Bất chấp khủng hoảng, lạm phát, dân Pháp vẫn hảo tâm đóng góp

 

Thùy Dương

 

 

Năm 2023, bất chấp lạm phát, khủng hoảng kinh tế, người dân Pháp vẫn duy tŕ ḷng hảo tâm, đóng góp cho các tổ chức từ thiện, dù là tổ chức giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ trẻ em, giáo dục hay nghiên cứu y khoa, chăm sóc động vật … Dẫu có những người do hạn hẹp về tài chính đă phải cắt giảm các khoản quyên tặng, nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều người giàu có tích cực đóng góp hơn.

 

Các hộp sưu tập in chữ « Cảm ơn » (Merci) được đặt trong buổi phát động chiến dịch quốc gia của tổ chức Chữ Thập Đỏ (Croix Rouge) ở Paris, ngày 14/05/2022. AFP - STEPHANE DE SAKUTIN

 

Để hiểu thêm về t́nh h́nh quyên góp cho các tổ chức từ thiện, vừa qua, RFI Tiếng Việt đă có cuộc trao đổi với bà Nadège Rodriguez, giám đốc nghiên cứu và truyền thông của France Générosités. Đây là nghiệp đoàn chuyên nghiệp của các hiệp hội và tổ chức kêu gọi ḷng hảo tâm của người dân Pháp, năm 2024 quy tụ khoảng 150 tổ chức, được xem là những tổ chức phục vụ lợi ích chung của cộng đồng.  

 

RFI: Xin chào Nadège Rodriguez. Bà là giám đốc nghiên cứu và truyền thông của France Générosités. Xin bà giải thích cho thính giả, độc giả của đài RFI Tiếng Việt biết liệu trong thời gian qua, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, lạm phát, liệu người dân Pháp có c̣n hào phóng và nhiệt t́nh quyên góp tiền cho các hiệp hội và quỹ từ thiện?

 

Nadège Rodriguez: Tôi xin giải thích là chúng tôi dựa vào các nghiên cứu thường niên có tên gọi Thước đo ḷng hảo tâm của người Pháp năm 2023, năm có tỉ lệ lạm phát cao, lên đến 4,9%. Chúng tôi nhận thấy là số tiền người Pháp hảo tâm quyên tặng tăng 2,1% tính theo trị giá đồng euro hiện tại. Đối với chúng tôi, đây là một điều đáng nói trong bối cảnh khả năng chi tiêu của người Pháp đă bị giảm sút. Thông tin mới này không tệ như chúng tôi lo nghĩ ban đầu.

 

Giải thích điều này thế nào ư? Tại sao người Pháp vẫn tiếp tục ḷng hảo tâm trong khi tài chính hạn hẹp hơn ư? Vâng, đúng là có nhiều người mong muốn quyên tặng tiền cho các tổ chức. Dựa vào một cuộc khảo sát khác liên quan đến những người Pháp có thể đă quyên tặng nhiều hơn trong năm nay, lư do chính của họ là trong họ có niềm tin là họ giúp đỡ được người khác và mong muốn được giúp đỡ mọi người, mong muốn giúp đỡ những hiệp hội đang gặp khó khăn.

 

Với t́nh trạng bất b́nh đẳng gia tăng mạnh, có nhiều người cần được các tổ chức này hỗ trợ hơn, và trong bối cảnh lạm phát này, các tổ chức cũng phải gánh chịu t́nh trạng chi phí gia tăng, họ phải đương đầu với nhiều khó khăn. Và người dân Pháp đă nghe và thấu hiểu những lời kêu gọi giúp đỡ của các hiệp hội, tổ chức, họ mong muốn đóng góp, nên ai có khả năng th́ họ quyên tặng nhiều hơn cho các tổ chức này. Nhờ vậy mà chúng tôi ghi nhận tỉ lệ quyên góp từ thiện tăng.

 

RFI: Theo các nghiên cứu của France Générosités, ai là những người tích cực đóng góp từ thiện nhất tại Pháp? Sự tăng hay giảm quyên góp tiền th́ liên quan chủ yếu đến nhóm người nào tại Pháp?

 

Nadège Rodriguez: Có lẽ tôi xin trả lời câu hỏi thứ hai của chị trước. Quả thực, trong bối cảnh lạm phát, chúng ta nên xem xét một chút về số tiền quyên tặng. Về năm 2023, chúng tôi quan sát thấy có sự sụt giảm số khoản quyên tặng dưới 150 euro, số khoản quyên tặng dưới 50 euro thậm chí c̣n giảm mạnh hơn.

 

Chúng tôi thấy có một mối liên hệ chặt chẽ ở đây, nhất là chúng tôi đă dựa vào các cuộc khảo sát, và thấy là những người bị ảnh hưởng nhiều hơn về sức mua đă không thể quyên góp, họ tạm thời ngừng quyên góp. Hoặc có nhiều hiệp hội cần ḷng hảo tâm nên họ phải quyết định đưa ra lựa chọn. Như vậy, những người có điều kiện tài chính khiêm tốn nhất cuối cùng đă ngừng đóng góp tiền hoặc quyên góp ít hơn nhiều. Nhưng phần chệnh lệch này cũng đă được bù đắp, bởi ḷng hảo tâm của những người ít chịu ảnh hưởng hơn từ những cuộc khủng hoảng liên tiếp xảy ra và hào phóng hơn, nhờ đó số tiền quyên góp đă tăng lên. Và nếu quan sát các khoản tiền quyên góp nói chung th́ chúng tôi thấy mỗi năm chúng ngày càng tập trung vào những nhóm người giàu có nhất. Con số mà hiện giờ chúng tôi có là 1% những nhà hảo tâm hào phóng nhất quyên tặng tới 22% tổng số tiền. Thật không may là có ngày càng nhiều người, do khả năng chi tiêu giảm sút, đă không thể quyên góp tiền.

 

RFI: Theo bà th́ đâu là những hiệp hội, quỹ, tổ chức nhận được nhiều tiền quyên tặng nhất? Và hoạt động từ thiện nào nhận được nhiều sự ủng hộ nhất?

 

Nadège Rodriguez: Câu hỏi này khá khó trả lời bởi v́ đáp án thay đổi tùy theo từng cuộc khảo sát, tùy theo câu hỏi được đặt ra. Chúng tôi hàng năm cứ vào tháng 03 th́ cũng tiến hành một cuộc thăm ḍ ư kiến cùng với Viện Ifop. Câu hỏi chúng tôi đặt ra: « Đâu là những hoạt động từ thiện mà quư vị cho rằng cần được ưu tiên nhất? ». Và từ 10 năm nay, khi đặt câu hỏi này với người dân Pháp, chúng tôi thấy rằng hoạt động được ưu tiên nhiều nhất là giúp đỡ và cứu trợ trẻ em.

 

Tiếp theo đó, theo khảo sát năm 2023, hoạt động được ưu tiên thứ hai là bảo vệ động vật. Hoạt động này từ nhiều năm nay đă vươn lên top đầu và hiện giờ th́ nằm ở vị trí thứ 2. Nhưng cách nay 10 năm th́ nó không thu hút được nhiều ḷng hảo tâm như thế đâu. Xu hướng này khá là mới. Từ 3-4 năm nay, chúng tôi quan sát thấy mọi người quan tâm nhiều hơn đến việc giúp đỡ các tổ chức bảo vệ động vật. Đứng ở vị trí thứ 3 là tài trợ nghiên cứu y học. Đây là một lĩnh vực thu hút được rất nhiều tiền quyên tặng, chúng tôi đặc biệt ghi nhận những nhà tài trợ cao tuổi nhất. Tôi xin nói một chút như vậy về 3 lĩnh vực mà theo mọi khảo sát th́ đều nằm trong số 2-3 lĩnh vực ưu tiên hàng đầu của người dân Pháp.

 

RFI: Vậy người Pháp hào phóng nhất vào những dịp nào? Trong những năm qua, sự kiện nào thu hút được nhiều nhà hảo tâm nhất? 

 

Nadège Rodriguez: Trong nghiên cứu thường niên, chúng tôi đều t́m hiểu về điều này, từ 20 năm nay rồi. Quư 3 tháng cuối năm tập trung 41% tổng số tiền quyên góp của người dân Pháp. Có nhiều điều xảy ra vào cuối năm và tháng 12 thực sự là tháng người Pháp tham gia quyên góp nhiều, thực sự là năm nào cũng vậy. Trái lại, quả thực là mỗi năm chúng tôi cũng t́m hiểu cả theo bối cảnh. Và thật không may, ngày càng có nhiều cuộc khủng hoảng cứ nối tiếp nhau, đ̣i hỏi có ḷng hảo tâm của mọi người để đối phó với khủng hoảng, một cách nhanh chóng, khẩn trương và với sự huy động tích cực của các tổ chức để khẩn cấp giúp đỡ những người đột ngột bị tác động.

 

Về những năm qua, chắc là tôi cũng không cần phải nhắc lại cuộc khủng hoảng Covid. Nhưng đúng là khủng hoảng Covid rất mạnh, mang tính toàn cầu. Tại Pháp, đă có 111 cuộc phát động các chiến dịch quyên góp lớn vào thời điểm đó. Đúng là năm 2020 cũng là năm mà số tiền quyên tặng lên đến đỉnh rất cao, cho dù khủng hoảng chỉ bắt đầu từ tháng 03/2020. Chúng tôi đạt mức quyên góp cao nhất vào thời điểm đó và tiền quyên tặng c̣n được bổ sung thêm trong suốt cả năm. Nhưng thật không may là cuộc khủng hoảng bùng nổ ở Ukraine vào tháng 03/2022. Chúng tôi cũng đă kêu gọi quyên góp để giúp đỡ người dân Ukraine và đỉnh điểm là số tiền chúng tôi nhận được đă chiếm tới 4-5% tổng số tiền quyên được hàng năm.

 

Rồi th́ trận động đất kinh hoàng năm 2023 ở Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 02, động đất ở Maroc vào tháng 09 cũng làm tăng bùng phát số tiền quyên tặng một cách đột xuất. Người dân Pháp đă muốn giúp đỡ, đă huy động tiền bạc để quyên góp giúp đỡ mọi người. Trong những đợt kêu gọi quyên góp khẩn cấp, th́ đó là những thời điểm huy động sự hào phóng, ḷng hảo tâm của người Pháp đă được truyền thông loan báo rộng răi và người Pháp đă đáp lại. Điều này thể hiện tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái và cam kết của người Pháp trong việc cứu giúp những người cần sự trợ giúp nhất.

 

RFI Tiếng Việt: Nadège Rodriguez, là giám đốc nghiên cứu và truyền thông của France Générosités, vậy theo quan sát của bà, các h́nh thức quyên tặng liệu có những thay đổi theo thời gian? Có những xu hướng mới nào? Và đâu là những h́nh thức quyên góp được ghi nhận nhiều nhất? 

 

Nadège Rodriguez: Không thể phủ nhận là sự xuất hiện mạnh mẽ của công nghệ số trong đời sống của tất cả mọi người cũng đă ảnh hưởng đến cách thức liên hệ và kêu gọi ḷng hảo tâm. Đơn cử một con số, hồi năm 2019, h́nh thức quyên góp trực tuyến mới chỉ chiếm 20%. Nhưng chỉ 4 năm sau, đến năm 2023, con số này đă tăng lên thành 30%. Theo các phân tích xu hướng th́ tăng 10% chỉ trong khoảng thời gian ngắn như vậy là rất nhiều đấy. Và vào thời phong tỏa (chống dịch Covid-19) th́ xu hướng này lại càng tăng nhanh nếu so với việc sử dụng công nghệ số trong cuộc sống hàng ngày và để thanh toán.

 

Về phía các tổ chức v́ lợi ích chung, họ cũng biết cách đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi cách giao tiếp, liên lạc và kêu gọi quyên tặng với mọi kỹ thuật có được nhờ công nghệ số. Đây thực sự là một cuộc cách mạng diễn ra mạnh mẽ, một sự tăng tốc chuyển đổi nhanh chóng các phương thức quyên góp.  

 

RFI Tiếng Việt: Chúng ta đều biết là ủng hộ các hoạt động từ thiện không chỉ là cho tặng tiền, mà ví dụ c̣n là góp thời gian, phương tiện vật chất hay sức lực, công sức. Vậy người Pháp có tích cực tham gia vào các hoạt động t́nh nguyện v́ cộng đồng như vậy hay không?

 

Nadège Rodriguez: Về câu hỏi này, th́ quả thực cũng đă có 1 nghiên cứu về t́nh đoàn kết,  tương thân tương ái, được tiến hành hàng năm liên quan đến hoạt động t́nh nguyện của người Pháp. Chúng tôi ước tính rằng hiện nay có 16 triệu t́nh nguyện viên trong các hiệp hội, c̣n tính tổng thể th́ con số này là 20 triệu. Như vậy là rất nhiều. Nếu so với con số 5 triệu hộ gia đ́nh quyên tặng tiền th́ số t́nh nguyện viên như vậy là đông hơn số người quyên tặng tiền.

 

Và xu hướng mà chúng tôi quan sát thấy là có sự tích cực cống hiến thời gian, đồng thời cũng có sự thay đổi. Thường th́ đó là những người cao tuổi, có nhiều thời gian và cống hiến thời gian đều đặn, tuần nào họ cũng thường xuyên dành thời gian cho các hiệp hội. Thế rồi dịch Covid-19 đă khiến thói quen này thay đổi nhanh chóng. Không phải người lớn tuổi nào cũng đều trở lại sau thời gian phong tỏa chống dịch, và công việc của họ được những người trẻ tuổi tiếp quản. Và chúng tôi thực sự thấy rằng có một sự nhiệt t́nh, một sự tham gia mạnh mẽ và được thúc đẩy nhanh chóng trong giới trẻ để cống hiến thời gian cho các tổ chức v́ lợi ích chung của cộng đồng. Nhưng họ làm theo cách khác những người đi trước. Sự đóng góp, cống hiến thời gian của họ mang tính bột phát nhiều hơn. Điều này đ̣i hỏi các tổ chức phải kêu gọi, huy động t́nh nguyện viên. Và hoạt động t́nh nguyện là điều cần thiết để khai triển sứ mệnh của các tổ chức này. Các tổ chức phải tiến hóa, thích ứng với những thay đổi trong cách tham gia hoạt động t́nh nguyện của người Pháp.

 

RFI Tiếng Việt: Về phía các tổ chức, hiệp hội, theo bà th́ đâu là những thách thức lớn nhất trong tương lai? Đối với bà, điều ǵ là đáng lo ngại nhất?

 

Nadège Rodriguez: Tôi xin nói đến những hiệp hội và quỹ kêu gọi ḷng hảo tâm, tức là hoạt động với mô h́nh kinh tế, theo đó tiền quyên góp là nguồn chính để họ tiếp tục thực hiện các sứ mệnh v́ lợi ích chung. Thách thức lớn là phải dự báo, chuẩn bị trước và t́m nguồn thay thế cho những người vốn là những nhà hảo tâm từ lâu năm và nay đă cao tuổi. Hiện nay, độ tuổi trung b́nh của những người hảo tâm hay quyên góp là 62 tuổi, cao nhất là 75 tuổi. Đối với những người trong độ tuổi 35-55, chúng tôi biết rằng khó vận động họ đóng góp hơn. Đó là nhóm người ít quyên góp nhất.

 

Như tôi đă nói ở trên, việc quyên góp tập trung nhiều ở nhóm người ít bị tác động nhất bởi các cuộc khủng hoảng xảy ra liên tiếp, tức là nhóm những người giàu có nhất. Chính v́ thế, cần phải t́m kiếm vận động những người đến nay vẫn ít quan tâm đến việc quyên tặng và cũng cần nói chuyện thêm với những người trẻ tuổi để họ phát huy sự hào phóng. Đó thực sự là thách thức, bởi v́ tôi cũng xin nhắc lại là chúng ta đang ở trong bối cảnh mà ngày càng có nhiều người cần được giúp đỡ, hỗ trợ, những người bắt đầu lâm vào cảnh ít nhiều bấp bênh và các tổ chức từ thiện mong muốn giúp đỡ. Ngày càng có nhiều người cần được giúp đỡ và không may là chúng tôi cũng có nhiều mối lo, tài trợ công th́ cũng bị giảm. Vậy nên, nếu các tổ chức này muốn tiếp tục vận hành hàng ngày th́ họ phải vượt qua được những thách thức đó.

 

RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn bà Nadège Rodriguez, giám đốc nghiên cứu và truyền thông của France Générosités đă tham gia chương tŕnh hôm nay!

 

 

Thùy Dương - RFI

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính