Từng bước thảo luận về Hiến Pháp

 

Trần Công Lân

 

 

Chúng ta có nhiều tổ chức, nhóm trong cộng đồng Việt Nam (CĐVN) soạn thảo hiến pháp. Khoan nói đến nội dung hiến pháp có những ǵ, chỉ nói đến phương thức làm việc là đă thấy phản hiến pháp rồi. Trước khi có hiến pháp th́ phải có Quốc Hội Lập Hiến có trách nhiệm soạn thảo hiến pháp. Quốc Hội Lập Hiến do toàn dân tham dự qua các thành phần hội đoàn, tổ chức, các nhà chuyên môn và các cá nhân thuộc các thành phần xă hội đóng góp.

 

Hoàn cảnh của CĐVN bị giới hạn về địa lư và số người Việt hải ngoại chỉ là phần nhỏ so với toàn dân trong nước. Nhưng v́ người dân trong nước bị quản chế bởi cộng sản trong khi CĐVN có điều kiện thực hiện. Vậy chúng ta sẽ thực hiện như thế nào để người dân trong nước (nếu có) quan sát, theo dơi cũng có thể chấp nhận được.

 

Hiến pháp là ǵ?

 

Hiến pháp là bộ luật căn bản của một quốc gia được thành h́nh để kết hợp mọi người dân sống trên lănh thổ quy định bởi quốc gia. Hiến pháp sẽ phân định nhiệm vụ của người dân và chính quyền qua các vai tṛ Hành pháp, Lập pháp và Tư pháp. Chính quyền do dân chọn qua bầu cử sẽ điều hành và thiết kế nhân sinh.

 

Người dân qua sinh hoạt hội đoàn, tổ chức sẽ chọn đại diện tham dự các cơ quan điều hành sinh hoạt quốc gia. Quốc gia sẽ đi về đâu? Xây dựng trên nền tảng nào? V́ lư do, điều kiện nào? Tất cả là do các chuyên gia, hội đoàn thảo luận và vận động sự ủng hộ của quần chúng.

 

Những yếu tố căn bản từ Người, xă hội, quốc gia

 

Khi hai người giao tiếp với nhau th́ yếu tố duy tŕ sự tương giao đó là ǵ? Sự tin tưởng ở sự thật, ḷng chân thành khi trao đổi lời nói, vật dụng. Đó là sự b́nh đẳng. Sự b́nh đẳng đó không chỉ giới hạn giữa 2 người mà áp dụng cho tất cả mọi người trong xă hội. Đó là công lư.

 

Từ hai cá nhân kết thành gia đ́nh, bộ tộc, làng đi đến xă hội, quốc gia đ̣i hỏi sự đồng thuận, ḥa thuận nhưng không tránh được xung đột và cần có luật lệ. Từ chế độ quân chủ khi luật lệ do một người nắm đến chế độ dân chủ do mọi người cùng tham dự sinh hoạt dưới quy định của hiến pháp được soạn thảo bởi một số đại diện và được toàn dân chấp nhận.

 

Để xây dựng lại xă hội th́ cần có con người. Nước Việt mới cần có con người mới. Người Việt mới sẽ như thế nào? Giáo dục trước hay kinh tế trước? Muốn có kinh tế th́ phải có chính trị duy tŕ an ninh, thực hiện chương tŕnh phát triển kinh tế trong bao lâu? Để có nhân sự đóng góp vào sinh hoạt kinh tế th́ phải có giáo dục? “Quả trứng và con gà” tiếp diễn.

 

Yếu tố: ḷng tin, b́nh đẳng và công lư đại diện bởi hiến pháp.

 

Nếu cá nhân không tin tổ chức. Tổ chức không tin nhau. Các CĐVN không cùng nh́n một hướng, không có một nền tảng giá trị chung (Nhân bản, Nhân quyền, Dân chủ) th́ sẽ không có một nước VN. Nếu người Việt trong và ngoài nước không tin nhau (không nói tới đảng cộng sản) th́ VN tương sẽ như thế nào? Nếu công lư của nước Việt tương lai không đem lại sự đoàn kết dân tộc th́ hiến pháp Việt sẽ như thế nào?

 

Ngay bây giờ chúng ta có an ninh, có kinh tế, có phương tiện nhưng có ai bỏ thời giờ để đi từng bước, để tạo niềm tin thay v́ chạy đua tạo ra cho có sản phẩm hiến pháp, giành chỗ trước mà không nghĩ là “đặt cái cày trước con trâu”?

 

Hiến Pháp Việt Nam

 

Hiến pháp không phải chỉ là vấn đề của người Việt hải ngoại hay dân tộc. Hiến pháp Việt không phải chỉ thỏa măn đ̣i hỏi của dân tộc mà c̣n phải thích hợp với thế giới.

 

Vậy thế giới đang thay đổi ra sao?

 

Khí hậu, môi sinh

 

Khi trái đất bị hủy hoại về môi sinh và khí hậu thay đổi th́ đời sống con người bị xáo trộn, đe dọa bởi thiên tai, tài nguyên khô cạn. Cho dù giàu hay nghèo, Tư bản hay Cộng sản đều không tránh khỏi nguy cơ tận diệt. Nếu nguyên nhân phát sinh từ sự khai thác tài nguyên thiên nhiên mà tài nguyên thiên nhiên có giới hạn trong khi con người không giải quyết được nạn nhân măn cho dù chiến tranh thường xuyên xảy ra khắp nơi. Vậy trong một quốc và thế giới sẽ phân phối tài nguyên ra sao để con người có thể sống trong ḥa b́nh?

 

Liên Hiệp Quốc

 

Mục đích lập ra để ngăn chận chiến tranh thế giới nhưng không đem lại ḥa b́nh cho các nước nhỏ. Từ nhân quyền cho đến đại dịch Liên Hiệp Quốc không giải quyết được khi các cường quốc bất đồng ư kiến. Các nước nghèo muốn phát triển nhưng tài nguyên giới hạn. Tranh chấp về tài nguyên, nhiên liệu đe dọa môi sinh.

 

Nhân măn

 

Nạn dịch, chiến tranh khu vực, thiên tai, nghèo đói do độc tài khiến dân phải tỵ nạn nhưng không v́ thế mà dân số thế giới giảm. Dân nghèo tăng nhưng dân số các nước giàu lại suy giảm. Hạn chế di dân đưa đến sự kỳ thị, xung đột tôn giáo. Con người sống có gia đỉnh th́ mới có xă hội nhưng hạn chế sinh đẻ và phá thai là đề tài tranh căi trong nhiều quốc gia về mặt văn hóa, đạo đức, kinh tế, y tế ... luật pháp nào có thể giải quyết được?

 

Giáo dục

 

Khi khoa học, kỹ thuật tiến bộ vượt bực đă đẩy kinh tế phát triển toàn cầu nhưng mạng lưới toàn cầu, mạng xă hội không đem lại sự hiểu biết giữa các dân tộc mà c̣n gây rối loạn v́ nạn tin giả, lừa gạt, gian lận... khi các nước giàu tiến nhanh th́ các nước nghèo càng chật vật để thỏa măn nhu cầu tối thiểu cho người dân. Kinh tế toàn cầu không giải quyết được nạn đói. Giáo dục hiện đại không giải quyết được việc làm cho người dân. Vậy sai lầm từ giáo dục hay từ chính trị? Nếu “giáo dục là khởi điểm và chung điểm của chính trị” th́ phải chăng các chế độ chính trị ngày nay thất bại v́ giáo dục đă sai lầm?

 

Tôn giáo

 

Khi thế giới c̣n ch́m đắm trong chế độ quân chủ lạc hậu th́ tôn giáo là phương tiện giúp người dân bơ vơ, lạc lơng trong xă hội chuyên chế. Tôn giáo có thể vượt biên giới quốc gia để giúp con người phát triển đời sống căn bản. Nếu “tôn giáo” là giáo dục để con người tin vào một bậc đạo sư hướng dẫn con người sống hoà b́nh, hạnh phúc nhưng trải nhiều thế kỷ chiến tranh giữa các tôn giáo vẫn c̣n tiếp diễn th́ sai lầm từ đâu?

 

Đó là các vấn đề mà các tổ chức chính trị VN hải ngoại phải giải quyết qua học tập, nghiên cứu, huấn luyện cán bộ... chứ không phải đi giành công tác của CĐVN (giỗ tổ, chợ tết, kỷ niệm XYZ...). Nếu mỗi tổ chức đấu tranh cho VN suy nghĩ về dân chủ, hiến pháp khác nhau th́ tương lai nước Việt sẽ là chiến trường “dân chủ” và một hiến pháp sai lầm (hay khiếm khuyết) sẽ dẫn toàn dân vào một con đường không lối thoát.

 

Viết (hay thành lập) hiến pháp cho VN không phải chỉ là thiết lập một nền tảng lâu dài cho nước Việt mà là cơ hội cho những ai quan tâm đến tiền đồ dân tộc thảo luận, tranh luận về tương lai chính trị, kinh tế, xă hội của VN. Chúng ta đă bỏ lỡ quá nhiều cơ hội. CSVN cũng nhầm lẫn nhiều lần với những khúc quanh lịch sử kể từ sau 1975 để góp mặt thế giới nhưng không có nghĩa là các quốc gia khác đă thành công. Có con đường nào khác Tư bản hay Cộng sản nếu chúng ta không ngồi xuống để thảo luận. Họp mặt dân chủ hay tưởng niệm 30/4 vẫn c̣n đó nhưng mở ra con đường mới cho dân tộc Việt hay không?

 

Kết

 

Vậy nếu các nhà làm hiến pháp không đi từ dưới lên mà cứ âm thầm làm với hy vọng “bán” cho quần chúng v́ nhu cầu thời cuộc th́ đâu là dân chủ. C̣n nếu quư vị nghĩ hiến pháp chỉ là những nguyên tắc đại lược, mơ hồ như hiến pháp Mỹ để rồi sau đó người dân tự giải quyết theo thời gian th́ chúng ta sẽ có “nước Mỹ” tại VN.

 

 

Trần Công Lân

Tháng 4 năm 2023 (Việt lịch 4902)

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính