Nhận định & Quan điểm về những biến chuyển thời sự ở Việt Nam & Biển Đông

 

TS. NGUYỄN PHÚC LIÊN

 

 

Với báo VietTUDAN ra đều đặn vào ngày thứ Năm mỗi tuần, chúng tôi luôn luôn viết hai bài: (i) Bài QUAN ĐIỂM theo Chủ đề đấu tranh đưa ra cho từng thời kỳ; (ii) Bài NHẬN ĐỊNH từng những biến cố theo ḍng thời sự hàng tuần. Tuy nhiên, như đă thông báo cùng quư Độc giả, trong thời gian nghỉ Hè tháng 7&8/2014, chúng tôi không viết đều đặn hàng tuần được. V́ vậy, hôm nay, chúng tôi muốn viết ra đây những NHẬN ĐỊNH và QUAN ĐIỂM tổng quát và vắn gọn liên quan đến Thời sự Việt Nam và Biển Đông về những vấn đề sau đây:

 

1) Tầu cộng không nhả vùng lưỡi ḅ v́ tương lai Kinh tế của nước Tầu

2) Hai vấn đề khác nhau:Chủ quyền biển đảo & đường Thương Mại ở Biển Đông

3) Ṿng đai bao vây bành trướng Trung cộng của Hoa kỳ nới rộng ra ngoài khơi

4) Cuộc chiến Việt-Trung nếu xẩy ra, không có can thiệp quân sự Mỹ

5) CSVN tiếp tục bán nước và tung hỏa mù Mỹ, Nhật để mỵ dân

6) Dân tộc nắm lấy vận mạng Đất Nước theo từng chặng ưu tiên

7) Lănh đạo hậu CSVN

            8) Đối ngoại tương lai liên quan đến An Ninh Quốc pḥng & Phát triển Kinh tế

 

 

1) Tầu cộng không nhả vùng lưỡi ḅ v́ tương lai Kinh tế của nước Tầu

 

            Cách đây 2 năm, ngày 15.10.2012, chúng tôi đă viết một bài dưới tựa đề NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ NĂNG LƯỢNG: LƯ DO CỐ CHẤP CỦA TRUNG QUỐC TẠI BIỂN ĐÔNG. Đây là bài tóm tắt tôi trả lời cho cuộc Phỏng vấn của Đài RFI (Radio France Internationale) dựa trên Bản Tin của Kelly OLSEN (AFP, Thông Tấn Xă Pháp, đánh đi từ Bắc Kinh ngày 01.10.2012) mà chính Đài RFI chuyển cho tôi. Bản Tin viết rằng:

 

“Hoạt động sản xuất của Trung quốc bị co cụm lại trong tháng 9 này theo con số của nhà nước đưa ra thứ Hai vừa rồi. Con số này cho thấy ước lượng tăng trưởng bị giảm xuống hẳn. ».

 

Cũng theo Bản Tin này, chỉ tiêu tăng trưởng của Trung quốc rơi xuống 7.5% sánh với 9.3% của 2011 và 10.4% của 2012.

 

            Bản Tin nói chính yếu về thất bại của Trung quốc trong việc âm mưu khai thác Nguyên vật liệu và Năng lượng từ Phi châu để cung cấp cho nền Kinh tế của ḿnh. Thực vậy, kỳ họp thứ tư vừa rồi giữa Trung quốc và một số nước Phi châu là tại Bắc Kinh ngày 19.07.2012. Bị quốc tế công kích và mang mặc cảm đi lừa những nước nghèo để thu góm nhiên liệu và nguyên vật liệu, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đă phải giả h́nh tuyên bố như sau:

 

«Trung quốc la nước lớn nhất trong những nước đang phát triển, và Phi châu, một lục địa gồm nhiều nước nhất. Nhân dân Trung quốc và nhân dân Phi châu nối kết với nhau bằng những tương quan đồng đều, bằng sự chân thực và t́nh hữu nghị, và đang hỗ trợ cho nhau trong việc phát triển chung. «

 

            Cũng chính trong cuộc họp này tại Bắc Kinh, Tổng thống Nam Phi đă không ngần ngại tuyên bố lên sự thật của việc nối kết nhân ái này. Ông tuyên bố:

 

«Việc Trung quốc cam kết giúp phát triển Phi châu chính yếu là để cung cấp cho ḿnh những nguyên vật liệu và năng lượng«

 

            Cuộc Cách Mạng Hoa Nhài Bắc Phi và Trung Đông càng làm cho Trung quốc mất nhiều nguồn Nguyên Vật liệu và Năng lượng.

 

            Lục địa Trung quốc thiếu thốn nguồn Nguyên vật liệu và Năng lượng để cung cấp cho nền Kinh tế sản xuất tràn lan. Tương lai phát triển Kinh tế lâu dài của Trung quốc tùy thuộc vào việc «Input«  hai phương diện này cho sản xuất «Output« xả láng. Đây là lư do khách quan buộc Trung quốc phải nhất thiết chiếm cho bằng được vùng lưỡi ḅ trong Biển Đông mà bên dưới chứa dồi dào Nguyên vật liệu và NĂNG LƯỢNG chính yếu là Dầu lửa và Khí đốt.

 

 

2) Hai vấn đề khác nhau: Chủ quyền biển đảo & đường Thương Mại ở Biển Đông

 

            Cho đến nay, một số người viết vẫn c̣n lẫn lộn và hy vọng rằng Mỹ có thể can thiệp quân sự vào việc tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa. Hoa kỳ đă từng tuyên bố trước đó lâu rồi rằng việc can thiệp của Mỹ ở Biển Đông là để bảo vệ con đường Thương Mại quốc tế, chứ không phải vào vấn đề tranh chấp Chủ quyền biển đảo giữa các nước trong vùng. Con đường Thương Mại ấy đi từ Malacca, Mă Lai Á, Singapore, Nam Dương, ngược lên Phi Luật Tân, Đài Loan, Nhật Bản và Nam Hàn.

 

            Vùng lưỡi ḅ không bao trùm toàn thể Biển Đông mà vẫn để một hành lang rất rộng cho con đường Thương Mại quốc tế. Chính v́ vậy mà khi lầm tưởng vùng lưỡi ḅ chiếm toàn thể Biển Đông và khi không phân biệt vấn đề Chủ quyền biển đảo và con đường Thương Mại, một số người Việt ỷ nại coi như Hoa kỳ buộc ḷng phải can thiệp quân sự vào việc Trung quốc xâm lăng Hoàng Sa, Trường Sa và những vùng biển vây quanh. Thực vậy, Hoa kỳ có thể thương lượng với Trung quốc mà không cần đụng độ quân sự để có một con đường Thương Mại từ Malacca dọc lên tới Nam Hàn. Trung quốc cũng dễ dàng nhường hành lang Thương mại rộng lớn này của Biển Đông để không có những đụng độ Hải quân thất lợi cho ḿnh.

 

            Phân biệt ra hai vấn đề như vậy để Việt Nam đừng ỷ nại vào sự can thiệp tất yếu của Hoa kỳ đối với Chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa. Đây là vấn đề tranh chấp giữa Việt Nam và Trung quốc mà Hoa kỳ đă tuyên bố từ lâu là không can thiệp vào.

 

           

3) Ṿng đai bao vây bành trướng Trung cộng của Hoa kỳ nới rộng ra ngoài khơi

 

            Ở thời kỳ chiến tranh lạnh cứng rắn, ṿng đai bao vây Trung cộng của TT. EISENHOWER nhằm ngăn chặn bành trướng Ư thức hệ Cộng sản được thắt chặt vào đất liền. Đó là ṿng đai Nam Hàn, Nhật Bản, Đài loan và Nam Việt Nam. Nam Hàn được vây quanh bởi biển, nên việc pḥng thủ đỡ tốn kém và dễ dàng. Riêng Nam Việt Nam gắn liền với biên giới Trung cộng (phía Bắc), Lào và Cao Mên (phía Tây), nên việc pḥng thủ khó khăn và tốn kém về tài lực và nhân lực. Khi Hoa kỳ bắt tay với Mao Trạch Đông rồi, th́ địa điểm pḥng thủ Nam Việt Nam khó khăn và rất tốn kém về tài lực và nhân lực, đă dần dần bị Hoa kỳ bỏ rơi. Khi pḥng thủ nhằm thu được những quyền lợi ǵ, th́ cũng phải tính toán việc chi tiêu tốn kém có tương xứng với quyền lợi thu vào hay không, đó là óc thực tiễn của Hoa kỳ.

 

            Ngày nay, Hoa kỳ liên hệ đến nhiều quyền lợi ở vùng Á châu Thái B́nh Dương và chuyển trục quân sự về vùng này. Với óc thực tiễn, họ cũng phải tính toán giữa chi tiêu xuất ra và quyền lợi thu vào. Một ṿng đai ngăn chặn sự bành trướng về Kinh tế/Thương mại của Trung quốc cũng được thiết lập theo tính toán thực tiễn «Chi tiêu xuất ra và Quyền lợi thu vào ». Ṿng đai mới  của TT.OBAMA được nới rộng ra ngoài biển, cách đất liền của Trung quốc, đó là những địa điểm: Nam Hàn, Nhật Bản, Đài Loan, Phi Luật Tân, Mă Lai. Hoa kỳ rất mạnh về Hải quân, nên việc pḥng thủ ṿng đai ngoài khơi này đỡ tốn kém về nhân lực và tài lực, trong khi đó Hải quân của Trung quốc rất yếu phải với một thời gian rất dài nữa mới đuổi kịp Hải quân Mỹ như hiện nay. Như vậy Hải quân Hoa kỳ có thể đánh tan Hải quân Trung cộng trên biển trước khi Trung cộng đụng đến ṿng đai mới pḥng thủ ngoài khơi. Ngoài ra, nếu đụng được đất liền của ṿng đai và khi từ biển nhô lên khỏi mặt nước để đổ bộ, th́ cũng bị ṿng đai pḥng thủ bắn chết rồi. Cuộc viếng thăm mới đây của TT.OBAMA cho thấy rơ ṿng đai mới ngoài khơi này đă được thiết lập và kư kết cho pḥng thủ chung. TT.OBAMA chỉ viếng thăm Nam Hàn, Nhật Bản, Phi Luật Tân và Mă Lai, chứ không thăm Việt Nam. Điều này có nghĩa là ṿng đai pḥng thủ chung đối với Trung quốc đă loại Việt Nam ra ngoài rồi. Nếu Việt Nam nằm trong ṿng đai pḥng thủ chung, Hoa kỳ phải đụng đất liền với «du kích«  của khối người Tầu, th́ đó là vô cùng tốn kém và trường kỳ. Đây là lư do mà Hoa kỳ không muốn Việt Nam nằm trong ṿng đai pḥng thủ chung nữa đối với Trung quốc. Chính v́ điểm này mà khi Ts.Cù Huy Hà Vũ đơn phương trả lời tỉnh bơ trong cuộc Phỏng vấn của Phóng viên Trà Mi đài VOA rằng Việt Nam sẽ kư Liên minh quân sự pḥng thủ chung với Hoa kỳ, lời nói quá đơn sơ và ấu trĩ này đă làm cho chúng tôi ngạc nhiên và thấy rằng Tiến sĩ đă không thức thời về ṿng đai pḥng thủ mới mà TT.OBAMA thiết lập ngoài khơi. Ṿng đai mới này c̣n có hậu cần rất mạnh là Đảo Guam và Úc Đại Lợi. 

 

            Tóm lại, Việt Nam đă bị bỏ ra ngoài ṿng đai pḥng thủ mới này của TT.OBAMA.

 

 

4) Cuộc chiến Việt-Trung nếu xẩy ra, không có can thiệp quân sự Mỹ

 

            Ngay từ ngày 11.05.2014, sau khi Giàn Khoan HD-981 là trái bom đập vào giấc mơ CSVN với 16 chữ vàng và 4 tốt, chúng tôi đă viết một bài với tựa đề VIỄN TƯỢNG CHIẾN TRANH VN-TQ KHÔNG CÓ CAN THIỆP QUÂN ĐỘI MỸ. Dựa vào việc Hoa kỳ đă nhiều lần nói là họ không can dự vào vấn đề Chủ quyền biển đảo và dựa vào ṿng đai pḥng thủ mới của TT.OBAMA, mà chúng tôi khẳng định rằng nếu có chiến tranh Việt—Trung xẩy ra, th́ không có sự can thiệp quân sự Mỹ.

 

            Ngoài ra, chúng tôi c̣n dựa trên một số những dữ kiện khác để khẳng định điều đó trong bài viết ngày 11.05.2014 vừa nêu trên đây:

 

Không có can thiệp quân sự của Hoa kỳ

Việt Nam bị bỏ rơi hẳn ra v́ những lư do:

=>       Một thể chế độc tài phi nhân đạo

=>       CSVN đi hai hàng: muốn chơi với Mỹ để được bảo vệ nhưng bám chặt lấy Trung Cộng để giữ cơ chế CSVN của ḿnh;

=>       Hoa kỳ không tin tưởng được CSVN như một đồng minh

=>       Dân Mỹ vẫn c̣n giữ ác mộng chiến tranh Việt Nam, nên khó ḷng chấp nhận một việc can thiệp quân sự Mỹ lần thứ hai dù cho TT.OBAMA của họ có mang nhiều cảm t́nh với CSVN đi nữa !       

  

 

5) CSVN tiếp tục bán nước và tung hỏa mù Mỹ, Nhật để mỵ dân

 

            Theo những điểm tŕnh bầy ở những phần trên, chúng ta thấy rằng:

 

*          CSVN đă bán biển đảo cho Trung quốc từ thời Hồ Chí Minh / Phạm Văn Đồng

*          CSVN đă cố t́nh dấu kín việc bán nước này.

*          Khi người dân biểu t́nh chống xâm lăng của Trung quốc, th́ CSVN đàn áp và rất sợ sệt. Họ sợ chính yếu là người dân từ biểu t́nh chống Tầu lan sang biểu t́nh chống việc bán nước của họ và chôn vùi đám tội đồ phản quốc CSVN.

*          Trung quốc th́ v́ sự cần thiết bất khả kháng về Nguyên vật liệu và Năng lượng cho tương lai Kinh tế của họ, nên nhất thiết phải chiếm cho bằng được vùng lưỡi ḅ này trong đó có Hoàng Sa, Trường Sa và những vùng biển vây quanh, nên phải bắt cho bằng được đảng CSVN làm thái thú nô lệ tiếp tục bán nước.

*          Trung quốc đă kiện Việt Nam và công khai hóa Công hàm bán nước của Phạm Văn Đồng / Hồ Chí Minh cùng những chứng cớ khác để chiếm thế thượng phong quốc tế chấp nhận Hoàng Sa, Trường Sa và những vùng biển vây quanh là thuộc về Trung quốc. Trong khi đó, Việt Nam không dám đưa hồ sơ kiện lại ra quốc tế v́ biết ḿnh há miệng mắc quai.

*          Trung quốc biết rằng nếu nô lệ thái thú CSVN khùng lên nổ súng chiến tranh, th́ sẽ không có Hoa kỳ can thiệp quân sự và như vậy CSVN sẽ bị nghiền nát, nên Trung quốc tiếp tục gửi những Giàn Khoan khác đến khai thác Năng lượng Dầu lửa và Khí đốt thuộc Chủ quyền Việt Nam đă bị bán cho họ.

*          Mặt khác Trung quốc cũng dễ dàng thương lượng với Hoa kỳ một hành lang Thương Mại quốc tế trong Biển Đông để thỏa măn mục đích của Hoa kỳ chuyển trục quân sự về Á Châu Thái B́nh Dương.

           

Trong những điều kiện vừa nêu ra ở trên, CSVN sẽ tiếp tục làm kiếp nô lệ thái thú bán nước để tránh việc Trung quốc tiêu diệt ḿnh. Các Giàn Khoan của Trung quốc sẽ tiếp tục tràn vào Lănh hải Việt Nam.

 

            Nhưng tránh được Trung quốc, th́ tội bán nước này đang bị Dân Tộc phanh phui để toàn dân NỔI DẬY chôn vùi hẳn đám tội đồ phản quốc bán Lănh hải và Lănh thổ của Tổ Tiên. Trong t́nh trạng sợ hăi Dân Tộc, CSVN phải sử dụng những chiêu bài hỏa mù để mỵ dân, đó là hỏa mù tuyên truyền rằng Nhật và Mỹ sẽ can thiệp quân sự để giúp Việt Nam chống Tầu. Hỏa mù này đă được một số thành phần ở Hải ngoại, vốn mơ mộng Mỹ viện trợ, tiếp tay tung ra để làm lạc hướng người dân trong nước. Thậm chí c̣n có người muốn tung ra nhân vật Nguyễn Tấn Dũng «thân Mỹ«  làm cho dân hy vọng. Trọng, Sang, Dũng, Hùng, Thanh… đều là những tên thái thú tiếp tục phản bội Dân Tộc và Tổ Tiên.

 

 

6) Dân tộc nắm lấy vận mạng Đất Nước theo từng chặng ưu tiên

 

            Vận mạng Đất Nước mất hay c̣n đang nằm trong tay đảng CSVN cầm quyền và làm thái thú. Có người nói rằng hăy để cho người cầm quyền CSVN lo liệu việc chống Tầu. Nhưng theo những phần tŕnh bầy trên đây, chúng ta thấy Trung quốc nhất thiết phải chiếm cho bằng được biển đảo Việt Nam, không phải do ḷng tham lam bành trướng Hán tộc mà là do điều kiện sống c̣n phát triển Kinh tế của Trung quốc. Khi CSVN làm thái thú tiếp tục bán đất và biển, th́ Dân tộc không thể trao phó cho đám phản quốc này giữ nhiệm vụ chống xâm lăng. Không những CSVN làm thái thú tiếp tục bán nước, mà c̣n trở thành tay sai vô nhân đạo của Tầu để đàn áp bằng vũ lực tất cả mọi người dân yêu nước đứng lên chống ngoại xâm. Tỉ dụ, nếu không c̣n đám tay sai dùng bạo lực đàn áp việc chống Tầu, th́ tức khắc khắp cả nước, toàn dân sẽ đồng loạt NỔI DẬY chống xâm lăng Trung quốc và quốc tế không thể để khối dân 90 triệu người Việt bị Tầu đàn áp. Toàn dân đồng loạt đứng dậy, th́ quốc tế mới cứng rắn can thiệp bảo vệ.

 

            Việc chống xâm lăng Trung quốc, từ xâm lăng đất biển, đến xâm lăng kinh tế là việc của toàn Dân Tộc. Do đó, việc cứu vận mạng lâm nguy của Đất Nước lúc này phải theo thứ tự ưu tiên như sau:

 

a)         Ưu tiên bậc nhất là phải chôn vùi Cơ chế CSVN tội phạm bán nước, phản quốc

b)         Dân Tộc nắm lấy quyền Dân Chủ của ḿnh để quyết định việc nước

c)         Một Thể chế Dân chủ và một lớp người Lănh đạo việc nước được dân quyết định lựa chọn.

d)         Toàn dân cùng với những Lănh đạo được lựa chọn đuổi Tầu xâm lăng trên đất liền

e)         Toàn dân cùng với những Lănh đạo được lựa chọn dành lại biển đảo đă bị xâm chiếm

 

 

7) Lănh đạo hậu CSVN

 

            Trên những báo đài, ở các Diễn Đàn Internet toàn cầu hay thế giới Facebook và trong các Diễn Đàn Hội luận Paltalk, vấn đề sôi động lúc này là Tổ quốc lâm nguy do đám thái thú CSVN bán nước rước Tầu vào xâm chiếm. Làm thế nào cứu nước, đó là việc ưu tiên bàn căi để t́m ra giải quyết.

 

            Tuy nhiên khi vào Diễn Đàn Hội Luận Paltalk, chúng tôi gặp một câu hỏi ở mức thứ yếu là «Lănh đạo hậu CSVN«  th́ sao. Chúng tôi cũng xin được đưa ra những nhận định và quan điểm vắn gọn liện hệ đến câu hỏi này.

 

a)      Ai lănh đạo chính yếu hậu CSVN?

 

            LỰC LƯỢNG chính yếu NỔI DẬY để chôn vùi Cơ chế CSVN là toàn dân tại Quốc nội. Không có việc lực lượng Hải ngoại mang Cách Mạng về giải pḥng Quê Hương để cứu nước. V́ vậy những Lănh đạo tương lai phải là những người đă cùng nằm gai nếm mật với quần chúng nổi dậy và chính quần chúng quyết định chọn lựa họ. Không thể có việc một số những chính khứa xa lông tại Hải ngoại, không từng nằm gai nếm mật với quần chúng quốc nội như trường hợp Ts.Cù Huy Hà Vũ hay Gs.Nguyễn Ngọc Bích chẳng hạn, được thế lực ngoại lai như một số Dân biểu, Nghị sĩ Mỹ, mang về làm Lănh đạo khối quần chúng đă phải cam go đấu tranh và NỔI DẬY. Lănh đạo quần chúng khổ cực đấu tranh ở một hiện trường phải là người đă cùng quần chúng khổ cực với hiện trường.

 

b)      Đối với những thành phần phản tỉnh mà c̣n chủ trương Ḥa Giải Ḥa Hợp

 

            Chúng tôi đă từng đưa ra lập trường rằng: «Nếu thằng quỷ Satan chỉ đường cho tôi lên Thiên đàng, th́ tôi cùng làm việc với nó, nhưng luôn luôn phải tỉnh táo rằng nó có cái bản tính gốc là quỷ Satan và có thể phản bội lại ḿnh bất cứ lúc nào. » Như vậy trong t́nh trạng c̣n có những ngờ vực về bản tính gốc, th́ không thể trao quyền lănh đạo chính yếu quần chúng cho những người phản tỉnh này.

 

            Đối với chủ trương Ḥa Giải Ḥa Hợp với CSVN th́ chúng ta không thể chấp nhận bởi lẽ Ḥa Giải Ḥa Hợp có nghĩa là vẫn giữ  Cơ chế CSVN tiếp tục sống c̣n. Cơ chế CSVN không thể cải cách mà chỉ phải chôn vùi hẳn nó đi mà thôi.

 

c)      Đối với những đảng viên đảng CSVN

 

            Những đảng viên đảng CSVN đă là tội đồ của Dân tộc trong bao chục năm trường. Những đảng viên ấy đă tham nhũng bởi chính Cơ chế mà họ chủ trương đẻ ra nhung nhúc bầy gịi bọ tham nhũng lớn bé. Ngày nay, cái tội bán nước, tức là tội phản bội Tổ quốc đă rành rành không chối căi được. Dân Tộc sẽ định h́nh phạt cho họ. Nếu Dân Tộc không phạt tử h́nh cho họ, th́ tối thiểu những điều họ phải tuân theo như sau đây, nhân danh CÔNG LƯ xă hội:

=>       Phải hoàn trả những biển thủ bất chính tài sản của Dân về cho nguyên chủ, dù tài sản đó nằm ở trong nước hay đă được chuyển ra nước ngoài.

=>       Những tội phạm nói trên, nhất là tội phản quốc buộc phải tước quyền Công dân của họ trong một thời gian tùy tội trạng từng đảng viên. Tổng thể tước quyền công dân cho mọi đảng viên tối thiểu là 5 năm

=>       V́ bị tước quyền công dân, nên những đảng viên ấy không được tham dự những đảng phái chính trị trong sinh hoạt chính trị quốc gia. V́ không có quyền công dân, nên không thể ra ứng cử vào chức vụ đại diện dân từ phường, xă, quận, tỉnh đến Quốc hội

=>       Những cựu đảng viên CSVN, bị tước quyền công dân, không được nắm quá bán vốn, cá nhân hay cộng chung những cá nhân, trong một Tổ hợp làm Kinh tế/ Thương mại trong đời sống Kinh tế/ Thương mại quốc dân.

 

d)      Đối với những thành phần hoạt đầu chính trị Hải ngoại muốn nhẩy bàn độc

           

            Trong việc xây dựng Quê Hương, cần có sự tham dự của những chuyên viên mang quốc tịch nước ngoài nhưng gốc Việt Nam. Tuy nhiên đối với những thành phần hoạt đầu chính trị muốn hồi hương «mượn đầu heo nấu cháo »  nhằm giữ những chức vụ từ cấp Tỉnh trở lên hoặc Đại diện dân vào Quốc hội, phải đặt điều kiện là những thành phần ấy phải HỒI TỊCH Việt Nam tối thiểu hai năm trước. V́ sự độc lập và hănh diện Quốc gia, những người nắm những chức vụ vừa kể trên đây không được mang SONG TỊCH, mà phải là Quốc tịch Việt Nam duy nhất.

 

 

8) Đối ngoại tương lai liên quan đến An Ninh Quốc pḥng & Phát triển Kinh tế

 

            Hăy ví Dân Tộc và Lănh Thổ như ḍng nước sông chảy triền miên từ đời này qua đời kia mà Dân Tộc sống trên Lănh Thổ phải bảo vệ ḍng sông ấy chảy cho đến vô tận. Cũng ví những đường lối Chính trị như những gợn sóng lăn tăn nhất thời khi nhô lên lúc lặn xuống trên ḍng nước sông vô tận của Dân Tộc và Lănh Thổ. Chỉ có thể nói ḍng nước sông ấy là vô tận và « MUÔN NĂM «, chứ không thể nói một đường lối Chính trị như đảng CSVN là «Muôn Năm«, nhất nữa đường lối Chính trị ấy lại c̣n muốn diệt đi chính ḍng nước sông, bởi v́ khi ḍng nước sông ấy bị mất đi th́ chính gợn sóng Chính trị lăn tăn cũng phải tan biến.

 

            Từ ngày Ư thức hệ Cộng sản được Hồ Chí Minh đưa về Việt Nam, đảng CSVN chỉ phục vụ cho quyền lợi của lằn sóng lăn tăn, mà phản lại quyền lợi của ḍng nước sông Dân Tộc và Lănh Thổ. Đó là sự lựa chọn sai lầm đang đem lại sự tan biến của chính lằn sóng lăn tăn của đảng CSVN.

 

Thực vậy, sự đơn độc của nhà cầm quyền hiện nay của CSVN trước xâm lăng Trung quốc là hậu quả tất yếu của một chủ trương gian manh đu đưa đối ngoại để lừa đảo cho việc gắn bó làm đầy tớ cho Trung cộng, đó là chỉ v́ lợi ích cho riêng đảng chứ không phải là cho Dân Tộc và Đất Nước.

 

Ngày nay, đường đi của Lịch sử cho thấy việc đang h́nh thành những Tổ chức Kinh tế/ Thương mại, nhất là Quân sự trong vùng Á châu Thái B́nh Dương mà Dân Tộc VN đ̣i buộc Nhà Nước tương lai hậu CSVN phải lựa chọn dứt khoát về đối ngoại v́ quyền lợi của Dân Tộc và Đất Nước, chứ không được gian manh lừa lọc đu đưa ngoại giao chỉ v́ quyền lợi riêng cho đảng Chính trị như đảng CSVN.

 

Nguyên tắc cho việc quyết định đường lối đối ngoại tương lai đứng trước sự h́nh thành hiện nay của những Tổ chức Kinh tế/ Thương Mại và Quân sự tại vùng Á châu Thái B́nh Dương là:

 

a)         Trước tiên đường lối đối ngoại ấy phải nhằm phục vụ quyền lợi của ḍng nước sông triền miên «Muôn Năm« của Dân Tộc và Đất Nước, chứ không phải chỉ nhằm phục vụ cho quyền lợi duy nhất của một đảng Chính trị như lằn sóng lăn tăn nhất thời trên ḍng nước sông.

 

b)         Về An Ninh Quốc pḥng, không thể v́ cảm t́nh Chính trị nhất thời mà lựa chọn Trung cộng, một nước đang muốn bành trướng sức mạnh xâm lăng những nước nhỏ chung quanh. Điều quan trọng hơn nữa là không thể quên Lịch sự xâm lăng truyền thống của Hán tộc đối với Dân Tộc và Lănh Thổ Việt Nam. Việc liên kết với những nước nhỏ trong vùng đang tiến tới một Tổ chức Pḥng Thủ Quân sự Bắc Thái B́nh Dương là thiết cần để bảo vệ Anh Ninh lâu dài của Việt Nam.

 

c)         Về Phát triển Kinh tế, phải đi với những Thị trường có Măi lực Tiêu thụ lớn bởi v́ Tiêu thụ mới là yếu tố chính yếu để nâng đỡ và hướng sẫn Sản xuất của nền Kinh tế Việt Nam. Đó là những Thị trường Hoa kỳ, Liên Âu và những nước trong vùng Á châu mà dân chúng có Măi lực Tiêu thụ cao như Nhật Bản, Nam Hàn, Đài Loan, Nam Dương, Tân Gia Ba, Mă Lai, Thái Lan… và có hệ thống Kinh tế Tự do và Thị trường đích thực.

 

Chú thích:

Trước khi viết Bài này, chúng tôi đă viết một Bài về sự đang h́nh thành những Tổ chức Quân sự, Kinh tế/Thương mại trong vùng Á châu Thái B́nh Dương. Xin quư Độc giả đọc thêm Bài này như Phụ Bản đăng kèm dưới đây.

 

 

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Geneva, 03.07.2014. Cập nhật 06.07.2014

Web: http://VietTUDAN.net

 

 

 

 

Phụ Bản:

 

Đối ngoại tương lai liên quan đến an ninh quốc pḥng & phát triển kinh tế

 

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Geneva, 12.06.2014. Cập nhật 05.07.2014

Web: http://VietTUDAN.net

 

Chúng tôi lấy từ OTAN/ NATO (Organisation du Traité de l’Atlantique Nord/ Nord Atlantic Traity Organization) để dễ cắt nghĩa sự thành h́nh tương tự của một Liên Minh Pḥng Thủ “Bắc Thái B́nh Dương”. Sự h́nh thành OTAN/NATO tại Au châu do một hoàn cảnh Lịch sử mà những nước Tây Au phải chống đỡ sự bành trường của Khối Liên Xô. Cũng vậy, Á châu Thái B́nh Dương đang phải đối chọi với tham vọng bành trướng của Khối Hán Cộng. Đây là những đ̣i hỏi của Lịch sử.

 

Chúng tôi xin tŕnh bầy những điểm sau đây:

=>       Trước tham vọng bành trướng của Khối Liên Xô,

            OTAN/ NATO được thành h́nh

=>       Trước tham vọng bành trướng của Khối Hán Cộng, buộc phải tiến tới

“LIÊN MINH PH̉NG THỦ BẮC THÁI B̀NH DƯƠNG

=>       Việt Nam lựa chọn đứng về phía Khối Hán Cộng hay

            về phía Liên Minh Pḥng Thủ Bác Thái B́nh Dương?

 

Trước tham vọng bành trướng của Khối Liên Xô,

OTAN/ NATO được thành h́nh

 

Sau Thế Chiến thứ II, Tây phương chia ra hai phía rơ rệt: (i) Nga và các nước chư hầu Đông Aâu theo Thể chế Cộng sản độc tài; (ii) Mỹ và các nước Tây Au theo Thể chế Tự do Dân chủ. Hai khối đă kéo dài trong những năm trường một cuộc Chiến Tranh lạnh về cả mặt Kinh tế/Thương mại và Quân sự:

 

*          Phía Nga và các nước chư hầu Đông Au có hai Tổ chức sau đây:

=>       Tổ chức Kinh tế/Thương mại gọi là COMECOM

=>       Tổ chức Quân sự gọi là PACTE DE VARSOVIE

 

*          Phía Mỹ và các nước Tây Au cũng có hai Tổ chức song song với hai Tổ chức trên của khối Cộng sản:

=>       Tổ chức Kinh tế/Thương mại Thị Trương Chung (Marché Commun) gồm 6 nước lúc đầu. Đây là tiền thân của Liên Hiệp Au châu ngày nay.

=>       Tổ chức Quân sự Liên Pḥng Bắc Đại Tây Dương OTAN/ NATO

 

 

Trước tham vọng bành trướng của Khối Hán Cộng, phải tiến tới

“LIÊN MINH PH̉NG THỦ BẮC THÁI B̀NH DƯƠNG

 

Việc Khối Hán Cộng đang leo thang tham vọng xâm lăng ra phía Biển, Đảo tạo ra một bầu không khí Chiến Tranh lạnh.

 

Leo thang xâm lăng của Khối Hán Cộng

 

Tác giả Rich SMITH (Dịch giả TRẦN NGỌC CƯ) đă viết một bài như sau về t́nh trạng leo thang bành trướng này:

Những hành động bành trướng hiếu chiến của Bắc Kinh trên các vùng biển trong khu vực châu Á – Thái B́nh Dương đ̣i hỏi các nước láng giềng của Trung Quốc phải khẩn trương chỉnh đốn lại kho vũ khí của ḿnh.

Trung Quốc có một tàu sân bay – và đang làm các nước láng giềng lo ngại.

Khắp Đông Nam Á hiện nay, từ Đài Loan đến Nam Hàn, và từ Australia đến Philippines, đến Nhật Bản, các nước đang lên kế hoạch đẩy mạnh ngân sách quốc pḥng để đối trọng lại một hải quân Trung Quốc ngày càng hiếu chiến. Vào thời điểm này, có vẻ như một trong những quốc gia nói trên, là Nhật Bản, sẵn sàng đứng ra lănh đạo một liên minh quân sự.

Bối cảnh

Trong mấy tuần qua, một hạm đội hỗn hợp gồm các chiến hạm và tàu đánh cá thương mại Trung Quốc đă và đang xô xát với tàu địa phương Việt Nam trong vùng biển Hoa Nam [Biển Đông], cố giành lấy vị trí chung quanh một giàn khoan dầu mà Công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc đă hạ đặt trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Tuần trước, cuộc giằng co đă leo thang khi một tàu Trung Quốc húc và làm ch́m một tàu cá Việt Nam. (Thủy thủ trên tàu này được các tàu cá Việt Nam khác gần đó cứu sống, nhưng dù sao đi nữa vụ việc này đă đẩy các xung đột thêm một bước leo thang).

Cách đó không xa, bên ngoài duyên hải Philippines, các chiến hạm Trung Quốc đang hàng ngày đe dọa tàu cá ngư dân và đang phong tỏa một tiền đồn Philippines tại một băi đá ngầm địa phương, không cho tàu Philippines vào tiếp tế lương thực cho binh lính của họ. Và về phía Bắc, sự phẫn nộ của các nước láng giềng tiếp tục bùng lên khi Trung Quốc tuyên bố một “khu nhận diện pḥng không” trùm lên gần hết biển Hoa Đông – gồm lănh thổ mà Nam Hàn và Nhật Bản tuyên bố chủ quyền.

“Đường chín đoạn” khét tiếng của Trung Quốc, một tuyên bố chủ quyền coi gần hết biển Đông như một lănh hải độc quyền của Trung Quốc. Những vùng đóng khung biểu thị những vùng Trung Quốc đang có tranh chấp chủ quyền với Việt Nam và Philippines.

Khi các tin tức thuộc loại này ngày một lan tràn, các nhà phân tích thị trường hải quân tại công ty tư vấn AMI International tiên đoán rằng các nước láng giềng của Trung Quốc sẽ đầu tư khoảng 200 tỷ USD vào việc mua thêm trên 1000 tàu ngầm, các chiến hạm loại nhỏ, và cả các tàu sân bay để củng cố sức mạnh quân sự của ḿnh trong ṿng 20 năm tới – biến khu vực này thành một thị trường chiến hạm đứng thứ nh́ thế giới, chỉ sau Hoa Kỳ. Thậm chí đă có dư luận cho rằng những nước này sẽ liên minh với nhau để “bao vây ngăn chặn” ảnh hưởng của Trung Quốc.

 

Những Tổ chức Kinh tế/ Thương mại đang h́nh thánh

 

Viễn Đông và vùng Thái B́nh Dương đang đi đến phân chia ra hai phía: (i) Khối Hán Cộng theo thể chế Độc tài; (ii) Phía Mỹ và những nước theo thể chế Dân chủ thuộc Viễn Đông và vùng Đông Nam Á. Cũng như giai đoạn phân chia của Au châu sau Thế chiến thứ II, vùng Thái B́nh Dương đang tiến hành những Tổ chức Kinh tế/Thương mại và Quân sự:

 

*          Phía Khối Hán Cộng tăng cường leo thang về cả Kinh tế/Thương mại và Quân sự như sau:

=>       Tổ chức Tự do Mậu dịch nhằm chọc thẳng xuống những nước thuộc ASEAN. Đó là Tổ chức CAFTA (CAFTA (China-Asean Free Trade Agreement/ Thỏa thuận Trung quốc-Đông Nam Á về Tự do Mậu dịch).

=>       Về mặt Quân sự, Khối Hán Cộng tăng ngân sách Quốc pḥng tới 150 tỷ Mỹ Kim, trong đáo phần dành cho Hải quâng tăng gấp ba) 

 

*          Phía Khối Mỹ và các nuớc Dân chủ Thái B́nh Dương cũng tiến hành:

=>       Tổ chức Tự do Mậu dịch TPP: Quan Hệ Đối Tác Xuyên Thái B́nh Dương (TPP) từ 11 quốc gia, Australia, Brunei, Canada, Chile, Singapore, Mexico, New Zealand, Peru, Mỹ và Việt Nam tham dự cuộc họp báo chung tại Singapore vào ngày 13 tháng 3 năm 2013.

=>       Về phương diện Quân sự, đă có cuộc tham khảo tuần vừa qua giữa Nhật và Uc Châu trong ư hướng tiến tới một LIÊN PH̉NG BẮC THÁI B̀NH DƯƠNG. Một Tổ chức như OTAN/ NATO Á châu phải được mau chóng thành h́nh  để đối trọng với sự tăng ngân sách Quốc pḥng, nhất là Hải quân của Khối Hán Cộng. Đây là là việc phải đến của t́nh h́nh Lịch sử.

 

 

Việt Nam lựa chọn đứng về phía Khối Hán Cộng hay

về phía Liên Minh Pḥng Thủ Bác Thái B́nh Dương?

 

Về Tổ chức CAFTA, Trương Tấn Sang đă đi Bắc Kinh tháng 6/2013 và đă kư kết 10 thỏa ước với Khối Hán Cộng. Nhưng rồi Giàn Khoan HD-981 của Khối Hán Cộng đă tự tiện vào xâm lăng Lănh hải, đặc khu Kinh tế của Việt Nam, vào tháng 5/2014. CSVN đă quá tin tưởng vào 16 chữ vàng và 4 tốt để ngày nay những Lănh đạo chóp bu của đảng phải câm họng như hến. Nguyễn Tấn Dũng chạy lang thang kêu cứu của ASEAN và Mỹ. Các Quốc gia để Việt Nam cô đơn v́ chính CSVN đă tự nhận làm tay sai của Khối Hán Cộng.

Vậy th́ khi Tổ chức LIÊN PH̉NG BẮC THÁI B̀NH DƯƠNG h́nh thành, Việt Nam phải chọn lựa dứt khoát đứng về phía nào?

Có hai trường hợp:

*          Nếu đảng CSVN vẫn ham quyền và vẫn cố thủ đứng về phía Khối Hán Cộng để làm khuyển chó phục vụ mong Khối Hán Cộng bảo đảm cho quyền hành, th́ tất yếu Dân Tộc Việt Nam sẽ NỔI DẬY CÁCH MẠNG.

*          Theo bài học của dân Ukraine, Dân Tộc Việt Nam NỔI DẬY CÁCH MẠNG chôn vùi đảng CSVN như Dân Ukraine đă đứng lên xua đuổi Tổng thống của họ v́ ông này chọn Nga. Dân Ukraine đă lựa chọn Liên Au về Kinh tế/Thương mại và chọn OTAN/ NATO về Quân sự. Dân Tộc Việt Nam, sau khi đă chôn vùi CSVN đi rồi, sẽ lấy quyết định chọn Khối Mỹ và những nước Tự do Dân chủ để có Thị trường phát triển Kinh tế. Tất nhiên Dân tộc Việt Nam cũng sẽ chọn phía LIÊN PH̉NG BẮC THÁI B̀NH DƯƠNG để có những bảo đảm về an ninh Quân sự trước đe dọa xâm lăng truyền kiếp của Khối Hán Tộc.

 

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Geneva, 27.03.2014. Cập nhật 05.06.2014

Web: http://VietTUDAN.net

 

 

 

 

Trang Chính     Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Phỏng Vấn     Văn Học Nghệ Thuật     Tham Khảo