Tuổi Trẻ: Giáo Dục và Chính Trị

 

Trần Công Lân

 

 

Nền văn minh nhân loại đang bước vào thế kỷ 21 với sự chạy đua về thông minh nhân tạo (Open AI). Sự phát triển về người máy (robots) sẽ đưa nhân loại đi về đâu? Đời sống con người sẽ hạnh phúc, thoải mái hơn hay người máy sẽ khôn ngoan và thống trị con người?

 

Có điều ǵ sai lầm khi con người nh́n về tương lai mà quên đi hiện tại?

 

Kể từ khi chip điện tử xuất hiện (microprocessor Z80) cho đến khi mạng lưới toàn cầu hoạt động 2003 th́ đời sống con người thay đổi nhanh chóng v́ truyền thông, thông tin, giao thông, giáo dục... trở thành yếu tố toàn cầu nhưng thực tế đời sống th́ con người chạy theo không kịp.

 

Mạng xă hội và điện thoại cá nhân đưa con người vào mê hồn trận của thế giới ảo về thông tin, ảnh hưởng xă hội. Khi con người chưa làm chủ được bản thân th́ sẽ bị lôi cuốn vào ma trận của tin tức, văn hóa, tôn giáo, chính trị, kinh tế mà không đủ khả năng quan sát, lư luận để nhận thức ra thật giả. Cuộc chạy đua khoa học kỹ thuật đă đưa con người tới giới hạn tận cùng của sức chịu đựng và con người ch́m đắm trong cuộc chơi cho tới lúc lạc lối, sập bẫy, gây tội ác.

 

Tại các nước dân chủ Tây phương (hay phát triển kỹ nghệ cao cấp) đă có đời sống cao khiến mọi người quên đi cuộc sống gia đ́nh để chạy theo công việc, lương bổng, chức vụ. Nhưng đa số không có khả năng đă rơi lại phía sau trở thành vô gia cư, nghiện ma túy, tội ác.... Áp lực của việc làm khiến ăn uống quá độ, bệnh tật, rượu, ma túy, cờ bạc... khi bạn tưởng rằng giải trí sẽ quên đi công việc mà không biết tất cả chỉ là cạm bẫy. Bạn sẽ chấp nhận sống: "thà một chút huy hoàng rồi hơn tắt, c̣n hơn le lói măi trăm năm"?

 

Khi giáo dục chú trọng đến việc đào tạo lớp trẻ tiếp tục chạy theo khoa học kỹ thuật để làm giàu thay v́ làm người th́ hậu quả là chỉ một số nhỏ thành công trong khi đa số thất bại cả mặt cá nhân (sinh kế) và xă hội (tham dự chính trị). Từ 1980 đến 2016 nước Mỹ đi từ Reagan đến Trump và khi lớp người Boomer (sinh 1946-1964) đến tuổi về hưu th́ các thế hệ đi sau (XYZ) đă không c̣n hăng say t́m việc làm mà trở nên im lặng, sống âm thầm.

 

Giống như một nền kinh tế x́ hơi (deflation) th́ các nhà lănh đạo chính trị có thể làm ǵ để khuyến khích lớp trẻ tham dự cuộc sống với sự hăng say thay v́ hững hờ. Liệu các nhà lănh đạo chính trị có biết sai lầm từ đâu để sửa chữa hay chỉ nh́n ra ngoài kiếm cớ trốn tránh sự thật hoặc gây chiến tranh để t́m lối thoát?

 

Sự kiện không chỉ xảy ra tại các nước dân chủ. Trung Cộng với chế độ độc đảng, độc tài nhưng chạy theo kinh tế thị trường. Sau 30 năm đă biến Trung Cộng thành cường quốc kinh tế thứ nh́ trên thế giới. Tuy nhiên các thành phố tân tiến đă không thu hút được người dân quê hội nhập đời sống đô thị. Các xa lộ, cầu đường thành h́nh nhưng không thay đổi được kinh tế địa phương. Các đại công ty, kỹ nghệ sau một thời gian sản xuất vượt bực đă bị nhà nước ngăn cản trong việc đầu tư cùng với chính sách ngoại giao đă khiến thương mại đ́nh trệ. Giới công nhân, sinh viên không t́m được việc làm thích hợp đă từ từ bỏ cuộc. Họ chỉ làm đủ sống hay trở về quê. Tuổi trẻ không lập gia đ́nh, không hăng hái làm việc đă nói lên điều ǵ?

 

Vậy khi chính trị Đông-Tây đang thất bại đối với tuổi trẻ tham dự kinh tế th́ đâu là căn gốc của vấn đề? Phải chăng là giáo dục?

 

Chiến tranh văn hóa (culture war) hay tâm lư?

 

Tại Mỹ, các nhà chính trị (đảng) khai thác sự bất đồng ư kiến trong quần chúng để biến thành xung đột văn hóa (culture war).

 

Tại Trung Cộng khi các chiêu bài kinh tế thất bại (one belt one road) th́ đảng cộng sản quay ra gây khó khăn chính trị để đoàn kết trong nước và đe dọa bên ngoài hay sửa đổi chính sách, luật đầu tư để dụ dỗ giới tư bản nhưng bên trong vẫn âm mưu thống trị thế giới.

 

Tất cả chỉ là tṛ chơi tâm lư. Và tâm lư chỉ dựa trên quyền lợi của người chủ mưu. Đây không phải là tâm lư b́nh thường mà là có tổ chức (đảng, công ty) để khuynh đảo xă hội, con người dưới danh nghĩa hạnh phúc, dân chủ, ḥa b́nh.

 

Nếu là chế độ dân chủ th́ bạn có sự chọn lựa (your choice) từ chính trị, kinh tế, giáo dục ... nhưng chọn cách nào bạn cũng nằm trong rọ.

 

Nếu là chế độ độc đảng th́ đă có đảng bộ lo hết, bạn chỉ tuân theo mà thôi. Thành công là do đảng lănh đạo mà thất bại là tại lư do khác nhưng đảng vẫn lănh đạo.

 

Chính trị hay tôn giáo

 

Khi con người bế tắc trong đời sống th́ t́m tới tôn giáo. Tại các nước dân chủ th́ tôn giáo tách biệt với chính quyền. Nhưng tôn giáo vẫn có ảnh hưởng tới sinh hoạt chính trị qua bầu cử. Và trong sinh hoạt chính trị vẫn phải tin vào Thượng Đế (in the God we trust). Vậy khi tôn giáo sai lầm th́ ai sẽ sửa sai? Chính quyền có thể trừng phạt lănh đạo tôn giáo khi phạm luật. Nhưng khi cả chính quyền lẫn tôn giáo sai lầm, đi ngược ư dân th́ người dân có thể làm ǵ? (ISIS, Afghanistan).

 

Khi chính quyền (Trung Cộng) đ̣i hỏi tôn giáo đi đầu thai phải khai báo th́ người dân nghĩ ǵ về tŕnh độ giáo dục của giới lănh đạo nhà nước. Hay đ̣i hỏi người máy thông minh (AI) không được âm mưu chống chính quyền?

 

Khi cả hai khuynh hướng chính trị (Tả hay Hữu, Tư bản hay Cộng sản) đều thất bại trong việc xây dựng xă hội cho con người có thể sống trong ḥa b́nh th́ phải chăng những ǵ con người học hỏi qua giáo dục đă có sai lầm?

 

Giáo dục là sự trao truyền kiến thức của con người qua các thế hệ. Làm sao biết tốt xấu cho tới khi bạn thực hiện?

 

Giáo dục nhằm nâng cao đời sống con người.

 

Giáo dục là giúp con người t́m hiểu thế giới không phải hủy diệt thế giới.

 

Giáo dục là đem con người đến với nhau không phải giết nhau v́ quyền lợi.

 

Giáo dục là giải phóng con người khỏi ngu dốt, thiển cận, phá hoại.

 

Vậy chúng ta phải ghi nhận:

Nếu con cháu chúng ta (tuổi trẻ) không chấp nhận những ǵ chúng ta tạo ra, để lại cho chúng mà muốn thay đổi (khí hậu, môi sinh, phá thai, đồng tính luyến ái) th́ chúng ta phải chấp nhận v́ đó là thực tế đang xảy ra.

 

Đường anh em sao đi hoài không tới

Đường văn minh xương cao cùng với núi

Đường lương tâm mênh mông hoài bóng tối

 

Chúng ta tạo ra một xă hội đ̣i hỏi cạnh tranh, để tiến bộ, để sống tiện nghi. Nhưng xung đột khi cạnh tranh khiến tuổi trẻ bỏ cuộc (t́m việc làm, lập gia đ́nh, nuôi con). Và tiến bộ khoa học kỹ thuật (AI) khiến học đường trở nên lỗi thời. Cũng như xung đột, tranh chấp trong sinh hoạt chính trị khiến tuổi trẻ bất măn: hoặc lơ là với chính quyền (nếu là độc tài) hay phản đối (nếu là dân chủ) chính quyền cấu kết với tư bản đặt quyền lợi lên trên giá trị con người.

Vậy các nhà chính trị đương thời sẽ phản ứng ra sao?

 

Tṛ chơi lợi dụng tâm lư để gây xung đột trong quần chúng và duy tŕ vai tṛ ḥa giải rồi tiếp tục cai trị sẽ không giải quyết được vấn đề trong các nước dân chủ. Các nhà độc tài sẽ kêu gọi ḷng ái quốc (hay gây chiến) để che giấu thất bại nhưng một khi họ c̣n cai trị th́ thất bại vẫn theo đuổi.

 

Giáo dục là giúp con người t́m hiểu, khai phá điều mới lạ, để cuộc sống tốt đẹp hơn. Nếu gọi là văn minh mà chiến tranh vẫn tiếp diễn, nạn đói, nghèo khổ vẫn lan tràn th́ đó là giáo dục đă thất bại. "Quan sát là khởi điểm và chung điểm của giáo dục" (Krishnamurti). Quan sát rồi phải lư luận. Lư luận tột cùng dẫn đến triết học. Triết học phải đi với đạo đức học và tâm lư học, đó là con đường quá dài. Tôn giáo dựa vào đạo đức. Đức tin mà không có lư luận trở nên mù quáng, quá khích. Chính trị dựa trên tâm lư dẫn đến xảo thuật.

 

Tuổi trẻ vào đời phải học hỏi. Hiểu ḿnh là điều quan trọng nhất trước khi hiểu người. T́m hiểu vấn đề, sự kiện phải t́m tới gốc của nó. Nương tựa vào tôn giáo, sức mạnh, quyền lực, tiền bạc... đều đi vào bế tắc. Tự giáo dục là quan trọng để thực hiện cuộc cách mạng bản thân trước khi thực hiện cuộc cách mạng xă hội.

 

T́m hiểu ư nghĩa của cuộc sống là cần thiết, để tránh những cạm bẫy, tham vọng, sai lầm của thế hệ trước; những ǵ thực tế cho cuộc sống và những ǵ là ảo tưởng, phù phiếm. Nếu những giá trị đang có của thời đại đă dẫn đến chiến tranh, rối loạn th́ tại sao bạn theo đuổi. Hăy nh́n lại việc làm của bạn có ư nghĩa ǵ?

 

Bạn có thể nào sống với vật chất dư thừa mà không có người đối thoại?

 

Khi có ư kiến, hành động khác biệt giữa người và người, bạn hăy thử nghĩ về một thời gian quá khứ khi con người c̣n thưa thớt, bạn phải đi mất nhiều ngày để  gặp một người khác để cảm thấy t́nh người. Vậy th́ phải chăng v́ quá gần gũi, đông đúc nên sự va chạm đánh mất t́nh người?

 

Bạn có thể ăn ít đi một chút để sống vui với người hay bạn có thể ăn sung sướng, ngon lành trong đơn độc? (một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp)

 

Bạn có thể làm việc ít, thấp kém nhưng sống vui hay làm chức lớn với lo âu, bực dọc, gây gổ với nhân viên và tối ngủ không yên?

 

Bạn xấu, dở nhưng vui sống đơn độc hay được giàu sang, có gia đ́nh để rồi đau khổ với những ǵ đă có sẽ mất đi.

 

V́ hệ thống giáo dục đương thời chỉ dạy con người tiếp nối cái đang có. Để thay đổi (cách mạng) th́ bạn phải tự giáo dục qua sự quan sát và t́m hiểu rồi hành động. Đó là chính trị.

 

Sống để làm người, rất khó. Chúng ta có 24 giờ/ngày. Cuộc sống là tranh đấu để t́m hiểu đời sống và cách sống với nhau, không phải giết nhau để sống. Nhân quyền là quyền được sống như con người, không phải giết nhau để sống như thú vật v́ con người biết suy nghĩ.

 

Đời sống con người là chính trị. Mọi sinh hoạt của con người là chính trị. Những người chê bai, tránh né chính trị th́ ai sẽ điều hành cuộc sống cho bạn và xă hội? Những chính trị gia tố cáo đối thủ "chính trị hóa" vấn đề (politicize) để đẩy bạn tránh xa cho họ bí mật làm việc với nhau thay v́ giải thích cho bạn làm thế nào để giải quyết vấn đề. Đă sống trong xă hội, bạn phải tham dự sinh hoạt chính trị v́ đó là dân chủ, tự do (tự do trong xă hội là trách nhiệm, tự do không phải tránh né bổn phận với xă hội). Tự do đầu tiên và cuối cùng của bạn là: "gia nhập xă hội hay sống đơn độc ngoài xă hội".

 

 

Trần Công Lân

Tháng 7 năm 2023 (Việt lịch 4902)

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính