Nửa Thế Kỷ Việt Nam

 

 

 

  

CHƯƠNG IV

Người Việt trên xứ Lào

 

 

Gia đ́nh tôi vượt biên đến Lào giữa năm 1957, nửa năm đầu tạm trú trong một ngôi trường của cộng đồng Việt Nam, thị xă Thakhek. Ngôi trường này, nền và tường xây bằng gạch, mái lợp bằng tôn, đă ngưng hoạt động từ nhiều năm trước, khi chính quyền địa phương phát hiện nhà trường có những bài học tuyên truyền chủ nghĩa Cộng Sản. Các pḥng học không có người ở và sân băi cỏ mọc um tùm, hoang phế. Ngôi trường tọa lạc trên con đường dẫn tới Sở Lục Lộ (Nha Lộ Vận) tỉnh, cách ngôi trường chỉ nửa cây số. Khu vực này là nơi tập trung gia cư người Việt, được đặt tên Làng Số 7.

 

Cách thị xă Thakhek của tỉnh Khammuane khoảng mười cây số có một làng người Việt khác ở Xieng Vang, tập trung cư dân người Việt. Tại Xieng-Vang có một bộ tộc thiểu số từ Quảng B́nh sang, họ nói tiếng ríu rít như chim hót, rất khó nghe. “Đi mô, đi về” th́ họ nói “ti mô ti viền”.

 

Số cư dân người Việt ở các tỉnh Paksé, Savannakhet, Thakhek, Vientiane, Luang Prabang, Sầm Nứa rất đông nhưng không rơ con số chính xác hồi ấy là bao nhiêu. Người Việt ở Lào phần đông sống bằng nghề buôn bán nhỏ ở chợ, mở tiệm chụp ảnh, mở ḷ làm bánh ḿ, tiệm may, làm bếp nhà hàng do người Hoa làm chủ, chạy taxi, xích lô, làm công chức, nhà giáo, y tá... Cả tỉnh Khammuane có bốn, năm người Việt làm công chức Lào, dạy học, có một kỹ sư cầu đường. Tại Thakhek có ông Phan Huệ là công chức cao cấp của sở Công Chánh. Ông giỏi ba ngôn ngữ: Việt Lào và Pháp văn, được các cộng đồng nể trọng.

 

Về chính kiến có hai khuynh hướng Quốc gia và cộng sản, cả hai đều hoạt động quyết liệt cho khuynh hướng của ḿnh. Những người theo cộng sản hoạt động bí mật, được tổ chức người Việt CS từ Thái Lan, bên kia sông Mekong yểm trợ và chỉ thị công tác. Hai khuynh hướng người Việt này t́m cách triệt hạ lẫn nhau. Nhất là phía CS họ dùng bất cứ ngón đ̣n nào có thể để ám hại người Việt Quốc gia. Con viên chức VNCH tại Thái – Lào tắm ở sông Mekong bị đám thân cộng trấn nước chết.

 

Ngón đ̣n mà CS dùng để triệt hạ người quốc gia là bỏ tài liệu CS, súng đạn hoặc dựng lên những chứng cớ giả tạo hoạt động cho CS rồi báo cho an ninh Lào bắt giam. Nhiều người bị bắt và bị giết v́ những chứng cớ ngụy tạo này.

 

Giữa năm 1959, CS đem súng tiểu liên, mấy tràng đạn và thư giả mạo của chi bộ từ Thái Lan đề tên gửi bố tôi, nhờ chuyển ra mật khu. Rất may người nhà phát hiện kịp vào buổi sáng sớm, bố tôi ra báo cho công an tỉnh kịp thời. 

 

Vào thời gian đó tôi bị công an Lào gọi thẩm vấn nhiều lần về việc “thường xuyên liên lạc với một một phụ nữ, cán bộ Việt Minh từ Nakhorn, một thành phố bên kia bờ sông Mekong của Thái Lan. Đó là một phụ nữ thường mang vải nhập cảng (len Ăng-lê, vải popeline Nhật...) từ Thái Lan sang bán cho tiệm vải của anh chị tôi. Đầu năm 1960 thấy bất an nên gia đ́nh thu xếp cho tôi về Sài G̣n, cuối năm đó gia đ́nh tôi và gia đ́nh cụ Ngô Văn Vĩnh, ông trùm xứ đạo Thiên Chúa nổi tiếng chống Cộng bị trục xuất về VN v́... khả nghi thân cộng. Ông anh rể tôi ở lại, mấy tháng sau bị bắt và bị thủ tiêu. Hàng ngũ người Việt QG ở Thakhek hoàn toàn tan ră. Lănh sự quán VN tại Paksé và ṭa Đại sứ VNCH tại Vientiane mặc dù được chính quyền Lào tin cậy và hỗ trợ nhưng đă không có hành động nào để can thiệp cho những người bị bắt oan.

 

Năm 1958 chính phủ của Hoàng thân Souvana Phouma làm thủ tướng chủ trương ḥa hợp ḥa giải với Phathet Lào (Mặt Trận Lào Yêu Nước) của hoàng thân Soupha Nouvong (em cùng cha khác mẹ với Souvana Phouma). Trong một lần Soupha Nouvong về thăm tỉnh Khammane, chính quyền thị xă Thakhek chỉ thị, phân công cho cộng đồng Việt Nam làng Số 7 dựng một cổng chào tại một ngă tư dẫn vào trung tâm thành phố, cách ṭa tỉnh trưởng khoảng hai cây số.

 

Đại diện cộng đồng người Việt làng Số 7 viện cớ không có ngân quỹ và thiếu nhân lực, không thực hiện cổng chào tiếp đón lănh tụ cộng sản Phathet Lào... Hai ngày trước khi Soupha Nouvong đến, khoảng 5 giờ sáng quân đội và cảnh sát Lào với xe tăng, súng ống vây chặn các ngă đường ra vào Làng Người Việt, ra lệnh giới nghiêm. Mọi người phải ở yên trong nhà, nội bất xuất, ngoại bất nhập. Học sinh nghỉ học, người buôn bán làm ăn bỏ việc. Đến trưa, đại diện cộng đồng Việt tiếp xúc, xin thương lượng. Cuối cùng thỏa thuận thành phố giúp cho một số nhỏ tiền, cộng đồng Việt phải dựng gấp rút xong cổng chào trước ngày Soupha Nouvong tới. Mỗi gia đ́nh người Việt phải có ít nhất một người ra sắp hàng bên lề đường vẫy tay mừng lănh tụ CS Lào “hồi chánh”. Sáng hôm đó tôi được giao cầm một b́nh hoa trao tặng ông Hoàng có bộ ria mép cá trê. Khi trao hoa, Soupha Nouvong bắt tay từng người. Đó cũng là một kư ức khó quên của tôi.

 

Năm 1959 Tướng Khong Le đảo chính đưa tướng Phoumi Nosavan lên làm thủ tướng, Soupha Nouvong trốn ra rừng trở lại với các đồng chí của ông.

 

Trong bốn năm ở Lào, tôi không thể theo học trường Pháp, không thể học trường Lào, tôi học tiếng Anh qua chương tŕnh Việt ngữ đài BBC với bộ sách English For You tôi nhờ người mua từ Sài G̣n, nửa chỉ vàng mua được hai quyển 1 & 2.

Để cùng gia đ́nh ổn định cuọâc sống, lúc đầu tôi theo đoàn phu làm đường, sau xin vào làm tại một tiệm chụp h́nh trong hai năm, sau cùng làm thợ may và đứng trông coi tiệm may, tiệm bán vải cho bà chị và ông anh rể tôi.

 

Đầu năm 1960 tôi đáp máy bay từ Paksé về Sài G̣n, bỏ lại phía sau một quăng đời lưu lạc khi đă qua tuổi vị thành niên, với nhiều kư ức vui buồn đậm nét. Tất cả cơ ngơi, gia tài của anh chị tôi, người và của đều tiêu tán. Anh rể tôi bị thủ tiêu, chị tôi bị bệnh, qua đời. Đứa cháu gái, con anh chị tôi có chồng con, năm 1975 từ Lào di tản sang Pháp, thành đạt ở Paris.

 

Nước Lào, chặng đầu lưu lạc của tôi, và gia đ́nh tôi, sau khi thoát khỏi cơn ác mộng kinh hoàng trong cuộc CCRĐ từ quê quán bao đời, nơi chôn nhau cắt rốn.


Những kẻ liều mạng đi t́m tự do

 

Những năm từ xa xưa đến trước thời kỳ CCRĐ thỉnh thoảng vẫn có những người Việt vượt biên sang Lào tỵ nạn chính trị, hoặc ra đi v́ đời sống quá cơ cực. Một số chạy sang Lào từ thời kỳ phong trào Văn Thân bị Pháp truy lùng, tan ră, sau đó họ trở về. Năm 1945 một số khá đông sang Lào trong nạn đói năm Ất dậu.

 

Năm 1957 khi gia đ́nh tôi sang Lào, số người Việt ở Lào đa số thuộc hai thành phần này. Trong các năm 1957, 58 và 59 có nhiều đợt người Việt vượt biên tỵ nạn Cộng Sản, sau cuộc CCRĐ. Hầu hết những người chạy trốn CS đến Lào là đàn ông, đều xuất xứ từ các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An và Thanh Hóa. Chặng tạm trú đầu tiên là thị xă Thakhek. Số người vượt biên đa số là thanh niên, thỉnh thoảng có một hai phụ nữ độc thân.

 

Có một cặp vợ chồng tên là Hoàng Quy, khi vượt biên sang đến biên giới, người chồng bị lính VM bắt, người vợ chạy thoát, sống một thời gian ở Lào sau về miền Nam lập gia đ́nh. Mấy năm sau người chồng t́nh nguyện gia nhập Biệt Kích ra Bắc, để lại hai đứa con trai cho vợ nuôi. Bà lại “góa bụa”, lại tái giá. Sau hơn 21 năm người BK ở tù về, con không nhận ra bố, vợ đă ôm cầm thuyền khác.

 

Gia đ́nh tôi là “thành phần” Việt kiều vượt biên sau CCRĐ, cư ngụ tại khu phố của thị xă Thakhek, nên hầu hết người vượt biên đến sau đều t́m tới thăm. Về sau có những người trở thành thân thiết với bố mẹ tôi và gia đ́nh tôi.

 

- Anh Thái Khắc Chương là một trong những Sinh Viên, gốc Thanh Hóa vượt biên sau vụ Nhân Văn, Giai phẩm. Hồi đó tôi đă được đọc những tờ báo này do anh mang theo. Thái Khắc Chương về Sài G̣n, anh lên Đà Lạt vào đại học. Nhiều lần anh viết thư khuyên tôi về gấp để vào trường học tiếp. Tôi về Sài G̣n không liên lạc được với anh. Những ngày SG lên cơn sốt trước ngày 30 tháng tư, 75 tôi đọc được trong hồ sơ an ninh số kư giả được Mỹ bốc đi có Thái Khắc Chương. Không biết có sự trùng tên không.

 

Một toán vượt biên khác có bốn người, về Sài G̣n vẫn c̣n có liên hệ thân quen với gia đ́nh tôi. Một người là Lê Bá Ḥa, học hết Tú Tài toàn phần, lấy em gái tôi, nhập ngũ khóa 19 Sĩ Quan Trừ bị Thủ Đức. Một người em họ của Ḥa là Lê Bá Phùng, làm công chức, từng là Trưởng Ty Dân vận Chiêu hồi Đà Lạt, Kiến Phong. Một người khác cùng toán vượt biên này là Hồng Xuân Trí.

 

 

Hồng Xuân Trí

Bác sĩ riêng của Tổng Thống Thiệu?


Trong số những người vượt biên, Hồng Xuân Trí là người có những biểu hiện bất thường. Lúc c̣n ở trại giam Hà Tĩnh, Lê Bá Ḥa và Lê Bá Phùng cùng một người nữa đang bị giam về tội vượt biên, Hồng Xuân Trí được công an đem vào giam chung buồng. Trí cho biết bị bắt trên đường trốn sang Lào. Trí đề nghị, anh có một chiếc xe đạp tốt, đắt tiền, đồng ư bán chiếc xe đạp lấy tiền tổ chức cùng vượt biên. Mấy tháng sau được thả, ba người tổ chức thuê người dẫn đường thực hiện cuộc trốn thoát qua biên giới do tiền bán chiếc xe đạp. Chuyến vượt biên đến Lào thành công. Họ được Lănh Sự quán VNCH tại Paksé làm thủ tục đưa về Sài G̣n.

 

Những người vượt biên qua Lào hay bơi qua sông Bến Hải, hoặc vào miền Nam từ những ngả khác, vào khoảng giữa năm 1961 đều được mời vào “Trung Tâm Tiếp Đón Đồng Bào Vượt Tuyến” tại khu vực vườn cao su B́nh Triệu (Gần cầu B́nh Lợi) ăn ở một tháng do công quỹ đài thọ để làm giấy tờ, thu thập khả năng, tŕnh độ và nguyện vọng, ngỏ hầu được giúp đỡ thiết thực. Đó là mặt nổi. Mặt ch́m của công tác là để điều tra cặn kẽ lư lịch, thẩm định về mặt an ninh, đề pḥng cán bộ CS len lỏi.

 

Sau cuộc quy tụ đón tiếp này, bố tôi được Bộ Ngoại Giao tuyển dụng làm việc tại Lănh sự quán VNCH tại Paksé (Nam Lào).

 

Riêng Hồng Xuân Trí, sau khi ra khỏi Trung Tâm Tiếp Đón, vào tu tại chùa Phước Ḥa, đường Phan Đ́nh Phùng. Thỉnh thoảng Trí cỡi chiếc xe gắn máy Mobilette từ Chùa ghé thăm gia đ́nh tôi. Anh vẫn gọi bố mẹ tôi là thầy mẹ và xưng con. Có lần anh ngỏ ư muốn làm rể gia đ́nh tôi.

 

Sau cuộc đảo chính TT Ngô Đ́nh Diệm, Trí không qua lại gia đ́nh tôi nhiều năm, cho tới giữa nhiệm kỳ đầu của TT Nguyễn Văn Thiệu, một hôm bất ngờ Trí đến nhà tôi bằng một chiếc xe Toyota, người lái xe là một Cảnh sát thường phục. Trí mang theo hai chai rượu bổ biếu bố mẹ tôi. Trên chai có nhăn in Ronéo ghi: “Rượu bổ dành riêng cho Tổng Thống VNCH do BS Hồng Xuân Trí bào chế”. Trí cho biết anh là BS riêng của Tổng Thống Thiệu.

 

Trí đến nhà tôi, đi lại vài lần, sau đó Hồng Xuân Trí lại bặt tin lâu, cho tới sau cuộc tổng công kích đợt 2 của CS vào Sài G̣n Tết Mậu Thân, một hôm tôi đọc được mẩu nhắn tin trên nhật báo Trắng Đen:

“Nhắn tin Bà xxx... địa chỉ xxx quận 5 Sài G̣n (tôi không nhớ chi tiết) BS Hồng Xuân Trí đă từ trần. Ai là thân nhân của BS Trí xin liên lạc với Bệnh viện Chợ Rẫy để làm thủ tục mai táng”.

 

Tôi báo tin này cho Lê Bá Ḥa và Lê Bá Phùng (Lúc bấy giờ Phùng đang là Trưởng Ty DVCH) liên lạc với địa chỉ ghi trên mẩu nhắn tin. Các anh t́m đến địa chỉ, một người phụ nữ cho biết bà là vợ chưa cưới của Hồng Xuân Trí. Trong những ngày có chiến sự, Trí đi vắng, khi Trí về nhà th́ đă bị cảm sốt khó chịu, có một người t́m đến chích cho Trí một mũi thuốc, sau đó chở vào bệnh viện th́ bệnh nhân tắt thở. 

 

Dư luận những người từng quen biết với Hồng Xuân Trí cho rằng Trí bị thủ tiêu v́ “con bài” đă bị lộ hoặc do bị nghi ngờ đă biến chất. Cho đến nay chưa ai biết đích xác về con người này.


 

Đỗ Cơ Tiếu  Đỗ Xuân Quy

Lái xe tông qua cầu Hiền Lương

 

Khoảng năm 1960 có hai người lái một chiếc xe vận tải từ phía Bắc lao tới tông sập rào cản giữa cầu Hiền Lương trên sông Bến Hải chạy thoát sang bờ phía Nam t́m tự do. Lính CS gác bên kia cầu có bắn theo mấy loạt đạn nhưng xe và người vượt thoát an toàn. Báo chí miền Nam rầm rộ loan tải tin vui và chào mừng hai chiến sĩ tự do. Hai thanh niên dũng cảm này là các anh Đỗ Cơ Tiếu và Đỗ Xuân Quy (anh em con chú con bác). Hai anh có một người chú ruột, Đỗ (...) Thư, di cư từ năm 1954. Cả hai anh đều tham dự một tháng họp mặt tại “Trung tâm tiếp đón” ở B́nh Triệu nên quen thân gia đ́nh tôi. Ngày đó tôi đang đi học nên được miễn có mặt tại trung tâm. Về sau hai anh Tiếu và Quy thường lui tới thăm gia đ́nh tôi. Quy ngỏ ư muốn cưới em gái tôi nhưng không thành. Hai anh được chính phủ thưởng một số hiện kim và tạo công ăn việc làm.

 

Chiếc xe vận tải anh Tiếu sở hữu, bù một khoản tiền cho anh Quy mua một chiếc xe Jeep. Anh Tiếu chạy xe chở hàng liên tỉnh. Anh Quy cùng với ông chú khai thác gỗ tại B́nh Tuy. Trong một lần lái xe đi làm, bị ḿn VC gài ở ven đường xe cháy, Quy chết tại chỗ. Anh Tiếu lấy vợ có nhà ở Cam Ranh.

 

Trong những ngày cuối tháng Tư lộn xộn, Anh Tiếu có ghé đến nhà tôi ở Sài G̣n thăm hỏi chốc lát rồi chia tay đến nay.

 

 

Nguyễn Văn Long

Bơi qua sông Bến Hải

 

Con người liều mạng, đem cái chết để đổi lấy sự sống ở vùng Tự do là một bộ đội thuộc đơn vị canh gác phía bắc cầu Hiền Lương bên kia sông Bến Hải. Anh bộ đội dũng cảm này có tên là Nguyễn Văn Long, người xứ Nghệ. Gặp nhau tại Trung Tâm B́nh Triệu, anh Long sau đó trở thành bạn thân với ông anh kế tôi. Cũng thường qua lại gia đ́nh tôi từ năm 1961 đến 1975, tôi có dịp tṛ chuyện nhiều với anh. Anh Long cho biết, sau nhiều đêm ngày suy nghĩ, chấp nhận hậu quả và quyết định, một buổi tối đến phiên gác của anh, anh ra đầu cầu lội xuống khỏi bờ cắm đầu bơi sang bờ phía Nam.

 

Sau tết Mậu Thân, Long gia nhập quân đội VNCH, rời Quang Trung ra đơn vị Truyền tin. Năm 1985, tôi ra khỏi tù cải tạo, anh đến thăm tôi, nói cười “hồ hởi”! Chức vụ của anh trong chế độ mới là Đội trưởng đội Hợp tác xă xe Ba-gác quận B́nh Thạnh. Nói chuyện với anh, nghe anh đổi giọng xoay chiều, tôi im lặng, thông cảm, không lấy làm phiền trách.

 

 

Song Nhị

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính