Niềm Tin và Dân Tộc

 

Trần Công Lân

 

 

Có người cho rằng dân tộc Việt Nam thiếu tinh thần đoàn kết v́ hậu quả của thời Pháp thuộc đă chia nước Việt ra 3 miền với chính sách chia để trị của thực dân. Mới nghe th́ có vẻ hợp lư nhưng nghĩ lại th́ không ổn v́ người Pháp chia đất Việt ra 3 miền với 3 chính sách cai trị nhưng đối với người dân Việt th́ cớ sao phải quay ra chống nhau? Khác cách phát âm không phải là lư do để mất đoàn kết khi vẫn chung một ngôn ngữ (chữ viết)?

 

Phải chăng c̣n lư do sâu xa hơn? V́ nếu không giải quyết được niềm tin giữa những người Việt với nhau th́ dân tộc Việt khó mà tồn tại trước những âm mưu của quốc tế, lân bang đang t́m cách tiêu diệt như họ đă làm với dân tộc Tây Tạng, Duy Ngô Nhĩ (Uighur).

 

 

Lịch sử

 

 

Giai đoạn 1

 

Cuối thời hậu Lê, nhà Mạc tranh chấp với vua Lê. Nguyễn Kim và sau là Trịnh Kiểm pḥ vua Lê chống nhà Mạc. Đất nước chia đôi. Khi nhà Mạc suy th́ nhà Nguyễn nổi lên vùng Thuận Hóa, Quảng Nam. Trên danh nghĩa th́ chúa Nguyễn và chúa Trịnh đều pḥ vua Lê nhưng thực tế th́ 2 chúa tranh quyền gây chiến suốt 150 năm (1627-1775). Trong Nam, nhà Tây Sơn (Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ) nổi lên đánh chúa Nguyễn bỏ chạy sang Thái (sau 100 cai trị miền Nam) rồi ra Bắc dẹp chúa Trịnh, vua Lê chạy sang Tàu cầu cứu nhà Thanh. Nhà Thanh gửi quân sang cũng bị Nguyễn Huệ đánh tan 1788.

 

Đó là chuyện vua chúa tranh quyền th́ được lịch sử ghi lại nhưng có ai ghi lại những ǵ xảy ra cho đời sống người dân?

 

Cũng là dân Việt nhưng những kẻ tha phương cầu thực là những người dân cùng khổ mới phải bỏ quê để t́m đất sống. Đời sống của vùng đất mới không thể gọi là tốt đẹp khi phải đối phó với khí hậu, phong thổ... đă không có sự giúp đỡ của chính quyền mà c̣n phải tham dự (hay chịu đựng) cuộc chiến giữa người Việt với người Việt. Niềm tin nào có thể tồn tại khi lănh đạo (Trịnh-Nguyễn-Tây Sơn) đều kêu gọi pḥ Lê? Là những người bỏ quê hương miền Bắc để t́m đất sống trong Nam th́ đánh nhau với người cùng quê hương có ǵ là chính nghĩa? Rồi ngay trên vùng đất mới cũng lại chia phe đánh nhau (chúa Nguyễn-Tây Sơn) th́ chuyện bảo vệ đất nước trở nên vô nghĩa và đoàn kết dân tộc lại càng xa vời.

 

Phải chăng mối thù (kỳ thị) Nam-Trung-Bắc bắt đầu từ đây? Khi t́nh người không c̣n th́ niềm tin không có đất sống. Phải chăng sự thay đổi giọng nói, phát âm chính là cách để phân biệt người Đàng Trong (Nam) hay Đàng Ngoài (Bắc)? Tiếc thay chẳng có nhà xă hội học, sử học nào ghi nhận chuyện đó trong suốt hàng trăm năm nội chiến.

 

 

Giai đoạn 2

 

Phải chẳng cũng v́ thế nên khi Pháp xâm lăng và phong trào Cần Vương nổi lên cũng chỉ là cục bộ, rời rạc và bị dập tắt riêng lẻ. Sự thất bại này đă làm suy yếu ḷng yêu nước của dân Việt. Và hậu quả của nó là sự vong thân: mạnh ai nấy lo thân để sống, c̣n chuyện đất nước dân tộc không thể tin nơi tầng lớp lănh đạo cũ hay mới.

 

 

Giai đoạn 3

 

Kinh nghiệm đó chưa đủ mạnh cho đến khi phong trào kháng chiến do Việt Minh khởi xướng dưới sự chỉ đạo của cộng sản quốc tế đă lừa gạt cả nước trong cuộc chiến giành độc lập để dẫn đến hậu qua chia đôi đất nước 1954.

 

 

Giai đoạn 4

 

Khi miền Bắc bị xiết chặt bởi chế độ độc tài đảng trị, bịt mắt người dân và hô hào cuộc chiến giải phóng miền Nam th́ miền Nam trải qua sinh hoạt dân chủ đầy rối loạn khi các phe phái tranh chấp dưới thời Đệ Nhất Cộng Ḥa, rồi xung đột tôn giáo dẫn đến thời kỳ rối loạn 1963-1967. Quân đội Mỹ tham chiến tại Việt Nam khiến cuộc chiến trở nên khốc liệt. Mỹ bắt tay với Trung Cộng và miền Nam mất 1975. Về mặt xă hội th́ người dân miền Nam coi 1 triệu dân Bắc di cư là vào giành đất sống chứ không hiểu rằng đó là tỵ nạn cộng sản mà họ cần phải học. Niềm tin giữa người dân lại bị khủng hoảng v́ xung đột tôn giáo dưới thời ông Diệm 1963 mà các đảng phái chính trị không đoàn kết được chỉ v́ kỳ thị (Bắc-Trung-Nam) hay tôn giáo (Công giáo-Phật giáo). Ngay trong hàng ngũ dân quân miền Nam vẫn c̣n những phần tử làm tay sai, gián điệp cho cộng sản v́ tham tiền hay sợ chết, ham danh.... Trong chính quyền và quân đội th́ tham nhũng hoành hành và đồng minh chỉ cho phép quân đội Cộng Ḥa giữ thế thủ chứ không đào tạo để tấn công v́ sợ Trung Cộng tham chiến như cuộc chiến Triều Tiên (Đại Hàn). Kết quả là người dân tuy sống dưới chế độ dân chủ nhưng không c̣n tin vào chính quyền, đảng phái, tôn giáo hay bất kỳ hoạt động xă hội, từ thiện....

 

 

Giai đoạn 5

 

Sau khi chiếm toàn bộ miền Nam, đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đẩy Quân-Cán-Chính Việt Nam Cộng Ḥa đi “học tập cải tạo” và gia đ́nh th́ đi “xây dựng vùng kinh tế mới” mà thực chất là đi đầy v́ không được yểm trợ hay cung cấp vật liệu để sinh sống. Trong khi đó cán bộ CSVN gây phong trào bài trừ văn hóa Mỹ-Ngụy mà thực chất là tiêu hủy mọi di tích của chế độ Cộng Ḥa đă cho phép người dân miền Nam sống tự do, dân chủ trong 21 năm. Những kẻ tiếp tay cho CSVN tưởng rằng cũng là người Việt với nhau th́ CSVN sẽ đối xử với đồng bào miền Nam khác hơn thực dân nhưng thực tế cho thấy CS đă áp dụng chính sách cải tạo do cộng sản quốc tế chỉ đạo đă được thi hành tại Nga, được cải tiến tại Trung Hoa và du nhập vào VN. Khi ảo vọng đối với chế độ cộng sản tan biến th́ người dân kéo nhau vượt biên.

 

Trong tiến tŕnh vượt biên th́ anh chị, chú bác, cô d́, thân nhân, nội ngoại lường gạt nhau để có tiền đi vượt biên (đường biển). Giết nhau để lấy tiền hay giết nhau trên biển là chuyện thường xảy ra. Ngay cả các cán bộ CS cũng tham dự để kiếm tiền, cướp nhà, cướp của. Niềm tin nào có thể tồn tại khi các thuyền nhân đến bến bờ tự do?

 

 

Giai đoạn 6

 

Trong khi tạm cư tại các trại tỵ nạn th́ người Việt cũng bạc đăi nhau tận t́nh: từ lường gạt t́nh, tiền... làm hôn thú giả để đi định cư. Người Việt đă quên lịch sử, t́nh dân tộc, văn hóa Việt... chỉ v́ mối lo sống c̣n cho bản thân.

 

 

Giai đoạn 7

 

Được định cư tại các quốc gia dân chủ Tây phương là cơ hội để học tập sinh hoạt dân chủ, tự do mà những ai đă sống trong một đất nước chiến tranh không thể có được. Nhưng một tổ chức chính trị tại Mỹ đă phát động phong trào đấu tranh cho VN và lôi cuốn đồng bào trong các cộng đồng VN trên thế giới tham dự để rồi cuối cùng đổ vỡ và thất bại chỉ v́ lănh đạo không tin nhau, không thật ḷng với người đồng hương. C̣n niềm tin nào có thể đứng vững sau những biến cố như vậy suốt 450 năm (1527-1980)?

 

 

Tương lai

 

Sau khi Liên Xô sụp đổ 1989 và Trung Cộng đổi mới khiến CSVN cũng phải đổi mới. Sự tái lập bang giao với Mỹ mở đường cho người Việt hải ngoại về du lịch. Mọi oán thù được bỏ qua một bên để về VN hưởng thụ và tiếp tay CSVN bóc lột người dân nghèo bất lực. Bề ngoài th́ ai cũng có về yêu quê hương, thăm gia đ́nh nhưng đâu là thực chất khi bạn chỉ nh́n vào những ǵ nhà nước CS quảng cáo (dù biết rằng nói láo) để nhắm mắt hưởng thụ, làm ăn và ngay cả làm tay sai cho CSVN tại nước định cư. Có người đi về th́ cũng có người đi ra. Con cháu cán bộ hay những đại gia làm ăn phát đạt dưới thời CSVN đổi mới được cho đi du học, thương mại, đầu tư, lập gia đ́nh... th́ niềm tin nơi họ là sự đu dây giữa cộng sản và tư bản là cơ hội làm ăn tốt đẹp nhất. Như vậy th́ cần ǵ đến tổ quốc, dân tộc có bị diệt vong hay không? Nhân quyền, cứu trợ dân nghèo, thiên tai, Trung Cộng xâm lăng, chiếm đất, biển, đảo, giết ngư dân Việt...có nghĩa lư ǵ. Nhưng đó chỉ là dân thường.

 

Ngay cả tầng lớp trí thức hải ngoại cũng muốn đánh đu với CSVN để ca tụng sự đổi mới của CSVN và hy vọng sự đổi mới đó sẽ bao gồm cả sự kêu gọi người Việt hải ngoại về đóng góp cho đảng CSVN tiếp tục cai trị.

 

Có những người c̣n lư luận nếu bạn muốn sinh hoạt dân chủ thật sự th́ phải cho cộng sản tham dự và đó là cách duy nhất để giải quyết bế tắc cho VN? Đó là "niềm tin" của họ. "Niềm tin" đó đă che mắt họ, làm họ quên đi những nạn nhân chết v́ CS từ Đông sang Tây. Đó không phải là niềm tin. Đó là ảo tưởng của những kẻ mất Nhân tính, thiếu Nhân luận.

 

Hăy cho tôi thấy bạn tạo niềm tin giữa 2 cá nhân như thế nào và từ cá nhân đến tập thể v́ một cá nhân không thể sống đơn độc mà cần có xă hội. Sống trong xă hội th́ phải có giao tiếp. Có tiếp xúc th́ phải có tin tưởng với nhau. Đừng nói rằng bạn là kẻ sống qua sự lường gạt, giả dối từng ngày.

 

Nếu không có niềm tin th́ không có Hiến Pháp. Có Hiến Pháp (luật pháp) mà vẫn c̣n giả dối th́ Hiến Pháp đó không có hiệu lực. Trong một xă hội mà vẫn c̣n kẻ nói láo, lường gạt chỉ v́ những ai biết đă không lên tiếng để loại trừ những thành phần đó ra khỏi xă hội.

 

Đó là việc đầu tiên để khởi sự xây dựng lại niềm tin giữa con người và dân tộc.

 

 

Trần Công Lân

Tháng 12 năm 2022 (Việt lịch 4901)

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính