập khẩu, nhằm hạn chế những thiệt hại, do việc bán phá giá đưa đến cho ngành sản xuất của nước đó (bảo đảm cho sự công bằng buôn bán toàn cầu).

   

Tại Hoa Kỳ, ITC (International Trade Commission), một Tổ chức độc lập của Chính phủ, có nhiệm vụ định mức thuế chống bán phá giá. Quyết định của ITC dựa vào các khuyến cáo của US Dept of Commerce (Bộ Thương Mại) và các cuộc điều tra của ITC..

   

Trong nhiều trường hợp, thuế suất đánh vào hàng nhập khẩu c̣n cao hơn giá thành khi nhập vào! Mục đích của Thuế chống phá giá là bảo vệ công việc của nhân công trong nước, nhưng thuế này lại làm cho giá hàng tăng lên đối với người tiêu thụ trong nước! và về mặt lâu dài, thuế chống phá giá có thể gây giảm cạnh tranh kinh tế toàn cầu giữa các công ty cùng sản xuất mặt hàng này.

     

WTO là một Tổ chức quốc tế chịu trách nhiệm về các luật lệ giao thương quốc tế giữa các quốc gia. WTO cũng điều hành các luật lệ buôn bán, bao gồm các biện pháp anti-dumping. WTO không trực tiếp can thiệp vào hoạt động của các công ty dính dáng đến dumping nhưng chú tâm vào vấn đề một chính phủ- có quyền hay không có quyền – áp dụng loại thuế anti-dumping do chính quyền đó đặt ra..

 

Trong thời gian từ 1995 đến 2002, WTO đă nhận nhiều vụ khiếu nại về bán phá giá phản đối Tàu 308 vụ, Nam Hàn 160 vụ, Mỹ 115, Taiwan 109..

  • Vài trường hợp Anti dumping Duty đáng chú ư:

 

1- Tháng  6-2015, Các Công ty Thép Hoa Kỳ United States Steel Corp; Nucor Corp; Steel Dynamics Inc; ArcelorMittal USA; AK Steel Corp  và California Steel Industries, cùng nộp đơn khiếu nại với USDC và ITC. Khiếu nại này tố cáo nhiều nước, kể cả Tàu đă ‘dumping’ thép vào thị trường US và bán vào Mỹ với giá thật thấp..dưới chi phí sản xuất thép tại Mỹ

   

Sau khi điều tra và nghiên cứu, năm 2016 Chính phủ Mỹ loan báo sẽ áp đặt một thuế suất tổng hợp 522% gồm anti-dumping duty và countervailing import duties (thuế cân bằng nhập cảng), đánh vào một số loại thép nhập cảng từ Tàu.

    Năm 2018, Tàu nộp đơn khiếu nại với WTO, thách thức việc Chính phủ Trump đánh thuế vào Thép của Tàu, cho là không chính đáng và không công bằng; tuy nhiên   Chính phủ Trump tiếp tục áp dụng thuế này trên các sản phẩm thép của Tàu…

 

2- Trong khoảng 1994-2002, VN có 4 vụ hàng hóa bị các nước ngoài áp đặt thuế chống phá giá. Vụ kiện bán phá giá cá tra, cá basa, cá swai vào thị trường Mỹ (2002) là vụ kiện có quy mô lớn nhất. VN cho là bất hợp lư khi CP Mỹ đă lấy giá cá  sản xuất tại BanglaDesh để so sánh và  định giá bán của cá VN vào Mỹ.

 

3- Anti-dumping duty giữa EU và Tàu: Nhiều hàng hóa của Tàu bán sang Âu châu bị áp đặt thuế chống dumping, đang chú ư nhất  như:

– Thuế anti-dumping áp dụng trên xe đạp chạy điện (electric bicycles)  Ngay từ 1993, thuế đánh vào xe Tàu khi nhập vào Âu châu là 48.5%.. Tháng 8-2019, mức thuế tăng lên 79.3%. Thuế trên xe đạp (thường) cũng được áp dụng trên các xe nhập từ Indonesia, Malaysia, Tunisia từ 2013 và sau đó từ 2015 trên xe đạp nhập từ Philippine, Cambodia.. nhưng lại miễn cho Xe của Công ty Taiwan 9921.TW, v́ Công ty này có nhà máy ráp xe tại Ḥa Lan.. (EU tiêu dùng mỗi năm 18 triệu xe đạp, trong đó xe nội hóa chiếm 60%, xe Tàu chỉ bán được khoảng 4%)

 

 

– Vụ áp dụng Thuế chống dumping mới nhất  là Thuế do EU áp đặt lên xe hơi nhập từ Tàu ngày 12 tháng 6 2024 và áp dụng từ 1 tháng Bảy. Thuế suất 38.1% đánh vào các xe chạy điện EV, nhập từ Tàu vào Khối Thị trường Âu châu. Thuế ‘tạm thời’ này đă được EU nghiên cứu và tính toán từ tháng 5/2024. EU cho rằng Chính phủ Tàu đă tài trợ cho các Công ty sản xuất EV của Tàu mọi giai đoạn sản xuất từ  ”khai thác lithium, tinh luyện kim loại, sắt thép làm sườn xe, chế tạo b́nh điện, đến cả việc chuyên chở xe thành phẩm từ Tàu đến Rotterdam và Hamburg.

   Sau khi thuế anti-dumping được áp dụng, xe EV bán sang EU  của BYD bị tăng giá 17.4 %; của Geely tăng 20% và của SAIC tăng mức cao nhất 38.1%.

   

Hiện nay EU đánh thuế anti-dumping trên các loại xe hơi (chạy xăng) nhập cảng từ các nước ngoài 10% và từ Tàu 15%

   

Thị trường xe  EV tại Hoa Kỳ không  bị ảnh hưởng, v́ Xe EV của Tàu sản xuất chưa được phép nhập cảng vào Mỹ..

 

– Ngoài các thành phẩm, nguyên liệu do Tàu bán vào EU như polyethylene terephthalate (PET), dùng chế tạo chai nhựa, cũng phải chịu antidumping duty từ 6.6 đến 10.2% tùy theo xuất xứ của Công ty Tàu.

 

 

  • Bán phá giá? Cách giải thích của Tàu cộng!

   

Giới lănh đạo Tàu t́m đủ mọi cách để biện bác cho ‘ cách buôn bán phá giá’ quốc gia của họ. Trước những lời buộc tội về cách buôn bán cạnh tranh thiếu công bằng của hàng hóa do Tàu sản xuất  trên thương trường quốc tế, Chủ tịch Tập tuyên bố rất đơn giản, giải thích: “ các quốc gia đối nghịch với Tàu không nên chống Tàu do chỉ dựa theo những sự khác biệt mang tính hệ thống (systemic differences).

   

Tuy nhiên, Ông Tập lại quên, cái mà ông gọi là ‘khác biệt này’ lại là thủ phạm đưa đến việc buôn bán ‘không công bằng’ giữa Tàu và thế giới, không tuân thủ tinh thần tự do cạnh tranh toàn cầu, kể cả mục tiêu chung là gia tăng sự hữu hiệu kinh tế toàn cầu?

   

Thực tế hiện nay là, khi một quốc gia nhập cảng hàng hóa từ một quốc gia khác (có thể có sự khác biệt hệ thống) sẽ cần phải bảo vệ hàng nội hóa bằng các phương thức điều chỉnh như thuế hoặc bằng một cách thức nào khác…

  • Những Cạm bẫy (pitfalls) của  việc Buôn bán không công bằng

   

Tự do Giao thương toàn cầu không được xem là bẩm sinh, tự nhiên đă có sẵn như  Quyền Tự do căn bản của Con người khi sinh ra hay những Quyền căn bản của Xă hội như Tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng.

   

 Tự do Giao thương (Free Trade) chỉ là một nguyên tắc kinh tế, dựa trên một số giả thiết, là sẽ có lợi cho tất cả các bên liên hệ! Nếu thực tế không xảy ra theo các giả thiết đặt ra, Free Trade sẽ có thể không tạo được các lợi điểm cho mọi phe.. và trở thành một trở ngại bất thể chuyển nhượng!

   

Lư thuyết Giao thương, dựa vào điều khoản lư tưởng  là: “Nếu tất cả mọi quốc gia cùng chấp nhận một hệ thống cạnh tranh tự do và công bằng, các quốc gia hưởng lợi do giao thương tự do, sẽ tự nguyện (!) bù trừ’ lợi tức thu được cho các quốc gia bị bất lợi, th́ khi đó tất cả mọi quốc gia sẽ cùng được hưởng phúc lợi cho mọi người.

   

Lư thuyết này được xem là căn bản cho việc Mỹ và nhiều Quốc gia theo Thị trường tự do cổ vũ cho việc tự do Thương mại toàn cầu.Tổ chức World Trade Organization (WTO) có những  quy định rơ ràng để xử phạt hay đối phó lại các hành vi không công bằng như dumping và trợ cấp từ chính quyền..

  • Vài trường hợp đáng chú ư:

 

1- Thuế đánh trên Carbon Emissions?

 

   

Việc thải khí carbon dioxide và một số khí khác đă gây ra sự tăng nhiệt, làm ấm lên toàn cầu (global warming), một vấn đề ‘môi trường sống’ của toàn thế giới. Về phương diện kinh tế, các quốc gia cần đánh thuế vào sự thải khí này để giúp kiểm soát hữu hiệu, sự thay đổi khí hậu  toàn cầu. Tuy nhiên, thuế suất này lại thay đổi tùy quốc gia và thậm chí c̣n có những quốc gia không áp dụng thuế này trên các sản phẩm chế tạo trong nước ḿnh! Hậu quả là hàng hóa sản xuất tại các nước (không có thuế trên khí thải) sẽ có giá thành thấp hơn là các hàng hóa tương tự sản xuất tại các quốc gia có thuế đánh vào khí thải), và Hàng hóa do giá thành rẻ hơn sẽ chiếm thị trường: Đây là một lợi thế không công bằng, tạo ra do ‘khác biệt hệ thống”

 

Thuế suất thấp về khí Carbon thải cũng khiến các nhà sản xuất không chú trọng đến vấn đề môi sinh và tiếp tục sản xuất nhiều thêm..và hàng hóa giá rẻ sẽ giúp Công ty chiếm hữu thị trường..

 

Khối EU lập ra “Carbon Border Adjustment Mechanism (CBAM) để áp đặt mức thuế thích hợp đánh vào các sản phẩm từ các công ty không bị đánh thuế  khí thải hoặc chỉ chịu mức thuế này quá thấp..

 

2-  Chênh lệch trong việc đánh thuế vào các Công ty (Disparities in corporate taxation)

     

Thuế đánh vào lợi tức của các Công Ty là một phương diện đáng kể khác về vấn để cạnh tranh không công bằng, tạo ra do khác biệt về hệ thống. Nhiều quốc gia đă dùng thuế suất thấp để thu hút đầu tư của các công ty ngoại quốc. Một số công ty, dù ở nơi địa thế (của quốc gia) không thích hợp cho công việc sản xuất, một mặt hàng cung cấp cho thế giới, vẫn có thể dùng thuế suất để giúp xây dựng các hăng xưởng sản xuất. EU và một số công ty hiện đang nghiên cứu việc đánh thuế vào các sản phẩm sản xuất theo cách này, để tạo công bằng cho các sản phẩm nội hóa.

   

Tại một quốc gia, theo chế độ kinh tế chỉ huy, hệ thống (cơ chế) đă được thiết lập từ lâu, như trường hợp Tàu, khi gia nhập WTO (2001), các quốc gia giao thương với Tàu luôn ‘cho rằng=assume’ Tàu sẽ thay đổi ‘cơ chế’ kinh tế phù hợp với tiêu chuẩn tự do kinh doanh của thế giới!.. Nhưng sự tin tưởng về Tàu  sẽ chuyển biến  đă không xảy ra.Tàu vẫn không chịu thay đổi và giữ nguyên ‘cơ chế’ để tạo lợi thế về giá rẻ của các sản phẩm ‘made in China’

  • Cạnh tranh không công bằng do trợ cấp từ chính phủ Tàu = Unfair competition caused by PRC government subsidies

     

Tàu đă tạo ra một chiến lược cạnh tranh không không bằng, bằng cách dùng các trợ cấp quốc doanh cho các công ty Công nghiệp (gần như toàn bộ là quốc doanh hay được  che dấu bằng các vỏ bọc,nguồn vốn đầu tư bất minh).

   

Một sản phẩm, nhận trợ cấp quốc gia khi sản xuất, giá thành sẽ thấp hơn các sản phẩm tương tự, sản xuất tại các quốc gia khác (không có loại trợ cấp này), và chiếm được thị trường nhờ giá rẻ.

   

Cần phân biệt thêm, một công ty, khi đầu tư, tuy không nhận trợ cấp tài chính trực tiếp, nhưng  có thể được cung cấp những giúp đỡ từ Chính quyền như được cấp miễn phí đất dùng xây cất cơ xưởng.. giảm thuế xây dựng..Các giúp đỡ này cũng có thể được xem như một ‘trợ cấp’ gián tiếp, để giúp giảm giá thành của sản phẩm (nhưng h́nh thức trợ cấp này thường được xem là.. hợp thức trên giao thương toàn cầu?)

     

Một vấn đề, trực tiếp hơn, là khi công ty sản xuất nhận được một khoản đầu tư lớn, không hoàn trả, từ Nhà nước, để tiếp tục sản xuất một mặt hàng tuy đang bị thua lỗ, để giúp duy tŕ sản phẩm này trên thị trường toàn cầu.. th́ có thể xem như một h́nh thức cạnh tranh.. không công bằng..’

     

Tàu và Các nước ‘kinh tế chỉ huy’ đă dùng ‘trợ cấp’ như một phương tiện để tạo ra cạnh tranh’ không công b́nh’: Dưới các ‘hệ thống kinh tế này’, tuy có thể có vấn đề năng xuất kém hiệu quả, nhưng các Công ty đều là Quốc doanh và đương nhiên hoạt động dưới sự chỉ đạo của Nhà Nước, thêm vào đó là các hệ thống ‘Kế toán, hệ thống chủ quyền (tuy quốc doanh nhưng vẫn có thể là sở hữu của Chính quyền địa phương, nhiều cấp khác nhau?). Hệ thống thuế khóa thiếu minh bạch, quyền ngôn luận giới hạn, các tự do khác không có.. Chính quyền có toàn quyền không tôn trọng các bản quyền trí tuệ, các bằng sáng chế và ép buộc các công ty hoạt động tại Tàu chuyển giao kỹ thuật, chuyển nhượng cổ phần khi đầu tư, chuyển giấy phép sản xuất.. tùy theo nhu cầu chính trị. Tất cả các điều kiện này đă tạo cho hàng hóa ‘made in China’ nhũng lợi thế để cạnh tranh.. ‘thiếu công bằng’ và Tàu có khả năng bán phá giá sau khi sản xuất số lượng thật lớn.. thống trị thị trường. Các hàng hóa tương tự do tư nhân nước ngoài sản xuất (ngoài Tàu) không thể cạnh tranh nổi! 

 

  • Chống lại Cạnh tranh không công b́nh = Rejecting unfair competition?

 

Các quốc gia ‘kinh tế thị trường’ có quyền cùng chống lại cạnh tranh ‘không công b́nh’..

   

Nền tảng (theo lư thuyết) của Hệ thống Giao thương tự do toàn cầu là tạo ra một ‘hiệu quả tổng thể’ đem lại do cạnh tranh công bằng.

   

Giao thương tự do không phải là một quyền mặc nhiên được thừa hưởng mà mọi quốc gia trên thế giới được hưởng..,nhưng là một ‘trật tự’ cần được tuân theo để ‘giao thương tự do’ có thể hoạt động đúng như mong muốn.

   

Chỉ những quốc gia chịu tuân thủ theo luật lệ của Cạnh tranh công bằng, mới có đủ các điều kiện để gia nhập. Trên nguyên tắc, các quốc gia không chịu tuân thủ.. th́ không nên gia nhập..

 

Một quốc gia (như Tàu), coi thường các luật lệ và chỉ t́m cách ‘chiếm thị trường bán hàng’ bằng các phương thức thiếu công bằng.. khi gia nhập sê gây ra các trở ngại cho các quốc gia khác, đồng thời làm suy giảm sự hữu hiệu của Thương mại tự do toàn cầu..Làm ngơ cho các hành động thiếu đứng đắn kiểu Tàu, là làm hại cho các quyền lợi chung toàn cầu. Do đó việc các quốc gia đưa ra các biện pháp bảo vệ hàng nội hóa chống cạnh tranh bất chính kiểu Tàu là cần thiết.

   

Tàu thường phản đối, chống các sắc thuế anti-dumping đánh trên hành hóa do Tàu sản xuất như một hành vi.. theo Chủ nghĩa bảo vệ  mậu dịch (Protectionism )?

                                                       

 

Trần Lư

6-2024

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính