Niềm vui và nỗi buồn

trong một cuộc ra mắt sách

 

Trần Anh Tuấn

 

 

Ngày Thứ Bẩy 26-6-2010 vừa qua, một buổi ra mắt sách được tổ chức tại thành phố San José. Sách được giới thiệu là quyển Nh́n Lại Sử Việt. Tự Chủ I: Từ Ngô Quyền Đến Thời Thuộc Minh (Virginia, Tổ hợp xuất bản Miền Đông Hoa Kỳ, 2009, 295 tr.) của tác giả Lê Mạnh Hùng đến từ Anh quốc.

 

Buổi ra mắt sách đặc biệt về nhiều phương diện. Trái với những buổi ra mắt sách b́nh thường khác, nó quy tụ nhiều khuôn mặt trong chính quyền Nguyễn Văn Thiệu thời VNCH cũng như nhiều khuôn mặt nổi trong cộng đồng gốc Việt miền Bắc California. Trong Ban Tổ Chức và cử tọa hôm ấy, người ta nhận thấy theo thứ tự ABC có Nguyễn Khắc B́nh, Nguyễn Đức Cường, Ngô Đức Diễm, Trần Thanh Điền, Khương Hữu Điểu, Hoàng Cơ Định, Vũ Văn Lộc, Hoàng Đức Nhă, Bùi Duy Tâm, Phan Quang Tuệ, Nguyễn Xuân Vinh, Nguyễn Thượng Vũ... cùng rất nhiều vị khác mà tôi không ghi nhận được danh tính. Nó cũng là một cuộc ra mắt sách mà số ghế không đủ cho người đến tham dự, một điều đáng mừng cho sinh hoạt văn hoá của Thung Lũng Hoa Vàng.

 

Tự chủ I: Từ Ngô Quyền Đến Thời Thuộc Minh là quyển thứ hai trong toàn bộ năm (5) quyển Nh́n Lại Sử Việt của Lê Mạnh Hùng, tác giả mục “Tản Mạn Lịch Sử” trong tuần báo Viet Tide ở Nam California mấy năm nay.

 

Theo tôi đoán định, tác giả có thiện chí đồng thời cũng là tham vọng từ lâu là thực hiện một bộ thông sử Việt Nam để thay thế bộ Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim cách nay hàng thế kỷ. Và để thực hiện ư định đó, ông đă đi đường thẳng, một điều đáng khen ngợi. Tức là, để tạo cho ḿnh một danh nghĩa và uy tín, ông trở lại mái trường đại học dù đă tốt nghiệp Cao Học ở MIT tại Hoa Kỳ từ thập niên 1970 (?).Ông ghi danh theo học chương tŕnh tiến sĩ Sử tại một đại học ở nước Anh dù không qua chương tŕnh Cử Nhân Sử và Cao Học Sử. Quan trọng hơn nữa, ông học Khoa Học Chính Xác vào lúc mới trưởng thành và chỉ quay về với Khoa Học Xă Hội khi tuổi đă xế chiều. Điều này giải thích những bất cập trong các sử phẩm ông viết mà tôi đă nhận thấy và sẽ có dịp tŕnh bầy, dù thực sự là ông đă đạt được học vị Tiến Sĩ Sử Học tại nước Anh. Tôi chờ cho toàn bộ bộ Nh́n Lại Sử Việt năm quyển của tác giả Lê Mạnh Hùng phát hành để có bài phân tích và nhận định đầy đủ và công b́nh với tác giả.

 

V́ thế, bây giờ tôi chỉ muốn đề cập đến một điều hiển nhiên mà sách của ông lúc nào cũng đập vào mắt mọi độc giả.

 

Đó là sự kiện người viết và nhà xuất bản sách luôn luôn quảng cáo Nh́n Lại Sử Việt là sách thay thế bộ Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim. Trang b́a quyển thứ nhất phát hành năm 2007 khẳng định như thế. Trang b́a quyển thứ hai phát hành năm 2009 khẳng định như thế. Ngay đến Thiệp Mời tham dự ra mắt sách năm 2010 cũng khẳng định như thế.

 

Đây là nguyên văn trên các b́a sách và thiệp mời: Sử gia Trần Trọng Kim xem bộ Việt Nam Sử Lược của ông mới chỉ tương đương với một bộ áo vải để “mặc tạm,” chờ một bộ áo lụa do những sử gia dến sau ... Với bộ sử Tổ Hợp do Tiến sĩ Lê Mạnh Hùng viết..., chúng tôi mong là từ nay chúng ta sẽ có được một bộ thông sử Việt Nam đáng tin cậy dùng làm căn bản cho hành trang tri thức của mỗi một con dân Viêt Nam.” (Xin xem h́nh ảnh kèm theo). Nhưng là người đă đọc hai quyển đầu của bộNh́n Lại Sử Việt, tôi không hề thấy dấu hiệu nào chứng tỏ những điều mà tác giả và nhà xuất bản của ông lớn tiếng hô hào.

 

Chẳng hạn về vấn đề trích dẫn tài liệu, Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim có khuyết điểm là cứ nói trống Sử chép...” thay v́ phải cụ thể nêu tên sử phẩm để độc giả có thể tham khảo hay kiểm chứng. Vài thí dụ. Như nơi trang 12 của Việt Nam Sử Lược(In lần thứ hai. Sửa lại cẩn thận. Hanoi, Imprimerie Vĩnh&Thành, 1928): “Nước Âu Lạc. Sử chép rằng Thục Vương hỏi con gái của Hùng Vương thứ 18...” Hay nơi trang 65 của sách đă dẫn: “Cả hai anh em làm vua, sử gọi là Hậu Ngô-vương.”

 

Khuyết điểm này của Việt Nam Sử Lược vẫn thấy bị lập lại trong Nh́n Lại Sử Việtdù sau cả một thế kỷ. Xin lấy vài thí dụ trong Nh́n Lại Sử Việt nơi trang 116: “Thời Lư, sử không chép rơ có như vậy không...” Hay nơi trang 132: “Sử cũ không chép việc triều Lư tổ chức khai thác các mỏ này như thế nào...” Hay nơi hai trang 144-145:“Sử chép rằng vua lấy việc bán quan buôn người làm chính sự... Năm 1163 sử chép rằng... Sử chép rằng năm đó, vua thấy giặc cướp nổi lên như ong...”

 

Và c̣n rất, rất nhiều sử chép...” trong Nh́n Lại Sử Việt của năm 2009 nữa mà tôi không kể thêm, sợ làm nhàm tai độc giả.

 

Tác giả Trần Trọng Kim viết sử chép trong thập niên 1910 th́ ta phải đặt ḿnh vào hoàn cảnh của nền học thuật đương thời để hiểu ư nghĩa của hai chữ ấy trong buổi đầu của thế kỷ XX khác với ư nghĩa của nó trong thế kỷ XXI bây giờ như thế nào.

 

Trần Trọng Kim, sinh năm 1882, sống trong thế giới nho gia và từng viết sách về Nho Giáo tất phải tinh thông Hán văn. Sử phẩm thời bấy giờ không ǵ ngoài những bộ sử chữ Hán do sử quan phụng soạn được mệnh danh là “chính sử” hay đơn giản là “sử.” Tư nhân nếu có viết sử th́ chỉ được coi là “dă sử,” tức là thứ sử của dân gian nơi làng xă. V́ thế mà lời tuyên bố “Sử chép của Trần Trọng Kim, tuy không rơ ràng vẫn phải được hiểu là những bộ chính sử Đại Việt Sử Kư, Đại Nam Thực Lục, Khân Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục...

 

Nhưng hoàn cảnh và học giới của hơn 90 năm sau (1919-2009) phải khác chứ?! Ngày nay, chúng ta không c̣n chính sử hay dă sử nữa. Chúng ta chỉ có sử “hay” và sử “dở” mà thôi, với tổng số hàng trăm hàng ngàn quyển! Thành ra bây giờ mà hậu sinh c̣n viết “sử chép” th́ về h́nh thức tŕnh bầy đă không thay đổi ǵ mà về nội dung lại vô nghĩa, kém hẳn cha ông từ thế kỷ trước.

 

Thế th́ Nh́n Lại Sử Việt làm sao so sánh được với Việt Nam Sử Lược?!

 

Chẳng hạn về thư tịch học. Việc thực hiện thư tịch trong Việt Nam Sử Lược rất sơ sài và thiếu sót. Trong “Những sách dùng để kê cứu” ngay trang sau trang tên sách, Trần Trọng Kim chỉ liệt kê nhan đề của 16 sách chữ Hán và sách quốc ngữ cùng 10 sách chữ Pháp mà tác giả tham khảo. Những ai muốn căn cứ vào danh sách này mà t́m sách được Trần Trọng Kim giới thiệu sẽ rất khó khăn v́ thiếu những chi tiết cần thiết, y hệt như cách thức tác giả Lê Mạnh Hùng giới thiệu sách tham khảo nơi phần “Tài Liệu Tham Khảo” trong Nh́n Lại Lịch Sử, trang 291-292.

 

Một lần nữa, tôi chẳng thấy tiến bộ nào, khi đọc hai quyển sách cách nhau một thế kỷ!

 

Nhà nho Trần Trọng Kim đă không tham khảo cổ sử của người Trung quốc nhưng tác giả Lê Mạnh Hùng đă sử dụng bộ nhị thập tứ sử của phương Bắc để tham khảo cho sử phẩm của ḿnh. Đây rơ ra là một sự tiến bộ mà nếu so sánh th́ sách Lê Mạnh Hùng hơn hẳn và đáng thay thế sách Trần Trọng Kim, như “áo lụa mỹ miều” đáng thay thế “áo vải mặc tạm”? Nếu điều này mà đúng th́ thật đáng mừng, và sử phẩm của tác giả Lê Mạnh Hùng quả thật có giá trị.

 

Nhưng tôi không tin tác giả Lê Mạnh Hùng sử dụng những sách xuất hiện năm 488 như Tống Sử, năm 974 như Ngũ Đại Sử, năm 1053 như Tân Ngũ Đại Sử, năm 1370 như Nguyên Sử, hay năm 1739 như Minh Sử. Tôi tin những sách vừa kể mà ông sử dụng chỉ là những bản in lại mới đây mà thôi.

 

Chi tiết đáng chú ư là tác giả Lê Mạnh Hùng đă chỉ ghi trống tên những sách mà ông tham khảo, nguyên văn: “Các bộ sử triều đại: Ngũ Đại Sử, Tân Ngũ Đại Sử, Tống Sử, Nguyên Sử, Minh Sử...” mà không ghi xuất xứ những sách ấy từ đâu, hay in ấn năm nào. Phải chăng tác giả đă vô t́nh hay cố ư làm một điều theo tôi là đáng tiếc về tư cách của một cá nhân và thiếu sót về phương pháp làm việc của một nhà chuyên môn?!

 

Những sách cổ của Trung quốc đă là tài sản chung của người Trung quốc nên họ đă in lại tất cả một cách vô tội vạ. Trung quốc đă in lại ở nhiều nơi, mà Đài Loan cũng in lại nhiều lần. Theo thông tin của một chuyên viên Hán học là tiến sĩ Nguyễn Duy Chính ở Nam California, những bản in lại ở Đài Loan thường là bản in phồn thể, tức là loại chữ Hán b́nh thường, c̣n bản in lại ở Trung quốc thường là bản in giản thể, tức là loại chữ Hán đơn giản bằng cách bớt nét. Nghĩa là, khi người Trung quốc dù ở Trung quốc hay Đài Loan mà in lại những sách cổ của họ, họ đều chép lại và do đó họ tự do sửa chữa hay thêm bớt nội dung của sách theo ư riêng. Điều này bắt buộc người nghiên cứu nghiêm túc thấm nhuần phương pháp sử khi sử dụng sách nào phải ghi rơ năm in lại sách ấy để khi trích dẫn sách th́ được an toàn, không phải chịu trách nhiệm nếu nội dung sách cổ và sách in lại đă bị sửa đổi. Chứ đừng để độc giả hiểu nhầm là ḿnh sử dụng sách cổ hàng ngàn năm trước!

 

Ngay tựa đề của sách cũng gây nhiều thắc mắc nơi độc giả. Dự án của tác giả và nhà xuất bản là một pho thông sử, tức là một bộ sách về lịch sử của dân tộc Việt Nam từ khởi nguyên cho đến ngày nay, gồm năm (5) quyển mà tác giả đă hoàn tất được bốn (4). Thông sử có tính cách tổng quát, trái với chuyên sử là những pho sách chỉ tŕnh bầy một vấn đề, một nhân vật, một triều đại, hay một thời đại trong lịch sử mà thôi. Những pho thông sử được thực hiện trước đây đều có tựa đề thích hợp với nội dung, như Đại Việt Sử Kư của Lê Văn Hưu, An Nam Chí Lược của Lê Tắc/Trắc, Việt Sử Cương Mụccủa Hồ Tông Thốc, Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim, ngay Phạm Văn Sơn cũng có Việt Sử Toàn Thư... Tất cả những tựa đề này tuy khác nhau, nhưng đều rơ nghĩa là những pho thông sử. Trường hợp tác giả Lê Mạnh Hùng lại khác. Tựa sách cho biết tác giả chỉ “nh́n lại” lịch sử của dân tộc Việt Nam mà thôi. Nh́n lại bất cứ cái ǵ cũng rất hay và cần thiết, v́ nh́n lại đưa đến cái mới và sự tiến bộ. Nhưng nh́n lại chỉ là một động tác, một cách thức, chứ chính nó không phải là sự việc.

 

Nh́n lại khác với viết lại cho mới (tân biên). Một khi tác giả Lê Mạnh Hùng viết năm (5) pho sách về dân tộc Việt Nam từ khởi nguyên cho đến ngày nay th́ c̣n “nh́n lại” ǵ nữa. Bộ sách chính là bộ sử rồi. Dĩ nhiên, “nh́n lại” c̣n có ư nghĩa là “xem xét lại,” hay “nhận định lại.” Nhưng dù với nghĩa nào, sự nh́n lại vẫn chỉ là một động tác.

 

Đặt tựa đề Nh́n Lại Sử Việt là tác giả đă lẫn lộn phương cách với sự việc.

 

Sau khi Việt Nam Sử Lược xuất hiện cả 100 năm trước đây th́ chúng ta ngày nay, từ học sinh sinh viên đến giới phụ huynh và nói chung là tất cả người Việt, ai mà không muốn có một bộ thông sử khác thay thế để ḍng lịch sử Việt Nam được liên tục, và đầy đủ rơ ràng cho mỗi con dân gốc Việt làm kim chỉ nam trong cuộc sống. Tại hải ngoại trong những năm gần đây đă có nhiều cố gắng của một số nhà biên khảo có thiện tâm và thiện chí bắt tay vào dự án này. Chính tác giả của Nh́n Lại Sử Việt là một. Đây là một điều rất đáng quư trọng v́ dự án này đ̣i hỏi sự hy sinh lớn lao nơi cá nhân nhà biên khảo: bỏ tiền túi khá nhiều trong việc mua sách tham khảo, bỏ th́ giờ rất nhiều trong việc đọc, bỏ công khó trong việc phân tích và tổng hợp các sự kiện trong nhiều ngàn năm sử Việt, và lại bỏ biết bao th́ giờ tạo nên một sử bút cho riêng ḿnh trong một tác phẩm dài hơi.

 

Nhưng việc ǵ mà hậu sinh cứ lớn tiếng đ̣i hơn người xưa, trong khi sản phẩm của ḿnh c̣n nhiều thiếu xót hiển nhiên? Đă có ǵ hoàn hảo đâu mà khoe khoang hay tâng bốc qúa đáng như buổi chiều Thứ Bẩy vừa qua tại thành phố San José, California, với lời phát biểu điển h́nh của một diễn giả, nguyên văn như sau: “Tác giả đă dạy dỗ chúng ta...”

 

Nên nhớ Trần Trọng Kim là một nhà nho. Ngay cái tên của Cụ cũng được đặt theo thói phép nhà nho: “Trọng” nghĩa là người con trai thứ hai, sau “Mạnh” là con trưởng nam và trước “Quư” là con trai thứ ba trong một gia đ́nh. Nhà nho thường thâm sâu, đừng nên coi thường. Cụ khiêm nhường tự xét Việt Nam Sử Lược của ḿnh chỉ là thứ “áo vải mặc tạm” chứ thật ra, nếu sử phẩm của Cụ là sản phẩm tồi tệ th́ dân Việt nào chịu “mặc tạm” cả một thế kỷ nay?!  

 

Trước Trần Trọng Kim, Nguyễn Du đă từng hạ bút:

Lời quê chắp nhặt dông dài,

Mua vui cũng được một vài trống canh.

 

Thử hỏi có người Việt nào nhận định Truyện Kiều là “lời lẽ quê mùa” không? Hay khiêm cung là bản chất của người Việt xưa, c̣n khoe khoang những điều không thật là tính cách của một số người trong chúng ta ngày nay?

 

Bắt chước tư cách của Trần Trọng Kim và tiếp bước chuyên môn của Cụ không dễ, kẻ hậu sinh nên xét lại ḿnh!

 

Tôi không hề có ư làm nản ḷng một người mới bước chân vào nghề Sử nhưng có thiện chí và dám đơn thương độc mă bắt tay vào một dự án chuyên nghiệp đầy hy sinh và khó khăn như tác giả Lê Mạnh Hùng. Tôi cũng chưa có cơ hội nêu lên những điểm hay của bộNh́n Lại Sử Việt. Ngay bây giờ, tôi chỉ mong tác giả của Nh́n Lại Sử Việt cứ b́nh tĩnh và thong thả hoàn tất dự án để đời của ḿnh mà không cần hơn thua so sánh với ai. Một khi tác phẩm ra đời, tự nó, nó sẽ chứng tỏ sức sống của nó như thế nào!

 

Sự tồn tại lâu dài cùng giá trị cao quư của một sử phẩm phải qua thử thách của thời gian và sự mến mộ của độc giả, như Việt Nam Sử Lược là một bằng chứng. Đó là cái gương chung cho những ai mới bước chân vào ngành Sử, một ngành học mà tôi có thể nói là càng vào sâu mới càng thấy khó. Bằng cấp nhiều khi chỉ tạo cho người ta những ảo tưởng hăo huyền. Trần Trọng Kim, tôi nhắc lại, chắc ǵ đă có bằng Tú Tài, nhưng đă để lại một tác phẩm sử học mà  trăm năm sau, con cháu vẫn chưa theo kịp!

 

 

30-6-2010

Trần Anh Tuấn

Chủ Nhiệm 

Chuyên san Ḍng Sử Việt, California

 

 

[Văn Học - Nghệ Thuật]      [Tin Tức & BL]     [Trang chính]