Chuyện "Vui" Trong Tù
(Tặng các cựu tù của Quảng-Đà)
THG
Lời người viết:
Một năm người có mười hai tháng
Riêng một ḿnh ta, chỉ tháng TƯ.
(THANH-NAM)
Đúng là cái tháng TƯ đầy oan nghiệt, cái
tháng mà toàn dân miền Nam không thể nào quên được. Cũng bắt đầu từ tháng
nầy, miền Nam rơi vào địa ngục trần gian. Mất hết, mất tất cả...Trên khắp
nẽo miền Nam thân yêu, các trại tù mọc lên như nấm. Bọn chúng tôi phải bị
lùa vào các trại cải tao (đó chỉ là danh từ hoa mỹ để lừa bịp, thật ra chỉ
là những trại tù không hơn không kém). Với thân phận của kẻ chiến bại, là
một dịp để cho bọn Cọng Sản trả đ̣n thù hận lên chúng tôi - những QUÂN,
CÁN, CHÍNH của chế độ Cọng Ḥa, kể cả các Văn nghệ sĩ của miền Nam.
Hàng ngày chúng tôi phải bị lao động khổ sai, ăn “Peu” làm “Bien”, cái
đói, cái khát cứ bám chặt đời ḿnh. Từ cái đói đó, con người gầy c̣m, tiêu
hao sức lực, mất hết ư chí và sinh lực, thậm chí, c̣n bị chúng chưởi rủa
hàng ngày. Chúng vẽ “rắn” thêm chân, vẽ “rồng” thêm cánh, đầy nanh, đầy
vuốt như thể chúng tôi là loài quỷ dữ, chỉ biết bóc lột và hút máu người
dân miền Nam . Sau những năm tháng dài tù tội, có nhiều người trong chúng
tôi chịu đựng không nỗi đ̣n thù trên phải bỏ ḿnh một cách oan khiên, tức
tưởi. Những mả cũ, mả mới, trùng trùng, điệp điệp mỗi ngày quanh b́a rừng,
hóc núi. Đúng là “Rau răm ở lại, chịu lời đắng cay”.
Không làm sao kể hết được những sự dă man, hèn hạ của CS đối xử với chúng
tôi. Tôi xin ghi lại mấy câu thơ của nhà thơ Nguyễn Chí Thiện đă viết
trong trại tù Cọng Sản:
Hitler giết tù c̣n thua Cộng Sản
Cộng Sản giết tù không cần súng đạn
Không cần lửa điện, ḷ thiêu
Chỉ cần cho ăn ít, bắt làm nhiều.
Sau thời gian “Nín thở qua sông” trong các trại tù, chúng tôi cầm cái
“Giấy Tạm Tha” để trở về nhà (có nghĩa là có thể bị bắt lại bất cứ lúc
nào), để trở về trong một nhà tù lớn hơn. Như một người bị vất ra ngoài lề
xă hội, không có thẻ căn cước, không có tên trong tờ khai gia đ́nh, bị cấm
làm rất nhiều nghề, chỉ có nghề “dân biểu” (dân biểu chi làm nấy) là không
bị cấm thôi. Sống một cuộc sống lây lất, tạm bợ của một giai cấp thấp nhất
trong tận cùng giai cấp v́ chúng tôi là những cựu Sĩ quan...ngụy.
Bây giờ được may mắn ở xứ người, tôi xin kể lại vài mẫu chuyện “vui” trong
tù để nhớ lại một thời NÍN THỞ QUA SÔNG.
1/ V̀ AI MÀ CHÂN TÔI RA NÔNG NỖI NHƯ RI!
Ngày thê thảm nhất của đời ḿnh rồi cũng đă đến. Tôi cùng 500 bạn khác bị
đưa đến trại 2 Hiệp Đức (thuộc Tổng trại 1, Quảng Nam , có 5 trại) để lao
động. Trại 2 cách Khâm Đức khoảng 5 km về hướng đông, nằm giữa một thung
lũng được bao vây bởi rặng Trường Sơn. Hằng ngày chúng tôi đi phát rẫy để
trồng sắn (củ ḿ). Đặc biệt ở trại nầy có Khối 1 (đa số là binh chủng
Không Quân). Ngoài sự đói khát, lao động cực nhọc, chúng tôi hàng ngày
phải nghe những lời chửi rủa, mỉa mai, lên án... đủ điều. Một hôm có tên
quản giáo tên Hy, cà thọt đi tới và đứng trước Khối 1 đang phát rẫy, hắn
ta xăn ống quần lên tận háng, ḷi ra những vết sẹo ngang dọc, và nói lớn:
- “Nè, nè! Xem nè... V́ ai mà chân tôi ra nông nỗi như ri! Chính các anh -
những tên giặc lái của đế quốc Mỹ đă bắn tôi. Các anh đâu có thoát khỏi
bàn tay của nhân dân.”
Tưởng ǵ, những lời nhục mạ,chửi bới tương tự như thế nầy chúng tôi đă
nghe quá nhiều, nghe riết rồi cũng quen nhưng trong đám đông, có ai đó lên
tiếng:
- “Ở đây toàn giặc lái A37, F4, F5... của nhà 1. Cán bộ qua bên nhà 2 hỏi
thử xem! Bên đó giặc lái máy bay lên thẳng nhiều lắm.” Hắn ta bỏ ống quần
xuống và bước đi. Tôi hỏi các bạn, mới biết: Năm 1972, hắn ta ḷ ḍ ra b́a
rừng ở quận Duy Xuyên, trực thăng của SĐ1 Không Quân đuổi bắn, hắn bị
thương, suưt chết. Bây giờ làm quản giáo của khối 4, mỗi lần thấy Khối 1
làm ở đâu cũng xấn tới và nói những câu tương tự như trên.
2/ CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG
Sau một tháng gọi là “học tập đường lối, chính sách của Đảng”, cứ mỗi bài
học, chúng tôi trở về mỗi Khối của ḿnh để thảo luận, kiểm điểm bản thân,
kê khai tội ác... Một hôm đến phần có công với cách mạng, ai có th́ khai.
Chúng tôi vẫn biết rằng, đối với chúng tôi ở trong trại tù chỉ có đầy dẫy
những tội ác như lá rừng, như nước biển Đông, nào là” chống phá cách
mạng”, là “công cụ của đế quốc Mỹ”, là “chống lại nhân dân”...làm sao mà
có “công” với cách mạng được. Thế nhưng cũng có hai ông bạn tôi lần lượt
đưa tay ghi “công”:
Anh thứ nhất, Trung úy Đại Đội Trưởng Địa Phương Quân, Tiểu Khu Quảng Nam
:
- “Mỗi lần cho lính đi phục kích, tôi ra lịnh toán đi phục kích phải đi
nhè nhẹ, không được gây ra tiếng động để... cách mạng ngủ ngon có sức đi
chiến đấu”.
Anh thứ hai, Thiếu úy Tiền sát Viên Pháo Binh phát biểu ghi “công” cũng
không kém:
- “Mỗi lần hướng dẫn phi cơ oanh kích cách mạng, tôi cho bắn khói màu
trước để cách mạng biết mà rút lui”.
Chúng tôi ai nấy nh́n nhau cười thầm. Tên cán bộ quản giáo sau một hồi lâu
đứng phắt dậy, mặt đỏ au như muốn ăn tươi nuốt sống chúng tôi, nói lớn:
- “Giỡn mặt với cách mạng hả! Như vậy là có công với cách mạng à?”
Ngay ngày hôm sau, hai ông bạn “to gan, bạo mồm” đó liền khăn gói vào
nhà... cùm để “cười thầm” 2 tuần lễ cho lời phát biểu “tưởng như thật” của
ḿnh.
3/ “CON GÀ RÙ”
Ở tại trại Kỳ Sơn được nửa năm, chúng tôi chuyển xuống Phú Ninh để làm đập
thủy điện. Trong thời gian nầy các khối 1, 2 và 3 luân phiên nhau đi cuốc
đất trồng sắn, vớt sạn dưới ḷng sông Kỳ Trà, đi đốn củi ở Đức Phú... Một
hôm, khối 2 của tôi đi trồng sắn ở các đồi bên kia sông, dưới cái nắng ù
chang chang của mùa hè, anh em chúng tôi phải phơi lưng suốt 8 giờ mỗi
ngày từ đồi nọ đến đồi kia, bao la bát ngát. Tôi cùng anh em giăng hàng
ngang cuốc đất moi lỗ để anh em phía sau bỏ hom sắn xuống trồng. Đang làm
với anh em b́nh thường, thoáng thấy tên quản giáo Túc đi tới, dừng lại sau
lưng tôi, hai tay tôi như chùng lại, cứ tà tà phang từng lát cuốc xuống
đất như người đau mới dậy. Đứng chặp lâu, chắc tên Túc ngứa mắt, nói lớn:
- ”Anh Th, anh làm ǵ giống như CON GÀ RÙ vậy? Anh phấn đấu, năng nổ lên
chứ, ù để c̣n về với vợ con. Bộ anh không muốn lao động tốt sao?”.
Tôi nghĩ thầm trong bụng: “Xưa như trái đất, tốt với không tốt. Tốt cũng
về, xấu cũng về nhưng chưa biết lúc nào về thôi”. Rồi tôi quay lại nói với
hắn:
- “Hôm nay tôi bị bệnh, cán bộ.”. Tên quản giáo trước khi bỏ đi c̣n nói:
- “Lúc nào cũng nghe anh nói bệnh cả. Bệnh ǵ mà bệnh lắm thế!”.
Hắn đi rồi, anh em nhao nhao chọc tôi: “Ê! GÀ RÙ! GÀ RÙ! Làm đi để sớm về
với “má”.
Tôi nói đùa lại với anh em: “Lao động là vinh quang, không lao động th́
vinh quang hơn”. Cũng may, không có tên ăng-ten nào nghe nên cũng khỏi đau
lưng ngồi nghe kiểm điểm hết đêm nầy sang đêm khác.
Cái tên “đáng yêu” nầy cũng c̣n đeo măi theo tôi khi gặp lại bạn bè ngoài
phố hay trong điện thoại, tên Th th́ có kẻ nhớ người quên nhung xưng là
CON GÀ RÙ là anh em nhớ ngay.
Năm 1998, ở Việt Nam có đứa cháu gọi bằng cậu cưới vợ, tôi có gởi cho cháu
chút quà. Sau đám cưới cháu gởi qua cho cuốn video tape. Cả nhà đang ngồi
xem, bỗng tôi đứng dậy như cái ḷ xo, nói lớn:
- “A, cố nhân đây rồi! Cố nhân lại gặp cố nhân”.
Bà Xă và mấy đứa con trố mắt ngạc nhiên nh́n tôi. Tôi bèn giải thích:
- “Cái tên đội nón cối, mang kiến đen, mặc cái áo kaki Nam Định 4 túi đứng
bên họ nhà gái là tên quản giáo trại tù Phú Ninh trước đây đó”.
Vợ tôi nghe vậy, liền phán một câu nghe cũng hả dạ lắm:
- “Đă bỏ đi qua đến Mỹ rồi mà cũng c̣n gặp lại “oan gia”. “Oan gia lại gặp
oan gia”.
4/ THƠ VỚI... THẨN
Một người bạn khác, Nguyễn Thuần quê ở Hội An, Đại Đội Trưởng Biệt Động
Quân thuộc Quân Khu I, thường hay nằm trên vơng nghêu ngao ngâm thơ của
tên bồi bút Tố Hữu làm cho nhiều anh em bực ḿnh, khó chịu:
"Stalin! Stalin!
Yêu biết mấy nghe con tập nói
Tiếng đầu ḷng con gọi Stalin!"
Hay
"Thương cha, thương mẹ, thương chồng
Thương ḿnh thương một, thương ông thương mười".
Tôi lại nghĩ khác v́ có nhiều lần nói chuyện với Thuần, tôi biết Thuần là
người không đến nỗi “tệ” lắm mà có ư mỉa mai ngầm tên gia nô Tố Hữu mà
thôi.
Một hôm nghe Thuần cũng ngâm mấy câu thơ đó, tôi buột miệng kêu lên:
- “Trời ơi là Trời”.
Đa số anh em đều đọc được cái ư nghĩ trong đầu tôi nên chỉ nh́n tôi cười
thôi nhưng khối trưởng sợ trại biết được nên tổ chức họp kiểm điểm tôi cho
qua chuyện. Trước khi nhận khuyết điểm tôi cũng chống chế vài câu:
- “Tôi thường nghe cán bộ nói, nhân dân ta bắt Trời làm mưa, nghiêng đồng
đổ nước... Tôi tưởng có Trời thiệt nên tôi la vậy thôi. Tư bản tin duy
linh là tầm bậy quá. Không có số, không có mạng ǵ cả. Tôi nhận khuyết
điểm và không la Trời nữa”.
Khối trưởng tuyên bố: “Đi ngủ”
Xem như ḥa cả làng.
5/ CŨNG TẠI V̀... THƠ
Cũng tại trại Phú Ninh, sau khi chúng tôi đốn củi chất thành khối tại rừng
Đức Phú, mỗi người phải gánh một gánh củi về cho nhà bếp trại.Trước khi vô
trại, chúng tôi lội xuống bờ sông để tắm, đang tắm tôi nh́n lên phía trên
đường cái, thấy có nhiều “Rau Răm” cũng đang vác cuốc đi về trại, tôi bỗng
đọc câu thơ của tên Tố Hữu ca tụng cái chủ nghĩa xă hội của hắn:
“Đường ta rộng thênh thang tám lối”.
Các bạn quanh tôi hiểu ư, im lặng nh́n bâng quơ lên đường nhưng có một tay
ăng-ten (lâu quá nên quên mất tên) liền đưa tôi ra phê b́nh kiểm thảo ngay
tối hôm đó, rằng tôi cố ư sửa thơ của cách mạng, rằng tôi mỉa mai, bôi bác
chế độ... bằng cách đọc hai chữ “tám thước” thành “tám lối”. “Tám lối” nói
lái là “tối lắm”.
Biết là đă “sa” vào t́nh thế có thể bị cùm nên tôi cố ráng gân cổ lên căi
lại:
- “Anh... nói như vậy là hoàn toàn suy diễn, không đúng. Tôi nghĩ “tám
thước” cũng giống như “tám lối” mà thôi, có thua ǵ ở các nước tư bản đâu?
Và tôi tố anh ta ngược lại cho bỏ tật “chụp mũ” người khác, đó cũng là
kinh nghiệm đầy ḿnh của chúng tôi khi phản pháo.
- “Tôi không có ư mĩa mai chế độ, không sửa thơ của cách mạng. Chỉ có anh
cố ư suy diễn để sữa thơ, để bôi bác mà thôi”.
Tôi vẫn giữ lập trường của ḿnh đến cùng, suốt hai đêm như vậy tôi cũng
không nhận khuyết điểm. Khối trưởng bèn tŕnh biên bản lên quản giáo khối
để khỏi chịu trách nhiệm. Ngày hôm sau đang lao động, tên quản giáo khối
kêu tôi ra riêng để “làm việc”, tôi vẫn một mực chối phăng, chỉ nhận là
nhớ lộn “tám thước” thành “tám lối” mà thôi, không có ư sửa thơ, không có
ư nói lái để mỉa mai như anh kia đă nói. Sau đó tôi cũng không nghe ai
nhắc đến nữa. Xem như thoát nạn.
THG
|