Nói Láo và Tôn Giáo

 

Trần Công Lân

 

 

Con người sống trong xă hội phải tiếp xúc với người khác qua lời nói, hành động. Khi nói không đúng sự kiện th́ bị mang tiếng nói láo. Trường hợp nhẹ th́ đối phương có thể bỏ qua nhưng nặng th́ có thể đi đến xung đột, kiện tụng. V́ khi gặp nhau (lần đầu) th́ cả hai bên đều không biết nhau, thông thường th́ tạm thời tin với sự dè dặt. Do đó sự xuất hiện của tôn giáo như đem lại đức tin nơi đấng tối cao và từ đức tin đó con người phải tin nhau, sống chân thật, thương yêu nhau.

 

Nhưng sau nhiều thế kỷ, tại những quốc gia cùng tôn giáo, văn hóa, lịch sử, đặc biệt là các nước văn minh tân tiến vẫn c̣n bị đe dọa bởi nạn nói láo và khi tôn giáo đi vào khủng hoảng v́ tín đồ mất niềm tin nơi giới lănh đạo th́ phải chăng tôn giáo đă mất hiệu nghiệm? Hay v́ giáo dục sai lầm? Hay v́ sinh hoạt xă hội, chính trị sai lầm?

 

Phải chăng nói láo là chứng bệnh tự nhiên của con người và chỉ có cá nhân có ư thức để sửa đổi hay sử dụng như năng khiếu để vươn lên trong xă hội, tôn giáo, chính trị, quân sự....

 

 

Bản chất của nói láo

 

Nói láo là nói không đúng sự việc như nó “đang là”. Nhưng v́ qua sự nhận định của giác quan con người (tai-mắt mũi-miệng...) cùng với kiến thức, kinh nghiệm từ mỗi người có khác biệt nên kết quả xảy ra không đúng hay đúng với mức độ nào đó. Vậy th́ bao nhiêu phần trăm đúng/sai sẽ bị coi là “nói láo”?

 

Thêm vào đó sự kiện xảy ra chịu chi phối bởi thiên nhiên, thời gian, không gian. Do đó lời nói có thể đúng hôm nay mà sai hôm sau, tuần sau. Như vậy đối thủ có thể cắt xén các yếu tố “thiên nhiên, thời gian, không gian” để chụp mũ người nói là “nói láo”.

 

Bởi vậy cổ nhân đă nói “uốn lưỡi 7 lần trước khi nói” hay “phải ngó trước nh́n sau (sự việc) trước khi nói”. Nhưng có người thấy tác dụng của nói láo và sử dụng như vũ khí để cạnh tranh với đời. Ngay cả trong tầng lớp lănh đạo tôn giáo, tín đồ cũng sử dụng nói láo để gây tác dụng cần thiết dù rằng đó là đi ngược chủ trương của tôn giáo. Vấn đề c̣n lại là hiệu quả của sự nói láo. Nếu hiệu quả của nói láo vượt qua niềm tin tôn giáo khiến tín đồ tin theo th́ đó “sự giả dối lên ngôi” (Nguyễn Chí Thiện, Hoa Địa Ngục)

 

 

Tiến tŕnh của nói láo

 

Khi bạn biết 95% của sự kiện, vấn đề hay bài toán. Tuy rằng chỉ có 5% sai th́ đối phương cũng dựa vào đó để nói rằng bạn nói láo. Trong những trường hợp bạn rất thành thực để trả lời nhưng bạn không phải là ông thánh để biết phần nào đúng, sai và như bạn chỉ có thể trả lời trong phạm vi khả năng sẵn có. Nhưng khi đối phương quá thiết tha với hiệu quả th́ vẫn cho là bạn “nói láo”.

 

Cho dù cả hai đều hiểu sự giới hạn của kết quả và không phiền trách nhau. Nhưng thành phần thứ ba, đứng ngoài vẫn có thể kết án bạn “nói láo”. Đó là nói láo không chủ đích. Nói láo có chủ đích là người có chủ tâm tạo sự sai lạc, hỗn loạn để thủ lợi. Đó mới là mối nguy hiểm cho xă hội.

 

Kẻ khôn ngoan sẽ không nói láo 100% ngay từ đầu biến cố. Khởi đi từ một không khí trong sạch (nhà thờ, trường học), kẻ nói láo bắt đầu bằng một chút sai lạc (1-5%) nhưng đền bù bằng tăng cường độ đức tin của phần c̣n lại (95-99%) để đánh lạc hướng mọi người. Tiến tŕnh đó được áp dụng như khi bạn uốn cành cây non theo thời gian người bị lường gạt sẽ không biết là bị gạt và kẻ nói láo vẫn là biểu tượng của “đức tin”.

 

Đó cũng là kẽ hở của tôn giáo khi không có biện pháp để ngăn ngừa kẻ nói láo khi hắn thuyết giảng hay hơn người truyền đạo. Phải chăng đó là dấu hiệu suy tàn của một tôn giáo?

 

Nhưng cũng có kẻ giả danh “tôn giáo” để tiên đoán về một thế giới tương lai sẽ là XYZ để thiết lập hệ thống tà giáo với đủ nghi thức của tôn giáo chính hiệu vừa thỏa măn thế tục lẫn thượng giới. Và khi lấy thành công của thế tục để che giấu âm mưu nói láo về thượng giới v́ biết rằng bí mật của thế giới bên kia sẽ không đối thoại với thế giới con người. Sự cột chặt các liên hệ trong đời sống tâm lư, vật chất của con người là công thức hoàn toàn nhất để chế ngự con người về mọi mặt. Khi bạn được thỏa măn mọi nhu cầu th́ lư do ǵ để bạn chống đối khi biết rằng tất cả xây dựng trên sự nói láo?

 

 

Nói láo trong từng lănh vực

 

Trong xă hội loài người th́ nói láo xảy ra mọi mặt: từ kinh doanh đến chính trị. Khi học đường không có biện pháp giáo dục để ngăn ngừa sự nói láo phát triển và khi tuổi trẻ tham dự “nói láo” mà không gặp những biện pháp trừng phạt từ xă hội hay hệ thống chính trị th́ căn bệnh sẽ lan tràn không có ǵ ngăn cản nổi. Nói láo trở thành nghệ thuật của những tay chơi bạc giả (con man) hay lường gạt chuyên môn (con artist) khi cái sai lạc lẩn khuất ch́m ẩn trong những yếu tố khác khiến người nhận không biết có gian lận bên trong. Một phần là những tay thiện nghệ sử dụng yếu tố tâm lư để mê hoặc đối tượng. Mặt khác là dân thường không đủ tŕnh độ lư luận để phân biệt chân giả. Khi những luật gia của xă hội dân chủ như Mỹ mà c̣n rơi vào bẫy của những kẻ lường gạt th́ phải biết nghệ thuật nói láo đă lên tới mức độ siêu tuyệt. Nói láo không c̣n là chiến thuật mà lên tới tầm mức chiến lược khi cả công ty khai phá sản và kẻ bị thiệt hại không phải chỉ công nhân mà c̣n là giới đầu tư, người mua cổ phiếu.

 

Đó cũng là thất bại của tôn giáo.

 

Tôn giáo kêu gọi con người thương yêu nhau để sống ḥa thuận, yên b́nh nhưng không nói ai lănh đạo “xă hội”. Mặc nhiên, tôn giáo giao phó vai tṛ lănh đạo, điều hành xă hội cho những con người toàn thiện (không nói láo) và tin rằng những người dân lương thiện (không nói láo) sẽ chọn tầng lớp lănh đạo tương xứng. Lư tưởng nhưng không có lư luận để dẫn dắt làm sao tránh sự xâm nhập của vi trùng nói láo hay ngăn chận và loại bỏ những kẻ nói láo.

 

Sai lầm của tôn giáo là sự hiểu biết về con người mặt xấu cũng như tốt. V́ sao có xấu, có tốt? Xấu hay tốt phát từ “tâm” không có chuyện “nhân chi sơ, tính bản thiện” hay ác. Cũng như sự cải huấn v́ sao có kẻ được cải tạo trong khi có kẻ đến chết vẫn không chừa?

 

Sự phát triển của nói láo là đi từng bước một, từng lănh vực, từng cá nhân, hội đoàn, tập thể như cơn bệnh dịch vô h́nh, không triệu chứng, không nguy hại cho tới khi “trăm hoa đua nở”. Tôn giáo là lănh vực vô biên giới nhưng cũng v́ vậy khi tôn giáo thất bại để ngăn cản nói láo th́ cơn bệnh lan khắp thế giới và không dễ ǵ để phân biệt thật giả khi khoa học kỹ thuật góp phần vào sự khuếch đại cường độ.

 

Đời sống nhân loại là cuộc sống chính trị. Giáo dục là khởi điểm và chung điểm của chính trị. Có chính mới có trị. Nếu chính giáo không bắt đầu từ tuổi trẻ nơi học đường để hiểu về cuộc sống: v́ sao có sống, chết, có gia đ́nh, xă hội... và để hiểu cuộc sống th́ phải hiểu về bản thân, cơ thể, tinh thần, vật chất... th́ sẽ không hiểu v́ sao sự nói láo sẽ lôi cuốn con người đi về đâu. Khi ở phạm vi con người mà không nh́n thẳng vào nói láo mà phải thề thốt, nhân danh Thượng đế, đấng tối cao, Chúa, Phật để xác định sự thật mà nói láo vẫn xảy ra th́ cuối cùng là ǵ? Vô biên giới xứ? Cho nên nếu con người (vật chất) đă không lương thiện th́ không nên lôi tôn giáo (tâm linh) ra để ngăn ngừa gian dối.

 

Nếu nói Thiện hay Ác th́ quá rơ nhưng đi từ nói sai đến nói láo th́ rất mơ hồ. Đôi khi người nói nghĩ rằng vô hại khi không cố t́nh. Nhưng khi vô t́nh nói láo (hay nói sai) mà thấy có lợi th́ tại sao không tiếp tục?

 

Tuổi ấu thơ nói láo v́ sợ bị phạt. Vậy th́ bị phạt v́ làm sai hay v́ nói láo (không làm)? Đứa trẻ không phân biệt được nhưng nhà giáo dục phải giải thích cho đứa trẻ hiểu biên giới của ngôn ngữ và hành động. Tuổi thiếu niên th́ tranh thắng nên liều lĩnh trong hành động th́ lời nói láo quá nhẹ, quá dễ dàng. Tới tuổi thành niên th́ nh́n lại quá khứ nói láo đâu có sao? Và từ đó tiếp tục. Đa số cho rằng v́ không phải thánh thiện nên mọi người nói láo th́ đâu có hại ǵ? Cho đến khi cái hại v́ nói láo xảy đến th́ trách ai?

 

Kẻ nói láo chuyên nghiệp (sống nhờ nói láo) sẽ không dại ǵ láo 100% ngay từ đầu. Hắn sẽ đi từ 0.001 qua những chuyện vô hại rồi từ từ, âm thầm tăng gia và xâm lấn các địa hạt khác một khi bạn tin nơi hắn. Cộng sản có kỹ thuật riêng và tư bản cũng vậy nếu bạn cam tâm chịu gian khổ để sống qua hai chế độ th́ sẽ hiểu. Chính trị là sự cai trị của một quốc gia. Những kẻ nói láo để cầm quyền không đơn giản như kẻ cắp lấy hàng rồi bỏ chạy. Một khi nắm chính quyền th́ đó là khởi đầu của một chế độ lâu dài cho dù với danh nghĩa tốt đẹp th́ đó cũng chỉ là một guồng máy ép người dân làm việc phục vụ giai cấp cai trị (New class) được truyền qua từng thế hệ và kiểm soát xă hội bằng bạo lực.

 

Tư bản dưới h́nh thức sinh hoạt dân chủ, qua bầu cử. Một khi luật lệ thành h́nh để bảo vệ vị đại diện đối với cử tri th́ bộ mặt thật từ từ xuất hiện. Họ bỏ đảng A nhảy sang đảng B. Họ cấu kết với nhau với danh nghĩa (một khi có) đa số để đi đêm với các công ty, kỹ nghệ đi ngược quyền lợi cử tri, dân nghèo. Họ làm luật nhưng ra luật có lợi cho phe đảng của họ. Nếu hành pháp cùng phe th́ làm luật cho phép hành pháp làm không cần lập pháp chấp thuận. Nếu hành pháp khác đảng, th́ ra luật ngăn cản hành pháp thực hiện, mọi việc phải thông qua lập pháp. Nếu dự đoán sẽ thua trong bầu cử sắp tới th́ họ sẽ đổi luật để có lợi cho phe thiểu số.

 

Tại sao họ làm được? V́ họ đă ru ngủ cử tri để nhắm mắt v́ tin họ qua nói láo từ ít đến khi quá trễ. Bởi vậy đừng coi thường sự nói láo ở tầm mức nhỏ (đứa nói láo trong nhà, học đường) v́ đó là dấu hiệu báo nguy cho tương lai của cá nhân đó và xă hội.

 

 

Cường độ của nói láo

 

Láo không phải chỉ là sai bao nhiêu phần trăm của sự thật. Nói láo không phải chỉ là nói trước khi sự kiện xảy ra (promise) rồi khi sự kiện xảy ra không đúng. Nói láo cũng có thể chỉ là đoán ṃ v́ không biết nhưng cố trả lời hy vọng sẽ trúng. Nói láo cũng có thể là nói theo ư muốn của người nghe (hay hỏi) dù biết rằng sẽ không thể xảy ra. Nhưng nói láo nặng nhất là khi chuyện đă xảy ra, được báo chí, ṭa án, nhân chứng xác định mà vẫn không chịu là sự thật và tiếp tục nói ngược mà không trưng ra bằng cớ để dẫn chứng. Tuy vậy sự nói láo vẫn tồn tại và phổ biến khi c̣n người tin theo. Khi đó nói láo trở thành ma túy và biến người nghe (và tin) thành người máy.

 

 

Lư giải sự cuồng tín

 

Những người tin kẻ nói láo cho dù sau bao nhiêu vụ kiện đă bị ṭa án bát mà họ vẫn không tin chỉ v́ trong toàn thể vấn đề chung, sự kiện 100 trúng ư muốn (ước mơ) của họ th́ 99 điều kia họ không cần đếm xỉa tới v́ “cái của tôi” mới quan trọng và nếu không thỏa măn th́ sẽ thí mạng (don't treat on me). Hậu quả của tự do cá nhân đi quá trớn mà không cân bằng với xă hội đă gây 2 thái cực nhà giàu không cần nhà nghèo (an sinh xă hội) và nhà nghèo không cần xă hội mặc dù vẫn sống trong xă hội và cần sự giúp đỡ của xă hội những không đóng góp mà chỉ đ̣i hỏi. Khi cả hai cực (giàu, nghèo) đều không quan tâm đến trục chính (xă hội) mà chỉ cố lôi kéo phần lợi về ḿnh th́ cán cân lệch và đổ, cả hai bên đều thiệt hại.

 

 

Nguyên nhân và hậu quả

 

Có tôn giáo tham dự hay không th́ con người vẫn cần có niềm tin lẫn nhau. Không tin nhau th́ xă hội không tồn tại. Niềm tin hay nói láo khởi đi từ 2 người tiếp xúc với nhau. Từ ít lan ra nhiều, một khi con người tha thứ cho nói láo tồn tại th́ nó sẽ sinh sôi nảy nở lan tràn và ung thối xă hội. Tôn giáo đáng lẽ đem lại niềm tin nơi con người th́ lại dẫn dắt vào con đường cuồng tín, giáo điều gây thiệt hại không kém ǵ nói láo.

 

Nói láo phát sinh từ tính biển lận (không làm mà muốn có ăn) hoặc hèn nhát (không muốn hy sinh mà muốn hưởng) hay gian lận (không có tài mà muốn được như kẻ có tài) và tinh thần trốn (vô) trách nhiệm nhưng lại muốn nắm chức vụ cao (có trách nhiệm nặng). Tựu chung kẻ nói láo đă phủ nhận lương tâm mà chỉ đặt quyền lợi lên trên. Hạng người này chen lấn trong xă hội để t́m kẽ hở lợi dụng và phát triển như loài kư sinh trùng nằm chờ cơ hội hay gây biến cố để tạo cơ hội.

 

V́ là từ Tâm phát sinh ra Tính nên các nhà giáo dục trẻ em không sớm phát hiện nơi đứa trẻ th́ đó là mầm mống gây họa cho xă hội. Nhưng không phải chỉ có các nhà giáo dục mới chịu trách nhiệm mà bạn bè, gia đ́nh, đồng nghiệp cũng góp phần vào sự giúp đỡ cá nhân thoát nạn nói láo.

 

V́ nói láo không ngừng ở lời nói v́ lời nói dẫn đến hành động. Kẻ khôn ngoan th́ xúi dục và kẻ ngu ngơ th́ hành động theo lời xúi dục. Hăy thử h́nh dung một xă hội không có nói láo xảy ra. Con người vẫn có thể sai lầm trong suy nghĩ và hành động nhưng tất cả sẽ được chỉnh đốn mau chóng v́ không bị rối loạn bởi nói láo. Hăy nh́n lại những rắc rối của xă hội hiện nay sẽ được giải quyết như thế nào khi nói láo không c̣n hiện hữu. Không cần bạn phải là thiên tài th́ bạn cũng đă thấy lời giải đáp cho mọi việc.

 

Vậy th́ khi hiến pháp cho phép tự do ngôn luận mà không nói tới tự do nói láo th́ lỗi tại người làm hiến pháp, người diễn dịch hiến pháp (ông ṭa, luật sư) hay tại các nhà làm luật không chịu bổ túc hay v́ người dân thiếu giáo dục nên xuyên tạc?

 

C̣n nếu “nói” là quyền của con người (nhân quyền) th́ khi đặt vào phạm vi xă hội sẽ như thế nào? V́ ai cũng muốn khi nói ra là ăn trùm xă hội th́ tất nhiên nói láo phải xảy ra.  Các nhà soạn hiến pháp và đấu tranh nhân quyền cho VN sẽ nghĩ ǵ?

 

 

Kết

 

Nhiều người Việt nói đến xây dựng VN tương lai, hiến pháp, dân chủ, nhân quyền... th́ tại sao chúng ta không khởi đầu bằng sự trao đổi chân thật (không nói láo). V́ để đối đầu với cộng sản (là vua nói láo) th́ chúng ta chỉ có thể chống lại bằng sự Thật. C̣n nếu nói láo th́ chúng ta không thể sánh với truyền thống nói láo của cộng sản quốc tế. Đó là chưa nói đến bạo lực. Chỉ là thí dụ sơ khai khi nh́n vào các cuộc tranh cử địa phương của các ứng cử viên Mỹ gốc Việt th́ cũng đă thấy “láo” đầy rẫy. Tuy chưa nặng nhưng nếu dùng quen th́ sẽ lậm thuốc và như vậy là hết thuốc chữa cho dù bạn là Dân Chủ hay Cộng Ḥa. Nếu trong phạm vi nhỏ của một quận, hạt (county, district) mà c̣n như vậy th́ nói ǵ đến toàn cơi VN. Trước khi kêu gọi những người dân lương thiện trong nước đoàn kết th́ người Việt hải ngoại lương thiện (không nói láo) có thể đoàn kết với nhau không?

 

 

Trần Công Lân

Tháng 8 năm 2023 (Việt lịch 4902)

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính