Dân T

(Phần 1)

 

Trần Công Lân

 

 

Từ thời Phan Chu Trinh đă nhắc đến việc nâng cao dân trí. Một trăm năm sau, thời đại Internet với điện thoại cá nhân có giúp ǵ cho việc nâng cao dân trí tại VN và trong cộng đồng Việt Nam (CĐVN) hải ngoại?

 

Kiểm điểm các tin tức qua giới truyền thông Mỹ, Việt th́ có lúc khen dân chúng bây giờ khôn ngoan nên các nhà chính trị, con buôn khó qua mặt cho nên mới có câu "khách hàng luôn luôn đúng"; cho nên dưới "triều đại" của  tổng thống Mỹ nào th́ dân chúng cũng không hài ḷng, phàn nàn rằng "quốc gia đi sai đường" (the nation on a wrong track).

 

Tuy vậy, nước Mỹ vẫn tiếp tục tiến tới và kéo thế giới chạy theo. Và con đường đúng (right track) là thế nào th́ không thấy ai nói tới trong mùa bầu cử. Vậy th́ dân đúng (wrong track) hay lănh đạo đúng?

 

Có thực sự là dân trí Mỹ cao (hay thấp) so với sự tiến bộ của quốc gia (hay thế giới). Rồi th́ dân Mỹ gốc Việt chạy theo sự tiến bộ th́ đó là đúng (right track/direction) hay sai (wrong track/direction)?

 

 

Xă hội

 

Chúng ta thấy xă hội Mỹ có đủ vấn đề và kéo dài qua bao mùa bầu cử. Từ giáo dục, thầy cô bỏ dạy v́ lương thấp, làm việc nhiều giờ mà tŕnh độ học sinh ngày càng sa sút. Qua bao thay đổi th́ tŕnh độ học sinh Mỹ vẫn chưa lên được 10 hàng đầu thế giới. Trộm cướp, giết người, đụng xe, bạo hành trong gia đ́nh, trường học vẫn tăng gia cho dù bất cứ đảng nào (Dân Chủ hay Cộng Ḥa) cầm quyền. T́nh trạng vô gia cư, thiếu ăn, bỏ bê con cái vẫn xảy ra cho dù các cơ quan xă hội, từ thiện hoạt động tối đa. Chỗ nào cũng cần người làm nhưng đầu đường nào cũng có người đứng xin tiền. Vậy dân trí Mỹ cao hay thấp?

 

 

Kinh tế

 

Chuyện ngân sách thâm thủng và mức vay nợ vẫn tăng tưởng chừng có thể làm sụp đổ kinh tế Mỹ bất cứ lúc nào nhưng rồi khoa học kỹ thuật vẫn tiến tới kéo kinh tế Mỹ và thế giới chạy theo. Thiếu nhân công nhưng việc làm lúc nào cũng có. Vật giá cứ tăng và đồng lương vẫn tụt lùi phía sau. Đời sống thiếu an ninh nhưng người di dân bất hợp pháp vẫn tràn vào nước Mỹ. Cán cân mậu dịch vẫn chênh lệch nhưng hăng xưởng vẫn sản xuất và người tiêu thụ tiếp tục ăn xài, du lịch cho dù không đồng ư  với chính sách của nhà nước bất kể đảng nào cầm quyền. Vậy th́ sai lầm từ đâu? Người dân hay lănh đạo?

 

 

Chính trị

 

Đă có một thời, mọi người nhắc đến giới hạn nhiệm kỳ của các vị dân cử, kể cả ṭa án cũng như ngân sách tranh cử nhưng rồi mọi việc vẫn như cũ. Cũng như chuyện lưỡng đảng tranh chấp khiến người dân kêu gọi lập đảng thứ ba hay thay đổi hiến pháp về việc sử dụng súng, phá thai, kỳ thị... nhưng tất cả chỉ là đề tài cho các ứng cử viên tranh căi trong mùa bầu cử cho đến khi thắng cử th́ mọi việc lại trở lại như cũ. Nếu nói là dân chủ th́ Mỹ là nhất nhưng xem ra ư dân chỉ là tṛ đùa dân chủ. Vậy th́ dân trí Mỹ cao hay thấp? Và rồi dân trí của người Mỹ gốc Việt th́ thấp hay cao?

 

 

Giáo dục

 

Nói đến dân trí là nói đến giáo dục. Nước Mỹ có nhiều thư viện nhất thế giới. Dân Mỹ đọc sách nhiều hơn các dân tộc khác. Nước Mỹ có nhiều nhân tài và phát minh nhất thế giới. Giới truyền thông Mỹ mạnh và rộng hơn các quốc gia Tây phương. Thông tin cũng là h́nh thức đem kiến thức đến cho mọi người tuy rằng đôi khi đó chỉ là nhồi sọ, tuyên truyền khéo léo qua h́nh thức quảng cáo. Tâm lư học đă được khai thác tối đa trong kinh tế thị trường để kích thích, khêu gợi ḷng ham muốn của con người. Và giới dân nghèo là dễ bị dụ dỗ nhất. Tuy rằng hệ thống giáo dục có trường lớp ngành nghề cho đủ mọi giới có quyết tâm theo học, có chọn đúng ngành nghề để theo và thành công lại là chuyện khác. Nhưng giáo dục không phải là tới trường hay có bằng cấp cao, nhiều. Giáo dục c̣n là tự học hỏi, t́m hiểu để chọn con đường, giải pháp có ích lợi cho cả cá nhân lẫn xă hội. Đó mới là dân trí.

 

 

Lời nói và hành động

 

Con người lập ra xă hội nên tương quan giữa cá nhân và xă hội là hai chiều (hay ṿng tṛn). Người dân lập ra chính quyền (tư bản hay cộng sản). Chính quyền điều hành và thiết kế nhân sinh. Khi chính quyền làm không đúng ư dân th́ dân phản ứng bằng nhiều cách: biểu t́nh, nổi loạn hay âm thầm phản ứng ngược ư muốn của kẻ cai trị: di dân, tỵ nạn hay không đẻ. Một quốc gia không có dân hay dân số suy giảm th́ chính quyền sẽ thất nghiệp. V́ sao các nước giàu (tư bản) có sinh xuất giảm trong khi các nước nghèo th́ dân số cứ tăng mặc dù không đủ ăn, vệ sinh, trường học?

 

Vậy th́ các nhà lănh đạo sẽ giải quyết vấn đề dân trí ra sao?

 

Dân trí có thể nào là sự im lặng? Dân trí phải được thể hiện bằng lời nói và hành động. Khả năng và thời gian của mỗi người có giới hạn. Do đó sự đóng góp trong xă hội cần được phân phối đều ḥa. Người dân có thể nghĩ khác và người lănh đạo chính quyền có thể nghĩ khác tuy là cùng một vấn đề, theo tinh thần dân chủ th́ vẫn là đa số và thiểu số nhưng để sự thảo luận được rốt ráo th́ cần tầng lớp trung gian. Đó là các giới chuyên môn và giới truyền thông.

 

Nếu sự thực và lương tâm không được tôn trọng th́ chẳng bao giờ có công bằng xă hội. Khi quyền tự do ngôn luận được đặt lên hàng đầu nhưng không có kỷ cương để ngăn chận sự nói láo từ mỗi người th́ rối loạn đă có sẵn trước khi nói đến dân chủ hay thảo luận. Khi hiến pháp cho phép cá nhân được tự do ngôn luận, kể cả nói láo với người khác, với tập thể mà không bị phạt vạ, nhưng nếu công ty nói láo với khách hàng th́ sẽ bị phạt nặng.

 

Khi giáo dục đứa trẻ trong gia đ́nh đă không đặt nặng trách nhiệm và bổn phận của nó về mối tương quan giữa cá nhân và xă hội qua ngôn ngữ, hành xử mà chỉ khuyến khích giấc mơ với quyết tâm theo đuổi th́ tương lai của xă hội sẽ ra sao? 50 đứa trẻ làm tốt có bù trừ với 50 đứa trẻ làm xấu cho xă hội? Xă hội Nhật và Mỹ là 2 bài học về dân trí đáng cho chúng ta suy nghĩ.

 

Tại các nước dân chủ th́ kinh tế thị trường được chính quyền theo đuổi. Lợi nhuận và hưởng thụ khiến người dân lo kiếm tiền và hưởng thụ v́ nền giáo dục và thông tin hỗ trợ cho mục đích đó. Trách nhiệm gia đ́nh về nuôi trẻ là gánh nặng nên nạn phá thai xảy ra và gặp chống đối từ tôn giáo. Tôn giáo thay v́ xây dựng con người lại hóa thành lực gây xung đột xă hội. Vậy kêu gọi hay giúp dân làm giàu, hưởng thụ có phải là mục đích của dân trí không? Cơm no áo ấm để con người xây dựng xă hội hay để cá nhân hưởng thụ?

 

Ngược lại tại các nước nghèo th́ kinh tế không phát triển, việc làm không có, dân không đủ ăn th́ tôn giáo lại là lư do để tăng gia dân số v́ không có kế hoạch gia đ́nh: hạn chế sinh đẻ hay v́ muốn gia tăng số tín đồ?

 

Muốn cho dân hiểu t́nh trạng đất nước và kế hoạch của chính phủ cho tương lai th́ giáo dục không phải chỉ một chiều (từ chính quyền xuống dân) mà đa chiều. Giáo dục cha mẹ, phụ huynh. Giáo dục trẻ em từ gia đ́nh đến học đường, xă hội. Giáo dục cả nước qua giới truyền thông. Giáo dục viên chức chính quyền về tôn giáo và thế giới. Cuối cùng là tôn giáo: làm sao đối thoại với hệ thống giáo quyền (có ảnh hưởng toàn thế giới?) một khi giới lănh đạo tôn giáo (trực tiếp hay gián tiếp) ủng hộ việc tăng gia dân số đồng nghĩa với gia tăng tín đồ để âm mưu thống trị thế giới qua giáo quyền? Dân chủ mà c̣n lệ thuộc tôn giáo th́ đó là "Giáo chủ" chứ không c̣n nhân chủ nữa.

 

Dân trí là giải phóng con người, là giáo dục con người để tự chủ, tự do, độc lập trong suy nghĩ và hành động, vượt lên khỏi tầm mức, lối nh́n của chính quyền và giáo quyền để thấy thế nào là nhân bản, nhân quyền, nhân chủ mà không bị xuyên tạc, chi phối của tầng lớp trung gian (giới truyền thông, các nhà b́nh luận, tiên tri, kinh tế, chuyên gia) lợi dụng tâm lư quần chúng, xă hội để khuynh đảo, làm lợi qua các thống kê, quảng cáo, bảo hiểm.... Để vượt thắng cuộc chiến tranh tâm lư th́ con người phải có triết lư sống vượt lên trên những cám dỗ, đe dọa tầm thường mà chính quyền hay giáo quyền áp dụng cho xă hội.

 

Điều đó không phải dễ khi chính trị biến triết học thành chủ nghĩa và tôn giáo biến triết học thành giáo điều. Nhưng chính quyền và giáo quyền đều do con người tạo ra. Có thể nào con người đều chỉnh những hệ thống đă suy thoái?

 

Như vậy mọi cuộc cách mạng đ̣i hỏi khai thông dân trí. Sự suy nghĩ của mỗi con người về cách mạng xă hội chính là cuộc cách mạng phát xuất từ bản thân của mỗi cá nhân về: sống-chết, ham muốn, trách nhiệm, niềm tin, tự chủ, nhân bản... một khi các điều kiện của cá nhân được đả thông th́ những đ̣i hỏi về nhân quyền, b́nh đẳng, công lư, dân chủ, cơm áo...sẽ được giải quyết không phải chỉ giới hạn một dân tộc, quốc gia mà là toàn thế giới giữa người và người.

 

Nếu hỏi về những nhu cầu trong cuộc sống th́ có thể nói mọi người đều giống nhau: tự do, dân chủ, nhân quyền, b́nh đẳng, công lư, cơm áo, an sinh xă hội... nhưng nếu đ̣i hỏi sự đóng góp, tham dự, hy sinh th́ sẽ có người thoái thác v́ nhiều lư do: niềm tin, tổ chức, phương pháp.... Nhưng cũng có thể đó là biến chứng của dân trí.

 

 

Trần Công Lân

Tháng 6 năm 2023 (Việt lịch 4902)

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính