Hoàng Triều Cương Thổ

皇朝疆土 - Domaine de la Couronne

 

Thái Cát

 

 

Hoàng triều cương thổ (tiếng Pháp: Domaine de la Couronne) là vùng đất đai ở biên giới, thuộc sự quản trị của triều Bảo Đại. Hoàng triều Cương thổ là vùng đất Cao Nguyên Trung Phần Việt Nam hiện nay gồm 6 tỉnh, xếp theo thứ tự vị trí địa lư từ bắc xuống nam gồm Kon Tum, Pleiku, Darlac, Quảng Đức, Tuyên Đức và Lâm Đồng, và một số những thành phố miền cực bắc Việt Nam gồm có: Ḥa B́nh (Khu Tự trị Mường), Phong Thổ, Lai Châu, Sơn La (Khu tự trị Thái), Lào Kay, Hà Giang (Khu Tự trị Mèo), Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn (Khu Tự trị Thổ), Hải Ninh, Móng Cái (Khu tự trị Nùng).

 

Ngày 30 tháng 5 năm 1949 người Pháp trao quyền quản trị vùng Cao nguyên Trung phần với Xứ Thượng Nam Đông Dương (Pays Montagnard du Sud Indochinois, viết tắt là PMSI – chỉ những nhóm sắc tộc bản địa sinh sống trên cao nguyên miền Trung Việt Nam, như Ba Na, Jarai, Ê đê, Cơ Ho, Mạ, Xơ Đăng,…) cho Chính phủ Quốc gia Việt Nam (tiền thân của Việt Nam Cộng Ḥa). Quốc trưởng Bảo Đại đă tách riêng phần Cao nguyên Trung phần ra thành một nước mới gọi là Hoàng triều Cương thổ, Bảo Đại lập quy chế hành chánh đặc biệt, tự xưng Hoàng đế. Bảo Đại một ḿnh nhận hai trọng chức: Quốc trưởng Quốc gia Việt Nam và Hoàng đế cai trị Hoàng triều Cương thổ. Một quốc gia bên trong một quốc gia, nhưng không mang ư nghĩa tôn giáo như Italy và Vatican.

 

Đứng đầu Hoàng triều Cương thổ là vị Khâm Mạng Hoàng Triều do Quốc trưởng Bảo Đại bổ nhiệm. Theo thỏa hiệp giữa Tổng thống Pháp Vincent Auriol và Quốc trưởng Bảo Đại khi giải tán Xứ Thượng Nam Đông Dương và nhường quyền lại cho Quốc gia Việt Nam th́ quy chế tự trị của các sắc tộc thiểu số sẽ có thể lệ riêng và Chánh phủ Pháp vẫn có bổn phận tham nghị nên mỗi khi ban bố luật pháp th́ Chánh phủ Quốc gia Việt Nam phải có sự thỏa thuận của Pháp. Như vậy, Pháp vẫn bảo hộ Hoàng Triều Cương Thổ.

 

Qua các hiệp ước Bảo Đại thỏa thuận kư với Pháp cùng nhận xét của một số các quan sát viên tham dự cho biết Bảo Đại và Pháp ngầm thành lập một Quốc Gia Đông Dương, bắt đầu gồm Việt Nam, Lào và Campuchia dưới quyền điều khiển của Pháp. Thủ đô của quốc gia Đông Dương là thành phố Đà Lạt, viết là Dalat. Nếu không được th́ sẽ chọn Buôn Mê Thuộc làm thủ đô. Ngôn ngữ chính là tiếng Pháp. Tự trị theo phong tục tập quán truyền thống của từng dân tộc. 

 

Qua Dụ số 6 ngày 15 Tháng Tư, 1950, Bảo Đại tách riêng phần cao nguyên Trung phần ra và lập quy chế hành chánh đặc biệt có tên là Hoàng Triều Cương Thổ.

 

 

Quốc trưởng Bảo Đại ban hành “Quy chế 16” với chín điều khoản đặt nền móng cho việc cai trị Xứ Thượng. Nội dung các điều khoản đó có thể tóm tắt như sau:

- Quyền lợi tối cao của Quốc gia Việt Nam được bảo đảm cùng với quyền lợi của các sắc tộc thiểu số.

- Cao nguyên trực thuộc Quốc trưởng.

- Người Thượng cần tham gia vào việc phát triển Cao nguyên.

- Tôn trọng hệ thống bộ lạc và chức sắc kế truyền của người Thượng.

- Thành lập Hội đồng Kinh tế.

- Thành lập Ṭa án Phong tục Thượng.

- Bảo đảm quyền sở hữu đất đai của người Thượng.

- Phát triển cơ cấu dịch vụ xă hội ở Cao nguyên như y tế, giáo dục.

- Thành lập đơn vị riêng quân sự riêng biệt cho người Thượng với ưu tiên phục vụ ở Cao nguyên.

 

Người Việt Nam bản xứ muốn vào Hoàng Triều Cương Thổ phải có nghề nghiệp, chiếu khán nhập cảnh phải được Khâm Mạng Hoàng Triều Cương Thổ Miền Nam Cao Nguyên chấp thuận. Điều nầy có liên quan vào năm 1920, sau khi Pháp bắt đầu có lợi tức từ các đồn điền cao su, cà phê và khoáng sản như than, vàng, kẽm, v.v. người Pháp lập thành một khu riêng, do người Pháp quản trị, gọi là Pays Montagnards du Sud (Xứ Thượng Nam Đông Dương) người Việt Nam không có giấy phép không được lên vùng này.

 

Quy chế Hoàng Triều Cương Thổ sau khi ban hành bị chỉ trích v́ đă nhượng bộ quyền lợi cho Pháp quá lớn nhất là việc thành lập Hội đồng Kinh tế phần lớn do các chủ đồn điền người Pháp thao túng. Chính sách hạn chế di dân người Kinh lên Cao nguyên vẫn duy tŕ và người Pháp c̣n nắm quyền hành chánh như trong thỏa thuận với Tổng thống Pháp Vincent Auriol. Trong số năm tỉnh Đồng Nai Thượng, Lâm Viên, Pleiku, Darlac và Kontum th́ ba tỉnh Kontum, Pleiku và Darlac vẫn do tỉnh trưởng người Pháp cai quản. Hơn nữa đại diện Quốc trưởng Bảo Đại ở Cao nguyên, tức vị Khâm Mạng cũng lại là người Pháp, đại tá Pierre Didelot, chồng của Agnès Nguyễn Hữu Hào (Pierre Didelot là anh rể của Nam Phương Hoàng Hậu).

 

Nhật Bản thua quân Đồng Minh vào năm 1945 và vùng Đông Dương, sau đó Việt Nam lại do Pháp kiểm soát nhưng Pháp phải từ bỏ chủ quyền tại Lào và Campuchia vào năm 1953 và tách 2 nước nầy ra khỏi Quốc Gia Đông Dương. Chế độ Bảo Hộ của Pháp tại Đông Dương thực sự tan ră sau Hiệp ước Genève được kư kết năm 1954. 

 

Ngày 10 tháng 8 năm 1954, quy chế Hoàng Triều Cương Thổ bị xóa bỏ. Thủ tướng Ngô Đ́nh Diệm thông qua Dụ số 21 ngày 11 tháng 3 năm 1955 và Quốc trưởng Bảo Đại chấp thuận, chính thức sáp nhập Hoàng Triều Cương Thổ trở lại vào Trung phần, chấm dứt đặc quyền của người Pháp và Quốc trưởng trên vùng Thượng và danh xưng Cao nguyên Trung phần được dùng lại.

 

Tuy nhiên, ngày 4 tháng 10 năm 1955, Ủy ban trưng cầu dân ư thành lập đưa ư kiến đ̣i truất phế Quốc trưởng Bảo Đại và đưa Thủ tướng Ngô Đ́nh Diệm lên làm Quốc trưởng.

 

 

Những Ngày Khó Quên

 

Hoàng Triều Cương Thổ chính thức thành lập ngày 15 tháng 4 năm 1950 rồi giải tán ngày 11 tháng 3 năm 1955. Tại vùng nầy, Bảo Đại ngoài danh nghĩa Quốc trưởng ra vẫn giữ vai tṛ Hoàng đế, cho dù Bảo Đại đă từ bỏ ngai vàng, chấm dứt triều Nguyễn do Gia Long lập nên. Chiếu thoái vị do Tống lư Ngự Tiền Phạm Khắc Ḥe soạn thảo ngày 20 tháng 8 năm 1945, và đă được thông qua ngày 23-8-1945, trong buổi họp Nội các dưới quyền chủ toạ của nhà Vua và gồm có các ông: Trần Trọng Kim, Trần Văn Chương, Trần Đ́nh Nam, Trịnh Đ́nh Thảo, Vũ Văn Hiền và Nguyễn Hữu Thí.

 

Ngày 31 tháng 8 năm 1945: Bà Từ Cung là mẹ của Bảo Đại, Nam Phương Hoàng Hậu cùng các con, thị nữ, thị vệ, v.v. và Bảo Đại dời qua cung An Định tại An Cựu. Các cung nhân trong cung Diên Thọ đều cho xuất cung, trở về nguyên quán. Sự xuất cung của các cung nữ được tả qua câu vè “Ba cô trong Nội mới ra, Ṿng vàng, chuỗi bạc, tổ cha cô giàu!

 

 

Ngày 01 tháng 9 năm 1945, cựu hoàng Bảo Đại bị Hồ Chí Minh buộc công dân Vĩnh Thụy làm cố vấn tối cao cho chính phủ lâm thời do Hồ đứng đầu.

 

Ngày 02 tháng 9 năm 1945, Bảo Đại đi Hà Nội nhận làm Cố Vấn Tối Cao cho Hồ Chí Minh.

 

Ngày 16 tháng 3 năm 1946 hội đồng Chánh Phủ "Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa" cử cố vấn tối cao Vĩnh Thụy dẫn đầu phái đoàn đi Trùng Khánh. Phái đoàn gồm có Nghiêm Kế Tổ, Nguyễn Công Triển, Hà Tú Hương, Công dân Vĩnh Thụy đi Trùng Khánh với tư cách đi du lịch, do Nghiêm Kế Tổ làm Trưởng phái đoàn. Khi sang tới Trùng Khánh, Vĩnh Thụy tách rời phái đoàn để đi Hồng Kông và thay đổi chính kiến. Tại Hồng Kông Bảo Đại gởi thư cho Hồ Chí Minh từ chức Cố Vấn Tối Cao, chống lại phát xít Nhật và Cộng Sản, v́ vậy bọn Việt Minh đă lên án Bảo Đại phản quốc. Bảo Đại được người Pháp trả lại độc lập toàn cơi cho Việt Nam từ Ải Nam Quan tới Mũi Cà Mau. Nhờ vậy, Bảo Đại thành lập Đế Quốc Việt Nam thống nhất từ bắc tới nam chung một màu cờ vàng ba sọc đỏ.

 

Đầu năm 1947, Mặt Trận Thống Nhất Quốc Gia Liên Hiệp gồm các tôn giáo Cao Đài, Ḥa Hảo, Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội, Đại Việt Quốc Dân Đảng và Việt Nam Quốc Dân Đảng thành lập Mặt Trận Thống Nhất Quốc Gia Liên Hiệp ủng hộ Bảo Đại để Bảo Đại tuyên bố về nền Độc Lập của Việt Nam. Tháng 5 năm 1947, sau khi Việt Minh rút vào hoạt động bí mật chống Quốc gia và chống Pháp, người Pháp ủng hộ Bảo Đại lên làm Quốc Trưởng nước Việt Nam.

 

Ngày mồng 7 tháng 12 năm 1947, Bảo Đại và Pháp kư kết Sơ bộ Thỏa ước Vịnh Hạ Long về nền độc lập của Việt Nam trong Liên Hiệp Pháp, lấy cờ vàng ba sọc đỏ làm Quốc Kỳ và Thanh Niên Hành Khúc làm Quốc Ca và nước Việt Nam có quân đội riêng. 

 

Tháng 01 năm 1948, Cao Ủy Đông Dương Pháp gặp Bảo Đại tại Genève đề nghị Bảo Đại về nước thành lập chính phủ nhưng bị từ chối v́ hiệp ước Vịnh Hạ Long không được bổ sung.

 

Ngày 24 tháng 4 năm 1948, Thiếu tướng Nguyễn Văn Xuân và Trần Văn Hữu sang Hồng Kông xin Bảo Đại thành lập Chính Phủ Lâm Thời cho Việt Nam.

 

Ngày 15 tháng 5 năm 1948 Bảo Đại gởi thông điệp cho tướng Nguyễn Văn Xuân đồng ư cho thành lập Chính Phủ Lâm Thời cho Việt Nam do tướng Xuân đảm trách.

 

Ngày mồng 5 tháng 6 năm 1948 Bảo Đại và Pháp kư kết hoàn tất Hiệp ước Vịnh Hạ Long.

 

Tháng 01 năm 1949, Bảo Đại và Pháp kư thông cáo chung tuyên bố Việt Nam Độc Lập trong Liên Hiệp Pháp.

 

Ngày 24 tháng 4 năm 1949, Bảo Đại về nước. Hai tháng sau, vào ngày 14 tháng 6, Bảo Đại tuyên bố cầm quyền cho đến khi tổ chức được tổng tuyển cử và vẫn giữ danh hiệu Hoàng đế để có một địa vị quốc tế hợp pháp. Ngày 20 tháng 6 năm 1949, Thủ tướng Nguyễn Văn Xuân đệ đơn từ chức, Chính phủ Lâm thời cho Việt Nam tuyên bố giải tán. Ngày 21 tháng 6, thỏa ước Elysée được công bố.

 

Ngày 1 tháng 7 năm 1949, Chính phủ lâm thời của Quốc gia Việt Nam được thành lập theo sắc lệnh số 1-CP của Thủ tướng, tấn phong Bảo Đại làm Quốc trưởng, Trung tướng Nguyễn Văn Xuân làm Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc pḥng.

 

Tháng 1 năm 1950, Bảo Đại chỉ định Nguyễn Phan Long làm Thủ tướng. Ngày 27 tháng 4 năm 1950, giải tán chính phủ Nguyễn Phan Long và ủy nhiệm Thủ hiến Trần Văn Hữu thành lập chính phủ mới. Tính đến đầu năm 1950, có 35 quốc gia công nhận Quốc gia Việt Nam. Bảo Đại Trở thành Quốc trưởng.

 

Chính phủ do Trần Văn Hữu làm Thủ tướng tồn tại đến ngày 6 tháng 6 năm 1952 th́ phải cáo lui, nhường chỗ cho Nguyễn Văn Tâm lên làm thủ tướng cùng thành phần tổng, bộ trưởng.

 

Ngày 20 tháng 11 năm 1953, hoàng thân Bửu Lộc từ Pháp về Sài G̣n lập chính phủ thay thế chính phủ Nguyễn Văn Tâm. Thời gian này, Quốc trưởng Bảo Đại sống và làm việc tại biệt điện ở Đà Lạt. Xung quanh nơi ở của Bảo Đại có cả một trung đoàn Ngự lâm quân bảo vệ và có cả một đoàn xe riêng gọi là "công xa biệt điện", lại có cả một đội máy bay riêng.

 

Ngày 11 tháng 1 năm 1954, Chính phủ mới do Bửu Lộc thành lập tŕnh diện Bảo Đại nhưng đến ngày 16 tháng 6 năm 1954, Bửu Lộc từ chức. Quốc trưởng Bảo Đại mời Ngô Đ́nh Diệm về nước, ngày 6 tháng 7, Ngô Đ́nh Diệm thành lập chính phủ mới.

 

Sau Hiệp định Genève 1954, Pháp rút khỏi Đông Dương, chánh quyền và quân đội Quốc gia Việt Nam di chuyển vào Nam. Ngô Đ́nh Diệm cải tổ chánh phủ lần thứ nhất vào ngày 24 tháng 9 năm 1954 và lần thứ hai vào ngày 10 tháng 5 năm 1955.

 

Tháng 9 năm 1954, tướng Nguyễn Văn Hinh không chịu dưới quyền chỉ huy của Ngô Đ́nh Diệm nên đánh điện sang Pháp nhờ Bảo Đại can thiệp. Bảo Đại điện về Sài G̣n triệu tập Diệm sang Cannes (Pháp) gặp Bảo Đại để bàn lại việc sắp xếp nhân sự nhưng Diệm không đi. Bảo Đại điện về Sài G̣n cách chức thủ tướng của Ngô Đ́nh Diệm.

 

Tuy nhiên, ngày 4 tháng 10 năm 1955, Ủy ban trưng cầu dân ư thành lập đưa ư kiến đ̣i truất phế Quốc trưởng Bảo Đại và đưa Thủ tướng Ngô Đ́nh Diệm lên làm Quốc trưởng. 

 

Sau khi sang Pháp, Bảo Đại không c̣n nắm hệ thống kinh tế thu lợi như trước, nhiều cơ sở kinh doanh ở Việt Nam cũng như ở Pháp đă bị tịch thu. Khoảng thập niên 1960, gia sản khổng lồ của Bảo Đại đă lần lượt hao hụt. Nhiều lâu đài tráng lệ, máy bay đắt tiền, xe hơi sang trọng… lần lượt phải sang tên người khác và bán thế chấp trả số nợ khổng lồ. Bảo Đại chỉ c̣n được nhận số tiền trợ cấp ít ỏi của Chính phủ Tổng thống Giscard với 8.000 franc/tháng.

 

Sau năm 1975, ṭa Đại Sứ của Sài G̣n tại Paris được Pháp trao cho Bảo Đại.

 

 

Thái Cát 

California Ngày 23 tháng 10 năm 2022

-------------------------------

 

Tham Khảo:

- Những Ngày Cuối Cùng Của Vương Quốc An Nam+Nhật đảo chánh Pháp tại Đông Dương+Hiệp định Élysée (1949)

- Liên bang Đông Dương+Căn cước Hoàng triều cương thổ+Đế quốc thực dân Pháp

- Con Rồng An Nam+Phạm Khắc Ḥe+Phạm Quỳnh

- Chuyện chưa kể về vua Bảo Đại+Quốc gia Việt Nam+ Bảo Đại 保大+Hiệp ước Matignon+Hiệp định Genève

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính