“Người Việt làm thế nào để chống Cộng”?

 

 

 

Đó là tựa đề một cuốn sách xuất bản thời 1980s. Đó là tựa đề nóng bỏng thời đó nhưng nội dung như thế nào, và kết quả như thế nào th́ chúng ta đều đă thấy. Cho đến nay th́ h́nh như câu hỏi đó vẫn c̣n trong tim óc của nhiều người quan tâm về đất nước.

 

Có ǵ sai lầm trong cuộc đấu tranh của người Việt tự do tại hải ngoại?

 

Tất nhiên có nhiều lư do nhưng phát xuất từ cùng một gốc là chúng ta đă không thành thực ngồi xuống để kiểm điểm v́ sao chúng ta thất bại. Cho đến chừng nào chúng ta c̣n che giấu khuyết điểm th́ khuyết điểm vẫn c̣n. Tuy bạn có thể tránh nhưng người khác (hay lớp người sau) không biết th́ vẫn vấp phải. Có những nhân vật (hay tổ chức) coi những thất bại (hay khuyết điểm) là những kinh nghiệm giá trị (bí mật) của đấu tranh và lấy đó để đánh giá thành tích hoạt động của họ. Có khi những kinh nghiệm xương máu này được bảo mật v́ sợ bị đánh cắp và trở thành kinh nghiệm của những kẻ chưa trả giá đúng mức trong đấu tranh.

 

Nói cách khác là chủ trương, phương pháp đấu tranh của các tổ chức này đă không hữu hiệu cho dù phải trả một giá rất đắt khi đương đầu với CSVN. Nhưng theo thời gian th́ họ vẫn không thay đổi. Vậy là thế nào?

 

1.  Đảng hay dân tộc

 

Mục tiêu của bất cứ đảng (không cộng sản) nào là cứu dân tộc và đất nước ra khỏi hiểm họa cộng sản. Nhưng theo thời gian đấu tranh th́ h́nh như họ chạy theo mối thù đảng tranh (từ thời 1920s) hơn là mục đích đă vạch ra lúc ban đầu. V́ mỗi tổ chức có mối thù riêng với CSVN nên “thù nhà, nợ nước” lấy làm một. Phải chăng đó là lư do khiến các tổ chức này không thể kết hợp là một để chống kẻ thù CSVN? Hay v́ đảng A có lư thuyết hay hơn đảng B nên phải “lănh đạo”. Hay v́ đảng B đông nhân sự, có tiền nên “phải” nắm vai tṛ lănh đạo. Vậy “lănh đạo” là ǵ?

 

2.  Lănh đạo

 

Nếu cách mạng là một công tŕnh khó khăn th́ t́m kiếm lănh đạo không phải dễ. Người có ḷng, nhiệt huyết th́ nhiều nhưng để kiếm người có tất năng, kiến thức th́ không dễ t́m. Lănh đạo một tổ chức cách mạng không phải là quản trị (administration) một cơ quan hay công ty, hăng xưởng. Có bằng cấp, thông minh, kiến thức... th́ cũng chỉ thực hiện được cách mạng Mỹ 1776 khi điều kiện xă hội, kinh tế, chính trị chín mùi và gặp thời điểm có nhân sự, lư thuyết để thực hiện. Có người mà không có lư thuyết hay lư thuyết dở dang như Marx sẽ bị lợi dụng bởi những nhân vật như Lenin, Stalin, Mao... v́ thiếu tính Nhân bản, Nhân chủ. Cách mạng thường được hiểu là cuộc chiến lật đổ chế độ cũ để thiết lập chế độ mới. Do đó bạo lực là yếu tố tất yếu cũng như hủy diệt, tàn phá không thể tránh và sinh mạng con người bị phí phạm cho một tương lai chưa thành h́nh.

 

Để thực hiện cuộc cách mạng Nhân bản th́ những người đi thực hiện cuộc cách mạng đó có tính Người hay không? Nếu chưa đủ trưởng thành để làm người, làm lính, làm công nhân, làm nông dân th́ làm sao gọi là cán bộ? Chưa đủ tư cách làm cán bộ mà đ̣i làm lănh đạo là thế nào? Nếu người lănh đạo thực hiện có Nhân tính th́ lư thuyết có dựa trên căn bản “con người” để xây dựng xă hội? Và hệ thống chính trị (cơ cấu chính quyền) có được cấu trúc để người dân tham dự sinh hoạt dân chủ đúng nghĩa và thường trực để kiểm soát những người cầm quyền không trở thành độc tài, chuyên chế?

 

Các nhân vật lănh đạo không thể sống măi măi để cầm quyền. Lănh đạo sẽ thay đổi thường xuyên v́ dựa trên sinh hoạt dân chủ, dân cử. Do đó mục tiêu của cách mạng có tồn tại lâu dài hay không là nhờ lư thuyết. Lư thuyết hướng dẫn con người và con người dựa trên lư thuyết để phát triển. Nếu lư thuyết đ̣i hỏi con người có tu dưỡng, cương thường th́ phải là người có điều kiện mới thực hiện được. Những kẻ giả danh, mượn tiếng chỉ là kẻ gian lận và phá hoại công cuộc cách mạng. Con người đi t́m lư thuyết và lư thuyết thách đố con người khi thực hiện. Tiếc thay đa số những ai muốn đi vào chính trị để làm cách mạng đă bỏ qua giai đoạn tu dưỡng để có thể nắm lư thuyết (khi cơ hội đến). Và đó là định mệnh của mỗi người và cũng là của dân tộc. C̣n lư thuyết?

 

3.  Lư thuyết

 

Ngay từ đầu CSVN được hỗ trợ từ CS quốc tế và lợi dụng phong trào giải phóng thuộc địa để thực hiện cách mạng vô sản. Phía quốc gia bị kẹt trong thế lưỡng đầu thọ địch: để chống CS th́ phải dựa vào Tây phương (tư bản). Phía Tây phương th́ thiếu quyết tâm, mơ hồ về chủ trương của khối CS, không nắm vững t́nh h́nh của mỗi địa phương đang tranh chấp. Khi các nước Tây phương đặt quyền lợi quốc gia lên trên t́nh h́nh quốc tế, khu vực th́ kẻ thiệt hại là các nước nhược tiểu Á-Phi.

 

Khi một cuộc cách mạng xảy ra mà không có lư thuyết (chủ thuyết) chỉ đạo th́ chuyện ǵ sẽ xảy ra? Đó là một cuộc chính biến: cướp chính quyền dưới danh nghĩa cách mạng. V́ cách mạng là một sự thay đổi toàn diện, triệt để và hướng thượng. Do đó nó phải được chỉ đạo bởi những con người có khả năng và đạo đức.

Khi những kẻ kêu gọi cách mạng với chủ trương “lấy cứu cánh biện minh phương tiện” th́ đó là một tṛ giả dối, lường gạt v́ đă không nói đến phần sau là “phương tiện quyết định cứu cánh”. Nếu cách mạng dùng thủ đoạn bá đạo để đạt cứu cánh giải phóng dân tộc th́ dân tộc sẽ chịu hậu quả của kẻ sử dụng bá đạo khi cầm quyền.

 

Do đó bất cứ ai tham dự cách mạng đều phải tự hỏi chủ trương của cách mạng đặt trên nền tảng nào: tinh thần hay vật chất? Con người hay xă hội? C̣n những cuộc tranh căi tư bản đối với CS hay bảo thủ đối với tiến bộ... đều là phù du.

 

Con người làm cách mạng. Cách mạng v́ con người. Vậy lư thuyết cách mạng nói ǵ về con người? Những kẻ thực hiện cuộc cách mạng là những nhân vật như thế nào? Quá khứ cho thấy những kẻ đi làm cách mạng như Lenin, Stalin, Mao, Hồ... đều là những kịch sĩ giả mạo những ǵ tốt lành để lường gạt dân.

 

Nếu v́ con người th́ “con người” như thế nào? Căn bản của loài người là Nhân bản, là ABCD... th́ những cá nhân kêu gọi cách mạng có thực hiện được ABCD cho bản thân họ chưa? Nếu không th́ đó chỉ là tṛ “treo đầu dê, bán thịt chó” v́ bản thân họ đă không có tính và giá trị cách mạng th́ những tiêu chuẩn cách mạng họ đề ra chỉ là tṛ lường gạt.

 

Nếu cuộc cách mạng chống CS càng khó khăn th́ phẩm chất của người đi làm cách mạng chống CS lại càng phải cao hơn nữa. Đó cũng là lư do CS chọn cách ám sát, thủ tiêu những ai mà chúng thấy có giá trị đe dọa uy quyền của chúng cho dù CS biết rằng sẽ không bao giờ dập tắt được những nhân vật chống đối như vậy v́ đó là bản chất của con người.

 

Như vậy cho dù đảng (tổ chức) lâu năm hay nhiều người theo, có tiếng, có tiền... th́ chúng ta vẫn phải nh́n vào lư thuyết (chủ trương) và lănh đạo.

 

Có lư thuyết mà không có lănh đạo th́ cũng như có lănh đạo mà không có lư thuyết (các nhận định thời cuộc, quan điểm chính trị, xă hội, kinh tế... không phải là lư thuyết cách mạng). Nếu muốn có một cuộc cách mạng toàn diện, triệt để, hướng thượng th́ có nghĩa tư tưởng cách mạng phải dựa trên một triết học nh́n vào mọi góc cạnh đời sống của con người để thiết lập các mối tương quan thành nguyên tắc (lư tắc) hay quy luật cùng với tiến tŕnh biện chứng (lư luận) có thể đối phó với mọi t́nh huống.

 

Triết học ở đây không phải là lư thuyết suông mà là kết quả của thực nghiệm trong đời sống. Đời sống con người thay đổi theo thời gian. Như vậy những nguyên tắc cách mạng dựa theo triết học phải thích hợp, phù hợp với con người th́ mới hữu ích. Nếu chỉ hợp với con người mà không thích hợp với xă hội hay ngược lại th́ cũng là thất bại. Mặt khác tuy là nguyên tắc, quy luật nhưng vẫn phải có điều kiện mở để tiến hóa theo thời gian. V́ cuộc cách mạng sau khi thành h́nh vẫn phải tiếp tục tiến hóa nếu không những trở ngại ứ đọng theo thời gian và con người phải thực hiện một cuộc cách mạng khác.

 

Lư thuyết cách mạng không dễ thành h́nh cho dù là một cá nhân hay tập thể thực hiện v́ mất nhiều thời gian. Và người sáng tác không phải là người thực hiện v́ thời gian không cho phép. Lư thuyết sẽ vô dụng nếu không có người thực hiện. Lư thuyết không phải là nói chuyện viển vông. Lư thuyết cách mạng là đổi mới để đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn. Vậy th́ cấu trúc chính quyền tương lai sẽ như thế nào? Hiến pháp ra sao? Làm thế nào để duy tŕ công bằng xă hội, dân chủ trong luật pháp và trật tự? Nếu lư thuyết không được đa số quần chúng chấp nhận th́ đảng cách mạng sẽ xử trí ra sao? Đóng cửa tiệm đi t́m lư thuyết khác hay cướp chính quyền, bắt dân phải theo rồi áp đặt giá trị của “lư thuyết”?

 

Con người tốt th́ sẽ (t́m và) thực hiện một cuộc cách mạng tốt đẹp. Cuộc cách mạng của chủ nghĩa cộng sản cho thấy một thí dụ ở chiều hướng trái ngược v́ lư thuyết đă thiếu sót lại được kẻ ác thực hiện trọn vẹn.

 

Cách mạng khởi đi từ cá nhân đến xă hội. Vậy hăy xét tư cách cá nhân đi làm (chính trị hay) cách mạng. Từ lời nói đến hành động có hợp nhất không? Nếu là kẻ nói láo, nói xuôi, nói ngược (flip flop) th́ bạn có tin không? Từ người số 1 sang người số 2, cách mạng thất bại ngay ở người thứ 2 chứ không phải đến lúc áp dụng vào thực tế đời sống xă hội mới biết.

 

Cách mạng chỉ xảy ra khi con người bị dồn vào đường cùng và xă hội ung thối. Khi cuộc sống bế tắc và sinh mạng bị đe dọa th́ con người mới dám liều chết để đứng lên giành lại quyền sống. Đời sống mỗi người chỉ có một, không phải lúc nào cũng liều mạng nhưng nếu theo đuổi cách mạng mà không coi ḿnh như đă chết th́ khó mà đi tới cuối con đường. Nhưng người thật khó t́m, kẻ giả th́ như rươi. Làm sao mà phân biệt?

 

4.  Phân biệt chiến tuyến

 

Hăy tạm gác các chi tiết của một tổ chức đấu tranh mà chỉ nói những điều chung th́ chiến tuyến không phải chỉ là ranh giới, biên giới mà dựa trên lư tính và hành động. CS là tổ sư của các thủ đoạn gian ác, độc hiểm, hèn hạ, đê tiện... mà chúng thu thập từ ngàn xưa từ thời vua chúa Đông-Tây kim cổ đến cận đại. Chủ điểm chính là dùng Tâm Lư để khống chế con người và biến thành tay sai, nô lệ. Khi yếu th́ mượn danh nghĩa dân tộc, Công-Nông, vô sản...lợi dụng  phụ nữ, trẻ em để thực hiện các chiêu bài cần thiết. V́ dựa trên cái xấu, ác để đạt kết quả nên cộng sản thường tạo các huyền thoại anh hùng, lư tưởng để che giấu thủ đoạn. Hậu quả nói dối quen tật nên chế độ cộng sản nào cũng treo bảng nhân dân no ấm, ủng hộ chế độ mà thực tế là nhân dân đói rách (từ Âu sang Á đến Phi Châu, Nam Mỹ) và việc cạo sửa lịch sử để được chính danh cũng như ngăn chận thông tin để ngu dân là điều kiện sinh tồn của cộng sản.

 

Vậy nếu chúng ta “chống Cộng” th́ chúng ta không thể làm giống như cộng sản được. Nếu cộng sản nói dối, lừa gạt th́ những ai nói dối, lừa gạt có giá trị như là cộng sản. Nếu chúng ta sinh hoạt trong chế độ dân chủ mà ủng hộ ứng cử viên nói láo, mất tư cách, th́ có nghĩa là chúng ta ủng hộ “cộng sản” trá h́nh?

 

Chống cộng không phải đợi có chiến tuyến. Chống cộng là chống ngay từ những tật xấu của cá nhân con người. Khi xă hội có nhiều kẻ xấu th́ khác ǵ một xă hội cộng sản? Một đàng là cái xấu do chế độ, đảng áp đặt lên con người. Một đàng là tự ḿnh chọn con đường xấu, tánh xấu để sống th́ c̣n trách ai? Nếu đă sống qua sinh hoạt dân chủ mà không cải thiện được con người và xă hội th́ làm sao bạn có thể đi thực hiện cuộc cách mạng tại nơi chế độ cộng sản đang thống trị?

 

Khác biệt giữa người Việt tự do và người cộng sản đă được tŕnh bày trong “Nhân Luận-Việt Luận” của Giáo Sư Lê Hữu Khóa trên mạng Internet. Từ đó các bạn có thể nh́n ra ai là nhân vật đấu tranh Thật và ai là kẻ Giả.

 

 

Kết

 

Do đó để trả lời câu hỏi “người Việt làm thế nào để chống Cộng” th́ đó là do mỗi người chúng ta nh́n lại cuộc sống đă qua và tự trả lời nếu bạn c̣n đủ can đảm để đ̣i hỏi dân chủ, tự do hay quan tâm đến đất nước, dân tộc, chính trị, đảng phái hay tệ hơn nữa: hoạt động chính trị hay phê b́nh các sinh hoạt chính trị.

 

 

Trần Công Lân

Tháng 5 năm 2023 (Việt lịch 4902)

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính