BRICS, Dollars và Yuan 

Trần Lư 

 

 

Để tiện theo dơi, xin  mời đọc bài : ‘Brics and de-dollarisation’  tại

https://bienxua.wordpress.com/2024/11/09/chuyen-thoi-su-brics-va-giai-tru-su-dung-dong-do-la-my-tran-ly/

 

Bài này xin bàn tiếp về ‘de-dollarisation’, vai tṛ của đồng Yuan  và geopolitics..

  • Thay thế USD bằng Yuan ?

   

Trong thời gian qua, giới tài chính thế giới đă có lúc cho rằng Dollar Mỹ suy sụp và sẽ bị thay thế bằng Yuan. Yuan sẽ được ‘toàn cầu hóa (globalization), trở thành đồng tiền được sử dụng trong giao thương trên toàn thế giới ? nhưng các sự kiện đang diễn ra, ngay cả tại Hội Nghị  BRICS 2024 lại cho thấy cuộc tấn công vào USD năm 2016, đang bị chuyển hướng..

   

Tàu, thay v́ tiếp tục kế hoạch ‘tổng tấn công’, hạ bệ dollar và mở rộng ‘Sáng kiến “Một vành đai, một con đường” (Belt and Road Initiative),  lại chỉ chú trọng vào vào việc phát triển Yuan dùng Yuan như một hệ thống  thanh toán ‘cross-border’ trong giao thương., giữ Yuan như một đồng tiền bổ sung (complementary) đi cùng USD?

   

Các Công ty Quốc doanh Tàu (nền móng của  Phát triển Kinh tế chỉ huy) hiện chỉ có những khả năng, đang bị thu hẹp dần, để ‘thu’ mua các công ty ngoại quốc. Chính quyền Tàu đă phải ngưng việc cho vay các khoản tiền lớn cho các nước nghèo.. Tàu đang phải kiểm soát chặt chẽ sư kiện vốn Tàu đang từ trong nước chạy ra ngoài và đổng Yuan đang ở trạng thái bấp bênh ? 

  • Liên hệ giữa Yuan và Dollar ?

   

Chỉ có một phần rất nhỏ của các khoản nợ ( c̣n tồn tại) của Tàu là được tính bằng các loại tiền có mệnh giá ngoại quốc (foreign currency-denominated), nhưng gần một nửa các món nợ bên ngoài của Tàu (trong lục địa) lại tính bằng mệnh giá USD. Cho đến cuối năm 2023, kinh té nội địa Tàu ghi số nợ bên ngoài là  trên 1.1 ngàn tỷ  (trillion)  theo mệnh giá USD, con số này chiếm 84% của tổng số nợ bên ngoài, tính theo các loại tiền ngoại quốc.

   

Bốn (4) Ngân hàng Quốc doanh lớn nhất của Tàu, cũng được xem là 4 ngân hàng có tài sản (asset) lớn nhất thế giới, đều có những liên hệ đặc biệt với hệ thống tài chính USD. Các ngân hàng này đều dựa trên việc cấp vốn bằng dollar để tài trợ cho các hoạt động tài chính bên ngoài nước Tàu, và trong những năm gần đây, vẫn giữ cách tính toán trị giá của các khoản nợ phải trả (liabilities) bằng USD, cao  hơn là các tài sản khác cũng được đánh giá bằng USD. Federal Reserve Bank of Boston (2022) cho rằng đây là một nhược điểm của hệ thống tài chánh Tàu?.(Năm 2023, một trong 4 ngân hàng đă đưa ra con số  liabilities=nợ phải trả (tính theo USD) là khoảng 460 tỷ/ so với assets=tài sản là 410 tỷ..)

 

 

Qua phương thức mua và bán  tài sản dollar (assets), các Ngân hàng Tàu đóng vai tṛ quan trọng ảnh hưởng đến trị giá của đồng Yuan. Điểm đặc biệt quan trọng là các ngân hàng này có thể can thiệp vào các thị trường ngân khố (treasury markets), và đang được dùng như công cụ yểm trợ hữu hiệu cho các Chính sách tài chính của Chính phủ Tàu..

   

Thị trường tài chính, dùng mệnh giá dollar, cũng liên hệ’ ‘đan lẫn nhau’(interwoven) với các mục tiêu địa chính trị của Bắc Kinh và chính sách Công nghiệp của Tàu. Các khoản cho vay nợ,  tài khoản cấp vốn cho các hạng mục công tŕnh trong “Sáng kiến Nhất lộ, Nhất đới = BRI’ của Tàu, đều được tính toán bằng dollars. Trong thập niên vừa qua, các Công ty Tàu có những cải cách, sáng kiến mới (innovating) trong các khu vực kinh tế đă được Chính phủ Tàu xếp vào hạng ưu tiên, đều đă dùng các nguồn vốn do Nhà nước yểm trợ , tính bằng USD ! dù cho các công ty Mỹ đă giảm dần các đầu tư vào nội địa Tàu..

     

Cho đến nay, trên Thị trường Giao dịch Chứng khoán Mỹ=US Stock Exchanges, các Công ty Kỹ thuật, Năng lượng, Xe EV Tàu vẫn liệt kê các mệnh giá tính bằng USD, và trị giá tổng cộng  các mệnh giá lên đến 843 tỷ USD..

     

Các Cơ quan quản lư kinh tế Tàu đang gia tăng áp lực trên các Công Ty toàn cầu của Tàu có đăng kư vào Danh sách Thị trường Chứng khoán HongKong thay đổi niêm yết trị giá của cổ phiếu bằng đồng Yuan. Nhưng Hong Kong, hiện nay vẫn liệt kê, niêm yết giá, mua và bán, các cổ phần,chứng khoán tại Hongkong bằng tiền HK, và  đổng HK hiện đang phải dựa vào USD ‘chống lưng’ (pegged). Các tính toàn và chuyển đổi đều dùng USD làm căn bản

   

Cuối 2023, các nhà lănh đạo tài chính Hong Kong xác quyết “..Không có kế hoạch, không có nhu cầu và không có ư định. ‘thay đổi hệ thống liên kết hối đoái’ hiện nay tại Hong Kong’.Hiện nay USD chiếm 400 tỷ trong Dự trữ tiền ngoại quốc của Quỹ Trao đổi=Exchange Fund (NingKong) .

   

Một điểm rất quan trọng nữa cần lưu ư là “sự liên hệ giữa dollar và yuan chịu ảnh hưởng rất sâu xa của Chính sách Kinh tế-Tài chánh căn bản của Bắc Kinh : “dựa theo giá trị của USD để điều hành tỷ giá hối đoái của đồng yuan!”.

   

Đồng Yuan bị đặt dưới sự kiểm soát gắt gao của Chính phủ Tàu, Theo Hệ thống kinh tế chỉ huy Nhà nước có toàn quyền quyết định và điều hành đặt tỷ giá của đồng yuan so với dollar, không tùy thuộc vào t́nh trạng  kinh tế thị trường). Tàu dùng ‘quyền’ thay đổi tỷ giá ’theo kế hoạch’ để kiểm soát việc phát triển kinh tế quốc gia.

   

Một bản báo cáo của Ngân hàng Trung Ương Pháp (2022) ghi : ‘.. Toàn cầu hóa, mà không giải phóng toàn bộ Trương mục (account) vốn.. sẽ buộc đồng yuan vẫn phải tùy thuộc vào sự chống lưng của USD ?” 

  • Những bước của Tàu để giảm sự tùy thuộc vào dollar

   

Mặc dầu hệ thống tài chính của Tàu vẫn c̣n tùy thuộc rất nhiều vào đồng USD, nhưng Bắc Kinh vẫn t́m những phương cách để có thể thoát ra khỏi sự tùy thuộc này,bằng cách đa dạng hóa các đồng tiền dự trữ : giảm bớt trữ lượng USD, đồng thời gia tăng sử dụng đồng Yuan trong các giao thương song-phương (cross-border) và trong các dịch vụ tài chánh khác. Các cố gắng này cũng đang gặp nhiều trở ngại ..

 

-Trong khoảng thời gian từ tháng 11 2022 đến tháng 4-2024, trữ lượng Vàng của Tàu tăng lên mỗi tháng, và phần của vàng trong ‘reserve asset’ chính thức tăng từ 3.4 % lên 4.9%. Cũng trong thời gian này, tiền tích trữ ngoại quốc trong Quỹ tích trữ (foreign reserve currencies) được bán ra để mua vàng, báo hiệu chính sách đa-dạng hóa Qụỹ dự trữ (reserves), loại bớt các khoản dự trữ bằng tiền ngoại quốc. Tuy nhiên việc mua vàng, lại tạm ngừng từ tháng 5-2024.

 

 

(Trữ lượng Vàng (2024) của Thế giới : Mỹ, 8200 tấn; 72% tổng số lượng vàng thế giới ; Tàu khoảng 2264 tấn, 4.91%)

 

   

Số liệu của Chính Phủ Mỹ cho thấy có sự sụt giảm khoảng 11% trong giá trị (của USD) trong số cổ phần (holdings) của Ngân Khố (nội địa)Tàu giữa 11-2022 và 4-2024.    Số liệu này không ghi nhận các cổ phần dự trữ (reserve holdings) của Ngân Khố Tàu  tại các tài khoản bên Âu Châu và các nơi khác (ngoài nước Tàu và Âu châu) , qua các Quỹ tài chính toàn cầu (Global funds)..

     

Tất cả mọi sự sụt giảm về USD trong  ‘treasury holdings’ của Tàu, đều được bù trừ , ít nhất là một phần nào đó, bằng việc Tàu chính thức mua USD assets của các Công ty do Chính phủ Mỹ đỡ đầu; Có thể kết luận là trị giá của USD reserves, do Tàu đang nắm giữ vẫn không thay đổi trong những năm vừa qua ( tính cho đến cuối 2024?)

– Bắc Kinh có những thành công tương đối trong việc dùng đồng Yuan để thanh khoản các giao dịch thương mại và tài chính song phương (cross-borders), bằng cách:

– Củng cố các hệ thống tài chính hạ tầng căn bản tại các thị trường đang phát triển,

– Đưa ra các chính sách khuyến khích việc dùng đồng Yuan, tính toán  trong các hóa đơn giao dịch buôn-bán hàng hóa.

– Phát triển các đường dây giao dịch và trao đổi  tài chánh giữa các ngân hàng không thông qua các hệ thống ngân hàng Mỹ và Tây Âu.

   

Cố gắng quan trọng nhất là thành lập (2015) China’s Cross-Borders Interbank Payment System (CIPS).  Một Hệ thống Thanh khoản vượt biên-giới giữa các Ngân hàng. Hệ thống này nhằm giúp tạo  sự dễ dàng và hữu hiệu hơn cho việc dùng đồng Yuan để thanh khoản,( giảm bớt được các khó khăn trước đó), Cơ cấu hạ tầng này giúp ‘tránh’ chính sách ‘cấm vận’ của Mỹ (dùng hệ thống ngân hàng toàn cầu như vũ khí để áp đặt cấm vận !).

   

Vấn đề khó khăn và chướng ngại vẫn là “Sự liên hệ với USD của các Cơ sở gia nhập CIPS”. Các Cơ sở tài chánh này vẫn ‘e ngại’ bị Mỹ ‘kiếm chuyện’.  Hệ thống chi trả CIPS tùy thuộc phần lớn vào 150 Cơ sỏ tài chính đang là những thành viên căn bản (các Cơ sở này đang có những liên hệ với 1400 thành viên ‘nhỏ, chân rết khác’ chỉ có khả năng rất giới hạn trong việc giúp thanh-khoản cross-border); hơn nữa các thành viên ‘nhỏ’ này cũng vẫn bị chi phối bởi hệ thống tài chính Mỹ, nên vẫn ngại bị ..lạc vào lệnh cấm vận của Mỹ  !)

 

Vấn đề chi-trả của  CIPS lại vẫn c̣n liên hệ đến SWIFT (Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunications) một Tổ chức Tài chính-Ngân Hàng Toàn cầu.. hoàn toàn do Mỹ khống chế (Nga bị cắt khỏi Tổ chức vào năm 2022, và Iran bị loại từ 2018.. do chính sách cấm vận của Mỹ !)

– Các cố gắng của CIPS và các chính sách tài chính của Tàu đă giảm được phần share của USD trong các thanh-khoản song phương của Tàu, khá rơ :  từ 2016-2023  (từ khoảng 70 % xuống c̣n dưới 50%; trong khi share của Yuan tăng gấp đôi và vượt share của USD vào đầu 2023..

 

Số liệu giữa 2024 cho thấy share của Yuan trong thanh-khoản nội địa Tàu về các giao dịch song phương tăng lên, thành trên 50%.

 

Nhưng các số liệu này lại không thể chứng minh được về sự gia tăng sử dụng Yuan trong giao thương quốc tế và chỉ cho thấy ảnh hưởng của các chuyển nhượng tài chánh giữa HongKong và Nội địa Tàu.

   

Một phần quan trọng khác trong việc các thanh khoản dùng Yuan ‘cross-border’ cần ghi nhận là : việc ‘mua-bán’ các chứng-khoán (securities) có mệnh giá bằng yuan qua ngă HongKong, lại không phải là dùng Yuan để thanh khoản giao thương !

   

Hơn nữa trong 9 tháng đầu của năm 2023, đồng Yuan chỉ chiếm 24.4% trong tổng giá trị hàng hóa Tàu buôn bán ‘song phương’ , nghĩa là phần rất lớn hàng hóa Tàu bán ra thị trường bên ngoài vẫn được  giao dịch bằng USD ?

   

Lư do quan trọng nhất để USD vẫn giữ được vị thế tối cần thiết trong các giao dịch ‘cross-border’ của Tàu là Thị trường tiêu thụ toàn cầu vẫn dùng USD để định giá hànghóa !, (tuy Tàu rất cố gắng thúc đẩy việc dùng Yuan như đồng tiền thanh toán trong giao thương !).

   

Số liệu kinh tế toàn cầu ghi 50% hàng nhập cảng của Tàu là nguyên liệu thô, và các nước bán hàng cho Tàu vẫn chỉ nhận chi trả bằng USD (để sau đó có thể dùng chi trả trong các giao dịch toàn cầu, hơn là nhận Yuan.. bị giới hạn và bất tiện trong các trao đổi thương mại ..) 

 

 

  • Bắc Kinh có thể đa dạng hóa ‘tiền tệ dự trữ ‘(reserve) được không ?

   

Dù cho nếu Bắc Kinh quyết định đi xa hơn trong kế hoạch ‘đa dạng hóa’ các loại tiền tệ’ ngoại quốc, lưu trữ trong quỹ tiền tệ dự trữ’ của Tàu, để thoát ra khỏi được việc phải dùng USD.. Kết quả rất khó đạt được ?

   

Quư thứ nh́ của 2024, các số liệu từ Quỹ Tiền Tệ Thế Giới (International Monetary Fund) cho thấy Quỹ Dự trữ của Ngân hàng Trung ương Trao đổi Toàn cầu, có khoảng 12.3 ngàn tỷ (trillions) USD, trong khi lượng tiền Euro và Yen trong quỹ (tuy hạng thứ 2 và thứ 3, về các loại tiền thịnh hành được Quỹ Dự trữ Trung ương lưu trữ), cộng chung vẫn chưa bằng một nửa trong phần chiếm hữu (share)[ 19.76 và 5.39%] so với USD chiếm đến 58.22%. Cũng theo số liệu này th́ Tài khoản  dự trữ để trao đổi quốc tế của Tàu chiếm khoảng từ 20-30% của assets dự trữ trao đổi của Ngân hàng Trung ương  (ngân khoản này tính theo mệnh giá USD là khoảng 1.9 ngàn tỷ (trillions)

   

Qua các số liệu trên ,việc chuyển đổi tiền tệ dự trữ của Tàu từ USD sang Euro hay Yen sẽ đ̣i hỏi việc Tàu phải mua một số lượng khá lớn các chứng khoán (securities)  vay nợ do Quốc gia đó phát thành với mệnh giá bằng Euro hay Yen.

   

Và dù cho Tàu muốn chuyển lượng tiền tẽ trong Quỹ dự trữ từ USD sang Euro hay Yen, việc chuyển đổi cũng khó thực hiện do các yếu tố cơ cấu khách quan của thị trường tiền tệ thế giới.

 

  • Khối lượng của các loại tiền theo mệnh giá Euro bị giới hạn (Khu vực tài chánh Euro không thuần nhất, mỗi quốc gia trong khối EU phát hành chứng khoán riêng, và các chứng khoán này lại thuộc sở hữu của các Nhân hàng từng quốc gia Châu Âu hay của Ngân Hàng Âu châu Trung ương). Số liệu cho thấy (2023) 17% hay 2 ngàn tỷ USD trong số 11.5 ngàn tỷ của các ngân khoảnh ‘nợ’ quốc gia khu vực Euro, được trữ bên ngoài khu vực EU !

  • Nguồn cung cấp các ‘tài sản’(assets) có giá trị, mệnh giá bằng Yen, cũng giới hạn! Trên 50% trái phiếu quốc gia của Nhật được trữ tại các Ngân hàng Nhật. Khoảng 13.5% hay 1.2 ngàn tỷ USD trong tổng số 8.7 ngàn tỷ nợ quốc gia của Nhật hiện do các quốc gia bên ngoài nắm giữ

     

Khoảng 30% hay 38.1 ngàn tỷ USD Công khố phiếu của My, do bên ngoài nắm giữ..

 

  • BRICS làm ǵ được ?

   

Tổ chức BRICS, do 5 quốc gia thành viên tiên khởi :  Brazil, Nga, Ấn Độ,Tàu và Nam Phi thành lập, quảng cáo rầm rộ, sau đó tăng thêm 4 thành viên mới..( BRICS+) và đến 2024, có thêm 13 quốc gia ngỏ ư gia nhập (trong đó có cả VN).. Hội họp, chụp h́nh.. Áo thụng vái nhau.. và chưa thấy kết quả của mục tiêu là ‘thiết lập một hệ thống chi-trả’ hàng hóa giao thương toàn cầu  KHÔNG dùng đến đồng USD ?.

 

 

Nga và Iran là hai quốc gia ‘ước mong’ giấc mộng này đến thật sớm v́ là hai quốc gia đang khốn khổ v́ USD, do cấm vận  Mỹ áp đặt ..

 

Hy vọng ǵ để có được một đồng tièn BRICS ?

   

Hiện nay chưa có một ké hoạch thực tiễn và chính thức nào về một Đồng tiền ‘chung’ cho BRICS, chỉ là đoán và mong (có cả mẫu tiền đă được vẽ)

 

Ba nước Nga, Iran và cả Tàu đều chỉ muốn t́m ra phương thức vô hiệu hóa, đ̣n cấm vận của Mỹ . Ba nước này đang tránh né bằng chấp nhận giao thương ‘song phương” (cross-border) bằng các đồng tiền không chịu ảnh hưởng của ‘cấm vận (vẫn không dùng được các đồng  USD, Euro, Anh kim và Yên Nhật đẻ giao dịch)

   

Nhưng các Ngân hàng và các Công ty vi phạm lệnh cấm vận của Mỹ, lại có thể bị mất  khả năng sử dụng các loại tiền tệ này để thanh khoản các món nợ ! các đ̣ng tiền như yuan, rúp Nga đều quá bất lợi và bất tiện, đặc biệt là đối với Tàu khi các giao dịch thương mại vẫn c̣n phải dùng đến các loại tiền trên ?

 

Ngay cho dù BRICS có được một đồng tiền riêng không chịu sự điều khiển của nhóm quốc gia ‘ban hành cấm vận’.. Đồng tiền BRICS này.. Vẫn có thể  bị ‘cấm vận’ ? : Khi Các ngân hàng dùng đồng BRICS (nếu có) để thanh khoản các giao dịch buôn bán các mặt hàng ‘trong danh mục cấm vận’, Ngân hàng sê không thể chuyển đổi tiền BRICS ra các loại tiền như USD, Euro, Anh Kim và Yen.. 90% giao thương toàn cầu sẽ không thể chuyển đổi khi dùng tiền BRICS !..Tính cách thanh khoản của BRICS bị giới hạn..

   

Vấn đề chưa hết khi Cấm vận vẫn có thể áp đặt mà.. không liên hệ đến tiền tệ. Cấm vận c̣n liên hệ đến nhiều vấn đề khác của Thị trường : như hệ thống chuyển vận hàng hải,  tiếp cận ngư trường; mặt hàng xuất cảng bị cấm.. và rất nhiều chuyện khác nữa !

   

Tiền BRICS dùng trong giao thương toàn cầu vẫn chỉ là ước mơ, khi có những vấn đề căn bản chưa thể giải quyết, v́ ngay các quốc gia ‘thành lập’ và có những phương tiện tài chính lại không cùng nh́n về một hướng chung..Các nước BRICS không tin tưởng nhau và không thể đồng thuận là “Ai” sẽ ‘thật sự’ điều hành đồng tiền ‘mới’ này ?

   

Nga ? không đủ tư cách khi đồng Rúp bị mất giá v́ kinh tế suy sụp ! (ngay như Ấn, Tàu không muốn trữ tiền Rúp; Nga trữ tiền Yuan nhưng không thể dùng Yuan để mua hàng hóa của các quốc gia khác ?

    

Tàu, khẳng định không muốn đồng Yuan làm đồng tiền dự trữ quốc tế căn bản cho giao dịch toàn cầu, v́ những lư do căn bản của Hệ thống Kinh Tế Chỉ huy ! có thể thay đổi giá trị của Tiền tệ của Tàu  khi muốn thay đổi chính sách kinh tế ?

     

Ấn, không mặn mà với tiền BRICS khi vẫn có những kế hoạch..riêng tư với Mỹ và Tây phương ?

   

Đồng BRICKS, nếu có, sẽ dựa vào bản vị nào  để đảm bảo giá trị của đồng tiền ‘chung’ : Vàng, hay hàng hóa như dầu-khí,.. Tất cả đều thiếu sự ổn định ! và cuối cùng là sẽ phải dựa vào.. USD?

                                                                                   

 

Trần Lư

1-2024

 

Xin đọc thêm về BRICS 2024  :

https://dconnect.co.jp/friend/tranly/l/26Brics/index.html

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính