Thụy Vi

 

 

 

“ Tôi được sinh ra ở Huế, lớn lên với Huế, nhưng khi trưởng thành, đă rời gia đ́nh, bỏ thành phố và ra đi biền biệt.


Hồi trước Tết Mậu thân, hôm 23 tháng chạp năm Mùi, đang cùng chồng con cúng ông táo, tôi bỗng nhận được điện tín từ Huế: về ngay, ba hấp hối.

Với một gói hành lư vội vàng, đứa con hư hỏng của gia đ́nh và thành phố là tôi, đă trở lại Huế để chịu tang người cha thân yêu. Và rồi như bao người khác, đă phải chịu luôn cái tang lớn cho cả thành phố, khi biến cố tết Mậu Thân bùng nổ.

Sau cả tháng dài lăn lộn trong địa ngục Huế, khi sống sót trở về Sàig̣n, tôi đă thao thức măi về việc phải thắt một giải khăn sô cho Huế, phải viết một hồi kư về những ngày giờ hấp hối của Huế. Nhưng thời sự những ngày sau biến cố Tết Mậu Thân ồn ào quá, bên cạnh cơn khóc than vật vă của Huế, người ta c̣n bận bịu với việc khai thác những chi tiết ly kỳ của chiến cuộc, những thành tích chiến thắng trên tro tàn, thật chưa phải là lúc viết ra những sót sa, tủi nhục, tuy tầm thường nhất, nhưng cũng lại là sâu sắc nhất của một thành phố hấp hối.

Chính v́ vậy mà sau khi phác họa một vài nét đại cương trên nhật báo Sống hồi ấy, mặc dù được ṭa soạn yêu cầu tiếp tục và sau đó được nhiều nhà xuất bản thúc dục, tôi cũng đă cố gắng ngưng lại. Phải ngưng lại, để nếu không nghiền ngẫm được kỹ hơn, th́ ít ra cũng tách rời được khỏi những hậu ư xô bồ của thời cuộc, để chờ đợi một giây phút yên lặng hơn, trầm tĩnh hơn, khi viết về Huế.


Cái thời gian chờ đợi ấy, đến nay, đă gần hai năm qua, Hai năm, hài cốt cả chục ngàn dân Huế bị tàn sát, vùi nông ở bờ bụi, vứt bỏ xuống đáy sông đáy suối, đă được thu nhặt dần. Những nấm mồ tập thể đă tạm thời xanh cỏ. Những nền nhà đổ nát đă tạm thời dựng lại. Cơn khóc than vật vă của Huế, những tiếng nói xô bồ về Huế, như vậy, cũng đă bớt ồn ào.


Đây, chính là lúc chúng ta có thể cùng nhau chít lại giải khăn sô, đốt lại nén hương nhỏ trong đêm tối mênh mông của chiến tranh và tang tóc, để hồi tưởng về Huế.


Có nhiều loạt súng đạn, nhiều loại tang tóc, đă nổ và đă tàn phá Huế. Công tŕnh ấy không biết từ đâu, nhưng dù do đâu đi nữa, th́ cái tội ác tàn phá một thành phố lịch sử là Huế, chính thế hệ chúng ta, thời đại chúng ta, phải chịu trách nhiệm.


Chính trong thế hệ chúng ta đây, đă có Đoan, một cô bạn học cùng lớp với tôi ngày nào, đang ngồi trên ghế đại học ở Sàig̣n, bỗng về Huế, đeo băng đỏ nơi tay, dắt súng lục bên hong, hăng hái đi lùng người này, bắt người khác, để trở thành một nữ hung thần trên cơn hấp hối của Huế.


Chính trong thế hệ chúng ta đây, đă có Đắc (*) một sinh viên trẻ trung, hăng hái. Thời trước Đắc làm thơ, Đắc tranh đấu, rồi bỏ ra khu. Để rồi trở lại Huế lập những phiên ṭa nhân dân, kêu án tử h́nh hàng loạt người, rồi đích tay đào một cái hố, bắt một bạn học cũ có xích mích từ trước ra đứng bên hố, để xử tử. Cậu bạn của Đắc, tên Mậu Tư, giơ cái băng đỏ dấu hiệu giải phóng quân lên cao, lạy van Đắc :


- Em lạy anh. Bây giờ em theo các anh rồi mà. Em có mang băng đỏ rồi mà. Cách mạng muôn năm... Hồ chủ tịch muôn năm.


Nhưng mặc Mậu Tư năn nỉ, hoan hô, Đắc vẫn nhất định nổ súng vào người bạn nhỏ.

Chính trong thế hệ chúng ta đây, đă có từng đoàn người, hàng trăm người, cha có, sư có, già có, con trẻ có, mỗi người cầm một lá cờ trắng để ra dấu đầu hàng bất cứ phe nào, đi thất thểu trong một thành phố đầy lửa cháy. Cứ như thế chạy ngược chạy xuôi, cho đến khi gục ngă gần hết.


Cũng chính trong thời đại chúng ta, ngày thứ hai mươi mấy trong cơn hấp hối của Huế, đă có một con chó nhỏ kẹt giữa hai lằn đạn, chạy ra sủa bâng quơ ở bên bờ sông Bến Ngự. Con chó thành mục tiêu đùa rỡn cho những mũi súng hờm rẵn từ bên kia sông. Họ bắn cho con vật khốn khổ sợ hăi rơi xuống sông. Rồi lại bắn vào những bờ sông mà con chó nhỏ đang lóp ngóp bơi vào. Những phát súng đùa cợt không có t́nh bắn chết con chó nhỏ, mà chỉ có trêu chọc cho con chó chới với giữa gịng nước, để có chuyện đùa chơi với máu lửa. Thành phố Huế, và có lẽ cả quê hương khốn khổ của chúng ta nữa, có khác ǵ thân phận của con chó nhỏ đă chới với giữa giồng nước ấy. Thế hệ chúng ta, cái thế hệ ưa dùng những danh từ đẹp đẽ phô trương nhất, không những chúng ta phải thắt một giải khăn sô cho Huế, cho quê hương bị tàn phá, mà c̣n phải chịu tội với Huế, với quê hương nữa.


Gần hai năm đă qua, hôm nay, nhân ngày giỗ thứ hai của biến cố tàn phá Huế sắp trở lại, tôi xin viết và xin gửi tới người đọc tập giải khăn sô cho Huế này như một bó nhang đèn góp giỗ.


Xin mời bạn, chúng ta cùng thấp đèn, châm nhang, chịu tội với quê hương, với Huế.”


Tôi mượn lời trong tựa nhỏ Viết Để Chịu Tội nơi đầu trang cuốn hồi kư Giải Khăn Sô Cho Huế của nhà văn Nhă Ca xuất bản tại Saigon năm xưa mở đầu cho loạt bài “ Nhang Đèn Góp Giỗ” v́ mặc dầu đă hơn 40 năm qua nhưng không thể nào bỏ mặc những cái chết oan khuất do chính Việt Cọng giết hại mà không nhắc lại hay viết tiếp.


Trong trận chiến Tết Mậu Thân 1968, Huế là thành phố bị thiệt hại nặng nhất về nhân mạng cũng như vật chất v́ bị VC chiếm đóng lâu dài nhất. Riêng người Huế sở dĩ bị tàn sát dă man, theo một số nhân chứng, là do VC được chỉ điểm bởi một số nằm vùng địa phương v́ thù oán nhau mà trả thù, rồi lại được tự do đi lại trong thành phố nên tự do hành động, nhất là trong khoảng từ mồng hai tới mồng bốn, tha hồ đi từng nhà, lôi từng người ra bắn giết theo ư muốn. Cũng trong tờ Time được đăng lớn: The Massacre Of Hue. 5 tháng trước ngày tết Mậu Thân, cộng sản đă lập hai danh sách: một danh sách gồm 200 cơ sở chính quyền, ngay cả căn nhà vợ lẽ hay t́nh nhân của ông cảnh sát trưởng. Danh sách thứ hai gồm tên những người được coi là thành phần phản cách mạng liên hệ đến chính quyền Sàig̣n như sĩ quan, công chức, trí thức và những tu sĩ không hợp tác với Cộng Sản. Phóng viên Don Oberdorfer của tờ Washington Post sau ba lần ra điều tra cũng xác nhận Cộng Sản có sẵn sổ đen, đến từng nhà nạn nhân để bắt đi và giết chết khoảng 5000 người.


Cũng theo Hoàng Phủ Ngọc Tường trong một bài phỏng vấn của Thụy Khuê, đăng lại trên Chuyển Luân. Ông cho rằng có 3 thành phần người bị sát hại: một, trong những người bị sát hại là do hành động trừng phạt của quân Giải Phóng dành cho những người thực sự có tội.


Câu trả lời của Hoàng Phủ Ngọc Tường khiến người ta phẫn uất. Ông Nguyễn văn Lục đă lớn tiếng hỏi:


“Sự trừng phạt của quân giải phóng dành cho những người thực sự có tội hiểu ngầm là họ đáng tội chết lắm? Vậy họ là ai? Có thể nào nói rơ hơn những người có tội là những sĩ quan quân đội VNCH về nghỉ phép, những công chức, những vị tu hành, v…v…?


Thực sự có tội có phải là Stephen Miller trốn nơi nhà một người bạn Việt Nam. Ông đă bị hành quyết ở một thửa ruộng đằng sau một chủng viện của Thiên Chúa Giáo. Thực sự có tội có phải là Bác sĩ Dr. Horst Gunther Krainick, giáo sư y khoa Huế bị bắt làm tù binh cùng với vợ và hai con. Discher và Alterkoster. Tất cả 6 người đều bị dẫn về chùa Từ Đàm sau đó bị thảm sát và vùi nông ở một cái hố. Mặc dầu là người Pháp, hai vị tu sĩ thừa sai ḍng Bénédictins, một bị giết, một bị chôn sống. Cũng như thế, thực sự có tội có phải là LM Bửu Đồng cũng bị thảm sát, mặc dầu có cảm t́nh với Cộng Sản. Chỗ khác, 5 sĩ quan VNCH bị bắn tại một sân vận động sau khi bị bắt. Rồi đến lượt ông Phó tỉnh trưởng Hành Chánh Thừa Thiên Trần Đ́nh Phương tại vệ đường số 3, đường Nguyễn Hoàng? Thực sự có tội có phải là gia đ́nh ông giáo sư Trần Điền?


Hay thực sự có tội là ông Ngô Tố 67 tuổi suốt đời khoan hoà, sống tại làng Thế Lại Thượng được kể tiếp ra đây?


ÔNG NGÔ TỐ (1901 – 1968 ):



Ông Ngô Tố sinh năm 1901 là con trai thứ ba của cụ Thượng thư Bộ h́nh Ngô Úy Tri sinh sống tại làng Thế Lại thượng. Ông Ngô Tố cũng chính là chú ruột của tướng Ngô Dzu, Tư lịnh vùng II chiến thuật. Theo con gái của ông là bà Ngô thị Kim Chi hiện đang sống tại thành phố Lansing thuộc tiểu bang Michigan kể: Chiếm Huế xong, Việt Cọng đi từng nhà truy lùng những thành phần họ đă ghi trong sổ b́a đen. Vào chiều ngày 21 tháng Giêng, khoảng 2 giờ trưa, ông Ngô Tố đang quét dọn ngoài sân th́ một thanh niên độ tuổi trung học tên Vàng là con cháu trong làng đến mời nói mặt trận lien minh mời ông đi họp. Nghe tên mặt trận liên minh mời cả nhà biết tai họa đến rồi nên hoảng kinh khóc oà. Ông Ngô Tố bàng hoàng lặng thinh rồi cố gắng trấn tĩnh kêu các con lấy thêm áo ông mặc cho ấm v́ bên ngoài trời lạnh như cắt, xong lủi thủi đi theo hắn lên nhà Cảnh Sơn là nơi mặt trận đặt trụ sở. Chị Kim Chi nghẹn ngào “ Ông ngoại mấy cháu bị đưa đi rồi, cả nhà rối bấn lên v́ biết số phận ông sẽ bi thảm giống như hàng ngàn người dân bị bắt trong vài tuần lễ trước đó, chắc là không hy vọng trở về nên cả nhà bàn với nhau đưa cái ǵ đó cho ông ngoại cháu mang trong ḿnh để làm tin, làm dấu, lỡ có ǵ sau này dễ nhận ra xác! Mạ tôi run rẩy lấy xâu chuổi đeo cổ bằng ốc rồi sai tôi chạy theo đeo cho được vô cổ ông ngoại mấy cháu.


“Biết cha ḿnh già cả lại vô tội, bị đem đi giết thật đau đớn khôn cùng, nên suốt bao năm sau đó tôi cứ tự hỏi trong tức tối ông ngoại mấy cháu có tội t́nh chi mà chết đau đớn như ri!”


Ở bên cạnh ông ngoại mấy cháu tới giờ phút cuối cùng là cậu em Ngô Ngọc Tuyền. Đến khoảng 8 giờ tối th́ thằng Bẻo, trưởng ban ám sát người cùng làng dẫn mấy người bị bắt khác cùng ông ngoại mấy cháu đi. Lúc dắt đi ngang nhà thấy vợ con đứng lúp xúp trước cửa, ông ngoại mấy cháu dừng lại ṿng tay trước ngực như chào từ giă những người thân yêu rồi nói với thằng Bẻo : “Ông có bắn tui th́ bắn tại đây, tui muốn chết thấy mặt vợ con tui …” Thằng Bẻo liền trả lời: “ Tui đưa cậu Ấm lên Phú Thứ học tập thôi, liên minh có giết ai mô mà nói rứa”.

 

Nói xong thằng Bẻo lôi họ đi về hướng Phú Thứ.


Đêm đó là đêm dài nhất, dài vô tận. Sáng tờ mờ cả nhà tức tốc lén lút túa nhau đi t́m nhưng không t́m thấy tung tích mấy người bị bắt hôm qua để rồi tức tưởi nhận ra: Tất cả đă bị giết!


Vài hôm sau tiểu đoàn 39 Biệt Động Quân vô giải cứu bảo vệ dân chúng và đưa tất cả di tản xuống Bao Vinh. Gia đ́nh ông Ngô Tố tạm cư ngoài Đà Nẵng, chỉ riêng có cô con gái lớn đang mang bầu gần sanh nhất định ở lại để theo đoàn người lặn lội kiếm cho được xác cha của ḿnh. Toán kiếm xác t́m được một hầm tại Phú Thứ chắc khoảng gần 1,000 người. Khi khui lên, đầu của họ phía sau sọ bị bể hết. Những thi hài bị nối nhau bằng dây điện thoại. Có những người không có vết thương, chứng tỏ bị chôn sống. Sau này môt nhân chứng cho biết: Họ được lệnh đập đầu bằng đầu cuốc, từ phía lưỡi vào. Quan trọng nhất là, theo nhân chứng: người này phải đập người kia. Cứ 10 người bị cột vào giây điện thoại và đều bị đập vỡ đầu từ phía sau.”…


Cuối cùng những người sống quanh chùa Vàng cho biết thời gian đó túi túi thường có tiếng la thét đau đớn. Họ quật lên t́m thấy xác ông Ngô Tố bị đập đầu chôn chung với 3 chú cháu Hy, Vĩnh, Thảo, ông Tổng Đệ, ông thợ bạc.


Ông Ngô Tố bị giết. Hàng ngàn người dân Huế bị giết oan ức… Như tại vùng Gia Hội, có một chị tên Tuư. Chị là một sinh viên, khi Việt Cọng đến t́m anh của chị, không có nên bắt chị thay thế. Chị Tuư bị bắn và chôn tại cồn Gia Hội. C̣n tại Vỹ Dạ, có chị tên Hương Sen. Hương Sen có nhiều anh tham gia quân đội. Khi vào bắt th́ không có các anh của chị nên họ bắt chị ra hành quyết tại chỗ.

Này, những thằng giết người Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan …Những người dân đó có tội ǵ mà lũ bây xuống tay dă man như vậy?


Tạm kết bài này, mời quư vị nghe lại Duy Khánh và xem lại h́nh ảnh Mậu Thân, để khóc với Huế, với dân Huế.


Click here to learn how to add YouTube Videos to your phpBB forum


thụyvi (Hầm Nắng, những ngày đón Tết Nhâm Th́n)


(*) Đắc, theo bà Nhă Ca đó là tên của Nguyễn Đắc Xuân. Nguyễn Đắc Xuân từng tổ chức đoàn "Phật Tử Quyết Tử" quậy nát Huế, sau đó trốn theo VC và trở lại cố đô vào Tết Mậu Thân, phụ trách đội "Công tác thanh niên" và khuyến dụ các quân nhân VNCH bị kẹt, để lập cái gọi là đoàn nghĩa binh.. Trái với dự đoán của cộng sản, dân chúng Huế không hưởng ứng tổng khởi nghĩa, trái lại bỏ trốn sang các khu vực có QLVNCH như Mang Cá, Trường Kiểu Mẫu, Tiểu Khu Thừa Thiên, Bến Tàu, Phú Bài..

(**) Hiện có một số lớn nạn nhân sống sót sau thảm kịch Mậu Thân Huế 1968, đă quả quyết thủ phạm chính cuộc tàn sát dă man lúc đó là những thành phần trong cái mặt trận Liên Minh Dân Chủ Hoà B́nh do Hà Nội dựng lên tại Huế vào ngày mồng ba tết Mậu Thân (1-2-1968) gồm Lê Văn Hảo, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân, Nguyễn Đóa, Đào Thị Xuân Yến, Hoàng Phương Thảo..


(***) Những vị nào có thân nhân bị chết oan khiên xin liên lạc với thụyvi: ( 616 ) 254-7080.

 

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính