Nửa Thế Kỷ Việt Nam

 

 

 

    

 

CHƯƠNG IX

Bùi Đ́nh Thi

Chiêm nghiệm nhân duyên nghiệp quả

 

 

Tôi đọc được bản tin trên Internet về một sự việc chỉ mới xẩy ra chưa đầy 24 tiếng đồng hồ. Bản tin đó có tiêu đề và nội dung như sau:

- ICE Bắt Ông Bùi Đ́nh Thi V́ Đánh Chết 1 Tù Cải Tạo Ở VN.

- Cơ Quan ICE Đang Làm Thủ Tục Trục Xuất Ông Thi Về Lại Việt Nam.


LOS ANGELES – [Bản tin này dịch theo thông báo của ICE (US Bureau of Immigration and Customs Enforcement) – tên mới của INS].

 

“Một người Việt Nam từng làm “kỷ luật” trong một trại cải tạo sau khi Cuộc Chiến VN kết thúc, đă bị bắt hôm thứ sáu 8-8-2003 bởi các viên chức Sở Kiểm Soát Di Trú và Thuế Quan (ICE).

 

Tấm h́nh chụp năm 1996, tại tư gia ông Bùi Đ́nh Thi, do gia đ́nh ông cung cấp cho nhật báo Orange County Register năm 2003. Từ trái: Bà Connie Đinh, Linh Mục Nguyễn Hữu Lễ, người làm chứng chống lại ông Thi. Người đứng giữa là ông Bùi Đ́nh Thi. (Nguoi Viet Online)

 

Bùi Đ́nh Thi, 61 tuổi, người gian lận để xin vào Mỹ với tư cách tị nạn năm 1994 và đă chuyển sang thường trú nhân sau đó 2 năm, bị cáo buộc là đă bỏ đói, đánh đập và tra tấn các bạn tù trong thời kỳ 3 năm, gây ra ít nhất 2 người chết.

 

Các nhân viên ICE đă bắt ông Bùi Đ́nh Thi tại căn chung cư Garden Grove sáng thứ sáu. Bị cáo buộc là vi phạm Luật Di Trú và Quốc Tịch v́ đă ra lệnh, kích động, trợ giúp hay tham dự trong việc truy bức người khác, ông Bùi sẽ bị ICE giam mà không cho tại ngoại, chờ tiến tŕnh trục xuất hồi hương.

 

“Nhằm vào các cá nhân từng khủng bố chính đồng hương của họ và bây giờ đang t́m an toàn và ẩn tích tại Mỹ là một ưu tiên cho ICE và Bộ Nội An,” - theo lời Loraine Brown, Quyền Trưởng pḥng thám tử đặc biệt ICE tại Los Angeles. “Chúng ta sẽ không để cho nước Mỹ trở thành nơi an toàn cho những ai từng phạm tội chống con người.”

 

Sau khi Sài G̣n sụp đổ, vào tháng 4-1975, ông Bùi, một cựu đại úy trong quân đội VNCH, bị đưa vào trại cải tạo Thanh Cẩm nơi dành cho tù chính trị và tôn giáo. Trong tù, ông làm trật tự viên và ăng-ten cho cai tù. Với nhiệm vụ này, ông bị cáo buộc đă đánh 3 tù nhân, một trong ba người sau đó đă chết v́ vết thương. Bùi cũng bị cáo buộc đă gay gắt hạn chế khẩu phần lương thực, làm một tù nhân chết đói, và cấm các tù nhân khác làm các nghi lễ tôn giáo.”

 

 

THỰC HƯ VỤ ÁN


Đọc bản tin trên đây, mối cảm xúc đầu tiên chợt nhói lên trong tôi là h́nh ảnh của gia đ́nh Bùi Đ́nh Thi. Tôi cảm nhận và h́nh dung nỗi đau buồn của một người đàn bà, một người vợ và những đứa con, hoàn toàn vô tội bỗng đâu phải chuốc lấy một nỗi bất hạnh giữa đời.

 

Bỗng nhiên tôi cũng liên tưởng đến những cuộc săn lùng các tay tội phạm Đức Quốc Xă trong các thập niên 50s, 60s, và 70s, cho tới nay, dù đă hàng chục năm sau, tưởng như kẻ lẩn trốn đă ẩn náu an toàn ở các vùng Bắc Phi, Nam Mỹ. Nhưng t́nh báo, thám tử Do Thái đă t́m ra tung tích, thực hiện những màn bắt cóc như trong các hoạt cảnh phim ảnh, đem về Israel, đưa ra ánh sáng công lư. Các tội phạm chiến tranh Đức Quốc Xă c̣n lẩn trốn hiện vẫn đang bị theo dơi truy t́m.

Kể từ ngày chế độ miền Nam VN sụp đổ đến “biến cố” Bùi Đ́nh Thi bị cơ quan ICE bắt giam, làm thủ tục trục xuất hồi hương đă xuưt xoát 30 năm. Chính xác là 28 năm 3 tháng 10 ngày. Thời gian đủ để một em bé (con gái một người bạn của tôi – chết tại trại tù Vĩnh Phú) chào đời ba ngày trước khi bố vào trại tù cải tạo, nay đă là một thiếu phụ có gia đ́nh, vẫn thường muốn được nghe kể lại về người thân của ḿnh, về thời trai trẻ của người cha, về những từng trải, chịu đựng trong các trại tù cải tạo và về cái chết của người bố... Khoảng thời gian đó cũng bằng khoảng thời gian mà các tay tội phạm Đức Quốc Xă bị truy bắt và đưa ra ṭa.

 

H́nh như ở trường hợp này, thời gian không phải là liều thuốc để “xoa dịu những vết thương ḷng”. Đọc xong bản tin, tôi cứ bần thần măi, nhiều ư nghĩ, t́nh cảm, nhiều hồi tưởng từ kư ức hằn lên, hiện về chập chờn, ám ảnh.


Tôi cũng trải qua ba ngàn ngày đêm trong “Đại Học Máu” (Hồi kư của Hà Thúc Sinh), được nếm đủ mùi vị; được chứng kiến nhiều tấn tuồng bi hài, thiện ác; được biết mặt, biết tên nhiều con người, nhiều bản diện, nhiều tâm địa: hào sảng, khẳng khái, cương nghị, trí dũng, bên cạnh những ti tiện, hèn nhát, ích kỷ, nhẫn tâm, thô bạo...

Tôi không ở chung trại với anh Bùi Đ́nh Thi nên không quen biết, không được chứng kiến cái cá biệt ở con người này. Tôi chỉ được đọc trên báo chí, được nghe những người bạn từng chung trại với đương sự kể lại những ǵ mà các bạn ấy quả quyết là trung thực. Ở đời cái lẽ ghét ưa thật là thường t́nh. “Khi thương trái ấu cũng tṛn, ghét nhau trái bồ ḥn cũng méo”.

 

Nhưng dù là t́nh cảm có bị chi phối bởi cái lẽ ghét ưa thế nào đi nữa th́ sự thật vẫn là sự thật, chân lư chỉ có một. Đọc báo tôi thấy phía lên tiếng bào chữa, bênh vực cho Bùi Đ́nh Thi có những người làm chứng trước ṭa như các ông Vơ B́nh, Nguyễn Văn Lợi, Mai Văn An, Nguyễn Huyến. Viết bài trên báo có Hà Kim Âu. Ông này từng trải 22 năm tù, 27 tháng biệt giam qua nhiều trại giam khét tiếng như Cổng Trời, Quyết Tiến, Thanh Lâm... tận núi rừng heo hút sát biên giới Việt Hoa. Tôi cũng có thân nhân cùng có trên 20 năm lao cải, từng ở các trại này. Trong bài viết trước đây của ông Hà Kim Âu, lập luận của ông cho rằng Bùi Đ́nh Thi không hề đánh đập các tù nhân Đặng Văn Tiếp, Trịnh Tiếu, Linh mục Nguyễn Hữu Lễ, chỉ có bọn công an cộng sản phạm tội ác đánh chết Dân biểu Tiếp... Bài của Ông Hà Kim Âu viết cách đây mấy năm, tôi không c̣n nhớ hết, và cũng không nhớ hai ông này có ở chung trại với nhau, hoặc có quen biết nhau không?

 

Trong chỗ riêng tư, tôi có mấy người bạn (13 năm tù) cùng chung trại Thanh Cẩm với Bùi Đ́nh Thi. Tôi hỏi chuyện nhiều lần một người bạn tôi – xin nghe anh Nguyễn Đức Tồn:

- “Xin Anh cho tôi biết cụ thể và trung thực việc Bùi Đ́nh Thi làm trật tự, đối xử tàn bạo với anh em tù ở Thanh Cẩm có thật không? Anh ở cùng trại, có mặt lúc đó.”

- “Việc đó th́ ai mà không biết”. Anh Tồn trả lời và tôi hỏi tiếp:

- “Thế th́ có thật Bùi Đ́nh Thi đánh cha Lễ và đánh chết Đặng Văn Tiếp không?”

 

Người bạn tôi trả lời chậm răi mà quả quyết:

– “Khi Ông Tiếp bị bắt dẫn về, cả trại biết. Những người trốn trại bị công an bắt được dẫn về giao cho Trật tự, cả trại đều biết. Trước khi giao cho trật tự, th́ các nạn nhân đă bị đám công an đánh nhừ tử rồi, sau đó trật tự bồi tiếp những cú đấm đá, đạp vào ngực vào bả sườn nên có ai mà chịu nổi. Anh Tiếp chết trong trường hợp đó. Những người tù này bị nắm hai chân kéo ngược những bậc tam cấp từ đầu trại lên nhà Kỷ luật trên cao, đầu đập xuống đá có tiếng kêu “lộp cộp”, những ai nằm trong các pḥng dọc theo dăy tam cấp đều nghe hết...”.

 

Anh bạn nói tiếp:

- “Tôi không thấy tận mắt những trận roi đ̣n từ tay Bùi Đ́nh Thi ập xuống anh Tiếp, cha Lễ, nhưng mọi người ở Thanh Cẩm đều biết là do Bùi Đ́nh Thi. Hơn nữa cha Lễ là nạn nhân trực tiếp, cha là nhân chứng sống mà, Tôi có gặp cha Lễ mấy lần tại San Jose....”

 

Chi tiết Bùi Đ́nh Thi nắm hai chân nạn nhân kéo ngược các bậc tam cấp trùng hợp với bài báo của ông Tú Gàn mà tôi được đọc. Cũng có một cựu tù ở Thanh Cẩm, tác giả của một tập truyện tù “Chuyện Nổi Trôi” (Cội Nguồn xb 2006) cho rằng: - “Bảo Bùi Đ́nh Thi đánh chết anh Tiếp là không đúng”.

 

Lại có lần tôi gặp Đại tá Trịnh Tiếu trong một buổi sinh hoạt sách báo ở Sacramento, ông nói với tôi:

- “Đây này, anh coi, cái xương sườn của tôi bị đánh găy một khúc bằng hai lóng tay, tuy đă lành nhưng không liền lại được, nay c̣n đeo lủng lẳng đây này”.

 

Lúc tôi gặp trông ông hơi yếu nhưng vẫn hoạt bát tươi tỉnh. Song chưa đầy năm sau ông qua đời.

 

Tôi nhắc lại đây một vài chi tiết tôi được nghe tận tai, không có ư bênh vực hay cáo buộc, v́ sự việc coi như đă rồi, hồ sơ đă đóng, một “trang đời” đă khép lại, ít nhất với cá nhân Bùi Đ́nh Thi. Bây giờ có bênh hay buộc th́ sự việc cũng không c̣n lật ngược trở lại được nữa. Hơn nữa tôi vẫn tin vào sự điều tra kỹ lưỡng và phán xét vô tư của luật pháp Hoa Kỳ. Họ chẳng có thành kiến ǵ với bị cáo.

Khi đọc xong bản tin, tôi liền viết lại cảm xúc của ḿnh. Tôi viết, v́ tôi có cảm tưởng tâm trí tôi như “bất an”, như vết thương ung mủ trở lại, như những khổ đau, nhức nhối, tủi nhục của những năm tháng kia hiện về, nhất là, hơn lúc nào hết, tôi lại chiêm nghiệm được cái lẽ đạo (nói theo Nguyễn Thùy), cái chân lư nhân quả, nghiệp báo mà đạo đức nhân cách con người được dạy dỗ từ bao đời, từng là mẫu mực lễ giáo của văn hóa Việt Nam đă nói:

“Tích thiện phùng thiện. Tích ác phùng ác. Thiện ác đáo đầu chung hữu báo. Cao phi viễn tẩu giả nan tàng.” (Làm nhiều việc tốt sẽ gặp điều tốt; Làm nhiều việc ác sẽ gặp điều ác; Thiện hay ác trước sau ǵ cũng sẽ gặp; Dù có cao bay xa chạy cũng khó mà thoát được).

 

Theo thuyết nhà Phật, theo luật Nhân Quả, có người gieo nhân lành từ kiếp trước mà măi tới kiếp sau mới được hưởng quả lành; do đó có người hiện tại ăn ở hiền lành th́ lại bị đói khổ, hoạn nạn, bị áp bức. Kẻ độc ác, gian manh th́ lại được giàu có, uy quyền. Người lương thiện th́ chết yểu, kẻ hung tàn lại sống lâu. Nghiệp quả hay Nhân Duyên Quả Báo có lúc hiển hiện nhăn tiền v́ tính cách to tát, hệ trọng; Hoặc do nhân tốt, ví như hạt lúa gặp được duyên lành là nước và đất mà thành “hạt ngọc”. Có những cái “nhân” hung tợn quá th́ cái “quả” hiển hiện nhăn tiền.

 

Tôi cứ bâng khuâng măi về cảnh ngộ của vợ con Bùi Đ́nh Thi. Thế là lại cảnh chia ĺa cha con, chồng vợ. Người đàn bà kia đă chịu đựng bao nhiêu năm chờ chồng trong lao tù cải tạo, những tưởng sau giông băo, cuộc đời đă t́m được chốn yên thân, nào ngờ lại “tai bay vạ gió”, lại xa cách, lại đớn đau, tủi nhục.... Tôi đem cảm nghĩ này nói ra, có người nói lại với tôi hăy so sánh với nỗi đau đớn và cảnh ngộ của vợ con dân biểu Đặng Văn Tiếp, của ông Lâm Thành Văn khi nghe tin chồng, cha ḿnh đă bỏ xác nơi b́a rừng Thanh Hóa.

 

Tôi cảm thông sâu xa nỗi đau này của các bà vợ. Ôi, những người vợ, những bà mẹ Việt Nam! C̣n nỗi đau nào hơn nỗi đớn đau này.


Tôi nhớ tại trại Lam Sơn Thanh Hóa, một buổi trưa (khoảng tháng 6 -1979) đoàn tù trên đường đi lao động về, gặp ba bốn người vợ từ trong Nam ra thăm nuôi chồng, một anh trong đoàn tù nhận ra có một người là vợ của một tù “ăng ten” (antenne), khi đi ngang qua người đàn bà này, anh ta lớn tiếng, nói lời nhắn gửi: - “Chị (X) ơi, chị nói với chồng chị thôi đừng làm ăng-ten, đừng làm chó săn nữa. Đừng hăm hại anh em nữa. Tội nghiệp chúng tôi lắm!”

 

Người đàn bà đánh rơi cái giỏ xách trên tay, ôm mặt ̣a lên khóc. Tôi c̣n h́nh dung được cả đoạn đường, cả cái nắng mùa hè buổi trưa Thanh Hóa hôm đó. Tôi được nghe, được chứng kiến cảnh bi thương đó, nhưng thú thật sao lúc ấy tôi không cảm thấy xúc động như bây giờ, sau 24 năm ngồi hồi tưởng lại nhân lúc nghĩ về cảnh ngộ của Connie Đinh (bà Bùi Đ́nh Thi), nghĩ về cái nghiệp quả mà con người v́ mù quáng, v́ sân si đă gieo nên bao nỗi thương tâm.


Sau 25 năm, tính từ ngày 30-7-1988 khi phái đoàn Hoa Kỳ do ông Robert Funseth kư với Cộng Sản Hà Nội bản thỏa hiệp thả hết tù cải tạo, các đợt HO lần lượt đến bến bờ Tự do, những thương tích tàn phế thể chất đă dần dà lành lặn, nhưng những “vết thương ḷng”, những nhức nhối tâm can th́ khó mà mờ nhạt được. Tôi không bao giờ chủ trương ân oán, hận thù, nhưng nỗi đau tinh thần th́ không thể khuây nguôi, nhất là những khi bị khơi gợi lại.

 

Nhiều lần ở Mỹ tôi gặp lại mấy tay “antenne”, mấy tay sai cai tù từng quắc mắt, sừng sổ với anh em giờ này thấy nét mặt họ sượng sùng, cặp môi gượng cười méo xệch, đáng thương; đôi mắt long lanh chứa đầy tṛng trắng nạt nộ hung hăng ngày nào, bây giờ hơi cúi xuống, có chút gian xảo hơn là ân hận, tự nhiên tôi thấy ḷng thương hại pha lẫn đắng cay. Những người này thường tránh né chỗ đông người, ít dám đi đâu. Cũng là nhân quả! Không muốn thấy mặt nhau nhưng lại gặp nhau luôn.

 

Con người nhân hậu là con người không lấy hận thù làm điều vay trả. Tôi không có ư phanh phui một cá nhân nào, cũng chẳng hay ho ǵ khơi lại một quá khứ tủi buồn chung của một vận mệnh chung.

 

Trong bản tin trên đây, tôi chú ư đến một chi tiết khác được Bộ Nội An Hoa Kỳ minh định khá rơ ràng, theo lời Loraine Brown, quyền Trưởng Pḥng Thám Tử Đặc Biệt ICE tại Los Angeles: [“Nhằm vào các cá nhân từng khủng bố chính đồng hương của họ và bây giờ đang t́m an toàn và ẩn tích tại Mỹ là một ưu tiên cho ICE và Bộ Nội An. Chúng ta sẽ không để cho Mỹ trở thành nơi an toàn cho những ai từng phạm tội chống con người.”]


Sau bản án dành cho Bùi Đ́nh Thi, một số cựu tù trại Lam Sơn Thanh Hóa, cư ngụ ở Nam California họp nhau đề nghị kư kiến nghị gửi ông Nguyễn Đ́nh Thắng tố cáo người tù Trưởng Ban Thi đua trại C Lam Sơn về hành vi đối xử khắc nghiệt đối với bạn tù, cưỡng bách tù lao động những ngày cuối tuần, theo dơi và báo cáo mọi hành vi của người tù với ban giám thị trại...

 

Tôi và anh Lê Đ́nh Khôi ở Bắc Cali, với anh Phạm Hữu Đàm ở Nam Cali nhận được đề nghị này. Chúng tôi thảo luận với nhau, trường hợp người tù trưởng ban thi đua này tuy đứng về phía công an, kiềm chế, theo dơi, và đặt ra những biện pháp cưỡng chế tập thể tù cải tạo, nhưng chưa có hành vi phạm tội trầm trọng như Bùi Đ́nh Thi nên chúng tôi không kư tên; và đồng ư sẵn sàng ra làm chứng mọi sự thật, nếu nội vụ được đưa ra ṭa. Chúng tôi đă đồng ư với nhau hăy để quá khứ ch́m khuất theo ḍng thời gian, hăy khép lại một giai đoạn, và hăy tha thứ. Cũng mừng, vụ này êm luôn.



BÙI Đ̀NH THI

TRƯỚC VÀNH MÓNG NGỰA


Trong số báo ra ngày 22-8-2003 tuần báo Việt Mercury phát hành tại San Jose đưa tin: “RA T̉A V̀ BỊ CÁO BUỘC GÂY TỘI ÁC VỚI BẠN TÙ Ở VIỆT NAM” với nội dung:

“Lần đầu tiên trong lịch sử tị nạn Việt Nam, ông Bùi Đ́nh Thi, một cựu Đại Úy trong QL/VNCH phải ra trước một ṭa án tại San Pedro, Nam Cali để trả lời về cáo buộc của một số đông bạn tù khi họ nói rằng những năm sau ngày 30 tháng Tư 1975, ông đă có hành vi tiếp tay với nhóm cai tù để hành hạ và đánh chết một tù nhân. Phiên ṭa điều trần đă được thiết lập hôm 14 tháng Tám, trong đó các đại diện luật pháp nghe những nhân chứng kể lại chuyện cũ của ông Thi tại trại tù Thanh Cẩm, miền Bắc Việt Nam.


Những lời khai của ông Thi và các nhân chứng trước ṭa sẽ được coi là bằng chứng để chính phủ Hoa Kỳ có thể đi tới quyết định xem có nên trục xuất ông Bùi Đ́nh Thi hay không... Sở Di Trú Liên Bang đă tổ chức một cuộc phỏng vấn các nhân chứng khác vào ngày 13 tháng Tám để các cựu tù nhân ở chính trại Thanh Cẩm tŕnh bày về vai tṛ của trật tự viên, cách tổ chức trại tù Thanh Cẩm và nhất là về con người và hành vi của Bùi Đ́nh Thi...”

 

Bài báo viết tiếp:

“Trước vụ việc này, dư luận trong giới cựu tù nhân chính trị tại Quận Cam rất sôi nổi, nhưng suy nghĩ không đồng nhất. Theo bài báo th́ nhiều người không có ư kiến v́ họ không ở trại Thanh Cẩm, có người hồ nghi về lời tố cáo hành vi của Bùi Đ́nh Thi và muốn Sở Di Trú mở cuộc điều tra rộng răi hơn”.

 

Ông Thi đến Mỹ năm 1994, đă bị thu hồi thẻ xanh vào năm 2002. Bị bắt giam ngày 8 tháng Tám, 2003. Theo luật của Sở Di trú Hoa Kỳ, bất cứ ai đă ra lệnh, xúi giục, tiếp tay hay dự phần vào sự bách hại người khác cũng đều không được phép di cư đến sống ở Mỹ.

 

Việc Bùi Đ́nh Thi bị trục xuất đến nay đă ngă ngũ. Trong vụ án này, tôi nghĩ các cựu tù chính trị không v́ lư do ǵ để “vu oan giá họa” cho người khác, cũng không v́ t́nh cảm riêng tư hay v́ những lư do khác lại chối tội cho Bùi Đ́nh Thi. Những người có thẩm quyền để cáo buộc, là những nhân chứng có mặt tại Thanh Cẩm lúc vụ việc xẩy ra cũng như suốt thời gian Bùi Đ́nh Thi làm trật tự, nhất là các nhân chứng là nạn nhân c̣n sống sót. Nhân chứng đáng tin cậy là Linh mục Nguyễn Hữu Lễ, Đại tá Trịnh Tiếu, Giáo sư Nguyễn Sỹ Thuyên và những cựu tù có mặt tại trại Thanh Cẩm lúc đó.

 

Vụ án đă kết thúc tại Ṭa án Sở Di Trú San Petro (California) sau bảy tháng xét xử - từ phiên ṭa ngày 22. 9. 2003 đến phiên ṭa ngày 27. 4. 2004. Bùi Đ́nh Thi bị truy tố 15 tội danh. Bản cáo trạng có đoạn:

“Sau khi Sài G̣n sụp đổ vào tháng 4-1975, Bùi Đ́nh Thi, một cựu Đại úy trong quân đội Việt Nam Cộng Ḥa, bị đưa vào trại Thanh Cẩm, nơi giam giữ các tù chính trị và tôn giáo. Trong tù, ông làm trật tự viên và ăng-ten cho cai tù. Với nhiệm vụ này, ông bị cáo buộc đă đánh ba tù nhân, một trong những người đó, sau đó đă chết v́ vết thương. Bùi cũng bị cáo buộc đă gay gắt hạn chế khẩu phần lương thực, làm một tù nhân chết đói, và cấm các tù nhân khác làm các nghi lễ tôn giáo...” [Chấm Dứt Một Bi Kịch. Tú Gàn, Thời Báo thứ bảy, Chủ nhật 8, 9-5-2004]

 

Bản án về tội trạng Bùi Đ́nh Thi dài 88 trang. Bà Chánh án D.D. Sitgraves đă đọc từ 8 giờ 30 sáng đến 5 giờ chiều mới xong. Ṭa tuyên bố Bùi Đ́nh Thi có phạm các tội bị cáo buộc, và vi phạm công ước quốc tế chống lại sự tra tấn. Ṭa ra lệnh trục xuất Bùi Đ́nh Thi trở về Việt Nam. Cấm Bùi Đ́nh Thi không được tự ư hồi hương mà phải theo thủ tục trục xuất luật định.

 

Vợ và con Bùi Đ́nh Thi đă nhập quốc tịch Mỹ nên lệnh trục xuất Bùi Đ́nh Thi không ảnh hưởng tới họ. Bùi Đ́nh Thi có hai người con gái đă có gia đ́nh đang ở Việt Nam.

 

Luật sư bào chữa cho BĐT, ông Louis Piscopo cho báo chí biết gia đ́nh BĐT không kháng án quyết định trục xuất. [bài đd ở trên]



NỖI ĐAU ĐỚN TỦI NHỤC CỦA MỘT NGƯỜI VỢ


Bản án đă được phán quyết. Số phận Bùi Đ́nh Thi đă được luật pháp Hoa Kỳ và luật Nhân quả (Cause and Effects) định đoạt. Nhưng căn duyên cộng nghiệp (co-karma) đă an bài một gánh nặng lên gia đ́nh vợ con nhà họ Bùi. Bà connie Đinh, vợ BĐT cũng như bao nàng Tô Thị miền Nam đă “bao nhiêu năm bồng con đứng đợi chồng về”. Những tưởng sau mười năm cách biệt chia ly, thân c̣ lặn lội nuôi bảy đứa con, ngày đoàn tụ bà sẽ được bù đắp những năm tháng mưa nắng tảo tần, pḥng không chiếc bóng ấy, nào ngờ...!!

 

Để câu chuyện có đoạn kết, xin ghi lại bài báo của tác giả Vơ Xương sau đây: Vợ ông Bùi Đ́nh Thi - Connie Đinh: “Tôi Ơi Đừng Tuyệt Vọng” –

 

“Bà Connie Đinh, bắt đầu câu chuyện của ḿnh cùng với những giọt nước mắt lăn dài trên g̣ má:

“Kể từ khi nhà tôi bị bắt đến nay, tôi không sao ngủ được, ăn được ǵ hết. Nếu cứ thế này, tôi không thể sống nổi.”

 

Tâm sự của bà vợ tù cải tạo Bùi Đ́nh Thi, người đang bị câu lưu tại nhà giam San Petro v́ tội đánh đập và làm chết bạn tù vào năm 1979 tại trại tù Thanh Cẩm, Việt Nam.

 

Câu chuyện của bà Connie không phải là câu chuyện dự thi truyện ngắn, hay kư sự về quăng đời đă qua được nhật báo Viễn Đông đang tổ chức rất sôi nổi, mà đây là những mong mỏi gần như vô vọng của người vợ biết số phận của chồng ḿnh sẽ được cán cân công lư định đoạt vào ngày 27 tháng 4 tới đây. Quyết định đó, kéo theo số phận của người vợ và 7 người con của bà.

 

Khi người chồng bị c̣ng tay vào một buổi trưa cách đây hai năm, h́nh ảnh bà Connie có thể nhớ lại, tưởng lại là cuộc chia tay với chồng khi ông đi “cải tạo” trong thời gian trước. Cố nhiên nỗi đau hôm nay đau đớn hơn, tủi nhục hơn và lẻ loi hơn xưa gấp bội. Bà kể:

“Kể từ khi đặt chân đến Mỹ năm 1994, tôi đă nghe phong phanh người ta nói cho biết cha Nguyễn Hữu Lễ đă gởi thư, nói trên đài về trường hợp đánh đập bạn tù dă man của chồng tôi. Nhưng tôi không tin. Anh ấy không thể nào là người như vậy. V́ đối với tôi và các con, anh không bao giờ có một hành vi ǵ thô bạo hết. C̣n nói chuyện trong trại tù, anh có đánh đập ai khác v́ hoàn cảnh, tôi cũng không thể nào hiểu được chồng tôi lại đang tay giết người!”

 

Nỗi lo sợ kể từ ngày đó đă âm ỉ trong ḷng, mang theo cả gia đ́nh đến chỗ làm, trong bữa ăn, trong giấc ngủ. Bà Connie cho biết, nỗi sợ hăi nhất là mỗi dịp đến ngày tưởng niệm 30 tháng Tư, th́ không năm nào mà người ta lại không lôi “Chuyện Bùi Đ́nh Thi giết người” lên trên các làn sóng phát thanh vào ban đêm để b́nh luận, hay lên án. “Người quen của tôi cứ mỗi lần nghe thấy thế, lại gọi cho tôi bảo “mở đài ra mà nghe họ... chửi chồng bà ḱa”. Mỗi lần như vậy, tôi như khủng hoảng tinh thần. Cả gia đ́nh hầu như sống trong cái án treo lơ lửng trên đầu.

 

Cho đến khi linh mục Nguyễn Hữu Lễ liên lạc và đến thăm gia đ́nh bà vào năm 1996, th́ cơn ác mộng tưởng là có thể tháo gỡ được, hóa ra lại là sự thật hôm nay. Nếu nói h́nh ảnh nhân từ của vị linh mục đến với gia đ́nh bà hôm đó, người đă ban phép lành, đă nắm tay với chồng bà và vỗ về:

- “Thôi bỏ qua nghe ông Thi, cả hai chúng ta già rồi, lớn rồi, quên đi... Ch́a khóa buộc tội hay kết tội anh nằm trong tay tôi. Nhưng tôi nói tôi tha, anh yên tâm. Dù cho phải ra ṭa làm chứng cho anh khỏi tội, tôi cũng sẽ làm...”. Đối ngược lại với h́nh ảnh nhân chứng Nguyễn Hữu Lễ hùng hồn buộc tội phạm nhân Bùi Đ́nh Thi trước ṭa hồi đầu tháng 3 vừa qua, th́ bà Connie chỉ c̣n chắp tay nh́n lên mẫu tượng Chúa trên bàn thờ để thở dài.

 

Bà Connie c̣n nhớ lời chồng bà nói với linh mục Lễ: “Cha chơi con một vố đau quá”, ư nói việc vị linh mục này đă đi khắp nơi, phát tán thư lên án, đứng trước bục giảng lễ để nói về ḷng yêu thương tha thứ nhưng đồng thời cũng kể lại chi tiết, sống động những kỷ niệm kinh hoàng cũ của ông về thời gian ở tù, về h́nh phạt sau khi vượt ngục và những mẩu chuyện khác có liên quan đến ông Bùi Đ́nh Thi cho tất cả mọi người nghe.

 

“Tôi không hiểu cha có thực sự tha cho chúng tôi không, khi ngài miệng nói với chúng tôi như vậy, mà hành động th́ ngược lại?” Cho đến khi cuốn bút kư “Tôi phải sống” của cha Lễ ra đời vào tháng vào tháng 9 năm 2003, cùng thời điểm các phiên xử vụ án Bùi Đ́nh Thi gây ra sôi nổi trong cộng đồng Việt tại quận Cam cũng như khắp nơi, th́ nỗi đau của người vợ cũng từ đó nhân lên gấp bội.

 

Chưa đến ngày xét xử chính thức. Vợ con ông Bùi Đ́nh Thi đang chuẩn bị tinh thần và thể chất để vượt qua những gay go mới của phán quyết từ ṭa án. Khi đi thăm ông ở trại giam, bà vẫn khuyên chồng vững ḷng tin nơi thượng đế. “Biết đâu Chúa sẽ làm phép lạ, sẽ thay ḷng đổi dạ tất cả mọi người, để mọi chuyện cũ xếp lại, cho mọi người chỉ c̣n biết thương yêu nhau, đừng lôi nhau ra hành hạ nữa. Cái ǵ qua, cái ǵ mất th́ đă xong rồi, dù có thế nào, chúng tôi cũng biết làm sao hơn được? Xin đừng đem chuyện cũ ra thành cái cớ để trục lợi, để trả mối thù cá nhân... xin hăy thương lấy chúng tôi, vợ con vô tội.”

 

Trong 10 năm qua, cuộc sống tuy phập phồng lo sợ, nhưng gia đ́nh bà vẫn phải đối diện với thực tế cơm áo. Một vài người con lớn đi làm, có người cũng đă lập gia đ́nh, mong sao cho mọi chuyện nhờ “một phép lạ” nào đó xảy ra trong buổi xử, để câu chuyện xếp lại, gia đ́nh bà Connie được sống ở Mỹ trong tự do. 

 

-“Đó là ước mơ duy nhất, mănh liệt nhất của chúng tôi bây giờ. Hàng ngày tôi vẫn luôn luôn cầu xin Chúa... Cầu xin nhiệt thành hơn bao giờ hết để ngài ngó nh́n, trông nom chúng tôi. Nhà tôi vẫn một mực kêu oan về ḿnh. Nỗi oan ức này mà mang theo khắp nơi, ở nơi này, ở kiếp này cho đến đời con đời cháu th́ làm sao con chịu nổi Chúa ơi?”

 

Tiếng nấc của người vợ tù nghe thê thiết như tiếng kinh cầu hồn cho ai đó, liệu có làm lay động thánh thần?



NHÂN CÁCH LÀM NGƯỜI


Nhân vụ truy tố tội phạm Chống Nhân Loại trong nhà tù cộng sản tại trại tù Thanh Cẩm, tội ác bị phanh phui và bị cáo được đưa ra công lư, tôi muốn ghi lại những ǵ tôi nh́n thấy về nhân cách làm người ở những trại tù cải tạo từ Nam ra Bắc mà tôi từng đi qua, với những năm tháng, những cảnh ngộ mà tôi từng chịu đựng, những con người và những “nhân dáng” mà tôi từng chứng kiến, thậm chí từng “cọ xát” với những đau đớn, dày ṿ từ tinh thần đến thể chất.

 

Tôi mong muốn mọi người chưa biết, hoặc chỉ được nghe kể lại loáng thoáng đâu đó với những lời “b́nh luận” theo cảm tính, phải biết được sự thật từ những người mắt thấy tai nghe để sự thật về những cảnh sống nghiệt ngă, khủng khiếp trong các trại tù cải tạo, không trở thành một thứ huyền thoại, “truyền thuyết” mù mờ sau này.

 

Thời đoạn biến cố 30 tháng Tư 1975 là một phần trọng đại trong dọc dài lịch sử dân tộc. Biến cố đó có thể ghi thành hàng pho sách lớn, thành những bộ phim giá trị, thay v́ những hồi kư, những tập thơ, những truyện dài, truyện ngắn tản mạn. Với ba triệu người Việt Quốc Gia, người Việt miền Nam định cư ở hải ngoại từ hơn một phần tư thế kỷ qua; với hàng trăm văn nghệ sĩ, trí thức, khoa bảng sao chưa có ai, chưa có nhóm nào làm được một tác phẩm lớn, đồng bộ? Để mặc đám phản chiến Mỹ toa rập với kẻ thắng cuộc bóp méo sự thật, xuyên tạc lịch sử, biến lịch sử thành một pho truyện giả tưởng, mạ lỵ chính nghĩa để phục vụ mưu đồ chính trị của họ?

 

Đời người rất ngắn ngủi, mọi chủ nghĩa, mọi thể chế, mọi vương triều đều phải sụp đổ, phải cáo chung. Không một thành tŕ địa vị, ngôi báu, bá vương nào tồn tại măi với thời gian. Lịch sử đă chứng kiến những kết cuộc bi thảm của biết bao triều đại, và hậu thế từng hết lời nguyền rủa những kẻ độc tài, tham vọng, dù họ đă thành tro bụi: Tần Thủy Hoàng, Hitler, Stalin, Mao Trạch Đông…. phải đến lượt Hồ Chí Minh.

 

Từ sau ngày 30. 4. 1975, đất nước thống nhất trong mối chia rẽ vô cùng thâm hận. Trước t́nh trạng suy đồi thảm hại của cả nước, khi cả đất nước ngoi ngóp trong đói nghèo cùng kiệt, có một luận điệu nói rằng “nếu ‘bác’ c̣n sống th́ t́nh trạng không đến nỗi như thế này”. Luận điệu đó được thẩm nhập vào cả trong các trại tù cải tạo. Năm 1978, tại trại tù Lam Sơn, Thanh Hóa, một tù cải tạo nguyên là “Sứ Thần Ngoại Giao” của VNCH từ Mỹ trở về công tác tháng 3-75, sau tháng Tư kẹt lại vô tù; trong một buổi cuốc đất trồng sắn, anh ta đă nói với tôi nguyên văn câu nói tôn vinh “Bác” mà tôi đă từng nghe ở Sài G̣n, trước khi “tŕnh diện học tập”. Khi nghe anh ta nói “Nếu Bác Hồ c̣n, anh em ta không phải chịu cảnh này đâu”. Tôi sửng sốt đến nổi nóng với anh: - “Nếu anh nói lại câu đó lần nữa tôi sẽ trở cán cuốc phang vào đầu anh”. Anh ta lập luận bào chữa. Tôi nói với anh về sự nông nổi, hời hợt, thiếu nhận thức chính trị của anh. Cuộc trao đổi đó không làm chúng tôi xa cách thêm. Năm 1989, trước khi sang Mỹ, anh ta có ghé thăm tôi.

 

Chúng tôi được chuyển từ Quảng Ninh (dưới bí số hộp thư 15A TD63/QN - Quảng Ninh) về Thanh Hóa (bí số 50A TD63/05 - Thanh Hóa) trước khi Đặng Tiểu B́nh chuẩn bị “dạy cho đàn em cộng sản Việt Nam một bài học”. Về tới Trại 5, là trại Lư Bá Sơ của Việt Minh, được thiết lập từ hồi Pháp thuộc, là nơi tù đi không có ngày về. Đúng là danh bất hư truyền.

 

Có thể nói thời gian hơn hai năm ở Quảng Ninh, là thời gian đám tù chúng tôi được đối xử nhẹ nhàng nhất so với các trại tù khác. Đám công an có vẻ lễ độ, không hống hách, không hằn học; không có ai bị nạt nộ, không có nhà kỷ luật, không có xà lim. Chế độ ăn uống h́nh như có tiêu chuẩn được quy định. Thậm chí có trường hợp khiến một số người cho rằng: họ (CS) đang muốn lấy ḷng tù với ư đồ ǵ đây. Có lần một công an đứng khoanh tay trước một đội tù tập họp giữa sân nói chuyện với tù như là để tâm sự:

-“Trong đời tôi, không bao giờ tôi nghĩ được đứng trước các anh để nói chuyện trong hoàn cảnh như thế này. Chúng tôi chỉ biết làm việc theo chỉ thị ở trên giao. Chúng tôi giúp được các anh những ǵ tôi sẽ giúp, mong các anh được sớm trở về với gia đ́nh”.

 

Tại một buồng giam khác, anh quản giáo gom tiền “lưu kư” của tù ra Cẩm Phả mua bia hơi chở về cho cả buồng uống, sau đó nghe nói bị Ban Giám Thị trại “kiểm điểm”. Tại buồng giam tôi ở, một nữ công an đem một chai nước mắm đến cho cả buồng. Người này đứng giữa sân nói chuyện với một số anh em tù. Chị lên tiếng như để hỏi và cũng như vừa xác định một điều tất yếu: “Chắc các anh nhớ nhà, nhớ vợ con lắm phải không”. Nói xong, người nữ công an im lặng một lúc, hai hàng nước mắt chảy lăn tṛn trên đôi gó má.

 

Một công an vào buồng giam nh́n mấy chục ống loong Guigoz sáng loáng sắp thành dăy của tù đựng nước uống, rồi chỉ tay vào mấy cái b́nh đựng nước XHCN, đă thành thật phát biểu với chúng tôi: - “Cứ chỉ nh́n những thứ này là biết, cần ǵ phải nói ai hơn ai thua”.

 

Cũng có một số công an chứng tỏ “quyền uy” với tù chính trị miền Nam:

- “Các anh về sớm hay muộn là do chúng tôi đây. Ông Đồng, ông Duẩn không biết các anh là ai đâu”.

 

Câu nói nghe ra cũng lọt tai, nhưng cuối năm 1988 hàng loạt tù cải tạo được thả về sau khi Thứ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ Robert Funseth kư với Hà Nội thỏa thuận thả hết tù cải tạo và cho đi định cư ở nước ngoài th́ chính “ông Đồng, ông Duẩn” cũng không biết chúng tôi là ai, ở đâu. Quyết định đó không do từ anh công an kia và cũng không do “ông Đồng, ông Duẩn”, mà việc ǵ đến, phải đến!



ĐOẠN KẾT MỘT ĐỊNH MỆNH


Sau các phiên ṭa xét xử kéo dài trong bảy tháng, vụ án kết thúc ngày 27. 4. 2004. Ṭa Án Di Trú San Pedro công bố lệnh trục xuất ô. Bùi Đ́nh Thi về Việt Nam. Từ sau đó, mọi người không biết ông Thi được đưa đi đâu? Đă bị trục xuất ra khỏi Hoa Kỳ hay c̣n ở tù tại Mỹ? Thời điểm đó giữa Hoa Kỳ và Việt Nam chưa có Thỏa Hiệp Trục Xuất. Việt Nam từ chối không cho ông Thi nhập cảnh. Măi cho tới ngày 22 tháng 1 - 2008 Thỏa Hiệp Trục Xuất mới được hai bên Việt-Mỹ kư kết và có hiệu lực 60 ngày sau, nhưng lúc này ông Thi đă rời nước Mỹ từ ba năm trước.

 

Vụ án ông Bùi Đ́nh Thi dần dà đi vào quên lăng. Măi tới 7 năm sau nhật báo Người Việt loan tin Bộ Nội Vụ tại thủ đô Majuro, Republic of the Marshall Islands, xác nhận với Người Việt là ông Bùi Đ́nh Thi đă qua đời tại Marshall Islands, một đảo quốc của người Micronesia, nằm ở phía Tây Thái B́nh Dương, phía Bắc Nauru và Biribati, phía đông Liên Bang Microsesia, phía Nam đảo Wake, thuộc lănh thổ Hoa Kỳ.


Theo bài viết: “Marshall Islands Helps Out US with Vietnamese Deportee”, đăng trên website www.yokwe.com, một tờ báo mạng của đảo quốc này, th́ ông Bùi Đ́nh Thi được đưa sang Marshall Islands vào đầu tháng 11 năm 2005, trong khuôn khổ của “Compact of Free Association” (Thỏa ước Liên kết Tự do) kư kết giữa Hoa Kỳ và Marshall Islands năm 1986.

 

"Ông Bùi Đinh Thi đă sống ở Marshall Islands trong một thời gian vài năm, nhưng chưa bao giờ bị giam cầm, và đă qua đời không rơ vào lúc nào". Đó là lời xác nhận của ông Alan E. Fowler, Bộ Nội Vụ tại thủ đô Majuro, Republic of the Marshall Islands.

 

 

Song Nhị

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính