Đảng và Quyền

(P1)

 

Trần Công Lân

 

 

Sự tranh chấp về lănh đạo giữa đảng Cộng Ḥa và Dân Chủ tại Mỹ cho chúng ta bài học ǵ về sinh hoạt dân chủ cho Việt Nam (VN) tương lai? Cộng sản Việt Nam (CSVN) cũng tuyên bố có “dân chủ” qua bầu cử, có quốc hội, ṭa án, thay đổi lănh đạo sau mỗi nhiệm kỳ, thanh trừng tham nhũng.... Nếu chúng ta không đưa ra những khác biệt rơ rệt giữa “dân chủ” của CSVN và dân chủ chúng ta muốn thực hiện th́ khác ǵ đánh bùn sang ao?

 

Sinh hoạt chính trị dân chủ đ̣i hỏi phải có tổ chức: đảng chính trị. Đảng chính trị khác đảng cách mạng v́ phải tôn trọng hiến pháp, luật bầu cử và các phương thức sinh hoạt chính trị mà luật pháp cho phép. Đă là tổ chức th́ đảng phải có lư thuyết, tổ chức, phương thức sinh hoạt. Đảng trưởng (hay chủ tịch) phải là người có khả năng lănh đạo, thuyết phục nhân tài. Đảng viên là người tham dự, dấn thân sinh hoạt đảng. Cảm t́nh viên là người ủng hộ đảng nhưng không bắt buộc tham dự mọi sinh hoạt. Khi chưa cầm quyền th́ đảng có ảnh hưởng quần chúng nhưng không có quyền đảng sẽ làm ǵ? Trách nhiệm chỉ giới hạn phạm vi tổ chức và cá nhân. Khi cầm quyền th́ không phải chỉ những người ứng cử, đắc cử, nắm chức vụ chính quyền mới có trách nhiệm mà ngay cả đảng viên không là viên chức chính quyền các cấp cũng có trách nhiệm thực hiện những ǵ đảng chủ trương khi tranh cử.

 

Do đó đảng chính trị phải có chính sách (lư thuyết) thống nhất, nhân sự ḥa đồng, kế hoạch thích hợp. Tại các nước dân chủ Tây phương, tuy có nhiều đảng nhưng các đảng thực sự có chính sách khác nhau hay chỉ là khẩu hiệu. Tên đảng (Tự Do, Lao Động, Bảo Thủ, Dân Chủ Thiên Chúa Giáo...) không nói lên được chủ trương (hay đường lối) của đảng.

 

Nếu đảng (tổ chức) chỉ là phương tiện của những người có quyết tâm đóng góp cho xă hội về sinh hoạt chính trị th́ phương tiện đó sẽ khác nhau ra sao? Hiến pháp không giới hạn là phải có bao nhiêu đảng nhưng không thể cân bằng sinh hoạt chính trị qua lưỡng đảng để rồi rơi vào thế “chụp mũ”: không theo A tức là theo B. Người Việt sống thời 1930-1945 đă bị chụp mũ “nếu không theo cộng sản là tay sai Pháp” và dân tộc Việt kẹt giữa 2 lằn đạn. Đến thời 1954-1975 th́ không theo quốc gia là theo cộng sản. Vậy những ai không chấp nhận cả hai sẽ không có lối thoát. V́ đó không phải là “đối lập thống nhất” hay “hỗ tương nguyên nhân” mà chỉ là đối chọi tiêu diệt đối phương để độc quyền (độc tài).

 

Hiến pháp nào cũng nói quyền lợi dân tộc, bảo vệ và xây dựng tổ quốc. Đảng chính trị nào cũng kêu gọi ḥa b́nh, hạnh phúc, no ấm, thịnh vượng.... Nhưng không ai nói sẽ làm sao, làm như thế nào và ngay cả nhân sự cũng không tiết lộ là có những ai, khả năng ra sao. Nếu một công ty muốn bán hàng (sẽ sản xuất) th́ ít nhất phải cho biết ban lănh đạo có ai, chuyên viên có kinh nghiệm, thành tích ra sao th́ khách hàng mới chú ư và các nhà đầu tư mới bỏ vốn. Cũng như lănh đạo đảng phải có đường lối, chính sách, lư thuyết để thu phục nhân tài tiếp tay phát triển và phổ biến đến quần chúng chứ không thể chỉ dùng vài khẩu hiệu tranh cử để nắm quyền.

 

Sự khác biệt để cạnh tranh vai tṛ nắm chính quyền điều khiển đất nước trong nhiều năm không thể quảng cáo với khẩu hiệu mù mờ “làm đất nước vĩ đại (Make America Great Again” hay “nước ta là trước hết” (America first). Hoặc bảo vệ giá trị tốt đẹp, truyền thống  hay “tiến bộ, b́nh đẳng, công bằng” hay muốn xă hội phải như thế này hay thế kia. Đó chỉ là ngọn không phải gốc.

 

Gốc là dân. Dân là người

 

Từ Nhân quyền đến Dân quyền tạo nên Chính quyền hay từ Chính quyền (dùng bạo lực) ấn định dân quyền và nhân quyền? Quyền hay khả năng hành động của một cá nhân như (giống, bằng) nhau nhưng khi vượt quá phạm vi cá nhân (va chạm tới người và vật khác) th́ dùng lực. Trong thiên nhiên con thú dùng lực (mạnh, dữ) để sống c̣n nhưng đối với loài người th́ dùng trí (luật) đặt nền tảng đem lợi ích cho xă hội.

 

Con người xây dựng nền văn minh, văn hóa nhưng trên đà phát triển con người quên gốc Nhân bản v́ chạy theo quyền và lợi. Tham nhũng (hay Tham-Sân-Si) đều có trong mọi người. Con người cần tu dưỡng để ngăn chận cái xấu-ác nổi dậy. Không tu dưỡng th́ khi có quyền sẽ dẫn đến tham nhũng. Mọi người đều cần tu dưỡng. Những người dấn thân vào cách mạng, chính trị phải là tiên phong mở đường cho quần chúng theo sau v́ xây dựng đất nước phải có dân tộc. Mỗi dân tộc phải tu dưỡng để sống ḥa đồng với nhau th́ ḥa b́nh thế giới mới tồn tại chứ không do Liên Hiệp Quốc kêu gọi, biểu quyết. Quyền (rights) do luật lệ quy định. Xă hội loài người mới nói đến quyền: hành động được luật định. Quyền lực (power) là sức mạnh loài thú dựa trên luật rừng. Con người gia nhập xă hội là chấp nhận quy luật xă hội. Để chọn đại diện điều hành xă hội, con người lập đảng là nhóm người quyết tâm theo đuổi nhiệm vụ lănh đạo quốc gia. Có Tâm phải có Trí và Đức.

 

Đảng chính trị sẽ xây dựng con người như thế nào? Các nhân vật lănh đạo đảng có thể hiện được giá trị con người (Nhân Bản, Nhân Quyền) qua lời nói, hành động; và các cán bộ có tiếp thu, phát triển những giá trị mà đảng đưa ra để kêu gọi quần chúng tham dự. Dân chúng ủng hộ th́ đảng sẽ cầm quyền. Nhân sự có giá trị, khả năng th́ phát triển quốc gia theo Thời và Thế mà không phải quảng cáo tự do, dân chủ, ḥa b́nh, hạnh phúc, no ấm... hay chống tham nhũng, bảo vệ dân nghèo, phát triển kinh tế.... Khi nhân sự của đảng có tài đức th́ sẽ không tham nhũng v́ quyền lực đưa đến tham nhũng (quyền lợi). Chống tham nhũng không phải bằng h́nh phạt hay truy tố mà bằng khả năng tu dưỡng của cán bộ đi với chế độ phân công, phân lợi, phân mệnh.

 

Nếu tổ chức (đảng) không khác nhau. Nhân sự (có tu dưỡng) không khác nhau. Mục đích phục vụ đất nước, dân tộc không khác nhau. Vậy th́ chỉ có đường lối, chính sách, kế hoạch khác nhau mà thôi. Vậy trước khi nắm quyền điều hành đất nước th́ đảng sẽ làm ǵ để đem lại niềm tin (chuẩn bị) cho quần chúng là chính sách, đường lối của đảng sẽ thực sự có kết quả? Cái ǵ sẽ bảo đảm giá trị của kế hoạch đó? Một khi đảng nắm quyền mà đổi ư th́ người dân có thể làm ǵ được?

 

 

Đảng và Quyền (P2)

Trần Công Lân

Tháng 6 năm 2024 (Việt lịch 4903)

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính