Brics 2024

 

Trần Lư

     

BRICS là một tổ chức liên quốc gia, được thành lập lúc ban đầu, trong mục tiêu cộng tác phát triển kinh tế. 4 quốc gia sáng lập  gồm Brazil, Nga, Ấn Độ và Tàu đă có môt phiên họp tối cao tại Yekaterinburg năm 2009. Tên của tổ chức mới này được đặt theo cách ghép  các mẫu tự đầu của tên của các quốc gia  B=Brazil; R=Russia (Nga); I=India (Ấn) và C=China (Tàu). sau đó có thêm Nam Phi (S=South Africa), gia nhập khối vào năm 2010 và Tên của khối  trở thành BRICS

     

Các nước Iran, Ai cập, Ethiopia và United Arab Emirates =UAE (Các tiểu vương quốc Ả Rập) gia nhập Khối từ 1 tháng Giêng 2024.

                (Argentina cũng được mời, nhưng từ chối gia nhập)

   

Tổng hợp chung, các quốc gia hội viên của BRICS chiếm khoảng 30% diện tích mặt đất toàn cầu và 45% tổng dân số  (Brazil, Nga, Ấn và Tàu là những nước nằm trong số 10 quốc gia đông dân, có diện tích rộng và tổng sản lượng Quốc Gia GDP cao.

   

Tất cả 5 quốc gia hội viên sáng lập đều là những hội viên của nhóm G7.

   

Việc mở rộng thêm các hội viên đă khiến BRICS trở thành một khối ‘địa chính trị’ cạnh tranh đối đầu với Nhóm G -7.

     BRICS đă đưa ra các sáng kiến thành lập các tổ chức:

  • New Development Bank (2014)

  • BRICS Contingent Reserve Arrangement

  • Brics pay

  • BRICS Joint Statistical Publication

  • Brics basket reserve currency

 

Ngoại trừ New Development Bank đă thành h́nh, các Sáng kiến khác đều chưa thực sự hoàn tất và chưa thực hiện được?

 

* Mở rộng BRICS 2014:

 

Tháng 8, 2023, tại Phiên họp tối cao thứ 15, TT Nam Phi Cyril Ramaphosa công bố 6 quốc gia có thị trường đang phát triển (Argentina, Ai cập, Ethiopia, Iran, Saudi Arabia và UAE) đă được mời gia nhập Nhóm và dự trù sẽ trở thành các hội viên chính thức từ 1 tháng Giêng 2024, nhưng Argentina đă chính thức từ chối (30 tháng 11, 2023)..

   

Saudi Arabia chưa gia nhập BRICS vào đầu năm 2024, nhưng cho biết vẫn đang cứu xét lời mời, và đưa ra những đ̣i hỏi tiên quyết đặc biệt về dầu hỏa và vấn đề đối phó với đồng USD? (26 tháng, 2024)

 

 

Từ 2024, Khối BRICS có 9 hội viên chính thức (sẽ thành 10 khi thêm Saudi Arabia, sau khi một số điều kiện được đáp ứng)

   

Hội đồng điều hành BRICS cũng thông báo có những Quốc gia ‘có ư định‘ tham gia BRICs  và những quốc gia  đă nộp đơn xin gia nhập như:

  • Phi châu: Algeria,Angola, Cameroon.. liệt kê đến 14 nước..

  • Mỹ châu: Bolivia, Colombia, Cuba, Nicaragua, Peru, Venezuela..

  • Á châu: 21 quốc gia, đáng chú ư có Indonesia, Malaysia, Turkiye, Thái lan, Lào và Việt Nam?

  (nhóm nộp đơn xin gia nhập có Zimbabwe, Bolivia, Venezuela, Bangladesh, Pakistan, Thái Lan, Belarus..)

  • Đặc điểm của một số Quốc Gia hội viên và Ư định khi gia nhập BRICS:

(Theo phân tích của Franklin Templeton Institute –  May 2024)

  • Brazil: Quốc gia có nền kinh tế ‘cỡ trung’, nằm trong khu vực không chiến tranh được đánh giá là chưa phát huy hết tiềm năng kinh tế, được biết nhiều nhất trên thế giới về ‘bóng đá’ và âm nhạc..Vị thế “Địa chính trị’ trung lập, Chính quyền hiện nay muốn Brazil có một vị trí toàn cầu (vượt quá sức, như đ̣i làm trung gian ḥa giải giữa Nga và Ukraine!). Brazil xem BRICS+ như một Nhóm G7 mới trong Viễn tượng Khối Global South nhưng không muốn ‘hy sinh’ các quan hệ hiện có với Hoa Kỳ và Âu châu (là những quốc gia trong Khối G7 đă mua 34% hàng xuất cảng của Brazil; Brazil chỉ bán khoảng 33% hàng hóa cho quốc gia trong và ngoài BRICS+) Brazil có ư định ‘đa dạng hóa’ các liên hệ kinh tế và thu hút thêm các đầu tư nước ngoài..Nhưng khó khăn hiện nay của Brazil là thiếu các cấu trúc cơ sở căn bản, hệ thống thuế phức tạp và sự can thiệp của chính quyền về việc điều hành các công ty tư nhân..!

 

 

  • China: Thật sự ‘có trọng lực nhất’ trong Khối, có thể nói Tàu “không cần đến BRICS+. Chính quyền Tàu không tin vào các cam kết ‘lâu dài’ của các Liên minh h́nh thức (formal) và Tàu đang theo chính sách ‘cân bằng quyền lực’. Tàu có những liên hệ chặt chẽ với các quốc gia sản xuất 40% dầu thô trên thế giới (tối quan trọng cho an ninh quốc gia Tàu). Xuất cảng của Tàu sang các nước BRIC+ chỉ khoảng 10%,(chỉ bằng 1/3 số lượng xuất cảng sang Mỹ và khối EU). Vị trí hội viên của Tàu giúp ‘thu hút’ sự gia nhập của các quốc gia khác và giúp Tàu tránh bị Mỹ cô lập và bao vây? Tàu xích lại gần hơn với Nga v́ Nga có chính sách đối đầu với Phương Tây), Tàu dùng BRICS+ như một hệ thống kinh tế và địa chính trị trong một “Trật tự Toàn cầu’ mới, nhắm vào các quốc gia “Global South”.Tàu muốn tiếp cận được với các nguồn nguyên liệu như khoáng sản, dự trù cho những thế hệ sau?

  • Ai cập: Quốc gia có khối dân cư Ả rập cao nhất thế giới. Kinh tế và tài chính yếu kém.. kinh niên! Tuy nhiên đổi lại cho các yếu kém, Ai cập lại có một vị trí chiến lược rất quan trọng: kiểm soát kinh Suez và có nhiều  mỏ dầu hỏa là những yếu tố có thể giúp Ai cập thay đổi trong tương lai. Với Ai cập, đây là cơ hội để góp mặt trực tiếp được với các Nhà đầu tư quan trọng, giúp Ai cập có một vị thế toàn cầu thay v́ chỉ là một cường quốc trong vùng.

 

Vấn đề trục trặc có thể xảy ra là bất ḥa với một hội viên khác trong Khối là Ethiopia. Khi Đập Grand Ethiopian Renaissance hoàn tát, nước Sông Blue Nile bị đổi ḍng, gây đe dọa nghiêm trọng cho nông nghiệp Ai cập (Ai cập mất gần 85% nguồn nước). Về kinh tế Ai cập tùy thuộc nhiều vào Phương Tây (56% số lượng xuất cảng; xuất cảng sang BRICS+ chỉ 19%). Chưa hiểu Ai cập.. muốn ǵ khi gia nhập BRICS?

  • Ethiopia: Quốc gia nhỏ nhất trong số các nước mới gia nhập (2024). Ethiopia là một sự ‘thêm vào’ của Chính sách Nga tại Phi châu! Ethiopia hy vọng gia nhập BRICS+ sê được các mối lợi về kinh tế và củng cố thêm vị thế địa chính trị. Tuy nhiên, rắc rối với Ai cập về Đập Grand Ethiopian rất khó giải quyết. 90% sản lượng điện của Ethiopia là do thủy điện cung cấp và nông nghiệp  tùy thuộc vào mưa, nên bị ảnh hưởng nhiều về biến đổi khí hậu. Ethiopia chịu áp lực nặng về các khoản Nợ quốc gia. Ethiopia hy vọng khi gia nhập BRICS+ sê giúp giảm được mối lo. Món nợ bên ngoài của Ethiopia lên đến 23% của Tổng sản lương GDP; Một nửa số nợ  của Ethiopia là nợ các tổ chức IMF, World Bank và African Development Bank (do phân lời thấp). 1 /3 số nợ c̣n lại là nợ song phương với Tàu và số c̣n lại từ các ngân hàng thương mại và chỉ 4% do Eurobanks. Tuy nhiên 35% tiền lăi khi trả nợ là trả cho Tàu, chỉ 14 % là trả cho các chủ nợ đa gốc và 3% cho các chủ trái phiếu..

  • Ấn Độ:  Một phần do muốn xây dựng và giữ một mạng lưới liên lạc quốc tế; và một phần khác là muốn giữ các lựa chọn theo ư muốn, do đó, tham dự BRICS có lẽ là muốn giữ một vai tṛ như một nhân vật chính (protagonisme) trên diễn đàn thế giới (nhớ thời Ấn lănh đạo Phong trào các Quốc Gia không liên kết). Ấn đang có xung đột với Tàu về vấn đề biên giới và cả vấn đề chia sẻ nguồn nước. Bốn trong số những  ḷng chảo chứa nước gặp khó khăn nhất trên thế giới, tập trung tại Ấn và nguồn nước lại phát xuất từ bên Tàu. Các đập nước Tàu xây dựng trên lưu vực các sông bên đất Tàu, gây trở ngại cho nông nghiệp Ấn. Xét về tính cách hợp lư th́ nền kinh tế của Ấn liên kết mật thiết với Phương Tây (43% lượng xuất khẩu ) hơn là với BRICS (18%).. Ấn vẫn muốn trở lại vị thế ‘Không liên kết’: Bạn với mọi quốc gia, không chống Phương Tây và không chống Mỹ, nhưng  Ấn cổ vơ cho một thế giới đa cực trong đó cần phân phối quyền lực đồng đều và chú tâm vào các quốc gia thuộc “Global South”

 

 

  • Iran: Khi BRICS mời Iran, một quốc gia đang bị cấm vận nhiều nhất. gia nhập cho thấy thái độ ‘chống Mỹ ‘ khá rơ và BRICS nghiêng về phía Bắc Kinh. Với Iran, có phần hợp lư, khi Tàu và Ấn là 2 nước mua dầu thô của Iran (và Iran bán cho hai nước này nhiều nhát), Liên hệ giữa Nga và Iran đă cải thiện nhiều, nhờ cuộc chiến Ukraine. Kinh tế Iran đang suy sụp và trông nhờ Tàu cứu giúp. Chính quyền Iran hy vọng sẽ mở được các liên hệ kinh tế (đang bị ngăn chặn) nhờ tư cách hội viên của Tổ chức và có thể dùng BRICS như một phương thức tránh, vượt cấm vận của Mỹ và tránh dùng đồng USD. Trục trặc đặt ra là các quốc gia bán dầu như Saudi, UAE, Nga, đang cạnh tranh thị trường dầu với Iran, lại cùng trong Nhóm; Hơn nữa Iran vẫn đang là đối thủ chính trị và tôn giáo với Saudi..

  • Nga:  Chính phủ Nga có mục tiêu rơ rệt, tạo dựng một tổ chức đối đầu với G7 và dùng BRICS để vượt chính sách cấm vận của Phương Tây và phá vị thế thống trị của đồng USD. Nga t́m mọi phương thức để trở về vị thế siêu cường vẽ địa chính trị và quyền lực toàn cầu của thời xa xưa. Đặt ưu tiên cho việc đa dạng hóa kinh tế quốc gia, mở rộng các liên hệ với Tàu (liên hệ thay đổi tùy thời điểm, tuy có lúc Nga bị ép vào thế yếu). Nga luôn cổ vũ cho việc mở rộng BRICS, và Chống Mỹ rơ rệt, không chú ư đến thái độ lưng chừng của các quốc gia được mời. Nga muốn trở lại vị thế lănh đạo, trong các vấn đề toàn cầu, không bị Mỹ và Tây Âu cô lập..

  • Saudi Arabia: Tư cách hội viên của BRICS là một cơ chế tạo lợi thế cho Saudi để làm áp lực với Mỹ và Phương Tây, khi Saudi đang xoay trục về Phương Đông. Tham vọng của Saudi là chứng minh được một dự án toàn cầu qua các liên hệ với Global South, trong khi đang thúc đẩy các dự án đầy tham vọng để tối tân hóa đất nước. Saudi đầu tư 500 tỷ USD vào việc xây cất một đô thị mới, tên NEOM và mới nhất là đầu tư 40 tỷ USD vào  nghiên cứu và khai thác Trí khôn nhân tạo (AI). Với Saudi, sự cân bằng giữa các thị trường là quan trọng nhất: Tàu và Ấn đều là các thị trường xuất khẩu dầu của Saudi. Phương Tây (trừ Mỹ, đang là đối thủ trong việc bán dầu) vẫn là những khách mua dầu (Saudi, sau khi chấm dứt thỏa ước về Petrodollar, lại vẫn bảo vệ..USD?

  • Nam Phi (South Africa): Quốc Gia nhỏ nhất trong BRICS, nhưng to tiếng nhất, và thật sự không có ảnh hưởng nhiều trên kinh tế toàn cầu..! Bạn thân với Nga và Palestine, do ‘ơn nghĩa’ đă ủng hộ, giúp đỡ cho cuộc tranh đấu dành độc lập. Kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, việc gia nhập BRICS nặng về lư do chính trị, Cơ chế kinh tế buộc Nam Phi cần buôn bán với Mỹ và Phương Tây hơn là với các hội viên BRICS. Thái độ ‘về phe’ với Nga, Tàu và Hamas đă tạo biến động trong quan hệ với Mỹ (Mỹ xét lại thỏa ước US-South Africa Bilateral Relations Review Act), có thể hiện nay chỉ liên quan đến hàng hóa xuất khẩu miễn thuế của Nam Phi. Về địa chính trị, Nam Phi có một vị trí chiến lược trong chuyển vận hàng hải, tàu thuyền phải đi ṿng khi đường qua Kênh Suez và Biển Đỏ bị bế tắc

 

Khởi đầu khi tổ chức BRICs (4 quốc gia khởi xướng), chỉ quan niệm đơn giản là thành lập một ‘nhóm’ nhỏ có mục đích tài chính, tập họp các quốc gia có thị trường kinh tế đang ‘vươn lên’, hy vọng sự phát triển kinh tế của 4 quốc gia này sẽ nhanh chóng bắt kịp “Group of Seven” (G7). Phương án là kinh tế của các hội viên sẽ tăng trưởng nhanh trong ṿng 10 năm (đến 2001), và sẽ có ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu và nhờ đó các chính sách về ngân sách của BRIC càng trở nên quan trọng? Buổi họp đầu tiên chính thức của 4 Bộ trưởng thuộc Nhóm này diễn ra tại ‘bên lề’ Phiên họp của Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc năm 2006, tại New York.

  

BRIC không phải là một tổ chức ‘chính thức’ đa phương như Liên Hiệp Quốc (UN), Ngân Hàng Thế giới (World Bank) hay OPEC. BRIC không có các nhân viên thường trực, cũng không có trụ sở trung ương. Lănh đạo hay Chính phủ của 4 nước này chỉ gặp nhau mỗi năm một lần và thay phiên nhau làm Trưởng Nhóm. Cả 4 quốc gia trong BRIC đều là Hội viên của G20 (Trong G20 cũng có các hội viên của G7)..

   

Năm 2010, South Africa được mời nhập Nhóm.. BRIC trở thành BRICS..

 

Rồi đến tháng Giêng 2024, BRICS có thêm 5 hội viên: Ai cập, Ethiopia, Iran, Saudi Arabia và UAE..trở thành BRICS+

   

Đối với Phương Tây, các Tổ chức đa phương như UN, World Bank, WHO là những tổ chức cốt lơi toàn cầu. Tàu, Nga và Ấn Độ luôn lên tiếng công kích là các Tổ chức này không công bằng với họ và với các quyền lợi của họ, v́ đây là những tổ chức do Mỹ và Phương Tây ‘dựng’ ra..Các nhận định này lại được sự ủng hộ của các nước ‘đang lên’ tại Phi châu, Á châu và Mỹ latinh..

   

BRICS+  biến đổi và phát triển, ngay trong Nhóm đă có những nhóm ‘phụ’ như Tàu và Nga cùng lập ra Shanghai Cooperation Organisation (SCO) với các thỏa hiệp  ‘trách nhiệm’ về quân sự (Thỏa hiệp này, sau đó  mở rộng ra cho các quốc gia ngoài nhóm như Kazakhstan, Kyrgyz Republic và Tajikistan).. Các thỏa ước của các ‘nhóm phụ’ chú trọng nhiều về các vấn đề biên giới và chống khủng bố?!..

   

BRICS+ dần dần trở thành một tổ chức..địa chính trị, kéo phe để.. chống Mỹ và Phương Tây? Nhưng ngay trong nội bộ các quốc gia hội viên của BRICS+ đă có nhiều bất đồng, chống đối nhau !

  • Nhóm Iran, Saudi, UAE chưa đồng thuận và UAE vẫn là trung gian ḥa giải giữa 2 kẻ thù (do phân cách tôn giáo) Saudi và Iran

  • Ai cập và Ethiopia không thể thật sự công tác với nhau do các tranh chấp về nguồn nước !

  • Ấn Độ và Nga, hai hội viên sáng lập, có những bất đồng trong việc mua bán Dầu thô; Nga không nhận chi trả bằng tiền rupee Án và Án không có rúp (tiền Nga) hai bên lại không.. đồng thuận trả bằng yuan? Ấn tuy hưởng lợi rất nhiều khi mua Dầu giảm giá của Nga, nhưng không muốn vi phạm lệnh cấm vận của Mỹ và NATO. Ấn đă quay sang mua Dầu của Saudi, dù giá cao hơn

  • Đồng tiền chung của BRICS+ ?

   

Các hội viên trong Khối BRICS+ luôn mong muốn có một loại tiền riêng, để giúp việc buôn bán giữa các nước hội viên, không cần phải chuyển đổi sang đồng USD.  Tuy nhiên, cho đến nay đổng tiền BRICS+ vẫn chưa có triển vọng thành h́nh !

 

   

Đồng BRIC+, nếu thành h́nh, trên nguyên tắc, có thể thay thế đồng USD trong việc thanh toán giữa các hội viên nhưng không thể thay thế nổi đồng USD trong giao dịch toàn cầu. (Ư tưởng này đă từng xảy ra với đồng Euro cách đây 20 năm..

  • Trong phiên họp Thượng đỉnh lần thứ 14 của BRICS+, tổ chức vào giữa năm 2022, TT Nga Putin loan báo các Quốc gia trong Nhóm đang dự thù phát hành một ‘new global reserve currency’ và sẵn sàng cộng tác với mọi quốc gia có nhu cầu..

   

Muốn có được một đồng tiền để có thể duy tŕ thương mại giữa các hội viên trong khối, khi chưa có một ‘liên minh tiền tệ’ hay ‘liên minh tài chính’ th́ không thể thực hiện

 

Khi một quốc gia trong khối, rơi vào suy thoái, quốc gia này mong có một loại tiền ‘yếu’ trong khi đó các hội viên khác có thể không cùng mong muốn,  và sẽ tạo ra một sự căng thẳng giữa các hội viên..) như trường hợp đồng Euro.

     (Ví dụ: Đồng BRICS+ (nếu có) ‘yếu’ và Đồng Đô la/Euro “mạnh”,Saudi sẽ không ‘vui’ khi bán dầu và được trả bằng BRICS+.. Ngay như Nga, khi bán dầu vẫn muốn trả bằng USD..)

     

Đồng tiền ‘chung’ như BRIC+ khó có thể thực hiện:

   

Tàu và Nga luôn than phiền về tính cách thống trị của đồng USD, v́ USD là biểu tượng cho quyền lực và ảnh hưởng trên chính trị toàn cầu ! nhưng Nga đâu muốn Tàu thống trị, khi Đồng Yuan được sử dụng? và Brazil có đồng ư hay không khi Nhóm xài đồng Rúp? Đồng BRICS+, nếu có, sẽ gặp ngay sự cạnh tranh giữa các đồng tiền của từng quốc gia trong Nhóm.. Vấn đề căn bản là  đồng BRICS+  chỉ có thể thành h́nh khi các hội viên trong Nhóm cùng thật sự hợp tác với nhau.

  • Tại sao khối BRICS+ không dùng đồng Yuan?

 

   

Khi thành lập BRICS, có những hội viên rất ‘mạnh’ về kinh tế toàn cầu, và hiện tại vẫn phải dựa vào đồng USD khi giao thương với nhau..

   

Một số lư do để các hội viên trong Nhóm không muốn dùng đồng yuan là đồng tiền chung của Nhóm v́:

  • Đồng Yuan đă liên tục nhiều lần tự phá giá. Tàu đă hạ giá đồng yuan để bảo vệ quyền lợi như bảo vệ thị trường nội địa, công nghiệp, và công việc thị trường lao động. Việc phá giá đồng yuan ảnh hưởng trực tiếp đến các quốc gia dùng yuan giảm tiền dự trù, ảnh hưởng đến cân bằng thanh toán, về lợi tức do giao thương.

  • Các Quốc gia có liên hệ với Hoa Kỳ lo ngại khi dùng yuan sẽ gặp trở ngại trong quan hệ kinh tế với Hoa Kỳ trong khi các quốc gia này đang buôn bán hàng Tỷ USD với Hoa Kỳ và Khối EU.

  • Tàu cũng không muốn đồng Yuan được dùng làm đồng tiền chính trong giao thương nội bộ BRICS v́ Tàu sẽ phải thay đổi nhiều cấu trúc tài chính (mà Tàu không muốn làm), sau đó khi Yuan trở thành đồng tiền giao dịch chung, giá trị của đồng Yuan sẽ phải tùy thuộc vào biến động của thị trường và do thị trường quyết định. Nếu thị trường đánh giá đồng Yuan cao, th́ việc xuất cảng của Tàu sẽ gặp trở ngại ! Tàu muốn tự quyết định tỷ suất hối đoái nên vẫn muốn giữ đồng yuan  bên ngoài các giao dịch tài chính quan trọng (money manipulation)

  • Năm 2022, Nga yêu cầu Ấn trả tiền mua dầu bằng đồng yuan, Ấn từ chối và đ̣i trả bằng Rupee ! Ấn không xài đồng yuan !

  • Hạ bệ đồng Đô La?

 

   

Tháng 4-2023 TT Brazil Luiz Inacio Lula da Silva, tuyên bố ủng hộ BRICS Currency, và b́nh luận thêm:..”Tại sao một Tổ chức như Ngân hàng BRICS lại chưa có được một ‘đồng tiền chính thức để tài trợ tài chánh cho các liên hệ giao thương giữa Brazil và Tàu, giữa Brazil và các hội viên khác của Nhóm? Ai đă quyết định dùng US dollar làm tiền giao dịch thương mại, sau khi Mỹ không c̣n dùng vàng để bảo đảm cho đồng USD?

   

Từ nhiều thập kỷ, đồng USD đă giữ được vị trí thống trị tài chính toàn cầu, và đang dẫn đầu vị trí của loại tiền dùng dự trữ của thế giới. Theo Quỹ Dự Trữ Liên bang (US Federal Reserve), trong khoảng thời gian 1999 đến 2019, 96 % các giao dịch thương mại trên thế giới dùng hóa đơn thanh toán bằng USD (54% thuộc khu vực Á châu -Thái B́nh Dương và 79% tại các khu vực c̣n lại trên thế giới)

     

Theo Atlantic Council, Đồng USD được sử dụng trong 88% các vụ giao dịch hối đoái, và USD chiếm khoảng 59% tổng số những loại tiền ngoại quốc được dùng làm quỹ dự trữ quốc gia. Cũng do vị trí là một đồng tiền được sử dụng rộng răi nhất trong nhiều giao dịch tài chính nên đa số các Ngân Hàng Trung ương (của các quốc gia) đều có Quỹ dự trữ USD..

   

Tuy tỷ lệ các Quốc gia sử dụng USD làm tiền dự trữ đang giảm và sự ưa chuộng các đồng Euro, đồngYen (Nhật) gia tăng; nhưng USD vẫn là đồng tiền được dùng rộng răi nhất, tiếp theo sau là Euro, Yen, Anh kim và Yuan..

   

Tác động (tiềm tàng) của một loại tiền BRIC Currency (nếu thực hiện được) trên đồng USD hiện nay chưa thể tiên đoán được), tuy nhiên các chuyên gia cho rằng “nếu có loại Brics currency ổn định, cạnh tranh được với USD, th́ quyền lực cấm vận của Hoa Kỳ sẻ bị suy yếu, đưa đến sự suy giảm giá trị của đồng USD; đồng thời có thể tạo ra một sự khủnghoảng kinh tế toàn cầu, ảnh hưởng đến mọi gia đ́nh dân Mỹ.

  • Ví dụ về Quyền lực của Cấm vận (nhờ đồng USD)

– Đầu 2022, Phương Tây đă áp dụng ‘Tẩy chay và Cấm vận ‘ chống Nga, khi Nga xâm lăng Ukraine, đóng băng gấn 1/ 2 lượng tiền ngoại quốc dự trữ của Nga và loại các nhà băng Nga ra khỏi Hệ thống chi trả SWIFT, (một hệ thống chi trả giữa các ngân hàng, giúp giao thương quốc tế được thuận tiện.. dễ dàng)

– Năm 2023, Mỹ cũng dùng USD như một phương tiện để giới hạn việc xuất cảng kỹ thuật semiconductors cho Tàu..

– USD là ‘vũ khí’ tài chánh Mỹ đă dùng trong việc cấm vận Iran..

 

Khuynh hướng giảm bớt việc sử dụng đồng USD trong các giao dịch thương mại, tạm thay thế bằng các loại tiền giao dịch song phương, tránh dùng USD.. đưa đến giảm nhu cầu về USD, được gọi chung là de-dollarization (Hạ bệ đồng Đô la)

   

Các chuyên gia kinh tế toàn cầu đồng thuận là Việc de-dollarization là ‘hoang tưởng’ không thể thực hiện được v́ các quốc gia đang ‘cổ vũ cho kế hoạch như Nga, Brazil lại không đủ sức mạnh kinh tế (không quốc gia nào trên thế giới chịu giữ đổng Rúp Nga hay đồng Brazil, c̣n các quốc gia có khả năng kinh tế như Tàu, Saudi.. vẫn cần giữ USD như môt phương tiện giao dịch tối cần thiết??

     

Và vua Đô la.. vẫn c̣n tại vị.. một thời gian thật lâu nữa!

 

 

Trần Lư

6-2024

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính