Hồi
ấy, đă lâu lắm rồi khi chị Trâm dẫn anh về nhà giới thiệu với bố mẹ chị
th́ Hà chỉ biết anh là một Trung úy Phi Công. So với những anh bạn khác
của chị Trâm th́ Hà có cảm t́nh với anh nhiều hơn bởi cử chỉ thân thiện
anh dành cho mọi người trong nhà. Không biết anh là người bồ thứ mấy của
chị Trâm, v́ ngoài anh ra chị c̣n có nhiều chàng bồ khác được phân ra làm
hai loại: “bồ ruột” và
“bồ hờ”. Chị Trâm đẹp lắm, chị
biết rơ điều đó nên không ngại ngùng ǵ mà từ chối bao nhiêu cuộc săn đón
của các chàng sĩ quan “tuổi trẻ vốn gịng hào
kiệt”, từ khắp các binh chủng Bộ Binh, Không Quân, Hải
Quân, Nhảy Dù… Nếu chàng là sĩ quan cấp úy đổ lên, lại đẹp trai th́ sẽ
được chị mời về nhà chơi và xếp loại bồ “hờ”.
C̣n phải kể đến những anh chàng sinh viên Khoa Học hay Phú Thọ si t́nh mà
chị cảm thấy chưa thích mắt, nhưng vẫn cứ ngọt ngào ḥ hẹn để cho các
chàng nếm mùi “leo cây” mà ca
rằng: “em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé”,
cũng là “ hờ” xa..xa tít luôn.
Về tiêu chuẩn “bồ ruột” của chị th́ Hà không rơ lắm. H́nh như chỉ có một
anh sĩ quan Hải Quân là được phép lui tới thường xuyên thăm chị, và thỉnh
thoảng c̣n chở chị đi chơi nữa, không biết anh chàng là ruột ǵ, ruột non
hay già???
Chị Trâm với Hà là chị em con cô cậu. Bố chị (bác An) là anh trai của mẹ
Hà. Ba Hà là sĩ quan Bộ Binh, đă mất trong trận đánh ở An Lộc mùa hè năm
72. Mẹ th́ bị lao phổi đă đi theo ba một năm sau đó, bỏ Hà lại cho d́ Tâm.
Hà ở với d́ được hai năm th́ d́ gửi Hà lên nhà bác An với lư do là Hà càng
lớn ở với bác th́ tốt hơn với d́. Số phận Hà trôi dạt vào nhà bác An từ
ngày ấy, ngày Hà đúng sinh nhật mười lăm tuổi. Hà làm quen với các anh chị
cũng khá dễ dàng, chị Trâm là con gái lớn đang theo học năm thứ hai đại
học Văn Khoa, kế đến là anh Long đang học lớp 12, rồi đến chị Như học lớp
11, và Tuấn lớp 9 nhỏ hơn Hà một tuổi. Bác An trai, bố của chị Trâm rất
hiền và dễ dăi, trái lại bác gái th́ nghiêm khắc, khó khăn. Cả hai bác rất
cưng chiều chị Trâm, chị học giỏi lại xinh đẹp. Chị Trâm có vóc dáng thanh
cao, khuôn mặt trái xoan, làn da trắng mịn màng, đôi mắt to đen ẩn dưới
hàng mi dài cong vút. Chị là điểm nhắm của biết bao nhiêu anh chàng si
t́nh thời đó. Khi nào chị ở nhà th́ y như rằng có khách đến thăm, Hà rất
khó chịu phải túc trực bên ấm trà để pha nước, bưng trà ra mời khách đến
mỏi cả tay. Nhưng, từ ngày có sự xuất hiện của anh, Hà thấy việc bưng trà
là điều thú vị v́ được anh hỏi chuyện học hành, lại được anh cho mấy gói
xí muội cam thảo, hay me ngào đường để nhâm nhi, có khi anh c̣n mang đến
những hộp bánh kem đủ loại, mà lần nào Hà cũng được thưởng thức trước nhờ
công pha trà. Hà thích nụ cười của anh, thích nghe giọng nói ấm áp qua
những câu chuyện vui với chị Trâm. Điều làm cho Hà hơi ngạc nhiên th́ anh
Khôi không đẹp trai lắm, anh chỉ có vóc dáng cao với khuôn mặt dễ mến.
Không biết anh đă nằm trong tiêu chuẩn nào của chị Trâm mà được chị vời
đến nhà.
Một ngày, anh mang đến tặng chị Trâm một bức tranh do anh vẽ. Trong h́nh,
anh vẽ khuôn mặt chị đang hướng về bầu trời nơi có chiếc trực thăng bay
trên cao. Những đường nét bằng bút ch́ tô bóng rất đẹp, rất sống động. Hà
chắc là anh đă bỏ công rất nhiều ngày để hoàn thành nó. Nhưng buồn thay,
khi anh ra về, chị Trâm đă xếp xó bức tranh vào ngăn tủ và trề môi bảo:
- Cái anh chàng Khôi này chẳng có thực tế chút nào, đi cua đào mà không
biết tặng quà, tặng ví tay, dầu thơm hay cái ǵ đó cho người ta xài được
chứ ai mà đi tặng tranh. Đúng là đồ “dở hơi”!
Sau lời nói đó của chị, Hà biết anh Khôi đă bị rớt đài tuyển chọn. Chờ cho
chị quay đi, Hà lục lại ngăn tủ lấy bức tranh ra ngắm nghía, lăn nhẹ ngón
tay trên những đường ch́ được đánh bóng từng nét quanh chiếc trực thăng
mướt láng, tinh xảo rồi trầm trồ một ḿnh. H́nh vẽ đẹp quá đi chứ sao chị
lại chê! Nh́n khuôn mặt chị Trâm trong tranh là biết ngay anh đă bỏ bao
nhiêu tâm huyết vào tác phẩm. Bên dưới phía trái anh kư tắt ba chữ là VMK
PĐ 245 thật lả lướt. Ngắm bức tranh một hồi, rồi nh́n trước ngó sau như kẻ
ăn vụng. Hà cắp bức tranh vào người chạy nhanh lên gác cất dưới gối…
Sau đó không bao lâu th́ t́nh h́nh đất nước thay đổi trong cảnh nhốn nháo
điên cuồng của những ngày sắp tàn chinh chiến. Anh sĩ quan Hải Quân nhanh
chân hơn anh Khôi nên đă rước chị Trâm, anh Long và Như theo anh trên
chuyến tàu định mệnh rời xa đất nước. Anh Khôi đến t́m chị sau một ngày
th́ chị đă lênh đênh ra biển, trông anh thất vọng đến tội nghiệp, rồi anh
thảy cho Hà mảnh giấy có ghi địa chỉ và nói:
- Đây là địa chỉ của anh, nếu Hà có tin tức ǵ của Trâm báo cho anh biết
nhé!
Hà gật đầu, không kịp nói thêm được câu nào với anh th́ anh đă tất tả chạy
đi.
*****
Tin ba chị em chị Trâm đă đến được đảo Guam làm cho hai bác rất yên ḷng.
Giữ đúng lời Khôi dặn ngày nào. Hà vội vă t́m đến địa chỉ nhà anh để báo
tin chị Trâm. Nhà anh cũng không khó t́m là mấy, nó tọa lạc trong khu
chung cư Nguyễn Thiện Thuật, có điều phải đi lên lầu cao rất mỏi chân. Hà
bỗng thấy ḷng ḿnh hồi hộp lạ lùng, một cảm giác vừa vui lại vừa sờ
sợ…Nhưng niềm vui chưa kịp nở hết th́ sự thất vọng đă lấn át, khi Hà gặp
cha anh với khuôn mặt lo lắng và giọng nói đầy chán chường:
- Khôi đi "học tập" mấy tháng nay rồi, hiện giờ cả nhà không ai biết nó ở
đâu, cô có nhắn ǵ cũng vô ích thôi.
Hà đành quay về, ḷng thấy buồn bâng quơ. Nghĩ đến hai chữ “học tập” kỳ
quặc, Hà đặt cho ḿnh những câu hỏi lẩm cẩm, “học tập” ǵ mà ghê thế, đến
ngay cả cha anh c̣n không biết giờ này anh ở đâu th́ làm sao ḿnh có dịp
gặp được anh? Có lẽ nào ḿnh bị mất liên lạc với anh luôn không? Mà tại
sao phải gặp anh ta làm chi? Biết anh có thực sự muốn nghe tin chị Trâm
không để rồi anh sẽ buồn thêm. Đạp xe qua đám đông Hà tưởng như chỉ một
ḿnh đi trên sa mạc vắng hoe, nóng bỏng, cô liêu làm sao!
Một năm sau ngày Hà đậu vào trường trung học y tế, ngành y tá, nhân dịp
tham gia công tác chích ngừa cho dân trong phường Nguyễn Thiện Thuật, Hà
vô t́nh gặp lại cha anh và hỏi thăm tin tức về anh th́ đă biết được địa
chỉ ḥm thơ của anh để liên lạc. Hà mừng rỡ, cầm địa chỉ về nhà định bụng
sẽ viết cho anh ngay để báo tin về chị Trâm, chắc hẳn anh cũng mong tin
chị lắm. Rồi bỗng nhiên Hà thấy ḿnh sao vô duyên quá, chuyện của chị Trâm
dính ǵ tới ḿnh mà phải hăng hái đến thế? Song, cứ nhớ đến khuôn mặt dễ
mến và giọng nói ấm áp của anh là tim Hà lại rộn ràng lên một niềm vui như
thôi thúc quyết tâm viết thư thăm anh. Theo lời người bạn có thân nhân đi
“học tập” chỉ dẫn, Hà mua những thức ăn khô kèm theo thư; nào đường tán,
nào đậu phọng, ḿ khô, muối mè, mắm ruốc...
Lần đầu Hà mang quà đến gửi chung với gia đ́nh Khôi, cha anh có vẻ cảm
động lắm. Nh́n ông cụ run tay xếp những món đồ vào thùng với sự cẩn thận,
chan chứa t́nh yêu thương, Hà muốn rơi nước mắt. Có ghé qua thăm chừng tin
tức của Khôi, Hà mới thấy hoàn cảnh của anh thật là tội. Mẹ anh đă mất,
chỉ c̣n lại người bố già sống với hai cô con dâu và hai người con gái,
cùng một đàn cháu nội, ngoại nheo nhóc. Nghe nói trước năm 75, các chị đều
ở trong cư xá quân đội. Sau ngày CS vào, các chị đă bị đuổi ra ngoài, nên
giờ ngần ấy người phải ở chen chúc nhau trong một căn chung cư chật hẹp.
Thảm thương thay cho cảnh nhà anh, những người đàn ông cột trụ của gia
đ́nh đều bị tù đày.Tội cho thân già yếu của bố anh phải gánh vác trách
nhiệm lo quà thăm nuôi Khôi, anh là con trai út c̣n độc thân. Hà ngẫm nghĩ
nếu chị Trâm biết được hoàn cảnh của Khôi như vầy, không biết chị có dám
chấp nhận yêu anh không? Hà nhớ có lần chị Trâm nói với Hà:
- Chị thích tính cương trực, cứng rắn của anh chàng Khôi hơn là anh Tuấn
Hải Quân. Có điều Khôi chẳng thực tế chút nào, người dở dở ương ương sao
đâu đó.
Ngừng lại, suy nghĩ một chút rồi chị nói thêm:
- Mà mấy ông Không Quân cũng nhiều đào lắm cơ, chị có đứa bạn quen với một
ông Không Quân Khu Trục cứ gửi lộn thơ cho nó hoài.
Hà ngạc nhiên hỏi lại:
- Gửi lộn thơ là sao hả chị?
- Là nhiều đào quá gửi cho bà nọ th́ lộn sang bà kia chứ sao. Mai mốt Hà
lớn lên có quen lính th́ tránh KQ ra nhé. Lấy ông chồng có số đào hoa chỉ
khổ thân ḿnh thôi.
Chị Trâm là người sống thực tế, lại khôn ngoan trong t́nh cảm, chị cũng
thường nói với Hà là con gái nên lấy người thương ḿnh hơn là lấy người
ḿnh thương. Tiêu chuẩn về người thương chị phải khá giả để bảo đảm cho
chị một cuộc sống sung sướng, nhàn hạ, điều mà chị đă quen từ tấm bé. Từ
khi Hà vào gia đ́nh bác An, Hà chưa hề thấy chị làm một công việc nhỏ nhặt
nào trong nhà. Quét dọn, nấu nướng, giặt giũ đă có bác gái và Hà. Chị Trâm
như một tiểu thơ đài các chỉ ăn với học. Không biết rồi đây nơi vùng đất
xa xôi nào đó chị có thay đổi tính t́nh để thích ứng với cuộc sống mới
không? Chị có một phút giây nào nghĩ đến anh Khôi? Một anh chàng cựu phi
công nghèo đang bị cầm tù không biết tương lai ra sao?
Thời gian lặng lẽ trôi qua trong bao nhiêu sự khó khăn của nền kinh tế
thời “bao cấp”. Gia đ́nh Hà may mắn hơn v́ bác An không phải đi “học tập”.
Dưới thời VNCH, bác chỉ là công chức ở nhà máy đèn vẫn đi làm, bác gái th́
buôn bán lặt vặt, lại có sự trợ giúp tiền, quà của chị Trâm từ bên Mỹ về.
V́ thế, tiền học bổng của Hà hai bác không cần đến, Hà cũng không chi tiêu
ǵ nhiều cho bản thân chỉ dành dụm để mua quà gửi cho Khôi. Lần gửi đồ nào
Hà cũng nói với bố anh là của chị Trâm gửi.
Về đời sống của các anh chị bên Mỹ đă ngày một ổn định, chị Trâm báo tin
sẽ làm đám cưới với anh Hải Quân. Nghe tin vui của chị, Hà cảm thấy buồn
cho Khôi…
Ba năm sau khi Hà vừa ra trường trung học y tế th́ giấy tờ bảo lănh của
chị Trâm gửi về. Do bác An nhận Hà là con trong gia đ́nh nên Hà cũng có
tên trong danh sách bảo lănh. Nghe đến đi Mỹ, một cảm giác buồn buồn lẫn
lo lắng khuấy động tâm hồn Hà. Hà lo sẽ không có dịp để gửi quà cho anh
nữa, buồn v́ không c̣n hy vọng gặp lại anh như Hà vẫn đang thầm mơ ước.
Nghĩ thế, Hà lại tự trách ḿnh thật vớ vẩn quá! Biết bao giờ anh mới được
thả về, mà mong gặp anh để làm ǵ kia chứ? Tuy tự trách ḿnh như thế, Hà
biết, từ nơi sâu thẳm của trái tim ḿnh vẫn thường rung lên một âm thanh
nồng nàn cảm mến, dịu dàng, êm êm mỗi khi nghĩ đến anh. Nhưng Hà tự dối
ḿnh và lúc nào cũng mượn h́nh ảnh chị Trâm để khỏa lấp vào chỗ nhịp rung
nhẹ nhàng ấy, để rồi lại buồn, lại trăn trở, lại ray rứt hằng đêm, lại
tiếc sao ḿnh không là chị Trâm để được nhận một t́nh cảm từ nơi anh, dẫu
cho t́nh cảm đó có mơ hồ như sương khói.
Những thùng quà nhỏ kèm theo những lá thư với lời lẽ Hà bịa đặt ra của chị
Trâm vẫn đều đặn gửi đi hàng tháng, cho đến ngày Hà theo hai bác và Tuấn
đi phỏng vấn. Nỗi buồn càng dầy lên trong ḷng, Hà như người bị sốt, đứng
ngồi không yên. Linh tính cho Hà biết chắc Hà sẽ không bao giờ gặp được
anh nữa. Loay hoay tự hỏi ḿnh phải làm sao, hay là viết thư cho anh nói
thật hết. Không, không thể nào, thư c̣n bị kiểm duyệt nữa, đâu có thể viết
chuyện riêng tư được. Ôi, sao Hà khổ tâm quá, bao nhiều lần Hà tự hỏi có
phải ḿnh đă yêu không? Rồi tự trả lời bằng những ư nghĩ lập lờ. Không, ta
không yêu, mà t́nh yêu là sao nhỉ, là một ẩn số không giải thích nổi. Có
lẽ đây chỉ là một t́nh thương, một sự quư mến, một cảm phục, một...nhớ
nhung… có hơi vô lư v́ đă tiếp xúc hay chuyện tṛ nhiều lần với anh đâu và
biết anh là người ra sao để nhớ, để thương chứ ...Đêm đêm trằn trọc với
những suy nghĩ mông lung, làm Hà rối rắm thở vắn, thở dài, cảm thấy nhớ
anh da diết lại lấy bức h́nh trực thăng ra ngắm nghía. Từng nét ch́ vẽ vô
tri mà sao gợi nhớ nhiều đến thế. Hà nhớ những lần anh đến chơi lúc trước,
khi Hà bưng nước trà ra mời anh th́ lúc nào anh cũng xoa đầu Hà khen
ngoan…
Từ ngày anh bị tù đày, cha anh chỉ có khả năng gửi đồ mà chưa có dịp nào
đi thăm. Nhắc đến đi thăm, ḷng Hà trỗi dậy một ư định muốn đi thăm anh.
Tại sao không nhỉ, một lần thăm sẽ được nh́n thấy anh trước khi ḿnh rời
khỏi Việt Nam. Nghĩ thế, một ngày, sau giờ làm việc Hà hăng hái đạp xe đến
hỏi cha anh về chuyện này. Ông cụ ngạc nhiên lẫn vui mừng không ngờ trước
đề nghị của Hà. Ông mừng đó nhưng rồi lại lo lắng cho chuyến đi v́ chỗ
Khôi bị tù măi ở trại Bù Gia Mập, một địa danh rừng rú hiểm trở, xe đ̣ qua
lại không có nhiều chuyến. Chỗ đó chỉ cách biên giới nước Miên vài chục
cây số, nếu lỡ xe, lỡ đường bị lạc trong rừng không có lối ra th́ thật
nguy hiểm vô cùng. Ông nói với Hà điều đó, song Hà không chùng ḷng vẫn
một mực muốn đi thăm anh với ông. Hà c̣n trấn an ông đừng ngại ǵ về
chuyện chi phí đi đường, Hà sẽ lo tất cả. Ông cụ cảm động lắm, với kinh
nghiệm sống dưới mắt một người cha, ông hiểu được tấm ḷng của Hà đối với
con trai ḿnh là một t́nh cảm đặc biệt tự ḷng cô, chứ không phải là từ
nơi chị Trâm như Hà hay nói.
Trước ngày dự định đi thăm Khôi, Hà phải nói dối với hai bác là ḿnh “bị”
cử đi công tác với đoàn y tế ở Phước B́nh một ngày, hai bác tin ngay không
hề thắc mắc ǵ. Sau đó Hà đi chợ mua nhiều thứ đồ khô cần thiết cho Khôi
và để sẵn ở nhà anh để hai bác không nghi ngờ. Sáng hôm đó, Hà dậy từ 3
giờ sáng, đạp xe đến nhà Khôi phụ ông cụ xếp đồ vào những chiếc giỏ đệm,
cột ràng cẩn thận rồi cùng ông đi tới bến xe miền đông mua vé xe từ Sàigon
đi Phước B́nh. Khi tới Phước B́nh th́ trời đổ mưa, đường từ Phước B́nh vào
trại phải băng qua một đoạn đường đất đỏ, chung quanh là rừng núi âm u.
Cũng may hôm đó có nhiều người đi thăm nuôi thân nhân, nên mọi người gồng
gánh giúp nhau từng chặng và những câu chuyện đời sống làm Hà quên đi bao
gian nan mệt nhọc trên đường. Hà nắm chặt lấy tay bố Khôi, c̣n một tay kéo
lê cái giỏ quà nặng trên đường, bố Khôi cũng thế, cả hai người nương nhau
đi trên con đường trơn trợt. Cơn mưa rỉ rả làm trời u ám cùng với cái lạnh
se thắt từ gió rừng thổi tới.
Đến trại, bố Khôi cùng đoàn người thăm nuôi tŕnh giấy rồi ra ghế ngồi chờ
một lát. Ông cụ ngồi xuống mà mắt cứ nhướng nhướng vào phía xa bên kia bờ
rào, Hà biết ông cụ rất nóng ḷng, Hà cũng nóng ḷng không kém, c̣n thêm
hồi hộp nữa. Hà nh́n những người đi thăm nuôi, có khoảng bảy người đàn bà
cỡ ngoài ba mươi và ba người đàn ông trung niên, bố Khôi là người lớn tuổi
hơn cả. Từng người tù đi ra, mọi người đứng lên nhốn nháo một chút. Hà đưa
mắt chung quanh cố t́m ra Khôi mà không thấy, Hà nh́n sang bố Khôi trông
đợi, hy vọng ông sẽ thấy anh trong đám người đàn ông lam lũ kia. Hà bắt
đầu nghe những tiếng khóc nấc vang lên gần bên. Bố Khôi lẩm bẩm:
- Không biết Khôi đâu nhỉ, chưa thấy nó ra.
Ồng vừa dứt tiếng th́ có tiếng gọi:
- Bố, bố, trời ơi, con mừng quá!
Bố Khôi và Hà cùng quay lại, Hà giật ḿnh sững sờ nh́n người đàn ông trước
mặt trong khi bố anh ngẩn ngơ nh́n anh vài giây rồi bật khóc:
- Trời ơi con đây sao. Tay ông sờ soạng khắp mặt mũi anh, tội con tôi, ốm
quá thế này!
Hà lặng người nh́n anh, thật Khôi đây sao! Bảy năm rồi không gặp lại anh
kể từ ngày "ḥa b́nh" chỉ có bảy năm thôi mà cuộc sống tù đày đă biến anh
tàn tạ đến nỗi này. Anh gầy ốm da xanh mét, tiều tụy trong bộ quần áo màu
xám cũ nát.Nh́n anh, Hà biết chắc anh vừa trải qua một cơn bệnh sốt rét.
Anh choàng cánh tay khẳng khiu đầy những vết sước qua vai ông cụ mừng
rỡ...Hà cảm động trước cảnh gặp gỡ của hai cha con, và sự thương cảm lẫn
vui mừng trong ḷng Hà theo những giọt nước mắt tự nhiên lăn xuống. Quay
đi, Hà ngập ngừng chậm nước mắt, chắc sự mừng rỡ quá đỗi khiến ông cụ quên
sự có mặt của Hà vài phút, nghe hai cha con hàn huyên, Hà không thể hỏi
anh được câu nào cho tới khi ông cụ gọi Hà:
- Này cô Hà lại đây. Con nhớ Hà chứ, ân nhân của nhà ḿnh đấy!
Hà đến gần ông cụ ngồi xuống đối diện anh. Ôi khuôn mặt dễ mến trước đây
bây giờ hốc hác, xanh xao, buồn bă. Mỉm cười nh́n anh trong nước mắt, Hà
hỏi:
- Dạ chào anh, anh khỏe không?
Ngước nh́n Hà anh ngạc nhiên:
- Hà em của Trâm đây mà, trời ơi, Hà khác quá, trông em xinh ra đấy! Cám
ơn Hà đă đến thăm anh, thật là quư vô cùng.
Hà bẽn lẽn vuốt mái tóc ướt, lí nhí:
- Dạ không có chi, được đi thăm anh, em vui lắm.
Khôi cười cười nói:
- Anh nhớ mới hôm nào đến nhà chơi, Hà c̣n nhỏ xíu à lúc đó em cỡ mười mấy
nhỉ?
Hà tiếp:
- Dạ ...mười lăm.
Khôi vừa nh́n ông cụ vừa nh́n Hà nói:
- Thời gian đi nhanh quá, nếu bố không nói th́ con cũng không nhận ra con
bé Hà này. Chắc bố với Hà đi đường vất vả lắm hả bố, con nghe nói đường
vào đây rất khó đi.
Ông cụ chậm nước mắt:
- Khó bao nhiêu mà có điều kiện bố cũng ráng đi gặp mày rồi có chết cũng
đành. Con sống trong này ra sao?
Khôi lắc đầu buồn bă nói:
- Bố không cần biết đâu đừng lo cho con nhiều, con đă từng vào sanh ra tử,
cực khổ quen rồi, con chịu được hết chỉ có điều nhục th́ con đang cố mà
cũng chưa được.
Giọng ông cụ nhỏ xuống:
- Ấy chết, cậu phải nhớ rằng cậu đang ở trong tay họ đấy, đừng ngang bướng
quá chỉ thiệt vào thân, dù sao ḿnh cũng là kẻ thua rồi. Lo cẩn thận giữ
ǵn sức khỏe để c̣n về với bố...
Khôi thở dài...Hà hết nh́n anh rồi nh́n sang ông cụ, lắng nghe hai cha con
tṛ chuyện mà ḷng cũng buồn theo mỗi câu nói. Nh́n Khôi một lúc, Hà nhận
ra Khôi có nhiều nét giống cha anh, từ vầng trán rộng đến đôi mắt mí lót,
sống mũi cao, cặp môi dày. Hà cố giữ lại h́nh ảnh này trong trí để khi về
nhà hy vọng sẽ được gặp lại anh trong giấc mơ. Một chàng sĩ quan Không
Quân oai phong năm nào và bây giờ là một người tù tàn tạ, tiều tụy, xác
xơ... Bất chợt Khôi đưa mắt nh́n về phía Hà chăm chú, rồi anh hỏi thăm Hà
về chị Trâm. Trong ánh mắt anh, Hà như thấy bóng h́nh của chị Trâm thấp
thoáng. Hà lúng túng trước câu hỏi của anh, cúi xuống vân vê vạt áo ḿnh
thầm nghĩ, có nên cho anh biết chị Trâm sắp lấy chồng không, nếu nói th́
thái độ của anh sẽ ra sao nhỉ? Buồn, chắc chắn là anh sẽ buồn lắm, nhưng
nếu không nói th́ ḿnh phải tiếp tục dối trá hoài sao? Ôi, bao nhiêu háo
hức chờ đợi gặp anh để phút giây đối diện này Hà thấy run rẩy, hồi hộp cho
sự kịch tính mà Hà đă gây ra.
- Ḱa Hà nói cho anh biết đi Trâm ở tiểu bang nào? Anh mong có dịp viết
một lá thư thật dài cho Trâm để cám ơn những t́nh cảm mà Trâm đă dành cho
anh... Anh không hy vọng một ngày sẽ được gặp lại Trâm. Cám ơn cả tấm ḷng
tốt của cô em nhỏ Hà nữa.
Hà vẫn im lặng, vẫn mân mê chéo áo đă nhàu dưới những ngón tay ḿnh, ḷng
th́ nghe nhói nhói. Im lặng kéo dài vài giây khiến anh phải gọi Hà thêm
lần nữa, Hà ngước lên, tránh cái nh́n của anh, ấp úng:
- Chị Trâm ở Virginia, chị...sắp ...lấy chồng rồi anh Khôi à.
- Trâm lấy chồng? Giọng anh ngạc nhiên- sao thư viết cho anh Trâm chẳng
nói ǵ hết?
Hà im lặng, nh́n sự thất vọng và nỗi buồn lộ ra trên khuôn mặt anh, Hà
thấy hối hận, th́ ra anh cũng nói dối thôi, mới bảo không hy vọng gặp chị
Trâm mà giờ nghe tin chị lấy chồng th́ anh lại thất vọng. Hà nghe tiếng
anh thở dài:
- Cũng phải thôi, Trâm không thể chờ anh được, Trâm c̣n trẻ đẹp lại ở một
đất nước phồn hoa... Anh dừng câu nói rồi thở dài ôm trán.
Hà xót xa nói:
- Thôi anh đừng buồn nữa, ráng giữ sức khỏe để c̣n về với bác.
Bố Khôi tiếp:
- Phải đó, mỗi người một số phận, vợ chồng cũng là duyên nợ mà nên, cậu
phải cố sống khỏe để c̣n về…
Khôi ngẩng lên nh́n bố và Hà:
- Con không buồn chỉ tiếc là con cả tin vào những t́nh cảm không có
thật... Thư từ th́ ngọt ngào thế mà lấy chồng cũng không nói, thà nói
thẳng ra mà con không tiếc bằng phải qua trung gian em Hà.
Nghe anh nói Hà giật ḿnh, chết rồi! sự hiểu lầm đă càng lún sâu chỉ tại
Hà. Anh đă trách sai cho chị Trâm, anh có biết đâu chị chẳng bao giờ giữ
h́nh anh trong tim chị. Khổ quá, chắc Hà phải đính chính cho chị thôi.
Hà bỗng thấy lo sợ, ngập ngừng một hồi, Hà run run nói:
- Anh Khôi à, em... xin ... nói...một sự thật để ...đính chính cho chị
Trâm rằng...tất cả... những thư từ trước đến giờ của chị Trâm gửi cho anh…
là do...chính em viết...Chị Trâm không hề biết ǵ hết....
Lần này th́ Khôi càng ngạc nhiên hơn nữa, vầng trán anh nhăn lại, đôi mắt
ánh lên một sự tức giận.
- Hả, Hà vừa nói ǵ?
Hà sợ hăi lẫn xấu hổ cúi mặt ấp úng:
- Lỗi …tại … em...
Giọng Khôi gằn mạnh lên:
- Tại sao Hà lại đem t́nh cảm ra mà đùa giỡn với anh như vậy chứ, tại sao,
tại sao?
Hà giật ḿnh càng thêm run sợ, chưa biết trả lời anh ra sao th́ tiếng kẻng
hết giờ thăm đă vang lên, tiếng bố anh nói:
- Thôi, tại sao th́ mày phải tự biết lấy, mày không c̣n là thanh niên để
không hiểu chuyện này.
Rồi ông buồn buồn dịu giọng tiếp:
- Thôi nhé, thăm con lần này không biết có dịp nào mà đi lần nữa không.
Ráng giữ sức khỏe, đừng lo nghĩ ǵ hết.
Trao hai giỏ quà nặng cho anh, hai cha con lưu luyến nhau một lúc. Tiếng
xếp đồ và thúc giục của vài cán bộ trại làm Hà luưnh quưnh nói vội từng
câu đứt đoạn:
- Đây …là lần đầu tiên … mà chắc cũng là lần cuối cùng gặp anh, em mong
…anh …không giận ǵ em trong chuyện này… vài tháng nữa là em rời Việt Nam
rồi… Anh ráng giữ ǵn sức khỏe nha…
Nh́n đôi mắt anh đă dịu lại, Hà xúc động ứa nước mắt, h́nh như anh cũng
sắp khóc th́ phải. Bóng vài người cán bộ CS vây quanh những người tù, Hà
nhón chân nh́n theo anh, thoáng thấy anh đẩy nhẹ tay người cán bộ trại và
ngoái cổ lại phía Hà. Rồi anh khuất sau đám người mang súng ống đó. H́nh
ảnh của anh đă theo Hà suốt con đường trở về nhà, và c̣n đeo đẳng măi
trong ḷng Hà cho đến mấy chục năm sau.
*****
Phải, mấy chục năm sau sống trên đất Mỹ, Hà vẫn thui thủi một ḿnh, vẫn ấp
ủ bóng h́nh anh qua bức vẽ chiếc trực thăng vô tri. Thời gian đầu Hà ở với
vợ chồng chị Trâm, làm “baby sit” cho con chị tới mấy năm rồi chuyển qua
“baby sit” cho con anh Long. Trong thời gian ở với chị Trâm, những người
bạn của anh Tuấn hay lui tới và anh cũng có ư làm mai cho Hà vài người.
Nhưng chắc số Hà không mắc nợ ai hết nên chưa thể kết đôi được. Khi các
con anh chị đă lớn, Hà xin ra riêng để đi học một nghề chuyên môn tự nuôi
thân ḿnh. Hà đă cố gắng học lại ngành y tá, tuổi xuân qua nhanh cùng năm
tháng làm việc và học hành, thấm thoát Hà đă lên hơn nửa hàng bốn của cuộc
đời. Nỗi lo toan chiếm hết thời gian để nghĩ đến t́nh yêu vốn là một ẩn số
mà Hà vẫn không t́m ra được câu giải đáp. Hà chuyển về Pagosa Springs, ở
Colorado, sống an phận với công việc y tá ở một clinic nhỏ. Pagosa Springs
nằm sát ngay biên giới tiểu bang New Mexico về phía bắc chỉ khoảng 35 dặm.
Một ngày nghỉ, Hà theo mấy người bạn đi chợ phiên của người Navajo ở
Shiprock, bang New Mexico lân cận. Chợ phiên rất lớn, tề tựu hàng trăm
gian hàng trưng bày các loại thảm, khăn, nón, áo, giày dép, những loại
dụng cụ săn bắn xa xưa như giáo, mác, dao, rựa. Đặc biệt là nữ trang với
nhiều loại đá Turquoise màu xanh tươi thắm cùng các thức ăn, đồ uống cổ
truyền Navajo…Lướt qua những gian hàng quần áo sặc sỡ. Hà bỗng chú ư đến
một quầy nhỏ trưng bày tranh vẽ nghệ thuật bằng đường ch́ đen bóng. Hà
dừng lại để ngắm tranh, những bức tranh vẽ nhiều chiếc trực thăng ngang
dọc, lên, xuống. Nét vẽ quen thuộc làm Hà giật ḿnh, vội lật ra sau bức
tranh t́m tên tác giả. Mắt Hà sáng lên, một cảm giác vui mừng lẫn ngạc
nhiên khi thấy chữ kư VMK PĐ 245. Hà hồi hộp lẩm bẩm: Đúng là anh rồi!
Nh́n quanh mong t́m ra anh, vừa lúc đó, một cô gái trẻ người Mỹ bước tới
chào hỏi Hà vui vẻ mời mua tranh. Hà vội vă hỏi ngay:
- Where do you get these pictures?
Cô gái cười tươi tắn nói một hơi:
- Oh, from my dad, he drew them. He still has a lot of pictures at home.
Do you like them?
- Yes, I do… I do like them, where is your dad now?
- He’s home, he was here with me yesterday, today he doesn’t feel good so
he wants to stay home. We live in Farmington. Oh, what nationality are
you?
- I am Vietnamese.
Cô gái đổi sang giọng Việt Nam mừng rỡ nói huyên thuyên làm Hà hết sức
kinh ngạc:
- Ồ ba cháu cũng là người Việt Nam, bữa nào cô ghé chơi nha, ba cháu
lonely lắm, ở Farmington không có người Việt Nam nhiều. Gặp cô là người
Việt Nam ba cháu happy lắm. A, cô ở đâu vậy?
Hà cười khen:
- Wow, cháu nói tiếng Việt giỏi quá, cô ở Pagosa Springs. Rồi ngập ngừng
một lúc Hà hỏi cô gái:
- Thế mẹ cháu đâu?
- Mẹ cháu chết lâu rồi, bây giờ ba cháu có một ḿnh thôi.
Cuộc tṛ chuyện giữa Hà và cô gái trẻ có phần thú vị, cô cho Hà biết cô
tên là Helen, đang phục vụ trong quân đội, sẵn được nghỉ phép mấy ngày
nhân dịp đúng lúc chợ phiên mở, cô theo cha ra chợ bán tranh cho vui.
Helen nói thêm rằng, cha cô vẽ rất nhiều h́nh một cô gái và suốt ngày cứ
ngắm nghía những bức tranh đó. Cô nghĩ, chắc cha cô phải có một t́nh yêu
sâu nặng với người trong h́nh nên bao nhiêu năm nay ông không muốn lập gia
đ́nh lần nữa. Nghe Helen nói Hà tưởng tượng ngay đến bức tranh chị Trâm,
chắc chắn là anh vẽ h́nh chị Trâm rồi! Chị luôn là h́nh bóng đẹp trong tim
anh. Hà c̣n nhớ như in đôi mắt thất vọng, buồn bă của anh mấy chục năm
trước khi nghe tin chị Trâm lấy chồng, và cái nh́n tức giận trút vào Hà
lúc anh nghe sự thật về những lá thư Hà viết… Tự ái và chút thất vọng xen
giữa nỗi vui, Hà chần chừ không muốn cầm số phone và địa chỉ của Helen. Hà
ngại ngùng với ư nghĩ gặp lại anh…chợt muốn khóc, Hà chẳng là ǵ trong
cuộc đời của anh hết, c̣n anh măi là cái bóng ảo Hà theo đuổi hoài… Tiếng
Helen hỏi:
- A, mà cô tên ǵ?
Hà thẫn thờ trả lời:
- Cô tên là Nguyệt Hà.
- Nguyệt Hà, tên hay quá, Cô có thể cho cháu số phone của cô không?
Hà gật đầu lục túi lấy ra cái business card đưa cho Helen, cô gái nghiêng
đầu đọc qua tấm card rồi nói tự nhiên:
- Cô là y tá, tốt quá, nếu có ǵ cần giúp cháu sẽ gọi cô, ba cháu lớn tuổi
rồi hay bịnh vặt lắm.
Thấy Hà như không chú ư lời cô nói, Helen lay cánh tay Hà giọng như năn
nỉ:
- Cô, cô nhớ tới nhà cháu chơi nha, tuần tới há cô.
Nh́n lại bức tranh trực thăng trong tay ḿnh, Hà ngập ngừng nói như mơ:
- Ừ,.. cô… sẽ đến!
****
Suốt cả tuần, lời hứa hẹn đó làm cho Hà suy nghĩ măi, tâm hồn bị xáo trộn
với nhiều cảm xúc, hết vui mừng, rồi lo ngại, chuyển sang hồi hộp y như
lần đầu đi thăm anh, bây giờ lại thêm sự ngập ngừng. Nửa vui mừng thúc
giục nên đi, nửa lo ngại th́ ḷng bảo thôi. Hà sợ nh́n thấy đôi mắt tức
giận của anh ngày xưa. Đôi mắt hăy c̣n ấp ủ h́nh bóng chị Trâm một thời
anh đă si mê...Hà thở dài bâng quơ nh́n ra mảnh vườn sau nhà, nắng sáng
nay ùa đến sớm hơn, những cánh hoa hướng dương vươn cao đang cười tươi
trong nắng,vài con ong bay la đà bên hàng Russian Sage tím tím, tiếng chim
non ríu rít trên cây bàng xanh lá báo hiệu một ngày vui mới. Có tiếng
chuông reo ngoài cửa, Hà đoán, chắc là bà hàng xóm tốt bụng đem sữa qua
cho ḿnh, Hà quay vào bếp lấy cái b́nh rỗng cầm theo ra cửa để trả lại cho
bà. Cửa vừa mở, một sự ngạc nhiên đến tột cùng... xuất hiện trước cửa, một
người đàn ông tóc bạc lốm đốm, nụ cười hiền, một tay xách những khung to,
một tay cầm bó hồng đỏ thắm. Đôi mắt mí lót, khuôn mặt dễ mến này đă làm
Hà sửng sốt trong sự mừng rỡ:
- Trời ơi, anh Khôi!
Anh cười vui:
- Chào Hà, hay thật đấy, không ngờ Hà vẫn nhận ra anh ngay. Vừa nói Khôi
Vừa đưa bó hồng vào tay Hà - đây tặng em.
Vẫn chưa hết ngạc nhiên, Hà cầm lấy bó hồng run giọng hỏi:
- Sao …anh biết nhà Hà vậy?
Anh cười hóm hỉnh:
- Helen giúp anh t́m ra chỗ Hà ở, dễ quá mà, thời đại khoa học có số phone
lên trên on line là t́m được hết, thành phố này lại quá nhỏ bé, t́m một cô
y tá người Việt đâu có ǵ là khó. Rồi anh nháy mắt- nào có cho anh vào nhà
không, để anh c̣n nói hết nỗi vui mừng của ḿnh nữa chứ.
Hà mở rộng cánh cửa cho anh bước vào, mắt vẫn nh́n anh đăm đăm ngớ ngẩn
hỏi:
- Em có mơ không?
Khôi cười:
- Không, em không mơ, đây là thực.
Nói rồi, Khôi đặt những khung h́nh xuống đất, tiến đến gần Hà đưa tay quay
hai vai Hà lại phía anh:
- Xem nào mấy chục năm mà cô em Hà vẫn không thay đổi ǵ nhiều lắm, Hà
này, đúng là trái đất tṛn nên vô t́nh ḿnh được gặp nhau đây anh vui lắm.
Bao nhiêu năm nay anh vẫn c̣n nợ Hà một lời cám ơn chân thành từ dạo anh
đi tù. Anh luôn mong có ngày gặp được Hà để nói một câu cho nhẹ ḷng.
Hà bối rối, cụp mắt nh́n xuống những cánh hồng, Khôi nâng mặt Hà lên tiếp:
- Hăy nh́n anh đây, anh đă được nghe bố anh nói rất nhiều về tấm ḷng của
Hà. Lúc đó anh mới cảm nhận ra ḿnh quá may mắn được một người con gái như
Hà chú ư tới trong cảnh tù tội. Trong khi có vài thằng bạn tù của anh bị
người yêu bỏ rơi… Giọng anh bỗng trầm xuống- ngày bố anh hấp hối, bố vẫn
ao ước cho anh gặp được Hà… Từ đó, lúc nào anh cũng nghĩ tới Hà…
Nói xong anh cúi xuống vừa mở những khung h́nh ra vừa tiếp:
- Hôm nay anh mang những bức tranh này đến cho Hà xem, anh hy vọng Hà cũng
thích.
Hà nhẹ nhàng đặt bó hoa lên chiếc bàn gần đó, rồi kéo tay anh chỉ bức
tranh treo trên tường:
- Anh c̣n nhớ bức tranh này không?
Khôi nh́n lên theo hướng tay chỉ, nheo mắt cười:
- Ồ, nhớ chớ, bức tranh này anh vẽ tặng Trâm lâu lắm rồi, Hà vẫn c̣n giữ
đến bây giờ quư thật đó. Nhưng thôi, để Hà xem những tranh này đặc biệt
hơn, chỉ dành cho Hà.
Anh mở ra ba bức h́nh khổ lớn là những bức h́nh vẽ chân dung Hà, những
đường ch́ tinh xảo trông thật sống động, có một bức h́nh anh vẽ Hà như
ngồi trong mưa, đôi mắt ươn ướt, Hà trầm trồ:
- Trời ơi, em đây sao, anh vẽ đẹp quá, đôi mắt có hồn ghê đi, nh́n ở ngoài
em đâu có được như vậy!
- Sao không, ở ngoài em c̣n đẹp hơn nữa.
Xoa nhẹ ngón tay trên đường ch́ bóng mướt, Hà cười chống chế:
- Không có đâu, em luôn nghĩ ḿnh là đứa xấu xí.
- Sao Hà lại nghĩ ḿnh xấu, Hà có biết là em có một nét đẹp rất dễ thương
không? Khôi xoay mặt Hà lại gần bên anh tiếp- dễ thương nhất là đôi mắt,
nh́n đôi mắt Hà th́ không ai có thể nói dối được.
Hà vui sướng nh́n những bức chân dung của ḿnh nhớ lại lời Helen nói, “ba
cháu vẽ nhiều h́nh một cô gái lắm, suốt ngày cứ ngắm nghía những bức tranh
đó.” cô gái ấy không phải là chị Trâm như Hà đă tưởng, mà lại là Hà. Ôi,
thật không ngờ, không ngờ, không ngờ… Anh chỉ cho Hà bức tranh có đôi mắt
và mái tóc ướt; anh bảo đó là h́nh ảnh đầu tiên Hà đến thăm anh. Anh c̣n
nhớ hôm ấy trời mưa, tóc Hà ướt, trông đẹp lắm. Hà hỏi:
- Sao gặp có mấy phút mà anh nhớ khuôn mặt em để vẽ lại hay vậy?
Nh́n Hà sâu lắng, anh chậm răi nói:
- Anh vẽ bằng kư ức, bằng cả tấm ḷng say mê khi nghĩ đến Hà .
Dừng một lát anh dịu giọng th́ thầm- và bằng một t́nh yêu... muộn màng...
Hà chớp mắt cảm động, trời ơi, thật anh cũng yêu Hà sao? Mấy chục năm trôi
qua bây giờ Hà mới hiểu t́nh yêu không c̣n là ẩn số nữa, ḷng Hà vui như
sống trong mơ, Hà hạnh phúc với ước mộng đă thành.Cầm bức tranh lên, Hà
hỏi anh:
- Em sẽ t́m chỗ treo những bức tranh này lên nha anh?
Khôi gật đầu, rồi lặng lẽ đi đến lấy bức tranh vẽ h́nh chị Trâm bên chiếc
trực thăng xuống. Hà ngạc nhiên hỏi:
- Sao anh lại gỡ bức tranh đó xuống làm chi?
Khôi thản nhiên nói:
- Đây không phải là bức tranh t́nh yêu.
Rồi anh nâng bức tranh vẽ chân dung Hà lên:
- Bức tranh này mới là những bức tranh t́nh yêu của anh dành cho Hà, phải
nên treo.
Hà nh́n sững anh, ḍng cảm xúc kéo nhanh lên mắt, Khôi tiến lại gần sát
bên Hà, nhẹ nhàng đặt một nụ hôn lên đôi mắt đang ướt lệ ấy …Ngoài vườn
sau, tiếng chim ríu rít rộn ràng hơn như đang hát mừng cho ngày vui hạnh
ngộ của hai người.
Thiên Lư
(26/3/14)
|