Lư (và) thuyết

(Phần 2)

 

Trần Công Lân

 

 

Bạn và thù

 

Bạn hay Thù là mới hay đă có từ lâu? Bạn đă biết ǵ về kẻ thù cộng sản và người bạn (đồng minh) tư bản? Là con người tất nhiên có t́nh cảm từ gia đ́nh, đến dân tộc đến nhân loại. Nếu trong gia tộc có người đứng vào hàng ngũ kẻ thù th́ bạn đối xử ra sao (xem Bhagavad Gita)? Nếu gia đ́nh bạn có người theo đồng minh mà đi ngược quyền lợi dân tộc th́ bạn nghĩ sao? Chúng ta học được ǵ qua bài học Việt Nam Cộng Ḥa và Nam Hàn?

 

Khi t́m bạn th́ qua tiếp xúc, mỗi cá nhân phải tự t́m hiểu đối tượng qua lời nói, nhận định, việc làm chứ không thể chỉ v́ mục đích là chấp nhận bất cứ ai tham dự. Vậy khi gặp đối tượng, bạn có thể xét đoán người đó thuộc tŕnh độ, vai tṛ, vị trí nào trong công việc giữa bạn và họ muốn hợp tác? Hoặc nếu đó là kẻ thù th́ khả năng tác hại sẽ như thế nào, khi nào?

 

Niềm tin và ước vọng (wishful thinking)

 

Không ai ép buộc bạn đi theo con đường hoạt động cho tha nhân. Đó là lẽ sống của bn, là niềm tin, là hy vọng. Để thực hiện niềm tin th́ bạn có đường lối, kế hoạch, lư thuyết chứ không thể là ước vọng (wishful thinking) mong phép lạ xảy ra. Vậy th́ từng bước, từng giai đoạn bạn phải xác định việc làm, vai tṛ và vị trí của bạn trong công tác với tập thể có cùng chí hướng. Nhưng không phải ai cũng biết ḿnh đang làm ǵ, ở đâu, trong t́nh trạng như thế nào?

 

Có niềm tin là điều tốt nhưng sẽ thực hiện như thế nào để thành sự thực mà không là ảo vọng. Đó là sự hiện diện của lư thuyết. Nhưng để thảo luận trên mặt lư thuyết th́ không có mấy người. Ai là người đủ điều kiện?

 

Tâm lư và đạo đức

 

Bạn đi vào những sinh hoạt phức tạp của con người trong đời sống xă hội. Bạn có biết tâm lư của những loại người bạn sẽ phải tiếp xúc? Tâm lư đi chung với đạo đức. Tai và mắt giúp bạn nh́n và nghe những ǵ họ nói và làm. Tâm lư có thể rối loạn. Đạo đức có thể mù mờ. Vậy th́ bạn sẽ lư luận như thế nào để đi t́m câu trả lời cho vấn để trước mắt? Bạn biết ǵ về triết học? Trong những cuộc thảo luận, tranh luận... bạn đă từng thấy có những người căi cho bằng được v́ vai tṛ, vị thế, bằng cấp hay v́ bản ngă, tham vọng. Vậy th́ bạn có nên phản bác, vạch ra những sai lầm hay làm ngơ? Bằng cách ǵ để biết lư luận của bạn đúng hay sai so với lư lẽ của đối thủ?  Nếu có th́ sao? Và nếu không th́ sao?

 

 

VII. Chủ nghĩa (ism) và Duy lư (cái lư của Duy)

 

Trong quá khứ nhân loại đă đi qua những chủ nghĩa: Duy Tâm, Duy Vật, Duy Sinh, Duy Thức; riêng tại VN đặc biệt có Duy Dân, Duy Văn Sử Quan (Hoàng Văn Chí, USA 1988). Triết học là lư luận để định hướng cuộc sống nhân loại. VN là quốc gia có lịch sử chiến tranh từ thời Trịnh-Mạc (1533) rồi đến Trịnh-Nguyễn, Tây Sơn Nguyễn Huệ- Chúa Nguyễn (1771-1802). Anh quốc đến VN 1803, Pháp đến VN 1817. Pháp xâm lăng VN 1858. Từ năm 1802 cho tới năm 1862, tại Bắc VN có từ 350 cho tới 400 cuộc nổi dậy của nông dân nổ ra. Trong số đó có 50 cuộc diễn ra dưới thời Gia Long từ 1802-1820, 254 cuộc dưới thời Minh Mạng (1820-1840), 58 cuộc dưới thời Thiệu Trị (1840-1847) và 40 cuộc nổi dậy dưới thời Tự Đức (1847-1862). Chiến tranh Pháp-Việt 1858-1884. Phong trào Cần Vương 1885. Pháp đô hộ VN cho đến 1930 VN Quốc Dân Đảng khởi nghĩa mở đầu cho giai đoạn kháng chiến chống Pháp dẫn đến cuộc chiến Quốc-Cộng chia đôi VN 1954, tiếp theo cuộc xâm lăng miền Nam 1975.

 

Người VN chưa bao giờ được yên để định hướng đi cho dân tộc ở tầm mức triết học. Lư Đông A (1921-1946) là người lập thuyết Duy Dân, không mấy ai hiểu nên sau khi ông mất th́ hầu như không phát triển. Duy Văn sử quan của cụ Hoàng Văn Chí thực hiện vào cuối đời, ông mất vào giai đoạn chót để hoàn tất tác phẩm. Tuy có tranh luận với linh mục Kim Định và nhà văn B́nh Nguyên Lộc nhưng chưa có kết quả rơ ràng.

 

Nếu hiểu chủ nghĩa là hệ thống triết học toàn triệt, xuyên suốt, hướng thượng th́ Duy Vật không đáng gọi là chủ nghĩa; Duy Tâm, Duy Sinh, Duy Văn Sử Quan chỉ chú trọng đến Tâm, Sinh, Văn... mà không có đủ các cấu trúc xă hội, chính quyền, kinh tế hay giáo dục con người. Duy Thức giải thích tiến tŕnh thành lập kiến thức con người để có cái biết, trí nhớ, thói quen....

 

Riêng có Duy Dân là hội đủ các yếu tố giáo dục con người, xă hội, hệ thống chính trị, kinh tế. Tuy nhiên v́ viết vội và c̣n sơ khai nên cần thảo luận. Trở ngại chính là không mấy ai hiểu các yếu tố và tầm mức quan trọng của Duy Dân để  phát triển trong quần chúng, cộng đồng VN v́ Duy Dân không phải là mục đích lập đảng chính trị mà là thực hiện cuộc cách mạng con người thời đại 2000s.

 

 

VIII. Tại sao phải có chủ nghĩa (ism)

 

Sống trong một xă hội yên b́nh th́ nói chuyện chủ nghĩa là điều không tưởng. Nhiều người cho rằng sống trong một nước cộng ḥa với sinh hoạt dân chủ, thế là đủ. Nhưng hiện nay, chúng ta đang sống tại Mỹ, quốc gia dân chủ nhất thế giới đang gặp cơn khủng hoảng chính trị trầm trọng v́: khủng hoảng Hiến Pháp? V́ sinh hoạt lưỡng đảng thất bại? V́ tam quyền phân lập bị lũng đoạn? V́ liên bang và tiểu bang không hợp tác? V́ kỳ thị? V́ bất công giàu-nghèo? V́ di dân bất hợp pháp? V́ những nhân vật dân cử là những kẻ gian dối với lời thể phục vụ đất nước? Hay v́ bản chất của chế độ tư bản (cũng như cộng sản) chỉ là tâm lư học thay v́ triết học?

 

Nếu bạn là người (hy sinh quyền lợi bản thân) để đi t́m ư nghĩa xây dựng xă hội, hạnh phúc cho tha nhân th́ phải biết chính trị. Nhưng hoạt động chính trị là hoạt động trong một khuôn khổ hiến pháp chung. Khi đă bất đồng quan điểm về hiến pháp th́ không thể là chính trị nữa mà đó là cách mạng để thay đổi. Cao điểm của chính trị là chiến tranh. Chiến tranh dẫn tới cách mạng. Đó là sự thay đổi toàn diện, triệt để và hướng thượng. Ai sẽ biết cuộc chiến sẽ dẫn nhân loại đi về đâu?

Các nhà chính trị phải có viễn kiến (vision). Với viễn kiến đó, bạn thấy ǵ? Khi một cơ chế chính trị suy sụp, thối nát th́ phải thay đổi toàn bộ. Thay như thế nào? Phải chăng đó là một hệ thống Mở (dân chủ) hay Đóng (độc tài)?

 

Cũng như câu hỏi đặt ra lúc ban đầu trong mọi sinh hoạt: Cần phải làm ǵ (What need to be done)? Cái ǵ kế tiếp (what next)? Đó là những ǵ mà môn chính trị học của Tây phương không trả lời được. V́ sao? V́ khoa học đó được đặt trong khuôn khổ của hiến pháp và trật tự. Khi gặp một nhân vật hay tập thể không tôn trọng hiến pháp và trật tự như cựu tổng thống Trump th́ tất cả sẽ rối loạn.

 

Nh́n lại các cuộc cách mạng Pháp và Mỹ khi xă hội rối loạn v́ “Thượng bất chính, Hạ tắc loạn” th́ phải có cách mạng để thay đổi toàn diện. Nhưng khi các nhà lănh đạo không có triết học hướng dẫn th́ sẽ dẫn đất nước đi vào cơn hỗn loạn khác (Pháp) hay đi đến một lư tưởng cóp nhặt (Mỹ) tưởng là tốt đẹp nhưng v́ quá lư tưởng nên tạo nhiều sơ hở (nô lệ, di dân, nhân quyền...).

 

Nh́n qua các cuộc cách mạng cận đại (Tunisia, Ai Cập...) chỉ là sự bộc phát của quần chúng bất măn với chế độ. Cho dù có thay đổi chế độ th́ có ǵ mới để gọi là cách mạng? Nếu chỉ thay đổi lănh đạo th́ không phải là cách mạng. Cho dù có lư thuyết (chủ nghĩa) như cộng sản dựa trên triết học Duy Vật chỉ áp dụng tâm lư học mà không có đạo đức học.

 

Lănh đạo chính trị mà không suy nghĩ kỹ, sâu xa chỉ nói cho qua chuyện th́ sẽ đưa đến rối loạn. Lănh đạo phải có tu dưỡng bản thân. Và chỉ có người đă tu dưỡng mới nắm nguyên tắc lănh đạo, hiểu triết học để thấy sự thiết thực của một lư thuyết.

 

Dĩ nhiên lư thuyết không bắt buộc mọi người phải thông suốt. Bạn muốn đóng góp vào việc chung th́ tùy theo vai tṛ, vị trí, tŕnh độ... bạn sẽ cần hiểu biết những ǵ. Người b́nh dân sẽ hiểu theo tŕnh độ của họ. Và tầng lớp trí thức sẽ hiểu theo tầm nh́n của họ.

 

Nếu những nguyên tắc đơn giản đă không được tôn trọng, cam kết th́ hiến pháp của một nước Cộng ḥa với ước mơ sinh hoạt dân chủ sẽ không bao giờ thành h́nh (hay chỉ là ảo mộng) khi mà người dân lẫn lănh đạo không có chung nền tảng đạo đức của sự tu dưỡng. Đó mới là hiến pháp lâu dài của nhân loại chứ không phải chỉ là bản văn được gọi là “Hiến Pháp” mà con người sẵn sàng phản bội ngay sau khi tuyên thệ.

 

 

IX. Đi t́m một lư thuyết

 

Nhân loại đă có nhiều cuộc cách mạng. Nhưng đa số chỉ là đầu voi, đuôi chuột v́ nhu cầu cách mạng có nhưng nhu cầu để có lư thuyết cách mạng đă không có. Đi t́m một triết lư cách mạng đ̣i hỏi con người cách mạng từ bản thân. Từ nhu cầu trước mt để vươn lên tới tầm mức lư thuyết, lư luận triết học là một con đường rất dài. Không có bao nhiêu nhà cách mạng bỏ mục tiêu, nhu cầu trước mắt để đi t́m lư thuyết trước khi bắt tay vào việc. Đa số nhảy vào việc thực hiện và chúng ta có hôm nay.

 

Vậy khi có lư thuyết th́ trở ngại là ǵ?

 

Người nắm (có) lư thuyết có thể (biết) thực hiện ra sao? Có người không dám thuyết v́ sợ bị đánh cắp (Ai ăn cắp? Nếu họ có khả năng thực hiện lư thuyết đó th́ có ǵ phải lo ngại?). Hoặc v́ sợ nói ra sẽ bị truy hỏi và không trả lời được. Hay chỉ là “treo đầu dê bán thịt chó”?

 

Người đi t́m lư thuyết đa số chỉ muốn có câu trả lời chắc ăn. Hoặc muốn biết để làm vốn đi làm chính trị con buôn. Cũng có thể là người hỏi điều tra xem ai là chủ nhân của lư thuyết. V́ nếu là người sáng lập th́ tất nhiên sẽ ăn trùm thiên hạ và trở thành lănh đạo, dĩ nhiên nhiều người không thích vậy v́ thiếu ... dân chủ.

 

Vậy ngược lại, nếu người lập thuyết đă quá cố. Lư thuyết để lại là phục vụ dân tộc, đất nước: ai là người có thể phổ biến, thuyết phục mọi người áp dụng? Người đó không phải chủ tịch tối cao v́ lư thuyết là của chung. Những ai nhận thấy lư thuyết đó có thể giúp dân, giúp nước th́ áp dụng.

 

Nên nhớ lư thuyết chỉ là những nguyên tắc hướng dẫn để thực hiện cuộc cách mạng. Với những lư tắc đó người thực hiện phải biết áp dụng những thông số (m) để đi t́m ẩn số (x). Ai tin rằng lư thuyết là cẩm nang (cứ y thế mà làm) là lầm.

 

Những ai quan tâm đến lư thuyết, đi t́m và thảo luận để cùng thực hiện là con đường dài và khó khăn. Cho dù may mắn có lư thuyết của tiền nhân để lại th́ lớp người sau có mấy ai sẽ chấp nhận? Cho tới khi nào chúng ta chưa có được một lư thuyết nền tảng cho cuộc đấu tranh chung th́ mọi nỗ lực chỉ là mảnh vụn chưa được nối kết. Nếu chúng ta có hơn hai lư thuyết th́ sự cạnh tranh sẽ rơ rệt. Nên nhớ lư thuyết không phải là một mớ quan điểm rời rạc, chp vá. Lư thuyết phải là một cấu trúc cho một quốc gia, dân tộc trong tương lai của cộng đồng thế giới với sự xây dựng từ con người, thiên nhiên, xă hội, cơ cấu chính trị, kinh tế có công bằng, b́nh đẳng, nhân bản....

 

Một khi đă có lư thuyết mà chúng ta không bắt tay thực hiện th́ tất cả những ǵ đang làm chỉ là tṛ hề?

 

 

Kết luận

 

T́nh h́nh hiện nay ngày càng thay đổi (trong nước lẫn ngoài nước). Nếu chúng ta không có tầm nh́n thống nhất về sự thay đổi của dân tộc, đất nước, kẻ thù, đồng minh... th́ thế trận của chúng ta là ǵ? Như thế nào? Sẽ đi về đâu?

 

Đấu tranh nhân quyền là mục tiêu rất tốt. Nhưng nếu những ai đấu tranh cho nhân quyền (hay lương tâm) tiếp tục bị trục xuất khỏi VN th́ làm sao vận động khối quần chúng?

 

Khối người Việt di dân v́ kinh tế, du học... ngày càng tăng. Họ muốn hội nhập nền văn hóa VN không cộng sản. Cộng đồng Việt Nam (CĐVN) làm ǵ để giúp đỡ họ v́ đó là nguồn nhân lực cho sinh hoạt CĐVN tương lai.

 

Tư bản Đỏ di tản tài sản ra nước ngoài, nhất là Mỹ. Nếu họ sống như Mỹ th́ không nói làm ǵ. Nhưng nếu họ mua bất động sản, đặc biệt là các khu thương mại của CĐVN, để trở thành chủ nhân (landlord) th́ chúng ta sẽ đối phó ra sao?

 

Trong khi một số người Mỹ gốc Việt tranh cử các chức vụ trong chính quyền địa phương nhưng thay v́ phục vụ CĐVN và Mỹ th́ họ đi hàng hai với CSVN. Đồng thời một số Việt di dân làm tay sai cho CSVN và hai nhóm đó bắt tay với nhau th́ chúng ta sẽ đối phó ra sao?

 

Khi những người dân HongKong và Belarus bị đẩy ra khỏi nước, họ đă mau chóng thành lập ủy ban lănh đạo để tiếp tục đấu tranh với bạo quyền trong nước. C̣n chúng ta (v́ ấu trĩ, thờ ơ, u tối như Nguyễn Chí Thiện đă nói) nên đă lỡ 50 năm nhưng cơ hội vẫn c̣n nếu chúng ta chuẩn bị để nắm. Bước khởi đầu là nh́n lại lịch sử VN kể từ sau 1975 để thấy rằng nền Đệ Nhị Cộng Ḥa chấm dứt nhưng văn hóa Việt và tương lai dân tộc Việt với Đệ Tam Cộng Ḥa vẫn c̣n đó. Làm sao thực hiện và thực hiện như thế nào, đó là nhiệm vụ của những người dân Việt c̣n quan tâm đến tương lai dân tộc và ḥa b́nh thế giới.

 

 

Trần Công Lân

Tháng 10 năm 2023 (Việt Lịch)

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính