Nửa Thế Kỷ Việt Nam

 

 

 

    

 

CHƯƠNG VIII

Bản án ba năm tập trung cải tạo

 

 

Tập trung giam giữ không cần luật pháp là một loại án chỉ có ở những chế độ độc tài toàn trị. Trong lịch sử nhân loại, loài người đă từng hăi hùng chứng kiến những trại tập trung Đức Quốc Xă dựng lên để tiêu diệt người Do Thái. Hơn sáu triệu sinh linh vô tội đă bị đồ đệ của Hitler hành h́nh bằng những biện pháp bỏ đói, chích thuốc độc, cho vào ḷ hơi ngạt, dùng xe ủi đổ từng đống xác người xuống những hố chôn tập thể.

 

Từ năm 1945, thời kỳ tận số của Đức Quốc Xă đến năm 1975, thời kỳ chóp đỉnh Parabol của cộng sản Việt Nam, ba mươi năm sau, một loại trại tập trung khác được dựng lên khắp nơi trên toàn lănh thổ Việt Nam để trả thù những người thua trận. Tôi liên tưởng đến một bản tin vừa được phổ biến trên báo chí. Khoảng 280 ngàn lính Iraq sau khi chế độ Saddam Hussein bị đánh bại, vẫn ở nhà thong thả với vợ con, hàng tháng lănh lương của Mỹ.

 

Từ ngày 3 tháng 2-1930, theo nhiều tài liệu được công bố, khi đảng Cộng Sản Đông Dương được thành lập và trước đó, nhiều thành phần bất đồng chính kiến, khác đảng phái đă bị thủ tiêu, bị bắn giết hoặc bí mật, hoặc công khai không cần xét xử, với tội danh vu vơ, quy chụp “Việt gian phản động”.

 

Thời tôi c̣n học tiểu học, một buổi chiều đến trường, thầy giáo cho nghỉ học đi xem xử tử “Việt gian”. Tôi ôm cặp vở chạy một hơi đến địa điểm hành quyết. Một cây cọc tre đă dựng sẵn giữa một đám ruộng hoang, cạnh một bờ sông cạn. Băi đất cao hơn mặt ḷng sông khoảng mười thước. Một đám đông người hiếu kỳ và “nông dân cốt cán” đă có mặt. Tử tội được hai du kích kẹp súng, với ba bốn người trong Ủy Ban xă dẫn tới. Đó là một người đàn ông cao to tên là Vơ Tá Tế bị bắt từ Quảng Trị, dẫn ra quê tôi thủ tiêu. Bản án được tuyên đọc ngắn gọn: tên “Việt gian phản động, làm tay sai cho Pháp”. Vừa dứt lời, bị cáo bị giựt hai chân té ngửa xuống. Hai người tiến lại nắm hai chân tử tội kéo lê lại cây cọc tre, dựng người lên, trói vào cọc, bịt mắt. Hai khẩu súng trường từ phía trước khai hỏa, tử tội ngoẻo đầu sang một bên. Cũng có một phát súng ân huệ bắn vào màng tang. Xác được chặt giây trói, đổ xuống, được cho vào ḥm chôn cạnh bờ sông. Mấy năm sau, bờ đất sạt lở, nấm mồ vô chủ ấy lở theo, trôi theo ḍng nước lụt.

 

Đó lần đầu tiên trong đời tôi chứng kiến một cảnh giết người, lần đầu tiên nh́n thấy một xác chết trong nhiều lần tương tự sau đó.

 

Tôi muốn ghi lại trường hợp này, mà ngay từ hồi ấy tôi đă biết suy nghĩ về nỗi đau buồn của gia đ́nh nạn nhân, khi người vợ, đứa con, cha mẹ, anh em của tử tội không biết số phận người thân của ḿnh ra sao. Sau cuộc cải cách ruộng đất, gia đ́nh tôi trốn thoát được sang Lào rồi về miền Nam. Trong nhiều năm tôi đă có ư định loan báo tin này trên báo chí cho gia đ́nh họ Vơ biết được tin tức về chồng, cha của họ, nhưng không hiểu v́ sao tôi đă không làm. Nay là lúc tôi thực hiện ư định từ 50 năm về trước.

 

Sau Hiệp định Genève 20-7-1954, Việt Minh tiếp thu Hà Nội, xây dựng XHCN trên toàn miền Bắc, cao trào phản kháng của nhiều thành phần, nhất là giới trí thức văn nghệ sĩ, qua vụ án Nhân Văn Giai Phẩm, qua vụ Quỳnh Lưu Nghệ An, và nhiều vụ chống đối lẻ tẻ khác, chế độ cần có biện pháp trừng trị quy mô, không thể áp dụng phương cách bắt bớ thủ tiêu bằng dao găm, mă tấu, bằng cán vồ kiểu thô sơ đă làm.

 


Luật Tập Trung Cải Tạo Ra Đời.

 

Ngày 20 tháng 6 năm 1961 Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội miền Bắc ra Nghị Quyết số 49/NS-TVQH và ngày 9 tháng 8 cùng năm Hội Đồng Chính Phủ Hà Nội ban hành Thông Tư số 121/CP quy định “Tập trung cải tạo những phần tử nguy hại cho xă hội mà không cần xét xử”. Một người miền Bắc tôi gặp sau năm 1975 nói “Luật tập trung cải tạo là một loại luật Phát xít”. Lúc đó tôi ngạc nhiên khi nghe ư kiến này của một người sống dưới chế độ XHCN phát biểu.

 

Biện pháp tập trung cải tạo như một tấm lưới sắt vô h́nh vây chặt lấy mỗi con người, bất động, ở những vị trí nhất định. Không ai dám cựa quậy, không ai dám mở miệng nói một lời than van. Không c̣n ai tin ai. Bất cứ ai cũng có thể một sớm một chiều vào trại tập trung cải tạo, không biết ngày về. Không chỉ là người dân đen, mà cả những kẻ nô bộc của chế độ, những nhà chính trị Mác-xít, những sĩ quan cấp tướng tá trong Quân đội Nhân Dân cũng đă từng là thân chủ dài hạn của những trại tập trung cải tạo ở miền Bắc. Ngay cả bí thư của “bác” là ông Vũ Đ́nh Huỳnh (bố của nhà văn Vũ Thư Hiên), người cùng một chi bộ đảng với ông Hồ, cùng làm việc kề cận bên “bác” suốt 20 năm mà cũng bị bắt, bị tù trong tám năm không xét xử. (Về Hồ Chí Minh – Bùi Tín)

 

Trong lịch sử của ngành tư pháp, có lẽ hiếm thấy những văn kiện hành chánh như trên được sử dụng thành luật, áp dụng cho các loại “tội phạm”, từ h́nh sự đến tội danh chính trị. Từ hai văn bản Thông Tư và Nghị Quyết ấy, chế độ cộng sản Hà Nội đă hợp thức hóa việc giam giữ hàng trăm ngàn quân cán chính miền Nam sau khi gom lại được, qua thông cáo “học tập” một tháng đối với “ngụy quyền”, và mười ngày đối với “ngụy quân”.

 

Lịch sử và lương tri loài người nghĩ ǵ khi hàng ngàn người bị đưa ra trước một Ṭa án không có thẩm phán, không bồi thẩm đoàn, không luật sư biện hộ và cũng không có thư kư. Án văn là một tập danh sách đă được lập sẵn. Tất cả “phạm nhân” được tập trung vào trong một hội trường, im lặng ngồi nghe. Tuyệt đối không ai được mở miệng nói bất cứ một lời nào. Người đọc bản án là một tay tơ lơ mơ nào đó, không biết là ai? chức danh là ǵ? Mỗi tờ danh sách có khoảng mười, mươi lăm người. Phần mở đầu gồm mấy chữ “chiếu”:

- Chiếu nghị định thành Lập Hội Đồng Chính Phủ.

- Chiếu nghị định thành lập Bộ Nội Vụ.

- Chiếu v.v..

 

“Nay quyết định tập trung cải tạo, thời hạn ba năm những tên sau đây can tội làm tay sai cho Mỹ Ngụy, chống lại cách mạng, có tội với nhân dân”.


Mọi người lănh xong bản án ba năm tù dễ như cái búng tay, thong thả bước trở về nhà giam. Một số người băn khoăn thắc mắc tại sao ông kia là sĩ quan cấp tá, tôi cấp úy mà án như nhau. Người khác phàn nàn, ông xếp tôi là Tổng Giám Đốc, tôi chỉ là Chủ sự pḥng mà sao cũng ba năm đồng đều. Có người tự an ủi thôi th́ rán thêm một năm rưỡi nữa, đă qua được hơn một năm rồi. Rất nhiều bàn tán, thắc mắc, lo âu.

 

Tôi nói với họ, vấn đề là liệu sau ba năm có được về hay không, chứ không phải là ba năm lâu quá. Câu nói của tôi được ai đó “báo cáo cán bộ”, mấy ngày sau Tư Liêm, cán bộ quản giáo gọi tôi ra giữa khu trồng khoai lang, ngồi trên một vồng khoai hỏi tôi:

- Anh có thắc mắc ǵ về ba năm tập trung cải tạo hay không?

 

Tôi trả lời:

- Tôi không thắc mắc ǵ cả. Ai sao tôi vậy.

- Anh có tin sau ba năm anh được về hay không?

- Tôi mong như thế.

 

Tư Liêm “lên lớp” một ḿnh tôi giữa những ruộng khoai lang xanh tươi, dưới ánh nắng mỗi lúc một gắt. Thái độ của người cán binh Việt gốc Kamphuchea tập kết này không gay gắt hằn học như nhiều lần khác tôi bị hạch hỏi. Anh ta nói như con vẹt, giải thích “chính sách khoan hồng của cách mạng”, vừa trấn an, vừa răn đe tôi “không được xuyên tạc gây hoang mang đối với người khác. Cách mạng sẽ đè bẹp mọi âm mưu chống đối. T́nh h́nh là không thể đảo ngược. Chỉ chuốc lấy hậu quả cho bản thân mà thôi...”.

 

 

CUỘC LỤC SOÁT TƯ TRANG VÀ KIỂM KÊ SÁCH VỞ

 

Bản chất chế độ đặt nền móng trên căn bản cai trị bằng bạo lực chuyên chính, ưu tiên hàng đầu là lănh vực an ninh chính trị, kiểm soát chặt chẽ tư tưởng, kịp thời phát hiện và khống chế mọi lời nói và hành vi bất lợi cho chế độ. Một người có thể bị tập trung cải tạo vô thời hạn, chỉ v́ một lời nói, một bài thơ, một bài vè bày tỏ sự bất măn; hoặc nêu lên khuyết điểm của một cán bộ, một công an, một chủ tịch xă...

 

Nguyên tắc đề pḥng và ngăn chặn tư tưởng “phản động” đối với “ngụy quân, ngụy quyền”, trong các trại tập trung phải là một ưu tiên, trên tất cả các lănh vực khác. Cuộc lục soát tư trang và kiểm kê sách vở đầu tiên tại trại Long Thành diễn ra rất bất ngờ, như một cuộc hành quân chớp nhoáng. Từng tốp cán binh xuất hiện như một cuộc ruồng bố, tiến vào từng dăy nhà, từng pḥng giam. Mọi người được lệnh không ai được cầm theo một thứ ǵ, ra sân tập họp. Sau đó từng người một trở vào chỗ nằm mang chăn mền chiếu gối, túi xách, áo quần ra sân để cán bộ lục soát. Không ai có súng, không có dao. Chỉ có mấy con dao tự chế bằng tôn để cắt lá rau, rọc tờ giấy. Không có thứ vũ khí nào nguy hiểm cho cách mạng. Cái “nguy hiểm” đáng t́m là sách vở, mọi thứ giấy tờ, thư từ đều bị thu gom lại một chỗ.

 

Những quyển sách bằng tiếng Việt th́ OK, các “quan cách mạng” đọc được, biết quyển sách đó nói ǵ; nhưng sách ngoại ngữ, tiếng Anh, tiếng Pháp th́ “các quan” mù câm. Cầm khẩu súng lên lẩy c̣ th́ dễ, nhưng cầm quyển sách lên để nh́n vào, mấp máy cái môi th́ “các quan” chịu thua. Thế là lại phải cầu cứu đám tù. Tại Khối 3, có bốn người được chỉ định làm công việc khám phá những “bí mật” đang ẩn giấu trong chồng sách kia mà cách mạng không thể “tiến công” vào được.

 

Bốn người đó gồm có các anh Phạm Hữu Đàm, Lê Trọng Minh, Nguyễn Phú Xuân, và tôi. Không hiểu do sự “tiến cử” từ đâu, hay do từ lư lịch “trích ngang” mà bốn người chúng tôi đều cùng khóa Sĩ Quan Thủ Đức, đều là dân biệt phái, cùng trong Ban Biên tập nguyệt san Bộ Binh (Riêng Vương Ngọc Quỳnh và Nguyễn Việt Chước đă di tản).

 

Chúng tôi được một cán bộ tên là Bảy Sói dẫn ra khu nhà ngoài ṿng rào, nơi lưu giữ “tang vật”. Anh Bảy đưa chúng tôi vào một pḥng làm việc có cái bàn dài và hai dăy ghế, bảo chúng tôi ngồi. Anh đưa ra một b́nh trà với sáu cái tách, vừa rót nước vừa nói – Các anh uống trà xong theo từng khâu như tôi đă nói, làm giúp tôi cho xong trong một vài ngày. Chúng tôi vừa bâng tách trà lên, có người đă nhấm nháp một ngụm, có người chưa... th́ một “đồng chí” của anh Bảy gốc cán binh Bắc Kỳ từ ngoài thềm bước vào la toáng lên:

- Đồng chí cho các anh ấy vào ngồi đây à? Đây là nơi làm việc của các anh ấy hay sao? Đồng chí làm sai nguyên tắc quá!

 

Bảy Sói im lặng, nét mặt lạnh căm. Nh́n năm anh em chúng tôi rồi nói – Các anh ra ngoài này mà làm.

 

Chúng tôi kéo nhau ra ngồi bên thềm nhà, trước từng chồng sách tựa hồ như người ngồi bán sách “xôn” bên vỉa hè đại lộ Lê Lợi trước kia. Do sự mất hứng, chúng tôi làm tà tà, dịch tựa đề từng quyển sách, tóm lược nội dung, phân loại sách truyện, chính trị, giáo khoa, hay văn chương v.v.. Sau ba ngày mới xong hơn một nửa.

Bảy Sói là tên gọi do chúng tôi đặt v́ anh này hói đầu. Gọi miết quên luôn tên thật. Anh này cùng với mấy anh “Nam kỳ” tập kết khác như Hai Thời, Tư Minh, Năm Tuyên phụ trách mấy dăy nhà khối 3. Mấy anh Nam kỳ tập kết sau 20 năm trở về như “Lưu Nguyễn lạc Đào Nguyên”, trước một miền Nam đổi thay về mọi phương diện. Họ không thể ngờ, quê cũ nhà xưa đă phát triển giàu có sung túc đến như vậy. Do đó thái độ của họ đối với “ngụy quân, ngụy quyền”, không có khoảng cách lớn của oán trách, thù hằn, trong thâm tâm họ lại tỏ ra muốn gần gũi mật thiết hơn. Bảy Sói là người ít nói, luôn có nét mặt nghiêm nghị, nhưng khi tiếp xúc tỏ ra rất mềm mỏng. Anh sốt sắng giải quyết những yêu cầu nào của “học viên” tù mà anh làm được.

 

Tư Minh thường hay tṛ chuyện và lâu lâu “phát ngôn bừa băi” ngoài chỉ đạo của đảng. Có lần hỏi anh: - “Một số anh em chúng tôi có giấy bảo lănh của thân nhân là cách mạng, giấy này nộp cho ai?”. Tư Minh nói ngay: - “Anh nào có nạp cho anh Bảy” (Sói); Rồi tiếp:

- “Bảo lănh cái ǵ ́..́.. các anh, bảo lănh ti vi tủ lạnh không à”.

 

Lần đầu tiên tiếp xúc với cán bộ “cách mạng”, nghe nói như vậy, “tù ngụy” lấy làm ngạc nhiên. Không lẽ người cách mạng vô sản mà cũng có những hiện tượng tiêu cực ấy sao? Đó là ư nghĩ của chúng tôi lúc bấy giờ, ngày nay đám quan chức cộng sản tất cả đều là tư bản đỏ cả rồi.

 

Trong số bốn anh cán binh gốc miền Nam này, Năm Tuyên là tay bộc toạc nhất, tính xuề x̣a rất Nam Kỳ. Mỗi lần đưa tù đi lao động, anh ta cho tù ngồi xúm nhau lại, liệng ra vài gói thuốc lá “Ba-to-lu-xe” (Bastos Luxe) và tham gia tán dóc với tù, xưng hô tao mày như thân nhau từ kiếp trước. Có những câu anh này nói, nhiều anh em chúng tôi nhớ măi:

- Tao mà ở lại trong Nam th́ cũng như tụi bay bây giờ thôi. Lao động mẹ ǵ, chốc dỡ xong mái tôn kia về nghỉ...’

 

Tư Điệp, người cán binh gốc miền Nam này là cán bộ quản giáo phụ trách khối “Nga Mi”. Chúng tôi không tiếp xúc với anh cán binh này nhiều nên không rơ tính t́nh y ra sao. Nh́n qua sinh hoạt trong gần hai năm ở đây, bề ngoài đám tù nữ có vẻ cũng được dễ dăi, thoải mái lắm.

 

Hai Thời là tay lớn tuổi hơn ba anh kia. Anh này có câu nói để đời khi anh đứng trước hơn hai trăm “tù ngụy” dơng dạc tuyên bố:

- “Chiến thắng vinh quang của cách mạng như truyền thống của cha ông ta thời xưa đánh đuổi quân xâm lược, khiến Hốt Tất Liệt phải chạy lên đỉnh Trường Sơn lao đầu xuống tự tử!”

 

Trời đă chạng vạng tối, tập họp giữa sân, muỗi bay vi vo, mọi người chỉ mong được tha cho vào nhà để đỡ mệt v́ phải nín cười khi được nghe bài học “sử kư tân biên” kiểu ấy.


 

CHUYẾN THĂM NUÔI LẦN ĐẦU

CÓ NHỮNG VẪY CHÀO VĨNH BIỆT


Một năm sau ngày vào trại tập trung, các quan chức chính phủ VNCH lần đầu tiên được gặp gia đ́nh trong một lần thăm nuôi “dă chiến”, tổ chức giữa băi đất trống trên ngọn đồi của làng cô nhi Long Thành. Sau lần thăm nuôi này là những đợt biên chế chuyển tù ra Bắc. Có những gia đ́nh, chồng vợ, cha con không ngờ mươi lăm phút gặp gỡ, những thăm hỏi dặn ḍ, bịn rịn, giă từ hôm đó là những cái vẫy chào vĩnh biệt vợ, con, cha mẹ, anh em... rồi không bao giờ gặp lại nhau nữa.

 

Đó là trường hợp của ông Phạm văn Sinh, là bạn đồng liêu của bố tôi, làm việc tại Lănh Sự quán VNCH ở Lào. Ông Sinh chết trong một trại tù ngoài Bắc; Là trường hợp của Lê Quảng Lạc, của Nguyễn Thiêm Tường, bạn tôi; của rất nhiều người bỏ ḿnh trên núi rừng miền Bắc sau một lần thăm nuôi từ biệt miền Nam, từ biệt người thân trước khi chuyển trại.

 

Lần thăm nuôi này ở Long Thành khác với những chuyến thăm gặp về sau, ở những trại khác. Địa điểm thăm gặp là khu đất trống nằm trong ṿng rào. Bàn ghế thô sơ thuộc loại ngồi chồm hổm, được kê lên vội vă. Thân nhân đến ghi danh ngoài cổng trại. Cứ một tốp khoảng trên chục gia đ́nh cho vào gặp tù một đợt. Thời gian gặp khoảng 15 phút. Mỗi dăy bàn có một cán binh ngồi xem chừng. V́ không biết đó là lần thăm gặp đầu tiên và là cuối cùng trước khi chuyển trại ra Bắc, nên quà cáp không có nhiều, chủ yếu là phút gặp gỡ, nh́n được mặt vợ con cha mẹ để khuây nguôi nỗi nhớ nhung, lo lắng tích tụ cả năm trời. Gia đ́nh cũng được an tâm.

 

Tôi được gọi ra sau 10 giờ sáng. Thân nhân đến thăm tôi gồm có cha mẹ, vợ tôi, bế thêm bé trai một tuổi, cháu đích tôn bố mẹ tôi, con ông anh từ bắc vĩ tuyến 17, vừa vào Sai G̣n gặp lại cha mẹ sau 20 năm xa cách. Anh là giáo viên dạy giỏi có huy chương khen thưởng, cũng từng bị tập trung cải tạo ba năm tại trại Thanh Cẩm v́ là “phần tử có cha mẹ, các em trong miền Nam, nguy hại cho an ninh xă hội!”.

 

Cuộc thăm viếng chuyện tṛ diễn ra như cái chớp mắt, so với thời gian chia ly chờ đợi với bao nhiêu tâm sự tích tụ đầy vơi, cần được trao gửi. Từ giă gia đ́nh, tôi tay xách, vai mang hai túi quà tiếp tế rời khỏi chỗ ngồi đi qua một khoảng đường ngắn th́ gặp cô học tṛ từ ngoài vào, cũng là học sinh Phan Sào Nam. Em này học lớp 11, tên là Lê Thị Thanh Vân, con gái ông Lê Văn Tư cùng nhà giam, có hỗn danh là Tư ghẻ, do anh em đặt v́ ông là một trong những nguời bị ghẻ nặng nhất trong “mùa ghẻ” ở trại Long Thành. Thấy tôi, Vân la lên:

- Thưa thầy. Thầy cũng vào đây à?

 

Tôi hỏi:

- Em thăm ai?

- Em thăm bố.

 

Buổi chiều ông Tư gặp tôi nói:

- Cháu Vân có nói chuyện về anh. Th́ ra anh là thầy của cháu. Tôi nói với ông: Vân là học tṛ xuất sắc trong lớp tôi. Vân là học sinh giỏi, xinh và ngoan.


Quà thăm nuôi lần này không có nhiều thức ăn. Phần đông chỉ xin quần áo lót và thêm một vài cái sơ mi quần tây, đồ ngủ, các loại thuốc chữa bệnh. Nhiều người xin gia đ́nh gửi cám và thuốc Vitamine B1 v́ một số đông bị phù thủng. Nhiều người tưởng như không thể thoát chết do bệnh kiết lỵ kéo dài đến kiệt sức. Trong số này có người bạn tôi, nay đang là Cán Sự Xă Hội (Social Worker) tại Nam California.

 

Sau đợt thăm nuôi ấy, số đông đă lấy lại được cân bằng tinh thần và thể chất. Nhờ đó số tù biệt xứ đă chịu đựng, qua được cơn vật vă khủng khủng khiếp trong cuộc “hải hành” từ Nam ra Bắc.

 

 

LY RƯỢU MỪNG

VÀ NHỮNG D̉NG LỆ ỨA


Tôi nếm trải hơn ba ngàn ngày trong các trại tập trung cải tạo, nếm trải từng phút giờ, từng tháng ngày trong nỗi chết, cận kề sự sống. Cái đói khát cào xé ruột gan bao tử, cái chịu đựng nỗi đắng cay tủi nhục như từng mũi kim chích vào thần kinh tâm năo, cái đói triền miên từ ngày này sang tháng nọ làm cho thể xác người tù kiệt rạc, hơi thở thoi thóp.... Nhưng trong thể xác tàn tạ, điêu linh ấy vẫn c̣n một sinh lực vô h́nh ngấm ngầm, ch́m lặng để giữ cho thể xác kia không sụp đổ, cho nhân cách phẩm giá không bị ố nḥe. Người ta gọi cái nguồn sinh lực ấy là tinh thần. Đời sống tinh thần không là miếng cơm manh áo, không là ăn ngon mặc đẹp, mà là cái ǵ sâu thẳm nhất, cái tinh chất nuôi sống con người, chủ động của mọi hành vi, thái độ. Có mấy ai cảm nhận cái sức mạnh “tinh thần” ấy như thế nào trong cuộc sống b́nh thường êm ả.

 

Trong nỗi cùng kiệt của sự sống, những người tù chúng tôi cảm nghiệm được cái “yếu tố tinh thần” kia nó mănh liệt biết chừng nào. Đă có những con người ngă xuống, để lại thân xác nơi bụi bờ chỉ v́ tinh thần sụp đổ; đă có những con người vẫn bước đi, vẫn cử động, nhưng linh hồn đă chết, khi đem thân xác làm tôi tớ cho đám cai tù để đổi lấy chút vật chất trội thừa, hoặc cái ảo tưởng được thoát chốn lao tù trước những người cùng cảnh ngộ.

 

Một Vũ Thành An sáng tác những bài hát ca ngợi chế độ mới, nguyền rủa cái “gia phả” của chính ḿnh: “Nay mới biết đế quốc Mỹ là quân xâm lược. Bọn ngụy quyền là lũ tay sai. Bao nhiêu năm cúc cung tận tụy miệt mài. Cứ ngỡ rằng ḿnh lo việc nước....”. bài hát c̣n dài, kể công kẻ thù, kết tội chế độ, nơi đă nuôi dưỡng, đă ưu đăi người nhạc sĩ này.... để hằng đêm người tù phải tủi nhục ngồi đồng ca tập thể hàng giờ đồng hồ, trong bóng đêm đen kịt trên ngọn đồi Làng Cô Nhi Long Thành.

 

Tôi tin rằng ở các trại tù khác không thiếu ǵ những nỗi buồn, những ḍng nước mắt ̣a vỡ v́ khổ đau và v́ sung sướng. Một trong những việc đầu tiên được áp dụng tại các trại tù là “nhồi nhét” thật nhiều những bài hát đem từ miền Bắc vào, theo đoàn quân nón cối, những bài hát tôn vinh lănh tụ, những bài hát khích động tuổi trẻ “sinh Bắc tử Nam”: “Như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng”, “Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây”, Chiếc Gậy Trường Sơn”, “Tiến Về Sài G̣n”..... Từ ngày này sang đêm nọ người tù phải ghi chép, phải học thuộc, phải ngồi hát những bài hát này, hết năm này sang tháng khác.

 

Cái Tết đầu tiên trong trại tù Long Thành, do yêu cầu, đề nghị của nhiều người, của các dăy nhà, các pḥng giam đề đạt lên chỉ huy trại, bài hát Ly Rượu Mừng của nhạc sĩ Phạm Đ́nh Chương được chấp thuận cho hát trong ba ngày Tết. Đây là một quyết định tâm lư, nhằm “xả xú bắp” cái b́nh áp suất bởi sự đè nén, uất ức tột cùng của những con người “sa cơ lỡ vận”.

 

Từ cái “gật, ừ” đó, Ly Ruợu Mừng không chỉ được hát trong ba ngày Tết, mà từng đêm trong các buổi “sinh hoạt, học tập” đă trở thành “khúc tâm t́nh” của người tù t́m lại thuở xưa, cất vang lên, tỏa vào một khoảng trời không, rộng lớn. Bao nhiêu cảm xúc sung sướng lẫn đau buồn của mỗi người tù gửi vào tiếng hát, gửi về người thân, gửi về một thời quá văng của ấm no, tự do, hạnh phúc.... trong cảnh ngộ cá chậu chim lồng.

 

Khi đoàn tù được chuyển ra những miệt núi rừng biên giới Hoa Việt, trong khoảng cách không gian, thời gian và nỗi nhớ mịt mù ấy, biết bao ḍng nước mắt đă ứa trào, tuôn chảy theo từng lời ca tiếng nhạc của Ly Ruợu Mừng. Đêm Giao Thừa Tết Tân Tỵ (1978), tại trại tù Quảng Ninh, trong giờ phút thiêng liêng của Giao Thừa – những người tù chúng tôi ngồi nhổm dậy, nắm chặt tay nhau, nh́n vào mắt nhau, cùng cất cao tiếng hát, tiếng hát lọt qua song sắt, phả vào không gian tĩnh mịch của núi rừng hiu quạnh vùng Cẩm Phả, Quảng Ninh:

- “Ngày xuân nâng chén ta chúc nơi nơi. Mừng anh nông phu vui lúa thơm hơi...”
- “Mừng người v́ nước quên thân ḿnh...”

- “ Ḱa nơi xa xa có bà mẹ già, từ lâu mong con, mắt vương lệ nḥa. Chúc bà một sớm tinh sương, đón con về, ḥa nỗi yêu thương”.

- “Bạn hỡi, vang lên lời ước thiêng liêng. Chúc non sông ḥa b́nh, ḥa b́nh...
- “Hăy chúc ngày mai sáng trời tự do......”

..........

Nước mắt chúng tôi tuôn rơi theo từng nốt nhạc, theo từng tiếng ca, như quặn xoáy vào từng tế bào thần kinh, vào từng mạch máu đang chuyển vần nhịp đập của trái tim.

 

Trong tập sách nhỏ “Bông Hồng Cài Áo”, khi nói về cái ḿnh có mà ḿnh không biết, khi bị mất rồi mới ngó lại mà tiếc thương, thiền sư Nhất Hạnh viết: “Một bầu trời thương yêu dịu ngọt, lâu quá ḿnh đă bơi lội trong đó, sung sướng mà không hay, để hôm nay bừng tỉnh th́ thấy đă mất rồi...” (Bông Hồng Cài Áo. Nha tuyên Úy Phật Giáo. Sài G̣n 1965).

 

Mười lăm năm sống ở Sài G̣n, có mặt ở miền Nam trong hai mươi năm tồn tại của chế độ VNCH, của miền Nam tự do, chưa có khi nào tôi dành một khoảng nhỏ thời gian để nghĩ về người nhạc sĩ tài hoa này, mặc dù nhiều lần trong mỗi tuần lễ, trong mỗi tháng, tôi vẫn nh́n thấy trên màn ảnh Ti Vi h́nh dáng người nghệ sĩ này, tôi vẫn nghe ông hát trong ban hợp ca Thăng Long cùng với Hoài Trung, Thái Thanh, giọng ca trầm hùng, réo rắt. Cho tới khi tôi và hàng vạn người tù cải tạo “thọ ơn ông” tôi mới nghĩ về ông, mới biết Phạm Đ́nh Chương đích thực.

 

ĐỢT “CHUYỂN QUÂN”

BẰNG MÁY BAY RA HÀ NỘI


Cuộc hội ngộ bất đắc dĩ của toàn bộ chính phủ Sài G̣n tại ngọn đồi Làng Cô Nhi Long Thành trong gần hai năm đă đến ngày bế mạc. Đợt “thuyên chuyển” số quan chức cao cấp lần thứ nhất vào một đêm khuya đă được chúng tôi đặt tên là “Đêm Màu Hồng”. Gọi là Đêm Màu Hồng, v́ đèn chỉ được mở sáng một khu của ngọn đồi. Toàn trại vẫn im ĺm trong bóng tối. Từng cán binh cầm đèn pin chia nhau đến mỗi dăy nhà đánh thức mọi người dậy, đọc tên những quan chức rồi “dẫn giải” đi chỗ khác. T́nh trạng như bầy ong vỡ tổ. Có những người vợ ở khu biệt lập tù nữ chạy hớt hải đến những dăy nhà có chồng ḿnh để xem có tên chồng trong sổ “đoạn trường” ấy không?

 

Khi những người có tên đă được dẫn đi, biết không có tên ḿnh, tôi chạy sang dăy nhà ông anh rể nhà tôi ở khối 4, Tr/tá biệt phái, đă chín năm tại Phủ Tổng Thống. Chức vụ sau cùng sau khi TT Thiệu từ chức, là Tổng Thanh Tra Bộ TL/CSQG. Tôi chạy tới nơi, cũng t́nh trạng tương tự. Mọi người ngơ ngác, mỗi pḥng c̣n lại một số người thưa thớt rời rạc. Tôi hỏi Đại/úy Quốc - trưởng pḥng Báo chí BTL/ CSQG từng phối hợp công tác với tôi trước ngày 30-4.

 

Khi biết ông anh “cột chèo” đă bị gọi đi rồi, tự nhiên tôi cảm thấy buồn buồn, dù rằng trước đó anh em cũng ít được gặp nhau. Những người trong danh sách “đêm màu hồng” được đưa về trạm trung chuyển ở Thủ Đức. Sau mấy tháng làm thủ tục, đợt tù này được chở bằng máy bay ra phi trường Gia Lâm rồi phân phối đi các trại.

 

Đợt chuyển trại lần thứ hai từ Long Thành, không rơ con số chính xác là bao nhiêu, nhưng ít nhất cũng trên 1.500 người. Chúng tôi cũng được đưa về trại Thủ Đức. Trại này nguyên là nơi giam giữ các nữ phạm nhân h́nh sự dưới thời chính phủ VNCH. Trại tù này có từ thời Pháp.

 

Một hiện tượng chúng tôi ghi nhận được là bất kỳ lần chuyển trại nào, ở trong Nam cũng như ngoài Bắc, đều diễn ra sau những trận mưa lớn. Hiện tượng này chắc chắn không do “cách mạng” mà do Trời cũng “mủi ḷng”. Vào đêm chúng tôi lên xe rời Long Thành trời mưa như trút. Buổi chiều hôm đó nhà bếp cho ăn sớm hơn thường ngày. Khi trời chập choạng tối thấy có nhiều chiếc xe tải đậu phía ngoài cổng trại. Một số anh em chúng tôi tinh ư, nh́n ra và bắt đầu sửa soạn gói ghém đồ đạc. Một số cứ tỉnh như không quan tâm, xúm nhau quanh bàn cờ tướng, hoặc chụm nhau hút thuốc, kể chuyện... Cô Gái Đồ Long...

 

Phần đông mọi người vẫn nghĩ về một ngày phân tán mỗi kẻ một nơi. Một số tù gặp nhau, chung đụng hơn một năm đă gắn bó, trở thành tri kỷ, đă nghĩ đến một ngày xa nhau. Một số hy vọng vào thời gian được về từ nơi này. Bề ngoài sinh hoạt toàn trại đă đi vào nề nếp lao động, học tập... “Học viên” tỏ ra biết chịu đựng mọi thử thách về tinh thần, thể chất và an tâm chờ đợi. Chờ đợi một cái ǵ đó.

 

Đời sống con người luôn luôn nảy sinh nhiều nhu cầu bên cạnh những thứ thiết yếu của cuộc sống hàng ngày. Cuộc sống người tù quanh quấn chỉ có vài bộ quần áo với cái chén ăn cơm, cái ga-men quân đội, đôi đũa, cái th́a và ít thứ lặt vặt khác. V́ thế phần đông người tù nhặt nhạnh, lượm lặt, thu gom bất cứ thứ ǵ từ thanh nhôm, miếng gỗ, cái đinh sét dỉ, cọng dây kẽm đến một khúc cọc sắt dài chừng vài mươi phân đă mài giũa thành cái lưỡi thuổng đào đất, miếng vỏ dừa khô, ḥn đá, cái xô đựng nước làm bằng tôn tự chế, cái nón sắt cũ t́m được bên lùm cây khi đi lao động - Thượng vàng hạ cám cộng với quà thăm nuôi, tích trữ pḥng thân...

 

Hành trang của họ, do đó ngày một nhiều thêm, nhất là sau đợt thăm nuôi, nhận quà tiếp tế từ gia đ́nh. Đồ đạc rất lỉnh kỉnh nặng nề. Có người vai gánh tay xách; có người hai vai hai mang, sau lưng một túi, trên đầu c̣n đội thêm một cái thùng.

 

Gồng gánh một quăng đường khoảng 300 mét từ pḥng giam ra băi đậu xe người nào người nấy mồ hôi ràn rụa, dù cơn mưa vừa mới dứt hạt năm ba phút thôi, lối đi bùn śnh nhầy nhụa, đến nơi tập họp, mọi người “bá thở”. Hành lư được cho lên xe hết, ai nấy trở lại sắp hàng. Hơi đêm đă làm dịu lại cơn mệt nhọc v́ khuân vác. Ngọn gió hiu hiu mơn trớn dễ chịu trên da thịt mọi người.

 

Tôi đang lơ ngơ như vừa bỏ quên hay đánh rơi mất một cái ǵ. Cả hồn xác đang chơi vơi th́ hai anh cán binh từ phía sau bước tới, cầm theo những chiếc c̣ng số 8, “made in USA”, c̣n mới nguyên xi. Một cán binh lên tiếng – “v́ biện pháp an ninh, chúng tôi phải khóa tay các anh”. Anh cán bộ vừa nói, vừa đi theo hàng dọc, khóa tay hai người chung một c̣ng. Tất cả tù không ai tỏ ra sợ hăi hay khó chịu nào, họ thản nhiên v́ biết trước sau ǵ cũng phải đến đó, dù trong gần hai năm, đă nghe biết bao lời lẽ vẽ vời dối gạt. Khi viên cán binh đi tới c̣ng tay những cặp cuối hàng, tôi nói cho mọi người xung quanh nghe – “Giờ này th́ mặt nạ đă rơi xuống. Lần đầu tiên tôi đeo thử loại ‘đồng hồ’ tay số 8”. Không hiểu viên cán binh kia có nghe không, nhưng lúc bấy giờ tôi nói mà không hề có sự e dè nào cả.

Từ Long Thành về Thủ Đức không bao xa. Lên xe, không ai biết số phận ḿnh sẽ trôi nổi đến đâu. Đoàn xe chạy theo hướng Nam trên xa lộ Biên Ḥa, rẽ phải ở ngă tư, chạy qua chợ Thủ Đức, qua đồn Quân Cảnh cũ. Một anh trên xe nói – Đây là đoạn đường vào khu trại Cải Huấn nữ. Lần đầu tiên chúng tôi tới đó.

 

Đoàn xe vào băi đậu, từng tốp một được dẫn về mỗi buồng. Cửa mở, mọi người bị dồn vào bên trong một cách nhanh gọn. Cánh cửa sắt kéo lại. Một ống khóa lớn liền được móc vào, bóp chặt. Lần đầu trong đời tôi có cảm tưởng đúng là bị “xộ khám”. Xộ khám là tiếng lóng cùng nghĩa với tống giam mà báo chí Sài G̣n trước kia thường dùng. Dưới ánh đèn mù mờ, tù nằm san sát bên nhau t́m chút thư giăn.

 

Sáng sớm thức dậy nh́n hai lớp cửa sắt, bốn phía tường xám xịt, có anh oang oang lên tiếng – “T́nh h́nh trở nên xấu rồi các bạn ơi!”. Khoảng 9 giờ sáng, một công an áo vàng, giọng Bắc đến mở cửa pḥng. Giọng điệu nhát gừng, kêu mọi người ra sân tập họp để đi nhận hành lư. Một “học viên” hỏi:

- Thưa... (bỏ lửng) ở Long Thành chúng tôi được gọi là học viên, về đây th́ nói là phạm nhân, là can phạm, vậy chúng tôi là ǵ?

 

Anh công an này gằn giọng:

- Học viên, phạm nhân, can phạm ǵ cũng là tù cả.

 

Mấy ngày sau trên giấy tờ ghi rơ là “Danh sách Phạm nhân”, nội quy đổi lại, bắt buộc trong xưng hô phải “Báo cáo cán bộ”. Ở trại này không lao động, không có học tập. Thỉnh thoảng được “lên lớp” một vài tiếng đồng hồ để phổ biến chính sách chung. Sự cách ly được áp dụng triệt để. Người ở buồng này không được gặp gỡ chuyện tṛ với người ở buồng kia. Gặp nhau không được chào hỏi. Không khí trở nên ngột ngạt.

 

Buồng giam ở trại này không giống những trại khác. Chỗ nằm là những bục xi măng xây sát hai bên bờ tường. Ở chính giữa buồng là một dăy hào sâu chia hai dăy nhà, người đứng dưới hào chỗ nằm cao ngang ngực, có bậc thang bước lên. Dưới khí hậu nhiệt đới, trời nắng nóng suốt tuần, suốt tháng, người đông ngột ngạt, ban ngày cũng như ban đêm chỉ có áo thun quần xà lỏn. Tôi nằm ở dăy nhà bên này nh́n qua song sắt sang pḥng bên kia thấy mấy ông Thẩm phán Tối Cao Pháp Viện cũng xà lỏn may ô đang nằm chèm bẹp trên bục xi măng. Đầu óc tôi cứ luẩn quẩn măi với h́nh ảnh những ông quan ṭa áo đỏ ấy.

 

Khoảng hạ tuần tháng 10-1976, có biên chế quy mô, người từ buồng này chuyển sang buồng khác thành lập những tổ, đội và chỉ định những tổ trưởng, đội trưởng mới. Trong hai tuần lễ có mấy lần khám xét tư trang. Lần khám cuối rất kỹ. Nhiều thứ bị tịch thu, nhiều thứ bị bắt buộc bỏ lại. Mọi người biết là sắp sửa có đợt “chuyển quân”, nhưng không biết bao giờ.

 

Chiều ngày 27-10 sau khi điểm danh, vào buồng, khóa cửa như thường lệ, một lát sau, một công an đến mở cửa đọc tên tôi, bảo mang đồ đạc, tư trang ra ngoài. Trong khi tôi đang lục đồ đạc cho vào túi xách, anh chàng họ Khưu trước làm chung pḥng Báo Chí đến gần tôi nói lời chúc lành và an ủi – “Chúc anh đi may mắn. Bữa nào tôi về sẽ đến thăm chị và nói cho chị an tâm là anh khỏe mạnh, vững tinh thần...”. Tôi đi chuyến tàu Hồng Hà ra Bắc, sau đó chàng Khưu đi chuyến tàu Sông Hương, ra vùng biên giới Việt Hoa.

 

 

CHUYẾN TÀU NAM BẮC

SỐ PHẬN LÊNH ĐÊNH BẮT ĐẦU


Khuya đêm 28 -10 -1976 chúng tôi được đánh thức dậy khăn gói lên xe. Cứ hai người chung nhau một c̣ng số 8. Trời lại mưa tầm tă. Đoàn xe chạy ngang chợ Thủ Đức rẽ qua Xa Lộ Biên Ḥa, quẹo phải hướng Sài G̣n. Trời khuya, đêm mưa mù mịt. Tôi nh́n về thành phố, h́nh dung đến khung cảnh gia đ́nh, bố mẹ, và những người thân trong căn nhà - Tổ ấm hạnh phúc ngày nào, tưởng như không bao giờ xa cách được. Thế mà...

 

Có những ngọn đèn lù mù thấp thoáng từ xa, cả khung trời Sài G̣n mờ ảo, kư ức lại hằn lên từng nét mặt, từng h́nh bóng thân yêu cùng với một thời tuổi trẻ tưng bừng, rộn ră.

 

Đoàn xe rẽ vào khu Tân cảng xa lộ. Người Sài G̣n trước 75 vẫn quen gọi là New Port. New Port được hăng thầu của Mỹ RMK xây dựng cùng lúc với xa lộ Biên Ḥa, nhưng về sau, khi lính Mỹ kéo sang ồ ạt, do nhu cầu, bến cảng này được mở rộng để tiếp nhận những chiếc tàu lớn từ cảng Vũng Tàu.

 

Dưới bóng đêm, trong mưa gió, chúng tôi xuống xe, được dẫn ra cầu tàu, có ánh đèn pin chiếu thấp thoáng. Người này dính lấy nguời kia với chiếc c̣ng, tay vịn người phía trước lần ṃ bước lên boong tàu, rồi vịn thang xuống gầm tàu sâu hút. Khoảng trống trên boong tàu đă được che bằng những tấm bạt, để trống vài khoảng trời lớn bằng cái miệng giếng. Chúng tôi được phát nước uống, gạo sấy Quân Tiếp Vụ VNCH, và ḿ ăn liền. Nh́n loại thực phẩm được phát, chúng tôi biết thức ăn đó đủ cho bốn ngày đi đường. Mọi người đồng ư với nhau chỉ có hai nơi để đi tới: hoặc ra Bắc hoặc ra Côn đảo. Tàu bắt đầu chạy vào khoảng 5 giờ sáng. Khi mặt trời chênh chếch, chúng tôi cố nh́n lên để đoán phương hướng. Đến xế trưa th́ biết chắc là tàu đang rẽ nước đi lên, giạt lại phía sau đất trời miền Nam, không hẹn ngày trở lại.

 

Chỉ sau một ngày, hầu hết mọi nguời đă nằm im thim thíp, không c̣n những bàn luận, chuyện tṛ như khi mới xuống tàu. Sau quá trưa, từ trên boong tàu tḥng xuống một thùng nước nóng, tôi hứng vào ca ḿ ăn liền, để một lúc tôi đưa lên miệng th́ muốn ói. Sóng đập vào mạn tàu, con tàu đu đưa, dập dờn trên sóng nước làm kích ngất thần kinh. Tôi bắt đầu nhịn ăn từ đó, nằm mê man cho tới ba ngày sau. Người nằm cạnh tôi, ông già Sơn – Lê Thiên Sơn, tên khai sinh là Mạnh Trọng Khánh, cháu gọi Mạnh Trọng Niệm là chú ruột. Mạnh Trong Niệm bị tử h́nh trong vụ Quỳnh Lưu, Nghệ An. Ông già Sơn – gọi là ông già, nhưng thực ra anh này mới trên dưới năm mươi. Già Sơn luôn miệng rên la:

- Ơi cách mạng ơi cho tôi chết ngay đi. Tôi không c̣n chịu nổi nữa. Anh em ơi, tôi xin chọn nơi này làm quê hương...

 

Ông than la măi cho tới khi không c̣n rên la nổi nữa. Thỉnh thoảng tôi mở mắt nh́n lên chút nắng lọt xuống từ tấm che khoảng trống trên nóc tàu. Sóng mạnh đập, con tàu chông chênh, lắc lư qua lại, những thùng phân và nước tiểu nghiêng đổ. Không ai dậy nổi để dựng lại mấy cái thùng ấy. Cảnh tượng kinh khiếp hăi hùng không ai có thể h́nh dung nổi. Tôi cố nhấc cái đầu lên một cách nặng nhọc để tránh một luồng nước tiểu ḥa với phân đang trườn lại. Tôi cố xê dịch nhưng hai bên bị hai người nằm bất động, thêm mấy cái túi hành trang chèn lại, sức lực đă gần cạn kiệt nên đành để luồng nước thấm ướt một phần từ giữa lưng trở xuống. Hai ống quần ướt nhẹp. Tôi cố co hai chân lên, cởi được cái quần dài ra bỏ sang bên cạnh, măi một lúc sau mới móc được cái quần khác từ trong túi đồ áo, lấy ra mặc vào.

 

Trong khi dùng hết chút sinh lực c̣n lại để chống chỏi với cơn “tai biến” này, tôi để ư thấy một người mà tôi rất quen biết cứ ngồi ăn uống, rất tỉnh. Ông không chuyện tṛ với ai và cũng không cần biết đến những ǵ đang xẩy ra xung quanh, khi nước (tiểu và phân) chưa tới chân. Mọi nguời trong cơn nửa tỉnh nửa mê cố mấp máy môi nhờ những người c̣n tỉnh táo hơn kêu cấp cứu cán bộ, nhưng tiếng kêu như lạc vào hư vô. Mỗi buổi sáng có một cán bộ cầm đèn pin, miệng che kín bằng khẩu trang, vịn cầu thang leo xuống kiểm tra. Thấy không có ai chết, không có ǵ lộn xộn, cán bộ lặng lẽ leo thang trở lên, để yên một đống người nằm bất động trong bóng tối mù mờ với mùi hôi thối đến tởm lợm, nôn mửa.

 

Trong cơn say sóng mơ màng nửa sống nửa chết, tôi tự hỏi và tự trả lời – Có phải đây là địa ngục trần gian không? Có phải đây là cuộc hành h́nh “tế nhị” của “cách mạng Việt Nam”? Có phải cái đáy tàu này là đáy địa ngục??

- Phải rồi, đúng là nơi đây, địa ngục trần gian có thật. Trong đời tôi, cho tới khi ngồi ôn lại đoạn đường này, chưa bao giờ tôi gặp một nỗi hăi hùng ghê rợn khủng khiếp như lần đó.

 

Trên Tạp Chí Văn Nghệ coinguon.org tháng 9-2003 có đăng truyện ngắn “Chuyến Tàu” của nhà văn Hồ Phú Bông, trích từ tập truyện “Những Chuyện Chưa Quên” cùng tác giả (Cội Nguồn XB), mô tả về cảnh tượng này rất thực, với một ng̣i bút sắc bén. Nhà văn Hồ Phú Bông thuật lại:

“... Tù chen chúc nhau trong hầm tàu. Hầm tàu là một hộp sắt vuông vức, rộng như một hội trường lớn, vách bằng thép dày, han rĩ màu nâu đỏ. Về phía đuôi tàu, có một hành lang duy nhất, có song sắt thưa, ở trên cao, thông với buồng lái và boong tàu, nơi đó mấy ông bộ đội gh́m súng nh́n xuống. Những cửa liên lạc với hầm tàu bên dưới đều đóng kín. Im ỉm.

 

Cả 2000 tù cộng với hành trang, chêm chặt như nêm. Thế ngồi co cụm, không đủ chỗ để duỗi chân. Có người ngồi trên sàn, có người ngồi trên túi quần áo, có người đứng để dễ thở hơn, nhưng nằm th́ không đủ chỗ. Ngồi xuống sàn th́ đầu gối gấp lại chân sẽ bị tê rất nhanh. Ngồi trên túi áo quần có chút thư giăn hơn nhưng cơ thể th́ nghiêng ngửa không có điểm tựa. Có người thử tựa lưng vào nhau nhưng cũng không thể chịu đựng lâu được. Đứng th́ cũng không thể đứng hoài một chỗ không cử động. Cứ thế, hết ngồi lại đứng, hết đứng lại ngồi, tại một chỗ cố định.

 

Người nào có nhu cầu tiêu tiểu th́ cả một cực h́nh. Cái đệ tứ khoái của con người, giờ đây là một tai họa. Phải chen chân vào chỗ người khác ngồi, để lần từng bước, đi về hướng mấy cái buồng xí ở trung tâm hầm tàu. Nơi đó được che sơ sài, tạm bợ bằng tấm vải bạt, chứa một số thùng phuy cắt ngắn, hai miếng gỗ đậy lên mặt có chừa một khe trống ở giữa. Nhiều người phùng mang trợn mắt, không c̣n ai giữ ǵn ngôn ngữ trong t́nh huống nầy. Loại tử tế nhất là: đừng đạp lên đầu con nghe cha nội!

 

Khi càng âu lo về nhu cầu tiêu tiểu th́ cơ thể h́nh như bị kích thích ngược lại. Cho nên nhu cầu sẽ nhiều hơn! Cố gắng ngồi yên th́ có chút dễ chịu, nhưng đến khi buồn tiểu không thể nín được nữa th́ cũng không thể đứng thẳng người lên được, v́ bọng đái căng cứng, đau đớn. Ráng cố gắng lần ṃ đến được buồng xí th́ măi mười, mười lăm phút cũng không thể tiểu ra được, trong lúc cả hàng dài chờ đợi phía sau với đầy đủ điệu bộ, ngôn ngữ thô lỗ nhất!

 

Những đơn vị tù nào phải chịu ṿng quanh khu mấy cái buồng xí th́ quả thật là đại họa!

......
Những khuôn mặt hốc hác, bơ thờ. Những đôi mắt của loài thú bị đông lạnh, sâu trũng, thâm quầng. Tuyệt vọng.

 

Cũng buổi chiều, quang cảnh trung tâm của hầm tàu bắt đầu đổi khác. Khu vực quanh các buồng xí dần dần trở nên mất trật tự. Những ḍng tù hướng về đó v́ nhu cầu khẩn thiết, đều bị cự tuyệt, phản đối. Đám tù quanh các buồng xí la ó, kêu gào. Những tù đă giải quyết xong nhu cầu, trên đường về trở lại, cũng bị la ó, phản đối. Phân người và nước tiểu tràn dần ra, chảy ướt chung quanh. Những đôi bàn chân tù đến đó hoặc trở về đều ướt đẫm. Cứ thế. Cứ thế... nhầy nhụa từ từ lan dần khắp nơi. Tiếng văng tục, kêu gào, la ó từ trung tâm hầm tàu cũng lan dần, lớn dần ra chung quanh.

 

Mấy ông bộ đội ở trên cao vẫn gh́m súng nh́n xuống. Điếc đặc như những bức tượng! Người lái tàu chỉ có nhiệm vụ lái con tàu. Người cầm súng canh giữ chỉ có nhiệm vụ canh giữ. Không có ai giải quyết chuyện dưới hầm tàu hoặc đă được quyết định từ trên với ông hạm trưởng rồi. Tất cả đều im lặng. Những con người máy. Tù chưởi rủa: tù nghe. Tù kêu gào, la ó: tù khô hơi tắc tiếng. Những con người máy vẫn đứng ở trên cao với khẩu súng! Đám tù vẫn kêu gào từ địa ngục. Địa ngục không thể cao dần lên. Địa ngục chỉ có chiều sâu. Thăm thẳm. Chiều sâu không bao giờ thấy đáy!

 

Sức khỏe cạn kiệt. Phải vật lộn với nhầy nhụa hôi thối mấy ngày đêm, đôi bàn tay không thể c̣n sạch nhưng không có nước để rửa. Chính ḿnh phải sợ hăi đôi bàn tay của ḿnh như của một người xa lạ! Đầu óc tù đă hoảng loạn hoặc đă thành đá, thành băng. Lũ tù là lũ heo đang ở trong chuồng, không phải là loại heo nuôi theo công nghiệp, nhưng là loại heo nuôi để lấy phân ở các chuồng vùng quê.

......
..... trong hôn mê, hoảng loạn! Lượng nhầy nhụa và nước lại từ từ dâng lên, dâng lên gần đến mắt cá chân. Rồi lại từ từ rút dần xuống chỉ để lại nhớp nháp, nhèm nhẹp. Th́ ra chiếc tàu đang chuyển ḿnh! Nghiêng qua, đảo lại. Hai bên hông hầm tàu cứ như triều dâng, lúc đầy lúc vơi.

......

Ở hành lang phía trên kia, vẫn những bức tượng cầm súng. Điếc đặc!

Hơi người đọng lại chảy thành ḍng trên vách sắt. Khi ngạt thở con người thường dướn cổ dài ra hoặc chúi mũi vào góc kẹt t́m chút sinh khí. H́nh ảnh con người trong các ḷ hơi ngạt thời Đức Quốc Xă đang bắt đầu.

(Hồ Phú Bông – Chuyến Tàu, sđd)

 


NĂM HAI NGÀN NĂM

TÔI C̉N G̀? EM C̉N G̀?


Cách đây gần nửa thế kỉ tôi rất thích nghe bản nhạc Năm Hai Ngàn Năm của cố nhạc sĩ Y Vân qua tiếng hát của ca sĩ Hùng Cường. “Năm hai ngàn năm tôi c̣n ǵ? Em c̣n ǵ? Anh c̣n lại ǵ?...”

 

Khi tôi đưa tay xé tờ lịch cuối cùng của thế kỉ, lời ca kia như vang vọng, dội về một quá khứ mênh mông. Kí ức tôi quay lại một nửa cuộn phim đời chung riêng. Nửa cuộc đời, tôi lăn lóc theo những biến động thăng trầm của thời thế, của vận mệnh đất nước.

 

Lịch sử Việt Nam là cả những chuỗi dài thời gian đè nặng trên thân phận một dân tộc quật cường, nhưng phải hứng chịu nhiều tai họa. “Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu, một trăm năm nô lệ giặc Tây, hai mươi năm nội chiến từng ngày...”. Tiếng kêu phẫn nộ của Trịnh Công Sơn với giọng ca réo rắt của Khánh Ly vẫn luôn luôn réo gọi ḷng người trở về với cội nguồn, với lịch sử, ḷng yêu nước và t́nh tự dân tộc. Một ngàn năm đă qua. Một thế kỉ đă tận, cùng với nhân loại, dân tộc Việt Nam đă bước đi một chặng dài trên đường tạo dựng. Nhưng bên cạnh những phát triển thành đạt, lịch sử cũng đă để lại nhiều nỗi đau thương cho dân tộc.

 

Gần hai trăm năm, sau Trịnh Nguyễn phân tranh, sông Gianh là lằn ranh chia đôi đất nước, đến giữa thế kỉ hai mươi một cuộc thông đồng cắt chia đất nước giữa thực dân Pháp và cộng sản Việt Nam qua Hiệp định Genève 1954, đă đưa đến nhiều hậu quả bi thảm nhất trong suốt năm ngh́n năm lich sử của dân tộc Việt. Từ cuộc chia cắt này, với súng đạn của ngoại bang, tiêu xài bằng xương máu Việt Nam, một cuộc chiến khốc liệt kéo dài hơn hai mươi năm đă tàn phá, hủy hoại những cơ sở vật chất, những giá trị tinh thần của dân tộc. Truyền thống đạo lư, văn hóa kỉ cương bị đảo lộn, t́nh tự dân tộc tan vỡ.

 

Năm 1975 đất nước thống nhất, đánh dấu một giai đoạn lịch sử thảm hại nhất, xô đẩy hàng triệu người hốt hoảng bỏ nước ra đi. Hàng triệu người bơ vơ lạc lỏng giữa một xă hội hỗn mang, bạo lực.

 

Hơn 25 năm sau từ cái dấu mốc khúc ngoặt định mệnh đó của dân tộc, tôi đang ngồi đây, trước chiếc máy vi tính của con số 2000, trước ḍng chữ Xuân Canh Th́n, Tân Tỵ, Nhâm Ngọ, Quư Mùi đang ngấp nghé phía trước, tôi đang gơ những ḍng chữ về một đoạn đời khó quên, về một cái Tết, về một mùa xuân tại vùng núi rừng heo hút ở Thanh Hóa, chỗ lam sơn chướng khí – vùng núi Lam Sơn, nơi mà hơn năm trăm năm trước Lê Lợi và vị khai quốc công thần Nguyễn Trăi đă dấy nghiệp cứu sơn hà.

 

Tôi sẽ xin kể câu chuyện của những người sĩ phu thời đại đă chấp nhận mọi thử thách, đem cả tính mạng của ḿnh để giữ tṛn danh tiết của kẻ sĩ, của đoàn người bại trận, để không làm hổ danh chính nghĩa của một quân lực đă mấy phen danh tiếng hào hùng. Chúng tôi, cùng với hàng vạn người con ưu tú của đất nước, cùng chung một định mệnh, bị lùa vào các trại tập trung cải tạo từ Nam ra Bắc.

 

Năm 1979 tại vùng núi rừng Thanh Hóa, và khắp miền Bắc nói chung, hàng trăm ngàn sĩ quan, viên chức của VNCH sau năm 1975 bị lùa vào các trại tập trung cải tạo, đều có những kí ức hằn sâu về những cái Tết trong các trại tù. Cái Tết tôi muốn kể ra đây như c̣n mang một dấu ấn hằn sâu, đậm nét.

 

Chúng tôi, hơn 1.500 người được thanh lọc từ trại tù Làng Cô Nhi Long Thành xuống tàu Hồng Hà ra Bắc, cập bến Hải Pḥng, rồi được xe đ̣ bít kín cửa, chở đến Quảng Ninh vào ngày 4 tháng 11 năm 1976.

 

Cái Tết năm đó, tất cả tù nhân đều nhận được quà Tết gia đ́nh gửi ra từ Khám Chí Ḥa. Mọi người “vui vẻ” ăn cái Tết lưu đày biệt xứ lần đầu tiên trong cuộc đời. Một cái tết tù b́nh thường trong đời sống b́nh thường của tù nhân.

 

Hơn hai năm sau, khi Trung quốc ra tay “dạy cho đàn em một bài học”, tất cả các trại tù từ vùng rừng núi biên giới Việt Hoa được cấp tốc chuyển về các tỉnh Thanh Hóa và Nghệ Tĩnh. Chúng tôi, hơn 1.500 người, trừ một số đă ở lại vĩnh viễn nơi góc núi, chân rừng Việt Bắc, số c̣n lại được chất lên xe chở heo về trại Lam Sơn, tên mới của trại Lư Bá Sơ ở xă Thiệu Yên, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.

 

Tôi nói “được chất lên xe chở heo” theo nghĩa đen v́ những chiếc xe chở chúng tôi c̣n một lớp phân heo đầy sàn, bốc mùi nồng nặc. Chúng tôi chỉ có thể đứng ép sát vào nhau mà không thể ngồi, cũng không thể xoay trở được. Sau một hành tŕnh ngất ngư từ 10 giờ đêm hôm trước đến 8 giờ tối hôm sau. Chúng tôi đến trại mới, xuống xe trong trạng thái mệt lă, tả tơi.

 

Lư Bá Sơ, danh bất hư truyền. Đó là một khu trại tù của Việt Minh được thiết lập từ thời Pháp. Nhà tù lợp bằng cỏ tranh, vách trét đất nhồi rơm rạ. Hàng rào quanh trại là những lũy tre hai ba lớp dày đặc. Nơi tù nằm là những bục bằng đất đắp cao. Nơi ăn uống là ô sân đất trước pḥng giam, bùn lầy nhăo nhễ. Tất cả mọi thứ không có ǵ có thể gọi là chỗ cho sinh hoạt của con người. Thêm vào đó, khẩu phần ăn bị thay đổi hoặc cắt xén đi nhiều. Bữa ăn trưa, tối thay v́ một chén cơm với mắm thối, th́ được thay thế bằng mấy củ khoai ḿ không lột vỏ, luộc lên chia cho tù ăn.

 

Mỗi tháng có khoảng trên 20 tù h́nh sự chết, được bạn tù của họ khiêng ra quăng xuống hố lấp vội. Tù cải tạo bị cúp tất cả mọi liên lạc với gia đ́nh, không được thư từ, quà cáp tiếp tế hay tin tức của thân nhân. Một không khí u ám chết chóc bao trùm. Thêm vào đó là thái độ hằn học dữ tợn của đám cán bộ cai tù, nên nhiều h́nh thức phản kháng, tranh đấu bắt đầu bộc phát, từ cá nhân đến từng nhóm rồi trở thành cuộc đấu tranh của tập thể tù toàn trại. H́nh thức tranh đấu đầu tiên là khai bệnh để ngầm tẩy chay lao động. Lúc đầu mỗi đội có năm, bảy người, rồi một hai chục người; khi cao điểm toàn trại trên 1.000 người chỉ c̣n khoảng vài trăm người chịu ra sân tập họp để đi lao động đào mương, cuốc đất.

 

H́nh thức thứ hai là biến những buổi học tập chính tri, học tập nội quy thành những buổi hội thảo về chính sách đối với tù cải tạo, trong đó nhấn mạnh tính cách vô giá trị của nội quy v́ nội quy ghi rơ tù nhân được viết và nhận thư, nhận quà của gia đ́nh mỗi tháng một lần, tù nhân đươc đề đạt nguyện vọng của ḿnh. Ai “tiến bộ” sẽ được xét tha v.v.. Nhưng những thứ đó không hề được áp dụng.

 

Những buổi làm bản “thu hoạch”, viết kiểm điểm, rút ưu khuyết điểm 6 tháng “cải tạo”, phê b́nh và tự phê b́nh rồi sau đó tự đặt ra “phương hướng cải tạo” cho bản thân trong 6 tháng tới. Tất cả tù cải tạo thông báo với nhau trước, biến “Bản thu hoạch” thành những “Bản kiến nghị” phê phán chính sách của “đảng và nhà nước” mang tính lừa bịp khi thông cáo kêu gọi đi “học tập một tháng, hay mười ngày rồi kêu án tập trung cải tạo 3 năm, nhưng quá 3 năm không hề có ai đươc trả tự do; Phê phán thái độ thô bạo và ăn bớt cơm tù của đám cán bộ cai tù. Đ̣i hỏi thi hành nghiêm chỉnh nội quy đă đặt ra; đ̣i hỏi cải thiện chế độ lao tù v.v...

 

Giọt nước tràn ly. Cuộc đấu tranh của hơn một ngàn người tù chính trị tại phân trị B Lam Sơn, Thanh Hóa bắt đầu từ tháng 8. 1978 dưới nhiều h́nh thức công khai. Cuộc tranh đấu đạt tới cao điểm, quy mô khi Ban Giám thị trại phân tán tù. Hơn 500 người chuyển sang Phân trại A, khoảng 700 người chuyển sang Phân trại C. Phân trại B chỉ giam tù h́nh sự.

 

Tại Phân trại C, ba ngày sau khi được chuyển tới, 700 tù nhân cải tạo đă đồng loạt biểu t́nh, tuyệt thực, hô khẩu hiệu, làm loa thông tin với từng nhà giam về nguyện vọng và ư chí của tù nhân. Đ̣i trả về pḥng những bạn tù đă bị lén bắt đưa đi. Các pḥng giam, nhà giam đồng loạt ca hát nhạc Phạm Duy: “Việt Nam, Việt Nam tiếng gọi vào đời...”; Nhạc Nguyễn Đức Quang: “Ta như nước dâng, dâng tràn có bao giờ tàn, đường dài ngút ngàn là một trận cười vang vang, lê đôi bàn chân xích xiềng của thời xa xăm...”; và nhạc của Trịnh Công Sơn: “Hăy nói giùm tôi, hăy thở giùm tôi. Việt Nam này dành cho thù hận, cho bạo quyền, cho một lũ điên...

 

Sau ba ngày tiếng loa kêu gọi cùng với lời ca tiếng hát ḥa lẫn vào không gian như một thông điệp của ḷng dũng cảm và tiết tháo kẻ sĩ thời đại đă làm rúng động cả núi rừng và vọng tới các làng xă địa phương. Mấy trăm tù h́nh sự được di chuyển vào các hang núi. Toàn bộ Công an Thanh Hóa được đặt trong t́nh trạng báo động. Cuộc tranh đấu c̣n làm chấn động đến Cục Quản lư Trại Giam và Bộ Nội Vụ tại Hà Nội. Nhiều phái đoàn sau đó đă đến trại “làm việc” với những người bị biệt giam.

 

Ngày 11 tháng 1. 1979 lực lượng công an và dân quân địa phương được huy động đến tràn ngập trại tù. Với súng đạn đă lên ṇng và với mệnh lệnh:

- “Anh nào muốn trở lại sinh hoạt b́nh thường đi ra ngoài sân tập họp. Anh nào không muốn th́ nằm yên tại chỗ. Anh nào kháng cự phải chịu hoàn toàn trách nhiệm. Các đồng chí thi hành nhiệm vụ”.

 

Từng toán vơ trang đến trước cửa pḥng giam mở khóa cửa pḥng, ra lệnh tất cả tù nhân ra sân ngồi sắp hàng, đọc lệnh và bắt đi 59 người chủ chốt, mỗi pḥng giam có vài ba người bị bắt. Những người này bị c̣ng tay tại chỗ, dẫn ra khỏi cổng trại th́ mở c̣ng và bị trói thúc ké bằng lạt tre rồi lần lượt từng tốp bị dẫn đi biệt giam ở Phân trại B. Thời gian biệt giam kéo dài trong sáu tháng. Trong pḥng kiên giam và trong xà lim, đám tù nhân này vẫn tiếp tục các h́nh thức tranh đấu và bất hợp tác.

 

Cái Tết trong tù và cũng là cái tết trong đời năm đó của chúng tôi là cái Tết đặc biệt nhất, khác thường nhất và khó quên nhất. Nó như một vết thẹo trên thân thể, trong tim óc của mỗi người tù c̣n sống sót, trở về. Cái Tết đầy u ám, ủ dột của không khí và thời tiết mùa đông của núi rừng, nhưng trên nét mặt mỗi con người vẫn tươi vui, trên cặp môi mỗi người vẫn nở nụ cười nhiên hậu. Tất cả như bằng ḷng, như hănh diện, như thỏa măn với hành động đă qua của ḿnh, mặc dù hậu quả chưa biết sẽ đi tới đâu.

 

Trong pḥng biệt giam vừa được cho làm lại kiên cố hơn với ba lớp hàng rào mới dựng, chiều Ba Mươi Tết chúng tôi ngồi xúm nhau ca hát chuyện tṛ. Đến 8 giờ tối với chiếc đèn băo trên tay, đám tù h́nh sự gánh vào cho chúng tôi những chiếc bánh chưng gói bằng bột sắn, những chiếc bánh mật gói bằng bột khoai ḿ và một vài món rau xào “cây nhà lá vườn” do tù trồng, tù nấu. Giờ Giao Thừa trong ánh đèn leo lét, mù mờ, anh em chúng tôi xiết chặt tay nhau, trao nhau những khóe mắt sáng rực niềm tin, nói với nhau những lời chúc tụng về một ngày ra khỏi ngục tù, về một ngày mai cùng có nhau ở một nơi nào đó; và về một ngày Việt Nam có ánh b́nh minh. Chúng tôi đă giữ vững ḷng son sắt mà chịu đựng mà đi tới, chấp nhận mọi gian lao, mọi hậu quả. Cũng có vài phần tử yếu mềm, rơi rớt.


Một ngày sau khi bị bắt đến pḥng biệt giam là ngày sinh nhật của vợ tôi. Trước đó tôi đă để dành mấy cục kẹo và một ít thức ăn khô do gia đ́nh tiếp tế từ Tết năm trước, nhưng bị bắt, bị trói thúc ké đưa đi, tất cả bỏ lại với âm vang của ba ngày tranh đấu bên Phân trại C, chúng tôi ngồi xúm nhau uống nước nguội của nhà bếp trại, cùng bàn tán về những ngày đă qua và những ngày sắp tới... Tôi không quên ngày sinh nhật của nhà tôi. T́nh yêu của những người vợ chung thủy trung kiên thời buổi đó như một liều thuốc “an thần”, như một liều thuốc bổ giúp những người tù chúng tôi vững ḷng tin, quên khổ đau, nhẫn nhục để ngày qua ngày tiếp tục lê gót lưu đày. Từ ngày vào trại tù cải tạo, mỗi năm tôi vẫn làm một bài thơ, có bài chỉ bốn câu cho ngày sinh nhật của nhà tôi; và hôm đó, ngày 12 tháng 1. 1979 buổi sáng ngủ dậy trong pḥng biệt giam, tôi mở đầu bài thơ và mở lời với vài ba người bạn thân thiết nhất của tôi. Tôi nhận những lời chúc vui, chia sẻ. Rồi ngay trong buổi chiều hôm đó tôi đă đọc bài thơ vừa viết xong cho vài bạn hữu một lần nữa cùng chia sẻ với tôi. Bài thơ có tựa đề Một Tù Khúc Cho Em (đă in trong Tiếng Hờn Chiến Mă, tr.48 - Cội Nguồn xb 1996.


Hai mươi năm khói lửa hung tàn với kết cuộc bi thảm 30 tháng Tư là cơn lốc lịch sử làm chấn động toàn thế giới. Ba mươi tháng Tư cũng mở đầu thời kỳ đánh động lương tri nhân loại về sự thảm khốc của cuộc chiến tranh và về sự bạo tàn của một chủ nghĩa để hàng triệu người Việt Nam phải hốt hoảng bỏ nước ra đi. Hai mươi lăm năm sau, một phần tư thế kỷ đă đi qua trên biết bao nỗi nhục nhằn của một dân tộc. Xin ghi lại đây một âm vang đau buồn của lịch sử mà tôi tin rằng sẽ c̣n vọng măi đến ngàn sau.


Một Tù Khúc Cho Em


Anh lại viết bài thơ này kỷ niệm

Tặng em ngày sinh nhật thứ hâm lăm

Trời sáng nay trải đầy sân nắng đẹp

Và anh ngồi trong những lớp chắn song


Bữa “tiệc liên hoan” nửa “gô” nước nguội

Có những bạn bè xúm xít bên nhau

Khung cửa sắt âm thầm như nín lặng

Nghe những trái tim máu chảy dạt dào


Hơn bốn năm qua hờn căm tủi nhục

Người đă đứng lên ngẩng mặt làm người

Trước họng súng trước lưỡi lê. Cùm kẹp

Từng nụ cười vẫn nở rất tươi


Bước tiếp bước đoàn người đi dơng dạc

Sáu chục anh em tay trói tay xiềng

Anh ngước mắt nh́n mặt trời sáng chói

Nh́n mặt kẻ thù bè bạn thân quen


Trong ánh mắt sáng ngời lên ánh lửa

Ngọn lửa hồng soi tỏ vững niềm tin

Những tiếng nấc thét lên từ uất nghẹn

Đ̣i lại tự do cơm áo nhân quyền

Đ̣i lại yêu thương công b́nh lẽ phải

Phá tan ngục tù bóng tối đêm đen


Và sau những ngày núi rừng rung chuyển

Tiếng hát bay cao vút tận chân trời

Anh lại đến đây tường cao cổng kín

Cùng với anh em vẫn hát vẫn cười


Đă bốn năm qua đời như lớn dậy

Từ những ngày dài Mùng Chín tháng Giêng

Có bản trường ca những người đi tới

Anh trích đoạn này từ khúc cho em.


[Pḥng biệt giam P2/ Thanh Hóa, 12.1.1979]

 

Song Nhị

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính