Khi Giáo Dục thất bại

(P1)

 

 

Cho tới nay 2023 th́ không phải chỉ có chính trị thất bại để đem lại an b́nh cho xă hội, kinh tế thất bại để san bằng giàu nghèo giữa con người với con người và giữa quốc gia với quốc gia. Tôn giáo thất bại để đem lại t́nh thương trong xă hội, giữa các dân tộc... tuy rằng khoa học đă tiến bộ vượt bực trong những thập niên cuối thế kỷ 20 và khí hậu, môi sinh thay đổi khiến mọi người ư thức cần bảo vệ trái đất cho dù là kinh tế toàn cầu hay trật tự thế giới mới. Vậy loài người đă sai lầm từ đâu? Phải chăng đó là giáo dục?

 

Tại sao với phương tiện truyền thông, giao thông tiện nghi và nhanh chóng hiện diện khắp nơi đă không đem lại sự hiểu biết cho con người mà trái lại gây thêm hỗn loạn v́ nạn tin giả. Tin giả hay thất thiệt là do ngộ nhận giữa người gửi tin và người nhận tin hay người gửi cố t́nh hoặc người nhận vô t́nh hiểu lầm?

 

Trong kỹ thuật truyền tin của điện toán đă có những phương pháp để kiểm chứng dữ kiện (data packet) được gửi và nhận đầy đủ, không thất lạc hay sai lầm. Nhưng v́ là điện toán chỉ là 1 và 0 trong khi con người th́ suy nghĩ, tưởng tượng đă đi ra ngoài “có” (1) và “không”(0) nên mới có rắc rối.

 

Khi một đứa trẻ được gia đ́nh, xă hội giáo dục sai lầm th́ khó mà t́m đường ra. Cơ hội cuối cùng là khi rời gia đ́nh để bước vào xă hội, cá nhân trở thành độc lập trong suy nghĩ về lối sống của bản thân sẽ như thế nào trong xă hội. Trong tiến tŕnh t́m hiểu đó cá nhân, nhờ quan sát, có cơ hội vượt thoát cạm bẫy trong xă hội để mở con đường mới. Tiến tŕnh quan sát đó là tự giáo dục.

 

Từ những nền văn minh xa xưa, con người đă có những suy nghĩ tận cùng, rốt ráo dẫn đến sự xuất hiện của Triết học. Triết học Tây phương dẫn đến chế độ dân chủ (Hy Lạp, Socrate, Aristotle) thay đổi xă hội trong khi triết học Đông phương có khuynh hướng xa rời xă hội (Lăo, Phật). Mỗi nền triết học có ưu và khuyết điểm. Khi khoa học tiến bộ để đem Đông-Tây gặp nhau th́ thay v́ trao đổi tư tưởng th́ con người đi chiếm đoạt vật chất (thuộc địa) khi tinh thần và vật chất đă không là “hỗ tương nguyên nhân”.

 

Giáo dục là truyền bá kiến thức, phương pháp và kinh nghiệm. Giáo dục có mục đích phát triển con người và xă hội. Hệ thống và phương pháp giáo dục luôn luôn được sửa đổi để giúp thế hệ sau tiếp nối những ǵ thế hệ trước đă hoàn thành và cải tiến. Nhưng thực tế đă không xảy ra như vậy.

 

Khi đời sống càng văn minh nhờ khoa học kỹ thuật tiến bộ th́ sự kiếm ăn, cư trú, bệnh tật được cải thiện. Nhưng ḷng tham và ham vui th́ kẻ may mắn (quốc gia giàu) có đầy đủ, lo hưởng thụ hay làm giàu hơn nữa thay v́ giúp người kém may mắn (quốc gia nghèo). Đến thời đại toàn cầu hóa (globalization) th́ mới thấy trách nhiệm cường quốc như thế nào (từ người dân cho tới chính quyền). Sự thay đổi khí hậu và môi sinh cho thấy để thay đổi quan niệm sống của con người (cá nhân cho đến thế giới) không thể xảy ra nhanh được khi Tâm-Ư-Thức của mỗi người kết tụ khác nhau. Giáo dục là tiến tŕnh lâu dài. Một chút sai lầm theo thời gian sẽ trở thành gánh nặng lôi kéo Tính-Tâm-Thân-Mệnh vào một trạng thái khó sửa đổi. Bạn đổ thừa là “tại số (Mệnh) xui”?

 

Có khi nào bạn tự hỏi:

Tại sao tôi sinh ra lành lặn, đẹp đẽ, khôn ngoan, thông minh...?

 

Tại sao những người khác xấu xí, bệnh tật, khờ dại...?

 

Tôi sẽ làm ǵ với người khác xung quanh tôi?

 

Vậy th́:

Tôi sẽ hưởng thụ những ǵ tôi có và làm cho nó nhiều hơn v́ những người khác không biết khai thác v́ “trời” cho tôi được như vậy?

 

Tôi sẽ phải tranh đấu để được như người ta. Tôi sẽ không ngần ngại làm bất cứ điều ǵ để có những ǵ tôi muốn. Tại sao tôi phải chịu thua thiệt khi người khác chèn ép, tranh đoạt quyền lợi là những ǵ tôi muốn?

 

Nhưng nền giáo dục của xă hội đang có sẽ hướng dẫn bạn như thế nào trong những trường hợp kể trên?

Mỗi dân tộc, quốc gia, văn hóa...có nền giáo dục khác nhau nhưng nói chung vẫn là của lớp người đi trước truyền lại cho lớp sau. Nhưng có đôi khi, lớp đi sau chọn một ngă rẽ, mở hướng đi mới không theo lề lối cũ nữa (mà có người gọi là “cách mạng”).

 

Có người kể chuyện: một đứa trẻ sống trong rừng với bầy khỉ và cư xử giống như khỉ. Khi có người thám hiểm đem đứa trẻ về đời sống loài người th́ trở thành người. Đó là sự hội nhập xă hội, đời sống mới. Người xem truyện th́ cho là đứa trẻ may mắn sống với thế giới văn minh nhưng có ai hỏi đứa trẻ là đứa trẻ sẽ chọn lối sống nào nếu không bị ép buộc?

 

Loài người (Homosapien) khi kết thành xă hội là nhu cầu tự nhiên để chống lại thiên nhiên, thiên tai.... Nhưng khi xă hội loài người bắt đầu phát triển để văn minh th́ trong tiến tŕnh đó con người đánh mất Nhân Bản, Nhân Tính, Nhân Cách. Khi trải qua mỗi thế hệ th́ những nhà “giáo dục” cải tiến chương tŕnh. Và tùy theo tầm nh́n của họ, họ vẽ ra con đường dạy dỗ lớp người đi sau. Có nơi trở nên tốt hơn (Nhật, Bhutan) nhưng đa số thời gian rơi vào sai lầm khi người dân trở thành công cụ của nền kinh tế vật chất: Kinh tế chỉ huy biến con người thành bộ máy sản xuất. Kinh tế thị trường biến con người thành bộ máy tiêu thụ.

 

Con người mất Nhân Tính khi Nhân Quyền là tṛ chơi chính trị.

 

Khi thành lập Hiến Pháp, các nhà sáng lập thường đưa ra những ư nghĩa tốt đẹp để lôi cuốn mọi người tham dự. Tại thời điểm đó, mọi người như nhau. Sau khi thành lập quốc gia qua Hiến Pháp th́ xă hội bắt đầu phát triển và các nhà lănh đạo cho rằng đă đi đúng đường và nghĩ rằng kinh tế phồn thịnh sẽ giúp xă hội tăng trưởng. Vấn đề giáo dục con người để sống như “Người” đă bị bỏ rơi khi lớp trẻ được giáo dục để theo đuổi những ǵ thế hệ trước đang làm: nếu đă giàu th́ phải giàu hơn, nếu nghèo th́ phải giàu như thiên hạ. Nhiều thế hệ lớn lên dưới danh nghĩa: dân chủ, tự do, nhân quyền nhưng không hề biết “nó” là ǵ?

 

Tội ác xảy ra có nghĩa là giáo dục thất bại.

 

Khi mối liên hệ Nam-Nữ vẫn c̣n xảy ra nạn hiếp dâm.

 

Khi con người sống dưới bất kỳ chế độ chính trị hay tôn giáo mà c̣n xảy ra nạn giết người.

 

Khi xă hội c̣n người đói, kẻ ăn quá nhiều, hoang phí thực phẩm và tàn phá thiên nhiên.

 

Tất cả chứng tỏ giáo dục đă thất bại để nối kết: Con người-tự nhiên-xă hội.

 

Thuở con người c̣n thiếu văn minh th́ mỗi nơi, tùy hoàn cảnh, con người phát triển khác nhau và tranh chấp về vật chất dẫn đến chiến tranh phát triển Tánh Ác đến cực độ. Theo thời gian, tiến hóa đối lập thống nhất khiến con người hiểu biết hơn về thế giới. Kiến thức của loài người cho biết về thân phận con người trong thế gian hữu hạn và các nhà hiền triết đă lên tiếng cảnh cáo về lối sống thiếu đạo đức có thể đưa đến hủy diệt nhân loại. Nhưng thay v́ giáo dục con người để sống Nhân Bản th́ nền giáo dục “vật chất” vẫn lôi kéo con người vào các cuộc tranh chấp vô tận. 

 

 

Khi Giáo Dục Thất Bại (P2)

Trần Công Lân

Tháng 4 năm 2023 (Việt lịch 4902)

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính