Cộng Đồng Việt Nam và chính trị Mỹ

(P1)

 

Trần Công Lân

 

 

Sau gần 50 sống trên đất Mỹ, người Việt (hay Mỹ gốc Việt) học được ǵ qua sinh hoạt dân chủ? Là một trong ba cộng đồng thiểu số tại Mỹ chống lại quê hương đang bị cai trị bởi chế độ cộng sản (c̣n lại là Trung Hoa và Cuba). T́m hiểu về sinh hoạt dân chủ cũng là ước mơ xây dựng nền dân chủ tương lai trên quê hương sau này. Nhưng hiện t́nh Cộng Đồng Việt Nam (CĐVN) tham dự sinh hoạt chính trị Mỹ đă nói lên điều ǵ?

 

I . Truyền thông

 

Trong phạm vi địa phương

 

CĐVN có rất nhiều trang mạng, đa số là do một (one man show) hay vài người phụ trách và chú trọng chuyện xảy ra tại VN hơn là địa phương đang sống. C̣n các báo trong CĐVN có hai loại (1) chỉ chú trọng quảng cáo, tin tức là cóp nhặt trên mạng, truyện nhảm và không chịu trách nhiệm thông tin đúng, sai. (2) Có chủ nhiệm, chủ bút, kư giả, phóng viên chạy tin, phỏng vấn... tin tức, bài vở có kiểm soát nhưng phần b́nh luận vẫn c̣n phải học hỏi. Đài phát thanh và truyền h́nh cũng vậy chỉ khác là có lời nói, h́nh ảnh xuất hiện cho bà con thưởng thức. Đặc biệt là có phần mời các nhân vật “chuyên gia” để thảo luận các đề tài thời sự nóng bỏng. Tiếc rằng các “chuyện gia” có tŕnh độ chuyên môn nhưng thiếu tŕnh độ lư luận (phải chăng v́ VN không chú trọng đến triết học?). Cả đôi bên người hỏi và trả lời nhiều khi không giữ được đâu là gốc, ngọn của vấn đề. Nhất là khi b́nh luận th́ thiếu cân bằng v́ chỉ nh́n một chiều, nặng thành kiến, chủ quan, nhiều cảm xúc, thiếu chuẩn bị.... Đă là thông tin để hướng dẫn quần chúng mà vẫn không chịu học tập, cải tiến (cho dù đă thay đổi rất nhiều so với thời 1980s) so với xă hội Mỹ sau 5, 10 năm thay đổi rất nhiều.

 

Trên phạm vi quốc tế

 

Trong khi các CĐVN tại các quốc gia khác chú trọng đến thay đổi chính trị tại Mỹ th́ CĐVN tại Mỹ lại chú trọng đến chuyện VN, chiến tranh tại Miến Điện, cách mạng tại các nước Trung Đông.... Pháp và Mỹ là hai nước có trách nhiệm liên quan đến cuộc chiến tại VN. Vấn đề này sẽ được đề cập khi VN trở lại với sinh hoạt dân chủ. CĐVN tại hai quốc gia này cần tham dự vào sinh hoạt chính trị địa phương để có tiếng nói sau này. Sự học tập sinh hoạt dân chủ cũng sẽ giúp VN xây dựng dân chủ khi không c̣n cộng sản. Sự lên tiếng của CĐVN tại Pháp, Úc về sinh hoạt chính trị Mỹ hoàn toàn không thích hợp nếu không nói là sai lầm, thiếu sót, thơ ngây. Bài học 1980s khi CĐVN tại Mỹ, Pháp giải quyết vấn đề VN đă cho thấy tinh thần cục bộ, thiếu kiên nhẫn trong sinh hoạt chính trị. Đến bao giờ chúng ta có thể nói thẳng với nhau về tương lai VN? Là một nước nhỏ trong vùng Đông Nam Á với cộng đồng hải ngoại nhỏ trong quốc gia lớn th́ chúng ta có tầm nh́n quốc tế như thế nào? Chúng ta chê cộng sản Việt Nam đu dây giữa Mỹ-Trung Cộng nhưng lập trường của chúng ta ra sao?

 

 

II . Sinh hoạt chính trị

 

Gián tiếp

 

Chuyện tranh cử tại địa phương rơi vào hai loại (1) tại cấp quận hạt tiểu bang th́ là chuyện cá nhân: ai thích nhập cuộc th́ bà con đồng hương ủng hộ, thiếu tổ chức, học tập, gây quỹ như các cộng đồng bạn. (2) Cấp liên bang lại càng đơn độc hơn v́ CĐVN có bao giờ  thảo luận về chính trị Mỹ sẽ đi về đâu khi chưa hiểu chính sách của đảng Cộng Ḥa (CH) hay Dân Chủ (DC). Ứng cử viên nhập cuộc v́ yếu tố Mỹ hơn là Việt. Các tổ chức chính trị VN không quan tâm hay quan tâm không tới về chính trị Mỹ. Sự xung đột theo Cộng Ḥa hay theo Dân Chủ từ 1980s đến nay vẫn chưa rơ rệt: CH hay DC có công hay tội trong chiến tranh VN? Với tỵ nạn? Quy tội cho một vài chính khách A hay B của đảng X hay Y có đúng không (xét theo cái nh́n của người Việt hay Mỹ gốc Việt)? Nếu tham dự chính quyền Mỹ th́ sẽ giải quyết chính sách ngoại giao Mỹ về VN như thế nào? Có bao giờ và bao nhiêu người Việt nghiên cứu về chính sách ngoại giao của Mỹ, đặc biệt về Á Châu? Nếu trong nội bộ CĐVN không bảo nhau được th́ ra ngoài (các cộng đồng bạn, cộng đồng Mỹ) nói th́ ai sẽ nghe? Sự thống nhất ư kiến kiểu cộng sản sẽ không có nhưng nếu có 2 khuynh hướng (chống hay ủng hộ, nhanh hay chậm...) th́ ít nhất cũng phải rơ ràng, mạch lạc qua tranh luận. Khác ư kiến là thường nhưng không phải là tiếp tay cho cộng sản (liên minh hay ḥa hợp, ḥa giải).

 

Trực tiếp

 

Đă có những cá nhân Mỹ gốc Việt tham dự sinh hoạt chính trị Mỹ, nhưng đó là cá nhân, không có sự tham dự ủng hộ của CĐVN hay yểm trợ từ các tổ chức chính trị VN  v́ chính các tổ chức này cũng chẳng có sách lược, kế hoạch. Ngay tại các địa phương có CĐVN th́ đại diện Mỹ gốc Việt trong các cơ chế chính quyền có tăng nhưng sự tham dự theo hệ thống đảng chính trị Mỹ khi chọn ứng cử viên đảng ṿng sơ bộ (primary) chưa có bao nhiêu người tham dự. Đa số cử tri Mỹ gốc Việt chỉ bỏ phiếu khi ứng cử viên đảng vào ṿng chung kết. Các chính trị gia này có đem lại sự hiểu biết về chủ trương của đảng mà họ đang theo đến với CĐVN hay phó mặc cho may rủi?  Nếu chúng ta không hiểu sinh hoạt chính trị theo hệ thống lưỡng đảng th́ sau này VN sẽ rơi vào vết xe đổ.

 

Ưu khuyết điểm của hệ thống lưỡng đảng như thế nào? Chính sách chủ trương của đảng đúng sai chỗ nào? Tại sao không đa đảng? Đa đảng th́ các đảng khác nhau chỗ nào hay chỉ là tranh quyền lực? Hăy nh́n lại các đảng của thời Việt Nam Cộng Ḥa (VNCH) có ǵ khác nhau cho đến bây giờ? Nếu CĐVN tham dự các cuộc bầu cử th́ bạn sẽ chọn ứng cử viên bạn thích hay v́ chính sách của đảng? Ưu tiên của nước Mỹ là ǵ? Bạn có đồng ư với “quyền lợi Mỹ”  qua sự lănh đạo của đảng A hay B không? Bạn muốn đóng góp cho nước Mỹ qua chính trị, vậy th́ thái độ, quan điểm của bạn ra sao? Kể từ thời Trump 2016 sự tham dự của CĐVN ngày càng tăng v́ cảm tính hơn là thực chất. Thật đau ḷng khi cờ VNCH xuất hiện tại Quốc Hội Mỹ ngày 1/6. Nếu chúng ta tiếp tục “dân chủ” v́ cảm tính (emotion) hơn là lư trí th́ thật tội nghiệp cho nước Mỹ.

 

Có bao giờ người dân được hỏi và được các đảng A, B trả lời minh bạch?  Các đảng VN nghĩ sao?

 

Tại Mỹ

 

Tại sao nước Mỹ hùng mạnh nhất sau thế chiến II nhưng lại để Đông Âu rơi vào tay cộng sản? Tham dự chiến tranh Hàn Quốc nhưng lại thất bại tại VN? Chúng ta biết ǵ về cuộc đấu tranh của người da đen đến 1963, vụ án Watergate? Nếu chúng ta vẫn chưa minh bạch về chính sách Mỹ từ 1975-1980 v́ sao Mỹ nhận tỵ nạn Việt là do đảng Cộng Ḥa hay Dân Chủ. Thái độ của đa số người Việt cho rằng CH “chống cộng” và DC “phản chiến” là ấu trĩ, mù quáng, thành kiến... (bạn đang sống trên đất Mỹ hăy đặt ḿnh vào vai tṛ công dân Mỹ). Hăy t́m hiểu mặt trái, phải của vấn đề mà chính người dân Mỹ cũng phải chờ vài thập niên sau th́ sự thật mới biểu lộ (thí dụ: Reagan thay đổi kinh tế Mỹ như thế nào? Sự thật về chiến tranh Mỹ tại Iraq, A Phú Hăn?).

 

Mỹ là quốc gia tạp chủng của người di dân, đa số là da trắng từ Âu Châu. Xă hội Mỹ khuyến khích những người năng động, có sáng kiến, dám làm nên phát triển nhanh. Luật pháp và trật tự do chính quyền phụ trách, đạo đức hoạt động của tôn giáo. Giáo dục khuyến khích trẻ em có giấc mơ Mỹ: nổi tiếng, làm giàu.... Khi giới nhà giàu tham dự chính trị để bảo vệ quyền lợi của họ th́ sinh hoạt dân chủ Mỹ bị xáo trộn. Giới vận động chính trị đă lèo lái quốc hội qua luật pháp, chính phủ qua hành pháp và xử luật qua hệ thống ṭa án. Khi dân Mỹ chọn lănh đạo không cần quan tâm đến đời sống cá nhân, tư cách đạo đức miễn làm được việc (qua sự hứa hẹn khi tranh cử) đă tạo cơ hội cho kẻ xấu nắm quyền và gây chia rẽ, rối loạn.

 

Người dân Mỹ muốn nước Mỹ là số một nhưng quyền lợi kinh tế Mỹ được bảo vệ bởi sức mạnh quân sự là chính. Trách nhiệm với an ninh thế giới tùy theo đảng cầm quyền nhưng qua các biến cố 9/11, đại dịch Covid và nạn di dân bất hợp pháp cho thấy một quốc gia không thể chối bỏ vai tṛ của ḿnh trong cộng đồng thế giới cũng như một cá nhân có trách nhiệm với xă hội đang sống. Nhân quyền và nạn kỳ thị vẫn là mối quan tâm của chính quyền Mỹ. Nếu người Việt học tập dân chủ Mỹ th́ Dân Chủ trước, Nhân Quyền sau (hay ngược lại)? Nên nhớ tổ chức Nhân Quyền đă giúp rất nhiều người Việt chống chế độ CSVN thoát tù và định cư tại Mỹ. Thoát nạn độc tài tại VN không có nghĩa sẽ ủng hộ một nhân vật độc tài (hoặc hứa sẽ độc tài ngày đầu tiên (first day) nếu đắc cử) ứng cử tổng thống Mỹ.

 

Hướng về VN

 

CĐVN khác với các cộng đồng thiểu số khác trên đất Mỹ: chống đối lại chính quyền đang cai trị trên đất mẹ. CĐVN thành h́nh v́ dân VN  tỵ nạn bỏ nước ra đi từ 1975 cho tới nay vẫn c̣n. Tuy vậy, đa số người Việt hải ngoại vẫn về VN thường xuyên cũng như gửi tiền về VN giúp thân nhân và đó là số ngoại tệ rất lớn (19 tỷ năm). Đây là vấn đề phức tạp cho các tổ chức đấu tranh: v́ giúp gia đ́nh cũng là đóng góp cho chế độ cộng sản qua mọi h́nh thức bóc lột trong khi ư thức đấu tranh không tác dụng nơi quần chúng VN. Người dân Việt có thể chịu đựng cộng sản nhưng khi ư thức không lối thoát th́ sẽ t́m cách bỏ đi bằng mọi giá. Vậy hướng về VN phải có tổ chức, sách lược và ư chí thực hiện v́ sự cai trị của CSVN kéo dài sẽ phá hủy văn hóa, di tích lịch sử, tinh thần dân tộc nhằm ngu dân th́ cộng sản mới tồn tại để cai trị.

 

Những người lănh đạo CĐVN gặp trở ngại khi kêu gọi bầu cử, tranh cử tại địa phương v́ đa số (gọi là Mỹ gốc Việt) vẫn chưa ư thức về sinh hoạt chính trị khi chọn CH gạt DC chỉ v́ cảm tính “chống cộng” nhưng vẫn về VN làm ăn hay tiếp tay với chế độ cộng sản qua các dịch vụ; thay v́ lên tiếng bênh vực người dân trong nước th́ chỉ v́ tiền nên im lặng. Vậy th́ họ sẽ trả lời sao về câu hỏi “yêu nước, yêu người dân hay yêu tiền?”.

 

Ai cũng hănh diện về một công dân Mỹ gốc Việt có mặt trong Quốc Hội Mỹ nhưng ai là người bỏ tiền, bỏ th́ giờ vận động và bỏ phiếu ủng hộ nhân vật đó? Phải chăng v́ giới truyền thông Mỹ gốc Việt cũng lo kiếm tiền mà quên chính trị với kinh tế đi đôi với nhau. Trong CĐVN có bao nhiêu người quan tâm đến sinh hoạt chính trị, kinh tế địa phương (có liên quan đến bầu cử Mỹ) và bao nhiêu người quan tâm đến chính trị VN (có liên quan đến các tổ chức chính trị VN)? Người trẻ th́ lo gia đ́nh, sinh kế. Người già về hưu th́ thời gian chẳng c̣n là bao trong khi hoạt động chính trị Mỹ hay Việt cũng không thể nào là tṛ giải trí (hobby) để giết thời giờ v́ hậu quả liên quan đến quần chúng. Nếu CĐVN hướng về đấu tranh tại VN mà quên đi hậu thuẫn tại Mỹ th́ chúng ta vẫn chưa học bài học về cuộc chiến VN 1954-1975. Vậy th́ ai sẽ lo vận động chính giới Mỹ và ai lo vấn đề VN?

 

Các tổ chức Đảng chính trị VN hải ngoại không thể vừa gia nhập và điều hành CĐVN vừa lo vấn đề VN v́ nhân sự không có. Nếu để thế hệ Mỹ gốc Việt tham dự, điều hành CĐVN th́ sợ họ sẽ không ủng hộ vấn đề VN theo quan điểm của các đảng. Nếu muốn đổi mới th́ làm sao đổi mới?

 

Cộng Đồng Việt Nam và chính trị Mỹ (P2)

 

Trần Công Lân

Tháng 8 năm 2024 (Việt lịch 4903)

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính