“Bạn bè là giai đoạn”? Từ Ream đến Funan Techo

 

Trần Lư

 

 

1- Chuyện đă rồi: Căn cứ Hải quân Ream

Căn cứ Hải quân Ream là điển h́nh cho ‘t́nh hữu nghị’ giai đoạn của Cambodia.. ‘Bạn, khi có lợi’, và đổi bạn khi mối lợi lớn hơn?

 

Căn cứ Ream, theo Wikipedia, là một Cơ sở của Hải Quân Hoàng Gia Cambodia, nằm tại ven biển Vịnh Thái Lan, trong Tỉnh Sihanoukville, Cambodia. Căn cứ rộng khoảng 190 acres, ở tại một bán đảo, ngay phía Đông-Nam của Thành phố Thủ phủ Tỉnh: Krong Preah Sihanouk..Căn cứ này được Hải Quân Pháp tại Đông Dương khởi công xây cất, trong phạm vi rất nhỏ làm bến đậu cho các chiến đỉnh từ 1950s.. 
  • Bạn cũ..
     

Trong cuộc nội chiến  Cambodia, các phe phái thay nhau cầm quyền, căn cứ nhỏ này hầu như bị quên lăng (nguyên do chính có lẽ do Campuchia chưa có một lực lượng Hải quân (đúng nghĩa)..Khi Lon Nol đảo chính lật đổ Sihanouk (1970), Căn cứ Ream ở vào t́nh trạng hoang phé, chỉ c̣n một cầu tàu đổ nát, không c̣n những cơ sở tiếp liệu, không tu bổ cần thiết  để hoạt động..

   

Năm 1974, Chính phủ Lon Nol, tái tổ chức Khmer National Navy (tên gốc HQ Cambodia,) đă cố gắng cải thiện Căn cứ nhờ sự trợ giúp của HQ Anh.. Anh đă cung cấp một số chiến đỉnh nhỏ, không có khả năng hoạt động xa bờ gồm 20 Tiễu đỉnh PCFs mới đóng, trang bị radar và 4 chiếc PBR (tuần giang đỉnh); đậu tại bến chính Kongpong Som (Sihanoukville); Nhờ Mỹ giúp đại tu tất cả các hệ thống cần cẩu, và cũng đại tu một ụ tàu nổi (bến cạn (drydock) ; tân tiến hóa các thiết bị sửa chữa. cải thiện hệ thống tiếp vận, hoàn tất thêm một cầu tàu mới.. (phần lớn các công tác đều nhờ các chuyên viên kỹ thuật của Hải quân VNCH). HQ VHCH, nhận trách nhiệm tuần tra và bảo vệ vùng biển này của Campuchia). Sau khi Căn cứ Ream được tái thiết HQ Campuchia. được VN trao lại nhiệm vụ tự canh pḥng..

   

Các chương tŕnh xây cất tiếp theo như nhà máy phát điện, nhận thêm thêm các tiểu định mới, chưa kịp hoàn tất th́.. Khmer Đỏ chiếm quyền (1975)

 Sau khi Khmer Đỏ bị diệt vào 1979, Chế độ quân chủ được tái lập, trên danh nghĩa, Chính phủ Campuchia (Hunsen) do CSVN  điều hành đă ‘lập’ lại một lực lượng HQ và sử dụng lại Căn cứ Ream..

  • “Bạn” giai đoạn?
  

Pháp

     

Pháp, sau khi giao trả độc lập cho Cambodge, đă cho thành lập HQ Miên (Marine royale khmère) ngày 1-3-1954, chỉ là một lực lượng giới hạn do Pháp chỉ huy. để tuần tra ven biển và hải phận, do HQ Đại tá Pháp (lai Khmer) (Capitaine de Vaisseau) Pierre Coedes chỉ huy, trang bị một số chiến hạm cũ Pháp thời Thế chiến 2 như các vedettes, tàu đổ bộ nhỏ LCVP và LCM..    Các tiểu đỉnh tập trung tại Căn cứ Sông ng̣i cũ của Pháp, ở TonleSap, nhưng Bộ Chỉ huy lại đặt trên Giang đỉnh La Payotte, neo tại Chrui Changwar.. HQ Miên được tổ chức theo Pháp và do Pháp bảo trợ (1955-1957), sau đó có thêm sự yểm trợ của US MAAG (6-1955)

   

Căn cứ (Giang cảng) Chrui Changwar được tân trang và mở rộng, Pháp lập Trường HQ (École Navale) để huấn luyện cho thủy thủ HQ Miên và nhận các SVSQ HQ Miên đến học tại Brest (Pháp)

   

Pháp cho xây dựng một Căn cứ HQ Duyên hải tại Ream (Tỉnh Kampot), cạnh Thành phố cảng mới xây cất Sihanoukville (năm 1970),  sau đó có lúc đổi tên là Kompong Song). MAGG tặng một số tiểu đỉnh các loại LSSL, LCU, tàu trục vớt vũ trang, LCM, LCU..

 

 

Việt (?)

   

Với Việt Nam, Campuchia là bạn hay thù, tùy thời điểm (chỉ xin giới hạn trong các vấn đề liên quan đến quân cảng Ream)

    – Giai đoạn Sihanouk

   

Khi Quốc Gia Việt Nam chia đôi, Sihanouk có những liên lạc ngoại giao với cả 2 miền Bắc (VNDCCH) và miền Nam (VNCH).

   

Tháng giêng 1964, Sihanouk tuyên bố Cambodia ‘trung lập’, ngừng nhận các trợ giúp quân sự (cả HQ) từ Mỹ và chỉ tùy thuộc vào Pháp để giúp huấn luyện và kỹ thuật cho HQ Miên, kể cả bảo tŕ quân cảng Ream. Cambodia nhận một số tàu thuyền từ Tàu Cộng và Nam tư. Pháp cấp một  LCT lớp EDIC III, có khả năng chuyển vận ven biển Tàu và Nam tư tặng 3 pháo hạm loại Yulin và 2 tiểu đỉnh phóng ngư lôi TC-101.. Tất cả đều đặt căn cứ tại Ream..

   

Lực lượng HQ Campuchia tại Ream (Force de Patrouille Maritime) trang bị 1 chiếc Giang pháo hạm LSIL/LCI, dùng trong công tác bảo vệ ven biển; 3 chiếc tàu tuần loại PC-461 (gốc Mỹ), 3 pháo hạm Yulin, gốc Tàu, 1 LCT  (gốc Pháp), 3 tàu kéo nhẹ gốc Mỹ.. và và  6 LCM..

   

HQ Cambodia c̣n quá nhỏ bé, chưa là một lực lượng đáng kể để có khả năng bảo vệ 400km ven biển và  không thể chiến đấu trên biển

    – Giai đoạn Lon Non

   

Sau cuộc đảo chính 1970 của Lon Non  tháng 3-1970, Pháp rút mọi yểm trợ.. HQ VNCH đă ‘bao vùng’ ven biển Cambodia, hoạt động cả tại Ream, qua trục Phú Quốc.. ngăn chặn các hành vi tiếp vận của Bắc Việt vào VNCN qua ngơ biển Kampuchea..Ream trở thành nơi đặt Bộ Chỉ Huy của Vùng Biển=Maritime Region (Region Maritime)

   

HQ Campuchia nhận trợ giúp của Mỹ, huấn luyện các Sĩ quan HQ, được gửi đi học tại các Học Viện HQ Mỹ như Annapolis (Maryland), NewPort (Rhode Island) và HQ VNCH nhận huấn luyện căn bản cho một số quân nhân HQ Campuchia..

     

Một lực lượng biệt động (commando de choc) được huấn luyện riêng, có nhiệm vụ bảo vệ ven biển  được tổ chức và trấn đóng tại Ream..

   

Maritime Region được tổ chức lại và bao gồm trục ven biển: Team/ Kompong Som/ Krong Koh Kong/ Krong Kep..

     

Sau khi (1972) Mỹ rút khỏi VN, nhiều quân cụ  và thiết bị của Lực Lượng Sông ng̣i Mỹ US Riverine force đă được chuyển giao cho HQ Cambodia (1972-73)

     

Từ 1970, Căn cứ Ream không được tu bổ thêm, xuống cấp và chỉ có dự án sẽ tân trang vào 1974.. nhưng không thực hiện được khi Campuchia bị Khmer Đỏ chiếm..

       

Phnom Penh thất thủ ngày 17 tháng 4 1975, Quân đội Lon Non tan ră, HQ Campuchia cùng số phận, một số tàu thuyền khả dụng rời hải phận. Các chiến hạm c̣n khả năng hải hành như  2 PC-461; 1 LSIL, 1 LCI và vài PCF ra đi. PC-461 (E-311) đến Thái;  3 chiếc PCF đến Mă Lai. Chiéc PC (E-312,ngoài cùng bên phải), và  chiếc LSIL (P-111) và LCI (P-112) sang tỵ nạn tại Phú Quốc và  theo đoàn chiến hạm HQ VNCH di tản từ Phú Quốc.. đi Subic Bay

 

H́nh chụp ngày 31 tháng 5 tại Subic bay, trước khi các chiến hạm được chuyển cho HQ Philippines 2 chiến hạm Campuchia và 3 Chiến hạm VNCH cùng di tản..

 

 

Mỹ.. bạn bè giai đoạn?

     

Sau giai đoạn Lon Non, Mỹ hầu như không liên hệ về quân sự với Campuchia, (giai đoạn Khmer Đỏ và giai đoạn CSVN điều hành Cambodia)

   

Từ 2006, Mỹ đă khởi đầu vài cộng tác quân sự với Cambodia sau khi Cambodia yêu cầu trợ giúp. Cho đến 2023, Mỹ vẫn xem Cambodia như một ‘đối tác’ hợp tác và pḥng thủ.

   

Năm 2007, 2 chiến hạm Mỹ USS Gary và LHD-2 Essex đă ghé bến cảng Cambodia trong cuôc viếng thăm hữu nghị; 2009, Mỹ và Cambodia có các cuộc thực tập chung về kỹ thuật trục vớt dưới biển.. 2011, HQ Mỹ thăm bến cảng Sihanoukville, thực tập chung chống khủng bố..

     

Tháng 10-2012: 2 chiến hạm Cambodia PC1141 và PC 1142 đă cùng thực tập về tuần tra trong Vịnh Thái Lan với Chiến hạm Mỹ USS Vandegrift (FFG 48) trong khuôn khổ Cuộc thao diễn, thực tập Hải quan CARAT

 

T́nh Hữu nghị Mỹ-Cambodia.. sau đó chỉ c̣n là những h́nh thức..ngoại giao?

   

Tại Căn cứ Ream, Campuchia (2023) đă cho phá bỏ các dăy nhà do Mỹ-Úc giúp xây dựng 4 năm trước (2020) và thay thế bằng các cấu trúc do Tàu xây cất lại..

 

 

Căn cứ Hải Quân Tàu Cộng?

 

Tháng 7-2019, Tạp chí the Wall Street Journal thông báo tin tức từ Giới chức Mỹ về một bản thỏa ước bí mật mà Chính phủ Campuchia đă kư cho Hải Quân Tàu Cộng thuê 1 / 3 Căn cứ Ream trong 30 năm, sử dụng độc quyền. Thỏa ước cho thuê này giúp cho Tàu có một cứ điểm mới, tại sườn phía Nam của Biển Đông. Đây là Căn cứ Hải quân thứ nh́ của Tàu Cộng, tại ngoại quốc trên thế giới sau Căn cứ  Djibouti  (Phi châu). Vấn đề chấp nhận sự trú đóng của một quân đội ngoại quốc trên lănh thổ Campuchia đi ngược lại Hiến Pháp của Campuchia và ngược Thỏa ước Paris 1991, (thỏa ước chấm dứt Nội chiến Campuchia).

     

Chính phủ Hun Sen chối bỏ sự hiện hữu của thỏa hiệp.. Nhưng đến 2021, Bộ trưởng Quốc pḥng Cambodia xác nhận là Tàu Cộng đang giúp xây cất các Cơ sở mới, căn bản tại Ream và tiếp tục các công việc bảo tŕ cơ sở này.. vô điều kiện?

     

Tháng 10 2020, Phó Đề đốc Vann Bunlieng cho biết các công việc nạo vét đang được thực hiện tại Ream, để có thể tiếp nhận các chiến hạm lớn hơn, kế hoạch này do Tàu Cộng tài trợ và  Tổ hợp China Metallurgical Group thi công

   

Ngày 3 tháng 12 2023, BT Quốc Pḥng Campuchia loan báo 2 corvette của HQ Tàu Cộng thuộc loại 056: Wenshan và Baozhong, đến ‘thăm’ Ream. để cùng thao diễn hỗn hợp với Campuchia..H́nh ảnh vệ tinh cho thấy 2 chiến hạm này đă cặp cầu tàu Ream từ 2 ngày trước..và sau đó neo đậu tại đây trong hơn 4 tháng và c̣n tiếp tục..Asia Maritime Transparency Initiative đặt câu hỏi: “Chiến hạm sẽ neo đậu thường trực”?. AMTI cũng theo dơi qua vệ tinh các di chuyển của 2 chiến hạm này tại Ream, cùng các công tác xây dựng và sửa chữa các cơ sở tại Căn cứ. Các sự di chuyển và thay đổi vị trí của 2 chiến hạm, có thể là  phương thức tránh vi phạm Hiến Pháp Campuchia ‘về lực lượng ngoại quốc trú đóng tại Ream’? Phnom Penh luôn khẳng định cho phép chiến hạm của mọi quốc gia ghé Cảng Ream, nhưng khi Chiến hạm Nhật muốn ghé th́ lại bị mời sang cảng Sihanoukville?

 

 

  • Thực chất của Căn cứ Ream?

 

Radio Free Asia (26-07-2024) thêm nhiều chi tiết về ‘Phần Căn cứ.. cho Tàu thuê”

 

Tàu đă xây dựng một ụ nổi =‘bến cạn’ drydock, có khả năng tiếp nhận các tàu ngầm..

 

 

Ụ nổi, dài 100m, có thể  ngắn đối với các chiến hạm lớn của HQ Tàu, nhưng phù hợp với các tàu ngầm của Tàu (Tàu có khoảng 60 tàu ngầm, đều ngắn hơn 100 m) Ụ này cũng có thể tiếp nhận các corvettes loại 065 và 065A. Ụ nổi tại Ream có vẻ tương tự như các ụ tàu ngầm tại Thanh Đảo (Qingdao). Các nhà quân sự Mỹ cho rằng “Ream có thể sẽ là một căn cứ yểm trợ cho hạm đội tàu ngầm của Tàu Cộng hoạt động tại Biển Đông. Tàu ngầm Tàu Cộng từ Ream ra Biển Đông gần hơn từ Hải Nam (½ hải tŕnh).

 

Cầu tàu dài 200m tại  Căn cứ Ream có khả năng tiếp nhận được các Hàng Không Mẫu Hạm Tàu Cộng.

  • Từ ‘Bạn’ đến đối đầu quân sự?

   

Căn cứ HQ  Ream chỉ cách Phú Quốc có 18 miles (30km) và Phú Quốc cũng có Căn cứ HQ An Thới của CSVN. VN có một Căn cứ tàu ngầm tại Cam Ranh, nơi trú đóng của 6 tàu ngầm loại Kilo (gốc Nga)..Bước kế tiếp là Campuchia đă dành 157 hecta tại Ream để xây dựng (2022) một Trung Tâm Pḥng thủ Không phận cùng một Bộ Chỉ huy Hành quân, ngoài ra dành thêm 30 hecta để thiết lập một hệ thống radar Hải quân.

   

RFA (27 tháng 8-2024) đưa tin: Hai chiến hạm của HQ Tàu Cộng loại Corvette 056A các chiếc 630 Aba và 631 Tianmen đă cặp cầu tàu tại Căn cứ HQ Ream để chuẩn bị được chuyển giao cho HQ Campuchia..

 

Hai chiến hạm Tàu Cộng đang chở bàn giao (H́nh RFA)

 

2- Chuyện đang diễn tiến: Kênh đào Funan Techo

   

Nếu Ream chỉ là cho thuê đất.. th́ Funan lại là dấu hiệu cho một ‘t́nh bạn đă mất?”

Ngày 5 tháng 8 2024, Chính phủ Campuchia chính thức làm lễ khởi công xây dựng Kênh đào Funan-Techo.

   

Trong bài diễn văn khai mạc buổi lễ, Thủ tướng Hun Manet (kế vị cha, Hun Sen) nhấn mạnh Kinh đào là một biểu tượng và niềm hănh diện của quốc gia Campuchia. Kênh đào giúp Campuchia trong việc giao thương quốc tế và phát triển kinh tế. Campuchia, trên nguyên tắc, rất cần có một con đường thông thương từ Thủ đô Nam Vang ra Vịnh Thái Lan, để kết nối với Biển Đông mà không cần quá cảnh Việt Nam (như hiện nay)

   

Kênh đào Funan-Techo, về mặt ‘địa chính trị’, không chỉ là thái độ của Campuchia đối với VN, nhưng quan trọng hơn hết là vai tṛ của Tàu Cộng trong khu vực?

   

Con kênh đào dài 180km này có mục đích nối sông Mekong với Vịnh Thái Lan, dự trù sẽ được hoàn tất vào 2028..

 

   

Kênh đào trên đất Cambodia này, dĩ nhiên thuộc toàn quyết định của Campuchia nhưng đă gây nhiều phản ứng từ Việt Nam và các cường quốc bên ngoài..

   

Phí tổn xây dựng con kênh lên đến 1.7 tỷ USD và dược Tàu Cộng tài trợ (trong chương tŕnh: “Một vành đai, Một con đường.” của Tàu, (BRI)- có mục đích chính là  mở rộng ảnh hưởng của Tàu bằng các khoản cho vay rộng răi, phân lời thấp, nhằm kéo các quốc gia thuộc thế giới thứ ba vào ṿng ảnh hưởng của Tàu, qua các tài trợ xây dựng các cơ sở hạ tầng, bất kể các lợi ích kinh tế thật sự)?  Đầu tư của Tàu vào Funan theo phương án BOT (Xây dựng-Vận hành- Chuyển giao) trong ṿng 50 năm.

   

Đầu tư vượt mức của Tàu Cộng tại Campuchia là những kế hoạch ‘buộc-cột’ Campuchia vào ṿng ảnh hưởng của Tàu..

   

Kế hoạch Funan-Techno, tiếp theo cùng với sự hiện diện độc quyền của HQ Tàu tại Căn cứ Ream, có thể đem lại một số lợi ích kinh tế và quốc pḥng  cho Campuchia, đồng thới cũng là ‘thắng lợi’ chính trị của cả Tàu lẫn Campuchia
  • Với Cambodia, chương tŕnh viện trợ rộng răi của Tàu và các kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng đầy tham vọng của ḿnh – (gồm tân tiến hóa Ream, xây dựng các xa lộ, Vùng kinh tế đặc biệt – và thêm vào đó Kênh đào Funan), là những mục tiêu bảo vệ Chế độ độc tài ‘cha truyền con nối’ hiện nay của Gia đ́nh họ Hun..

 

Các kế hoạch phát triển này, tuy sẽ tạo những món nợ quá mức, vượt khả năng chi trả của Quốc gia trong tương lai, nhưng trong thời gian ngắn hạn, sẽ giúp Campuchia tránh nạn thất nghiệp, kích thích kinh tế quốc gia và tăng khả năng xuất cảng hàng hóa Campuchia sang Tàu.. Dự án Funan theo kế hoạch đầy tham vọng của ‘Campuchia-Tàu’ sẽ đưa Campuchia lên một trí cao, 1 trong 10 nền kinh thế nông nghiệp của Thế giới vào 2030.

 

Các Tỉnh phía Đông-Nam Campuchia có nhiều mỏ khoáng sản quan trọng chưa được khai thác, kẻ cả các vùng dự trữ dầu khí tại Kampot, Takeo và thềm lục địa Campuchia.. có thể sẽ đáp ứng nhu cầu của Tàu về khoáng sản, nông phẩm, gỗ..Vùng này của Campuchia cần có những hệ thống chuyển vận đưa hàng hóa về ven biển để xuất cảng..

  • Với Tàu, kế hoạch Funan nằm trong một Chiến lược lâu dài, biến Campuchia thành một ‘mắt’ trong dây xích trong Chiến lược toàn cầu. Campuchia trở thành một ‘tiền đốn’, yểm trợ cho Việc phát triển HQ Tàu Cộng, thành một trung tâm tiếp liệu cần thiết cho các hoạt động của Hạm đội Tàu tại vùng biển Thái B́nh Dương và cả Ấn độ dương.

   

Về phương diện chiến lược, khi Tàu vững chân trên đất Campuchia (có vị trí đặc biệt giữa Thái và Việt), sẽ giúp cho Campuchia một vị thế an ninh và vững chắc đối phó với hai lân bang..(đều là những cựu thù theo lịch sử..?)

  •  Phản ứng của Việt Nam?

     

Việt Nam làm ǵ?.. Kênh đào Funan Techo là việc nội bộ của Campuchia, VN không có ‘quyền ǵ’ để can thiệp, ngăn chặn! Tuy nhiên Chủ tịch Nước VN Tô Lâm chỉ ‘mong muốn ‘được’ phối hợp nghiên cứu toàn diện những tác động của dự án.. để có giảm thiểu những ‘ẩn họa’ có thể ảnh hưởng đến nguồn nước dẫn về miền Tây VN..?

   

Việt Nam quan ngại về các thiếu sót trong Kế hoạch Funan-Techo có thể làm tăng thêm các khủng hoảng hiện nay về lưu lượng sông Mekong chảy về Việt Nam. Các chuyên viên nông nghiệp ước tính là “vào cao điểm mùa khô, lượng nước chảy về VN, do một phần bị đổi hướng, sẽ giảm bớt đến 25-30 %? Campuchia có thể.. dùng ḍng chảy như một yếu tố gây áp lực trong các liên hệ với VN?

   

Quan ngại xa hơn của VN là yếu tố an ninh khi Tàu Cộng kết hợp Ream và Funan thành một Hệ thống Cảnh báo ‘canh chừng’ mọi hoạt động quân sự của VN? Khi Cambodia ngă hẳn về Tàu Cộng th́ Campuchia sẽ không c̣n ủng hộ các  quyền lợi của VN trong khu vực (như trong cuộc tranh chấp các đảo tại Biển Đông giữa Tàu và VN)

 

3- Giá trị kinh tế thật sự của Kênh đào Funan-Techno?

 

1- Chuyển vận hàng hóa của Campuchia ra Biển?

   

Hiện nay, Việt Nam ‘thu’ lệ phí: 300 UD/ thùng container của Cambodia khi quá cảnh, (trong khi lẽ phí cho container VN chỉ là 60 USD).Cambodia hiện đang xuất cảng nhiều mặt hàng vải và tơ lụa, qua ngă VN.  Nguyên liệu của Tàu được VN nhập và sau đó  tái xuất cảng sang Campuchia những mặt hàng Campuchia cần và thu lợi (lệ phí) qua các chuyển vận qua-lại giữa Tàu và Campuchia.

   

Sau khi kênh đào hoàn tất chi phí vận chuyển giảm c̣n 200 USD/container (chia đôi giữa Tàu-Campuchia (VN có thể hạ lệ phí xuống c̣n 60USD.. Kênh đào có thể bị.. ế khách?)

 

(Đường màu đỏ (hiện nay): Từ Phnompenh theo sông Mekong đến Cảng Cái Mép (VN) sau đó ra Biển Đông; Đường màu xanh: từ Phnompenh, qua Funan-Techo đến Kep, ṿng mũi Cà Mau để ra Biển Đông)

   

Cảng Cái Mép (Cai mep-Thị Vải) = CaiMep International Terminal (CMIT),  Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, nằm cách Saigon 50 km về phía Đông-Nam là Cảng nước sâu duy nhất của VN và của Đông Nam Á có khả năng ‘xử lư các thương thuyền trọng tải đến  214 ngàn tấn (18 ngàn TEU).

   

Thời gian vận chuyển hàng hóa từ Cái Mép đến Phnompenh chỉ trong ṿng 48 giờ.

2- Đường vận chuyển mới cho hàng hóa Campuchia xuất cảng?

   

Hàng xuất cảng của Campuchia có thể chia thành 2 nhóm;
  • Nhóm công nghiệp nhẹ, phần chính là quần áo, giày dép và các mặt hàng vải vóc, sản xuất tại các cơ sở công nghiệp nhỏ, quanh Phnompenh và tại các thị trấn dọc sông Mekong, tùy thuộc vào vận chuyển đường sông, theo ḍng Mekong qua Việt Nam để xuất cảng sang Tàu
  • Nông sản gồm gạo, cao su, bột khoai ḿ..; Các sản phẩm thu hoạch và trồng trọt quanh vùng TonleSap, vùng Tây-Bắc Cambodia, Tỉnh Kongpong Cham và Kongpong Thom. Phần lớn các nông sản này hiện nay cũng theo ngơ sông Mekong để sau đó đến Tàu..Tuy nhiên một số hàng hóa của Campuchia dành cho thị trường Tàu vẫn có thể theo đường Mekong, ngược lên phía Bắc và sau đó dùng đường bộ để đến Tàu…

   

Khoảng 33% hàng xuất cảng của Campuchia đi theo lối Mekong, qua VN, trị giá chừng 8 tỷ USD/năm và VN hưởng nhiều lệ phí.. quá cảnh. Sau khi Funan-Techo hoàn thành, lượng hàng hóa quá cảnh VN sẽ giảm xuống dưới 10% và trên thực tế con số mất đi,  không ảnh hưởng nhiều đến kinh tế VN!

 

 

Trần Lư

8-2024

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính