Nửa Thế Kỷ Việt Nam

 

 

 

 

 

CHƯƠNG XIII

Những Cảnh Huống Trong Tù

 

 

Cuộc Chiến Biên giới Việt Hoa 1979

Huyệt Đă Sẵn Sàng Cho Mồ Chôn Tập Thể


Ngày 17 tháng 2-1979, đạo quân đầu tiên của Trung cộng tiến vào Lạng Sơn, mở chiến dịch đợt đầu “dạy cho đàn em một bài học”. Chiến dịch này kéo dài đến ngày 26 tháng 2 th́ lính Trung cộng rút quân. Thời gian này chúng tôi vẫn bị khóa kỹ trong buồng. Gần hàng rào kẽm gai cạnh sân buồng giam trại đă cho tù h́nh sự đào một đường hào chiều sâu đứng đến ngang ngực, dài khoảng mười thước, nói là để khi nào Trung quốc đánh tới th́ làm hầm trú ẩn. Phía bên phân trại C cũng đào nhiều dăy hào tương tự. Nhưng khu tù h́nh sự th́ không có những hầm hố này.


Buổi chiều ngày 17, tù h́nh sự đi lao động về khi tập họp trước sân, có một anh tên là Ḥa chụm hai bàn tay vào làm thành cái loa loan tin:
- Xin báo tin các anh, Trung quốc đă tiến công qua biên giới, xe tăng thiết giáp đang tiến vào Hà Nội, Hải Pḥng. Tiếng loa loan tin lập lại lần thứ hai. Cả buồng chúng tôi ngồi dậy bàn tán, vừa mừng vừa lo. Mừng v́ biết đâu vận hội có cơ đổi mới, lo v́ tính mạng khó an toàn, nếu lính Trung cộng đến gần.


Trong hai tuần lễ kế tiếp, mỗi chiều người tù h́nh sự ấy tiếp tục thông tin cho chúng tôi, nhưng kín đáo hơn. Trước “khí thế” phấn khởi chờ đợi một sự đổi thay nào đó, mặc dù những người như chúng ta ai cũng hiểu thấu nỗi nhục “một ngàn năm đô hộ giặc Tàu”. Th/úy Khoa lại kêu tôi và anh Tuấn ra cái pḥng ngoài nhà bếp, khiển trách nặng nề việc chúng tôi chia đồng đều sữa cho mọi người, không làm theo lệnh của quản giáo. Chúng tôi nói cả buồng quyết định như vậy, mặc dù chúng tôi đă nói đó là lệnh của cán bộ. Rồi người Th/ úy này tỏ ra nghiêm khắc hơn, nói với chúng tôi:


- “T́nh h́nh đang có những khó khăn. Chúng tôi đang phải đối phó với nhiều mặt. Các anh về bảo các anh ấy đừng hí hửng. Khi quân Trung Quốc vào đến đây th́ các anh không c̣n nữa để mà ḥng được cứu thoát”.


Tôi rất lấy làm ngạc nhiên trước lời hăm dọa mà người đại diện cho chế độ đă v́ bực tức, v́ thiếu cảnh giác, hay để khủng bố tinh thần đă nói thẳng với chúng tôi biện pháp thủ tiêu tập thể ấy. Trở về buồng hai anh em chúng tôi thông báo rơ ràng lời hăm dọa chắc nịch ấy của quản giáo Khoa. Tất cả mọi người không ai tỏ ra giao động, v́ đang nằm trong song sắt, bốn bức tường với hai hàng rào vây quanh kiên cố. Chuyện ǵ sẽ đến phải đành chấp nhận, mặc cho định mệnh an bài. Tôi liền nghĩ ra ư đồ và công dụng của cái “đường hầm trú ẩn” ngoài b́a sân. Đó sẽ là cái huyệt, cái mồ chôn tập thể. “Chế độ ta” luôn luôn có những tính toán chu đáo. Tôi nằm tưởng tượng ra một lúc nào đó sẽ có mấy khẩu tiểu liên chĩa vào buồng giam qua những hàng song sắt hoặc mấy trái lựu đạn được thẩy nhẹ vào trong pḥng. Rồi sau những tràng đạn, những tiếng nổ vang rền là từng vũng máu chảy tràn lan, là từng đống xác nguời bất động. Dù tưởng tượng đến cảnh tượng ghê rợn đó, thật ḷng, lúc bấy giờ tôi không hề tỏ ra lo sợ hay ân hận ǵ cả. Tôi thấy mọi người h́nh như đều có cùng suy nghĩ như tôi.


Đợt tiến quân lần thứ hai của lính Trung cộng vào Lao Cai, Cao Bằng khởi sự vào sáng sớm ngày 27 tháng 2 kéo dài đến ngày 5 tháng 3-79 th́ kết thúc 17 ngày đẫm máu giữa hai nước cộng sản anh em “môi hở răng lạnh”.


Theo số liệu từ quyển “China’s War With Viet Nam” th́ Trung cộng có 26 ngàn lính bị tử vong, phía Việt nam là 30 ngàn. Với 30 ngàn người lính bỏ mạng sa trường th́ nếu có mấy trăm hay mấy chục người tù bị thủ tiêu đâu có đáng ǵ, chỉ có khác nhau ở tính cách man rợ của việc làm mà thôi. Tạ ơn Trời t́nh huống đó đă không xẩy ra với đám tù biệt giam chúng tôi. Cuộc chiến tranh biên giới Việt Hoa chấm dứt, chúng tôi sống sót sau lời cảnh cáo của viên Thiếu úy công an.


Sau ba tháng kiên giam, Ban Giám thị muốn chúng tôi đi lao động, thay v́ nằm ỳ một chỗ “cơm dâng nước tiễn”. Có mấy người được gọi lên “làm việc” với Ban Giám thị. Có anh khi trở về buồng là chúng tôi biết đă có nhiệm vụ được giao rồi. Trong số đó có hai anh Trực và Đẳng. Bản thân tôi cũng được Thiếu úy Khoa vào tận buồng gọi ra, dẫn lên văn pḥng gặp Giám thị trưởng, Đại úy Lê Xuân Thực. Ông Thực sau đó sang làm Giám thị trưởng Phân trại C. Khi trại C phân tán tù cải tạo, số đông chuyển về Nam, số c̣n lại chuyển ra Thanh Cẩm, Đại úy Thực được cử tới Thanh Cẩm tiếp tục làm Giám thị trưởng ở đó.


Đại úy Thực và Th/ úy Khoa gặp tôi cùng lúc tại một pḥng tiếp khách nhỏ, có hai cái bàn. Họ rót trà mời tôi với lời hỏi thăm như gần gũi lắm. Kế đến Ông Thực hỏi tôi về sinh hoạt của anh em trong đội “có ǵ lạ” không? Tôi trả lời:


- “Chúng tôi nằm trong buồng khóa lại suốt mấy tháng nên chỉ thèm không khí bên ngoài. Chẳng ai làm ǵ khác hơn là nằm chán lại ngồi dậy.


Ông Thực nói: “Ban Giám thị muốn cho các anh ra ngoài, đi lao động, sinh hoạt trở lại b́nh thường, anh thấy dưới buồng các anh ấy có chịu lao động không?”

Tôi trả lời: -“Theo tôi biết th́ anh em chúng tôi ai cũng muốn ra ngoài, sinh hoạt và lao động. Nhưng hiện nay số đông chúng tôi sức khỏe yếu. Chúng tôi sẵn sàng đi lao động nhưng chỉ làm theo sức thôi. Dĩ nhiên chúng tôi không tránh né lao động”.


Đ/úy Thực nói -“Ban Giám thị chỉ muốn các anh chịu lao động. Không ai ép các anh làm quá sức của ḿnh. Anh về nói với các anh dưới buồng như vậy”.


Th/úy Khoa cho biết tôi có hai gói quà gia đ́nh từ trong Nam gửi ra, nhưng v́ vụ lộn xộn vừa qua không được phát. Rồi người cán bộ này mở ra cho tôi một chân trời rực rỡ:

- “Chúng tôi sẽ đề nghị cho anh được về sớm. Ngày ra trại chúng tôi sẽ đưa anh đi thăm thủ đô Hà Nội, ghé về thăm quê trước khi về nhà. Chắc bố mẹ anh mong anh lắm, nhất là vợ anh. Anh chưa có con phải không?”


Tôi quá rành với cái chiêu dụ dỗ, gạ gẫm này từ lâu, và biết chắc là trước khi móc nối, họ đă đọc kỹ lư lịch, hoàn cảnh của đối tượng rồi, nên tôi không ngạc nhiên và nhất định là không mắc lừa. Loanh quanh một lúc, Cán bộ Khoa đề nghị thẳng thắn với tôi:

- “Ban giám thị cần anh hợp tác, công việc không có ǵ khó khăn, anh ghi nhận và báo cáo cho chúng tôi biết những hiện tượng tiêu cực về lời nói và việc làm của các anh khác trong buồng. Chúng tôi cần biết trước để ngăn ngừa những điều không hay xẩy ra cho người khác trong đó có anh, như lần vừa qua”.


Tôi trả lời:

-“Thưa cán bộ, trong trường hợp có những việc nghiêm trọng như có người tổ chức trốn trại, hay âm mưu ám hại cán bộ th́ tôi sẽ báo cáo, chứ những chuyện lặt vặt nhỏ mọn hàng ngày th́ tôi không thể ghi ra để báo cáo được”.


Th. úy Khoa hỏi tôi: - Tại sao?

 

Tôi đáp: -“Cán bộ thông cảm cho tôi. Con người tôi không thể làm được những việc như vậy. Hơn nữa, sống trong tập thể, tôi cần sự giúp đỡ thương mến của anh em. Khi ốm đau tôi cần sự giúp đỡ, cần viên thuốc, miếng nước nóng của anh em trong buồng. Ngoài ra nếu tôi làm việc cán bộ giao, anh em sẽ biết, họ có thể giết tôi”.

Khi nghe tôi nói điều nghiêm trọng đó, Đ/úy Thực ngồi bàn giấy phía cửa, liền đứng dậy đi lại gần tôi và lên tiếng:

- Anh phải dũng cảm lên chứ.

 

Tôi đáp lại: -“Thưa Ban, tôi không thể dũng cảm trong trường hợp này”.


Cả Ban Thực và Th. úy Khoa cùng đứng dậy với nét mặt tỏ lộ vẻ bực tức, hất hàm bảo tôi: –“Thôi anh về buồng. Rồi đích thân quản giáo Khoa dẫn tôi vào đến cổng trại giao cho người gác cổng đem vào buồng giam.


Khoảng một tuần lễ sau, cán bộ trực trại vào bảo tất cả mọi người mang hết đồ đạc ra sân. Chúng tôi làm theo lệnh mà không biết là khám xét tư trang hay chuyển trại. Tất cả sắp hàng đứng chờ. Chừng ba mươi phút sau Th/ úy Khoa vào. Vừa nh́n thấy tôi ông cán bộ này chỉ tay vào mặt tôi nói lời hăm dọa: - “Anh sẽ biết tay chúng tôi."

 

Tôi trả lời – “Vâng, cán bộ”.


Tôi vừa có chút nghĩ ngợi, vừa yên tâm khi nhiều anh em nghe câu nói đó phát ra từ miệng quản giáo Khoa có thể đánh tan đi mối nghi ngờ nếu có, sau những lần tôi được gọi đi “làm việc”. Buổi khám xét tư trang hôm đó, Th/úy Khoa lục lọi từng túi áo, nẹp quần, từ cái hộp đựng kem đánh răng đến cái hũ đựng cái kim, ống chỉ và mấy miếng vải vụn để khâu vá quần áo rách của tôi.


Mọi thứ sách vở giấy tờ của tôi mang theo từ hồi ở Long Thành đều bị bỏ sang một bên. Ba quyển vở học tṛ, một chép châm cứu tôi học với Bác sĩ Văn Văn Của lúc c̣n ở trong Nam; một quyển chép các kiến thức phổ thông trên báo Nhân Dân và quân Đội Nhân Dân, để giết th́ giờ; một quyển chép các loại thuốc Nam và cây thuốc Nam cũng từ những sách báo do các trại cho đọc, phần lớn hồi ở trại Quảng Ninh; Một quyển tự điển Hán Việt cùng với một quyển tập giấy học tṛ học chữ Hán và chép những bài thơ Đường kèm bài dịch do hai anh bạn Hà Ngọc Hoa và Hồ Văn Nam (người gốc Hoa) hướng dẫn. Một quyển tập chép các bài thơ trên báo, và các bài viết bằng tiếng Anh đều bị tịch thu. Người Th/úy quản giáo c̣n định mang đi luôn cả một chồng thư của gia đ́nh mà tôi gom giữ trong bốn năm qua. Đó là “tài sản” tôi quư nhất lúc bấy giờ (và đến nay tôi c̣n giữ được tất cả những lá thư thời cải tạo ấy), tôi phản ứng bằng cách gằn giọng: -“Số thư từ này gia đ́nh tôi gửi tới đă qua kiểm duyệt của các cán bộ quản giáo, cán bộ phải cho tôi giữ lại”. Vừa nói tôi vừa đưa tay lấy lại được.


Ngày được gặp gia đ́nh thăm nuôi tại Z30A/ Xuân Lộc sau khi chuyển về Nam, Mẹ tôi và vợ tôi cho hay, một hai năm trước có hai gói quà bị gửi trả về, gói quà đă bị mở ra, gói lại, bị rách bao b́, món này trộn lẫn món kia. Cả nhà nghĩ là tôi đă chết. Mẹ tôi và vợ tôi đă ̣a lên khóc.

 


Đói - Những Điển H́nh Của Tuyệt Vọng


H́nh ảnh những nạn nhân trong nạn đói năm 1945 tại miền Bắc tái hiện trong trí nhớ của tôi qua đội tù h́nh sự ở phân trại B, Thanh Hóa. Đội tù này có khoảng trên 30 người. Họ là những kẻ đă hoàn toàn tuyệt vọng, người này nh́n người khác chỉ c̣n biết lần lượt đợi đến “phiên” ḿnh nhắm mắt xuôi tay.

Với tù chính trị không có kiểu tập trung những người chờ chết vào một đội (để tiện việc sổ sách) như đám tù h́nh sự kia. Do đó mỗi đội tù cải tạo cũng có một số người sức khỏe và thân xác họ không khác ǵ những người tù h́nh sự vừa kể. Họ là những người không bao giờ được gia đ́nh gửi quà tiếp tế hay thăm nuôi. Có người trong hơn 5 năm chỉ nhận được một hai lần quà chưa tới 5 kí, gồm mấy bao ḿ vụn, bịch muối mè, muối rang, nửa kí đường thẻ, thêm vài ba món linh tinh khác. Nhưng muối th́ cấm đem vào trại. Sức khỏe của họ cứ hao hớt dần cho tới khi cạn kiệt.


Có người mang trong ḿnh bệnh tật nan y. Họ biết là sẽ chết. Họ quơ quào hy vọng giữa hư vô. Nh́n về gia đ́nh, người thân biệt vô âm tín. Nh́n bạn tù xung quanh, nhiều người có thăm nuôi tiếp tế, nhưng trong cảnh ngộ đói rách, thiếu thốn triền miên ấy, bản năng tự vệ và sinh tồn khiến ai cũng lo thủ, cũng lo giữ ǵn cho ḿnh. Cũng có người động ḷng trắc ẩn, cũng xốn xang ḷng dạ khi nh́n thấy những thân h́nh tiều tụy kia, cũng san sẻ chén cơm, tô ḿ gói nhưng chừng đó thôi, bấy nhiêu thôi. Không ai có thể “ra tay tế độ” trong khi chính ḿnh cũng chưa biết những ngày tháng trước mặt sẽ ra sao.


Đội 9 trừng giới sau khi biên chế thành hai đội, cắt cử tổ trưởng, đội trưởng mới, có mấy người không ở trong đội kiên giam từ phân trại B được đưa tới nhập chung vào. Những người này từ các đội khác bị liệt kê vào thành phần tiêu cực, chây lười lao động. Tuổi tác họ đă trên năm mươi, sáu mươi như các ông Phan Thanh Cầm, Tr/ Tá Phủ Tổng Thống, Trần Hoài Tr/tá, Ṭa án Quân sự vùng Bốn, Bùi Vĩnh Phúc Th/tá (phu quân nữ nghệ sĩ Bích Sơn), Th/ tá CSQG Lâm Ngọc Thu. Một người trên sáu mươi là Tr/úy CSQG Nguyễn Tấn Khải và Uông Kim Cho, một Tr/tá Hải Quân Kampuchea (chế độ Lon Nol) có vợ là người Hoa, khi mất Nam Vang chạy sang Chợ Lớn và tŕnh diện “học tập” với cộng sản Việt Nam. Trong số này, ba người nằm trong danh sách được chuyển trại về Nam là Ng. T. Khải, Lâm Ng. Thu, và Uông Kim Cho, nhưng cả ba đă không bao giờ được bước lên chuyến tàu “thống nhất” trở về nh́n lại quê hương cố xứ. Họ đă vĩnh viễn nằm lại nơi bụi bờ núi rừng Thanh Hóa.


Trong thời gian từ đầu đến cuối năm 1980 số lượt người từ trong Nam ra thăm nuôi tiếp tế ngày càng nhiều thêm. Có gia đ́nh cứ năm, ba tháng ra thăm một lần. Đó là những nhà c̣n khá giả. Có những gia đ́nh thăm gặp một hai lần, chủ yếu là tiếp tế thực phẩm, muối mè, gạo, thức ăn khô và đường sữa... sau khi nh́n thấy tận mắt người chồng, người con chỉ c̣n da bọc xương, bệnh tật, ốm yếu, có thể không có ngày về nếu không được tiếp tế kịp thời. Bên cạnh đó có những người không có được một lần quà, không có một lần thăm. Họ thiếu thốn vật chất, suy sụp tinh thần. Trong số có Tr/tá Uông Kim Cho là người Cam Bốt. Lúc mới vào trại không hề biết một tiếng Việt, nhưng sau năm năm chung đụng với tù Việt Nam, anh nói tiếng Việt rất rành. Con người có vóc dáng cao gần 1m70 này bấy giờ chỉ c̣n là một bộ xương biết di động. Tính t́nh ḥa nhă, tư cách đứng đắn, thường cũng hay rề rà nói chuyện với tôi. Khi tôi xếp đồ đạc để chuyển về Nam, anh lại xin tôi cái thùng để đựng đồ. Tôi cho thêm một cái chén ăn cơm, nhưng thức ăn th́ không có ǵ để cho. Anh có tên trong danh sách lên tàu, nhưng cán bộ bắt ở lại v́ sức yếu. Anh đă không c̣n có dịp lên tàu lần sau như cán bộ đă hứa.


Người thứ hai là Nguyễn Tấn Khải. Ông này trên 60. Có một lần duy nhất nhận được một gói quà nhỏ chừng một kg, trong đó có một hộp đường hóa học, loại đóng trong những tép giấy mà ở các quán cà phê hay Mc Donald để cả hộp cho khách lấy dùng. Loại đường này chỉ để đánh lừa cảm giác thèm ngọt, chứ chẳng có tác dụng ǵ. Thấy ông được gọi đi nhận quà, anh em rất vui mừng cho ông. Đó là an ủi và có tác dụng động viên tinh thần rất lớn. Nhưng rồi sức khỏe ông ngày càng suy yếu thêm. Tết Canh Thân 1980, quản giáo nói với ông: “Anh Khải, Sau Tết anh sẽ được về”.


Chỉ một câu nói buột miệng, nói cho vui. Thế thôi! Nhưng với kẻ đang thoi thóp, chơi vơi giữa sự sống và cái chết th́ đó là một lời phán truyền cứu rỗi, là một cái phao cho kẻ sắp chết ch́m giữa bể trầm luân níu vói, hy vọng. Trong ba ngày Tết, đêm đêm ông hát ḥ, ca múa tíu ít như đứa trẻ được quà. Sau Tết một tháng, rồi hai tháng, thời gian vẫn mịt mù, từ hy vọng trở thành thất vọng rồi tuyệt vọng, ông suy sụp từ thể chất đến tinh thần. Được cho lên trạm xá nằm, khỏi đi lao động. Ăn uống vẫn tiêu chuẩn như mọi nguời. Thuốc men chỉ có mấy viên APC trị bá bệnh. Từ nhức răng, sốt rét đến kiết lỵ đều được cấp APC.


Nằm trạm xá được một tuần ông bắt đầu trở chứng, dở điên dở tỉnh. Ông vác gậy rượt đuổi mấy anh tù y tá. Ông bị trói lại cảnh cáo, mấy lần như vậy là hết điên. Trạm xá trả về buồng, ngày ngày lại theo đội đi lao động. Ngày đọc tên ông trong danh sách về Nam thấy ông có vẻ lanh lợi hơn, nhưng khi cán bộ bảo ông ở lại đi chuyến sau v́ không đủ sức đi tàu, ông im lặng nghe theo. Trong khi ông Nguyễn Văn Xem (Quản đốc trung tâm cải huấn) khi nghe cán bộ bảo “ở lại đi chuyến sau”, ông quăng cái gậy khỏi tay và lên tiếng: -“Thưa cán bộ tôi đủ sức đi tàu mà”. Viên cán bộ im lặng, ông được lên tàu và ông được về Nam, thoát chết. Khi chúng tôi về Xuân Lộc th́ ông Nguyễn Tấn Khải qua đời. Ông nằm chết co quắp trên bục xi măng. Buổi trưa đội đi lao động về lại lay gọi th́ phát hiện ông tắt thở trước đó.

Người thứ ba là anh Lâm Ng. Thu, nguyên Th/ tá Trưởng ty CSQG Vũng Tàu. Anh Thu là một người ít nói, lầm ĺ, khép kín. Không bao giờ phát biểu trong các buổi học tập thảo luận, không “khen, chê” cũng không b́nh luận về một điều ǵ. Anh không bao giờ nhờ cậy, vay mượn hay vặt vănh một món đồ nào của người khác. Đó là một con người an phận và chịu đựng trước mọi thử thách cùng cực. Sức khỏe của anh ngày càng kiệt quệ, đến một lúc hết chịu đựng nổi trước cơn đói hành hạ, anh bắt đầu đi lượm bất cứ thứ ǵ rơi văi để ăn. Lúc đầu là những thứ người khác bỏ ra, từ những hạt cơm c̣n dính, sót lại trong cái rổ đến chút nước canh cặn dưới đáy thùng của nhà bếp. Về sau anh lượm từng hạt rơi giữa thềm, giữa sân. Có nhiều lần anh em thấy anh lượm cả những thứ vứt nơi hố rác lấy bỏ vào miệng. Nhiều người dùng t́nh cảm khuyên lơn anh. Một lần tôi đưa cho anh một chén thức ăn, gọi anh ra góc sân nhỏ nhẹ với anh. Tôi nói với anh rằng, anh chỉ có thể có ngày về nếu anh giữ vệ sinh trong ăn uống. Hăy chịu đựng như những người khác, như anh đă từng chịu đựng. Nhưng nói th́ dễ, trong cảnh ngộ cơn đói hành hạ đến hoa mắt, đến bủn rủn tay chân, lư trí phải mềm nhũn trước bản năng.

Sau mỗi buổi trưa, cơm nước xong, mọi người vào buồng nghỉ, anh ra phía sau lượm thức ăn rơi văi hoặc những ǵ bỏ nơi hố rác. Có lần một số anh em cử một người đứng tiểu xuống hố rác, cốt ư cho anh thấy, rồi lánh xa, vừa quay lại đă thấy anh cúi xuống hố rác lượm mấy cái xương xẩu lên nhai. Khuyên bảo không c̣n hiệu quả, cứ sau mỗi buổi cơm trưa, anh bị bắt buộc vào chỗ nằm, không được ra ngoài, nhưng khi mọi người đă ngủ giấc ngắn, hoặc lờ đi th́ anh lại dậy ra ngoài. T́nh trạng của anh được báo cáo cán bộ để mong có biện pháp nâng đỡ, cứu giúp. Nhưng quản giáo lại nói với đội trưởng Vũ Long Măo:

–“Nếu anh ấy không nghe, buổi trưa đi lao động về bắt trói lại”.


Người khác nghe cứ nghĩ rằng đó là lời nói để hù dọa nạn nhân, hoặc có thể anh quản giáo bực tức mà buột miệng, hoặc xuất phát từ tâm địa bất nhẫn của một con người cộng sản. Nhưng không ai nghĩ là anh đội trưởng lại làm cái việc bắt trói một người bạn tù mà cả thể xác lẫn tinh thần đă rời ră.


Thế nhưng ở đời đâu có phải chuyện ǵ cũng xẩy ra theo “logic” suy nghĩ của con tim. Có những con người trong suốt thời gian qua các trại tù, tôi thấy họ không c̣n một chút cảm ứng nào từ nhịp đập của trái tim. Họ sống bằng lư trí, bằng suy tính thiệt hơn. Đáp số của bài tính là phần được, phần hơn phải thuộc về họ. Ai chết ai sống, đó là việc của người khác. Chính v́ lẽ đó mà có những người công an dùng hết cả sức lực trong cơn cuồng nộ đánh một nguời tù h́nh sự đến ngất xỉu, chỉ v́ người tù này lật gốc bụi khoai ḿ, bẻ một củ bóc ra nhai ngấu nghiến để xoa dịu cơn đói.


Một lần tôi chứng kiến người công an mở cửa một cái hầm cầu tiêu, dắt một người tù h́nh sự lại trước cửa hầm, bảo đứng quay mặt vào trong rồi đưa chân lên cao tống một đạp vào lưng, người tù bổ sấp xuống úp mặt vào trong hầm tiêu. Người công an đóng cửa hầm cầu, thản nhiên quay lưng đi. Không biết đến bao lâu sau th́ người tù được mở cửa cho ra? Chết hay sống?


Người đội trưởng đội trừng giới Vũ Long Măo cũng thuộc hạng duy lư ấy. Chỉ v́ muốn giành phần được, phần hơn, anh ta không có trái tim của một con người. Buổi trưa hôm “báo cáo cán bộ” ở băi lao động, vừa về đến buồng giam anh ta liền bắt anh Lâm Ngọc Thu vào trong pḥng trói lại, buộc vào một cây cột sắt nơi bục xi măng chỗ nằm của nạn nhân. Có mấy anh từ trong buồng ra sân thông báo, mấy anh em chúng tôi chạy vào tỏ thái độ phản đối với đội trưởng và yêu cầu anh Măo phải mở trói cho anh Thu.


Với t́nh trạng sức khỏe suy yếu ấy, có danh sách lên tàu về Nam, nhưng anh Thu cũng như hai anh Phan Tấn Khải và Uông Kim Cho đều bị để lại và họ đă gởi lại nắm xương tàn bên góc núi Thanh Hóa.


Hơn một năm dưới quyền “cai quản” của ba chức sắc đội trừng giới là Vũ Long M. đội trưởng, Lê Chí H. nổi tiếng với hỗn danh H. Lé, đội phó và Lê Thượng G., thư kư, là thời gian mà đám tù kiên giam chúng tôi khốn đốn, cam go nhất. Ba chức sắc này thẳng tay áp chế mọi người, không chút e dè, kiêng nể. Cái thâm hiểm của người cộng sản là dùng miếng ăn như một phương tiện quản lư tù bằng biện pháp tăng mức ăn cho những ai có công hăn mă và bớt phần những ai không chấp hành, tuân phục. Muốn biện pháp này hữu hiệu, họ bỏ đói, cho tù ăn dưới mức trung b́nh.


Cả ba chức sắc nói trên đều hưởng tiêu chuẩn ăn mức A, trong khi những người ốm yếu, thân tàn ma dại lại phải ăn mức B, mức C. Để được hưởng những “đặc lợi” đó, các chức sắc này thẳng tay với mọi người. Không những họ làm theo lệnh của Ban Giám thị, thông qua quản giáo, thông qua ban Thi đua mà họ c̣n bày đặt, c̣n “bảo hoàng hơn vua”, tự vẽ ra những thứ khác để lấy điểm “cấp trên” như kiểm soát theo dơi tư tưởng, Lao động XHCN, tổng vệ sinh trong những ngày cuối tuần v.v..


Một trong những cách nhằm kiểm soát những người bị coi là có biểu hiện tư tưởng tiêu cực, người thư kư của đội có sáng kiến sắp xếp chỗ nằm của những người này cạnh những người có tư tưởng tích cực, “tiến bộ” để kiềm chế, theo dơi, báo cáo. Tôi được ấn định nằm cạnh H. Lé. H. Lé có thăm nuôi đều, lại hưởng ưu đăi mức ăn A, không phải lao động, nên béo mập, khỏe mạnh. Đêm ngủ anh ta ngáy như xe lửa gầm. Mùa đông chui vào trong tấm poncho cũ, suốt đêm lật đi, trở lại kêu sột soạt. Chỗ nằm mỗi người rộng 80 phân, mỗi lần anh trở ḿnh là gần như đè lên người tôi. Nhiều lần trong mỗi đêm tôi phải đạp mạnh vào chân, dùng cùi chỏ húc vào người anh ta, nhưng con người sung sức ấy vẫn ngủ ngon lành. Sau hơn một tuần lễ, hết sức chịu đựng, tôi lại nói với anh thư kư Lê Thượng G.:
– “Từ hơn một tuần nay, không đêm nào tôi ngủ được. Kể từ tối nay yêu cầu anh sắp cho tôi chỗ ngủ ở một nơi khác. Nếu không tôi sẽ vào ngủ trong cầu tiêu và tôi sẽ báo cáo quản giáo giải quyết”.


G. xuống giọng –“Anh để tới thứ Bảy tôi sẽ sắp lại”. Tôi vừa nói với G. sáng hôm trước th́ sáng hôm sau cái “hệ thống tự quản quyền lực” ấy tan ră, khi tất cả tù được phân tán, biên chế vào các tổ đội chuẩn bị chuyển về Nam. Lê Thượng G., nhóm “tự quản” và “Ban thi đua” đều “ở lại đi chuyến sau”.

 


Gia Đ́nh Thăm Nuôi

Năm Năm Một Lần Hội Ngộ


Trong những năm đầu ở Quảng Ninh, không có gợi ư nào từ phía Ban Giám thị cũng như phía tù đặt vấn đề thăm nuôi. Đối với tù cải tạo, có hai lư do về sự im lặng này. Thứ nhất cách thế đối xử có chừng mực của ban giám thị và công an ở trại này. Về chế độ ăn uống tuy có thiếu thốn nhưng không đến nỗi đe dọa đến tính mạng. Lư do thứ hai, trại Quảng Ninh nằm trong khu vực vùng mỏ than Mong Cáy, sát biên giới Trung quốc, rất xa và cũng rất trở ngại đường sá đi lại, nhất là đối với người từ trong miền Nam ra, hoàn toàn xa lạ. Không ai muốn gia đ́nh phải khổ sở, lặn lội vượt cả ngàn cây số đường đầy gian lao ấy. Cũng với tâm trạng đó, chưa bao giờ tôi nghĩ đến việc nhắn người nhà ra thăm.


Cho tới sau 6 tháng kiên giam tại trại tù Lam Sơn, Thanh Hóa, sau khi hết kiên giam, biên chế vào đội trừng giới, sức khỏe đến hồi suy yếu, sức nặng chỉ c̣n 39 kí (b́nh thường 58-62 kí). Tôi viết thư nhờ người bạn có người nhà thăm nuôi, tiếp tế mang về Sài G̣n gửi bưu điện giùm. Tôi mong được gặp người thân, xin một số thuốc bổ như vitamin B1 và một số thuốc bệnh cùng một vài món thực phẩm. C̣n nữa tùy hoàn cảnh ở nhà, có chi cho nấy. Biết t́nh trạng gia đ́nh ra sao mà liệt kê “đơn đặt hàng”. Ngày xách gói ra đi chỉ c̣n tiền một vài tháng lương cuối cùng, sau hai lần đổi tiền chắc chắn là c̣n lại con số không. Chiếc xe hơi cũ phải nhờ người tháo gỡ vỏ lốp, và các bộ phận “thủ tiêu” để giấu thành phần “tư sản”.


Bà xă tôi được người hàng xóm có thân nhân “cách mạng” giới thiệu đi làm thủy lợi. Nhờ khả năng hay quan hệ cách nào đó được đem về văn pḥng làm họa viên thiết kế. Làm được hơn năm năm th́ phải nghỉ việc v́ chồng “có nợ máu với nhân dân”. Ngày tôi ra đi, nhà tôi mới 22 tuổi. Làm vợ gần hai năm, chưa làm mẹ th́ xa nhau, tiếp tục làm dâu và chờ đợi cho tới mười ba năm, kể từ ngày lập gia đ́nh mới sinh đứa con trai đầu ḷng.


Từ Sài G̣n ra thăm tôi có nhà tôi, bố tôi, người anh cả kẹt lại bên kia vĩ tuyến 17, đă 25 năm không gặp nhau và cậu em rể chưa biết mặt, đó là lúc gặp nhau lần đầu tiên.. Sự có mặt của người thân từ trong Nam ra thăm đột ngột, tôi lấy làm bỡ ngỡ. Tôi không hề biết trước, v́ gia đ́nh không cho hay. Buổi chiều hôm ấy, bầu trời đậm đặc mây xám, mưa lác đác từng đợt. Đội chúng tôi đang khuân vác gạch mộc (gạch chưa nung) phơi ngoài sân vào chất thành từng đống trong “nhà mát”, nơi khu lao động, cạnh con đường dẫn vào khu cơ quan. Cả đội đang trong cơn bàng hoàng sau khi Ông Nguyễn Tấn Khải bị đống gạch mộc đổ xuống đè lên người làm ông ngất xỉu. Vừa thương vừa tội nghiệp thân xác già nua kia, vừa mênh mang buồn trước cảnh trời âm u hiu quạnh, vừa bi phẫn trước cảnh ngộ đọa đày của kiếp người, số đông anh em đứng ngóng về phía chân núi, về phía một góc trời.


Bỗng anh Nguyễn Phúc Vĩnh kêu lên với tôi:

– “Ai như ông cụ ông, đến từ đằng kia ḱa”. Về tuổi tác, tôi coi Vĩnh như bạn vong niên, kém tôi nhiều tuổi. Anh làm cùng cơ quan với tôi nhưng khi vào trại ở chung mới quen biết nhau. Một vài lần Vĩnh xem ảnh gia đ́nh tôi, thế mà anh ấy nhận ra ông cụ tôi từ đằng xa, dù chưa một lần gặp mặt. Hôm ấy tôi mặc quần đùi, áo tù và đội chiếc nón lá đă ngả màu thâm xám. Quần áo, tay chân dính đầy bụi đất.

Dù không tin, nhưng tôi cũng quay ra nh́n về phía đường cái. Đợi ông cụ tôi bước gần thêm một khoảng nữa tôi mới tin là sự thật. Tôi vẫn đứng bất động phía trong sân băi, cách lề đường chừng hai mét. Nội quy cấm ngặt gặp và nói chuyện với gia đ́nh khi chưa có phép của cán bộ. Khi bố tôi đến gần, tôi kêu lên –“Thầy! Con đây này”. Bố tôi, ông lăo tuổi bảy mươi, h́nh như không nhận ra tôi, Ông đứng sững, tay cầm hai nải chuối, ông thốt lên:

- Anh đấy à?

- Dạ, con đây. Nhà con đâu? Thầy đi một ḿnh à?

- Vợ anh đang đi sau ḱa. Có anh hai và chồng cô Th.

 

Ông cụ đưa cao nải chuối, kêu tôi bước lại lấy và nói:

- Này, anh đưa mời các anh người một trái.

 

Người cảnh vệ tiến lại nói với bố tôi:

- Không được, bác. Bác cầm lấy đi. Ngày mai ra nhà thăm nuôi anh ấy nhận luôn.


Cùng lúc đó, nhà tôi vừa bước đến. Nh́n thấy tôi, cái xách trên tay nhà tôi đang cầm rơi tuột xuống mặt đường. Tôi xúc động, sung sướng lẫn khổ đau như tê điếng. Đứng cách xa trên năm thước, tôi chỉ kêu lên một tiếng: – Em! Rồi đứng trân người như đang thủ diễn một vai trong một cuốn phim theo sự huớng dẫn của đạo diễn. Người đạo diễn ở đây là anh công an gác tù, từ năy vẫn mang súng đứng gầm gầm dơi theo từng lời nói và động tác của tôi. Tôi thấy nhà tôi cắn lên làn môi dưới, nước mắt đoanh tṛng.


Ḷng ai không sắt se lại trước những phút giây xúc động ấy. Bỗng tôi nh́n xuống hai ống chân khẳng khiu trong chiếc quần đùi, áo quần lấm lem dơ bẩn. Tự nhiên tôi cảm thấy mắc cỡ, dù người đối diện là vợ ḿnh. Tôi biết rất rơ t́nh yêu của nhà tôi dành cho tôi. Là một cô gái miền Nam, sinh ra và lớn lên ở Sài G̣n trong một gia đ́nh trung lưu, lễ giáo, chưa có va chạm nào với cuộc sống, vừa buông sách vở nhà trường là đi về nhà chồng làm vợ, làm dâu.


Cuộc sống lứa đôi của chúng tôi chỉ mới hai năm, đang hạnh phúc ấm êm giữa mùa hương lửa th́ phải xa nhau. Nhà tôi không biết một tí ti ǵ về chính trị, về cộng sản, nên tôi băn khoăn không hiểu cô ấy nghĩ thế nào khi thấy cảnh sa cơ thất thế, với thân h́nh tiều tụy bệ rạc đến dường ấy của chồng ḿnh, khác hẳn với cái thời xôn xao thơ mộng chỉ cách đó bốn năm năm.


Suốt gần chín năm trong lao tù, không bao giờ tôi có chút lo nghĩ, người vợ, người yêu của ḿnh sẽ nản chí, yếu ḷng mà quay lưng giă từ, đoạn tuyệt. Tôi biết rất rơ t́nh yêu của chúng tôi. Tôi biết nết na công dung ngôn hạnh của nhà tôi và tôi tin tưởng tuyệt đối vào mẫu mực gia phong mà nhà tôi đă được truyền thụ trước khi rời ṿng tay bao bọc, che chở, yêu thương của ba má và các anh chị em trong gia đ́nh ba mẹ vợ tôi.


*  *  *

Gia đ́nh tôi tới nơi vào chiều thứ sáu nên phải đợi đến sáng thứ Hai mới được thăm. Suốt hai ngày cuối tuần đó tôi trông ngóng, hồi hộp. Trông ngóng, hồi hộp v́ không biết tôi có được cho gặp gia đ́nh không, bởi v́ tôi đang trong thời gian kỷ luật, đang “hưởng” mức ăn C. Đang bị giảm mức ăn mà cho thăm nuôi th́ vô h́nh chung tự vô hiệu hóa biện pháp trừng phạt đă đề ra và đang áp dụng. Tuy chưa biết trước thế nào, nhưng tôi đă sửa soạn rất kỹ cho cuộc “hẹn ḥ” gặp gỡ ấy. Tôi lấy ra bộ quần áo duy nhất, mà cũng “bảnh nhất” để sẵn đó. Tôi kỳ cọ chân tay, cố tẩy sạch hết những cáu cặn, bùn đất c̣n bám trên các kẽ tay kẽ chân. Buổi sáng thức dậy tôi súc miệng đánh răng kỹ càng, ngồi chờ giờ lao động xuất trại sao mà lâu quá. Thường ngày sáng thức dậy, chưa kịp sửa soạn xong đă đến giờ ra sân tập họp để ra đồng lao động khổ sai.


Mười lăm phút trước giờ tù ra sân tập họp xuất trại, cán bộ quản giáo vào buồng bước lại gần tôi:

- Anh ở nhà, 9 giờ thăm gặp gia đ́nh.

 

Tôi “cảm ơn cán bộ”. Thật ḷng tôi cảm ơn người quản giáo này v́ nếu không có sự đề nghị của quản giáo th́ nhất định gia đ́nh tôi phải quay về, có thể chỉ được gửi lại một số quà tiếp tế. Mẹ và vợ anh bạn tôi – Anh Lê Đ́nh Kh. đă từng bị từ chối không cho gặp, chỉ v́ anh Kh. đang “thụ án kỷ luật”.


Trước 9 giờ sáng cán bộ trực trại vào buồng kêu tôi ra giao cho cán bộ thăm nuôi. Trước khi dẫn đi, người công an này khám xét kỹ túi quần, túi áo và giày vớ của tôi. Đến nhà thăm nuôi, tôi được dẫn vào một căn pḥng, ở giữa kê một cái bàn dài ba mét, hàng ghế băng (bench) hai bên. Đầu bàn là một cái ghế tựa. Người đang ngồi trên chiếc ghế này là nữ Trung úy công an, vợ của Giám thị trưởng Lê Xuân Thực. Gia đ́nh tôi ngồi một bên; một ḿnh tôi ngồi một bên. Tôi bước vào, lên tiếng “Chào cán bộ”. Bà Trung úy công an bảo:

–“Anh ngồi xuống đó. Anh có 15 phút để thăm gặp gia đ́nh”, rồi bà ta quay sang hàng ghế bên kia bàn nói với gia đ́nh tôi: -“Chị và bác tự nhiên”. Nói là “tự nhiên” nhưng tai mắt nhà nghề của bà ấy bám sát từng câu thăm hỏi, gởi trao giữa cha con, chồng vợ, và anh em chúng tôi.


Năm năm, một khoảng thời gian đằng đẵng của t́nh cha con, của t́nh nghĩa vợ chồng, hai mươi lăm năm anh em ly biệt, và lần đầu tiên trong đời gặp mặt người em rể, biết bao nhiêu khắc khoải đợi chờ, bao nhiêu nỗi nhớ niềm thương, bao nhiêu t́nh cảm dồn nén, u-uất làm sao để có thể trao gởi, thông đạt đến nhau trong mười lăm phút phù du ấy. H́nh như không ai nói được với ai một lời nào cho đủ nghĩa của cuộc gặp gỡ thâm t́nh hôm đó. Trước khi hết mười lăm phút, bà vợ ông Giám thị trưởng bảo tôi:

- Hết giờ rồi anh từ giă gia đ́nh, nhận quà về trại.


Gia đ́nh tôi đứng lên. Tôi cũng bước ra khỏi ghế đi theo Bố tôi và nhà tôi đến chỗ để quà, sắp từng gói hàng lên chiếc xe cút kít. Người cảnh vệ đi theo hối tôi “nhanh lên”. Tôi nói lời từ giă rồi đẩy xe quà lùi xa. Tôi quay lại thấy cả bốn người đang đứng nh́n theo tôi. Chắc hẳn ḷng đầy cảm thương đau xót. Năm năm ly biệt, chồng vợ gặp nhau, không có một lần nắm tay, không có một cái chạm khẽ... phải dửng dưng ngoài mặt, nh́n nhau nước mắt lưng tṛng.


Tôi đẩy xe về đến cổng trại, người cảnh vệ bàn giao tôi cho pḥng trực. Tất cả quà cáp của tôi được mở ra từng gói, khám xét từng món. Có một chai ruợu xoa bóp (tôi đau khớp xương bàn tọa) bị giữ lại. Tôi làm đơn gửi ban Giám thị thông qua quản giáo. Mấy ngày sau tôi được quản giáo trao lại tờ đơn có bút phê của Giám thị trưởng Lê Xuân Thực: “Cho nhận lại”. Tôi đưa tờ đơn cho cán bộ trực trại, và nhận lại được chai thuốc rượu.

 

Tôi ghi lại điều trên đây để nói thêm những ǵ tôi đă viết về ông giám thị này trong những bài trước. Tôi tâm niệm khi viết phải lắng ḷng, không v́ thiên kiến, không v́ t́nh cảm ghét ưa để làm mất tính trung thực. Viết ra một điều ǵ, về một người nào không nhằm để hằn học, hận thù, để tố cáo; không nhằm để bêu riếu điều ḿnh không ưa; không nhằm thóa mạ cá nhân người này người nọ... Tôi viết cho người khác đọc, trong đó có thân nhân của tôi, có bạn bè, có những người đă từng sống bên nhau nhiều năm, đă từng chia sẻ, chung đụng, đă từng là nạn nhân và là nhân chứng như tôi. Nếu mai sau có ai muốn t́m hiểu thời đoạn lịch sử đó, bài viết không thể dẫn dắt sai lạc sự thật mắt thấy tai nghe.


Được gặp người thân, có quà tiếp tế của gia đ́nh, tôi lên tinh thần, căn bệnh đau khớp xương bàn tọa thuyên giảm dần dần rồi khỏi hẳn. Trọng lượng cơ thể có nhích thêm. Tôi không có dịp được xuống nhà bếp nên không được cân để biết chính xác. Điều quan trọng là tôi phớt lờ cái mức ăn hạng C. Và điều tôi tin tưởng tuyệt đối là tôi sẽ về. Tôi từng quả quyết với nhiều anh em điều đó. Không bao lâu sau khi thăm nuôi th́ quản giáo cũng nâng tiêu chuẩn phần ăn của tôi lên mức B. Như vậy, ba tháng bị cắt bớt khẩu phần, mỗi ngày mất hai chén, ba tháng (90 ngày) tôi bị cắt bớt 180 chén cơm. Nếu một người ăn mỗi bữa ba chén th́ số cơm cắt giảm khẩu phần của tôi có thể nuôi sống một người khác trong một tháng.


Chính sách giảm khẩu phần này đối với những người bị cùm xà lim được áp dụng trừ hai, hưởng một (giảm bớt hai chén) mỗi bữa ăn chỉ được một chén cơm với nước muối. Do đó, bất cứ người nào sau ba tháng ra khỏi xà lim cũng đều c̣n da bọc xương, xanh xao vàng vọt. T́nh trạng của tôi, nếu không có thăm nuôi tiếp tế của gia đ́nh; nếu “hưởng” mức C dài dài th́ cũng nguy hiểm lắm. Cũng có thể mất mạng như chơi. V́ vậy phải thông cảm với những người tranh đấu, đến một lúc nào đó phải đấu dịu để bảo toàn tính mạng. Có những người như anh Nguyễn Đức Điệp ở trại Xuân Lộc v́ trước sau vẫn một ư chí “bất cộng đái thiên” nên bị cùm đến chết. Tôi sẽ đề cập đến nhân vật này ở phần sau.


T́nh trạng của những người được thăm nuôi tiếp tế giống nhau ở chỗ lấy lại sự ổn định tinh thần, lấy lại sức khỏe đă bị tiêu hao sau nhiều năm đói khát và lao động nặng nhọc. Một vài trường hợp lẻ tẻ th́ ngược lại, sau khi được thăm nuôi, lại xuống tinh thần, sức khỏe sa sút thêm và có người không qua khỏi một vài con trăng sau đó. Đấy là trường hợp người tù thất vọng v́ những thay đổi, đổ vỡ trong gia đ́nh, phần nhiều là trường hợp người vợ đă quay lưng “giă từ anh nhé!”. Oái oăm thay đi ôm cầm thuyền khác lại chọn anh cán bộ Vi Xi. Người tù không c̣n muốn sống khi nh́n thấy đàn con thơ dại bị đuổi ra khỏi nhà, gia cơ bị tước đoạt, vợ nằm trong ṿng tay một gă mà mới ngày hôm qua hôm trước c̣n cầm súng đứng bên kia chiến tuyến với chồng ḿnh. Trường hợp này không nhiều nhưng không phải là không phổ biến! Tôi sẽ kể vài trường hợp điển h́nh mà tôi biết rơ.
 

 

Miếng Ăn Là Miếng Nhục

 

Người tù được thăm nuôi, vẫn hưởng khẩu phần tù như mọi người khác. Đă gọi là quà gia đ́nh th́ chỉ là để ăn dặm, ăn thêm, không ai vung văi phủ phê; ngược lại c̣n chắt chiu dành dụm để pḥng thân. Có người quá lo xa, để dành cho tới khi thức ăn quá hạn, mốc meo. Với người tù cải tạo, cái bánh mốc, chén cơm thiu không phải là đồ bỏ. Do đó mà lắm người mang thêm bệnh tật. Nhiều anh em giữ ǵn ư tứ, tế nhị trước sự thiếu thốn, đói khát thèm thuồng của những người xung quanh. Sự mời mọc, cũng có nhưng chỉ là muối bỏ biển, một trận mưa nhỏ không đủ thấm ướt cả cánh đồng khô hạn. Thôi th́ cứ người nào phận nấy, “phước ai nấy nhờ, lộc ai nấy hưởng”.


Những cặp từng ăn chung nhau, từng san sẻ từ lúc c̣n “hàn vi” chưa nghĩ đến chuyện thăm nuôi tiếp tế. Một người được tiếp tế, cũng kể như cùng chung cả hai. Tù h́nh sự không bao giờ có trường hợp này. Hầu hết số đông tù địa phương không có thăm nuôi, không có tiếp tế. Thỉnh thoảng có một hai người có gia đ́nh đến thăm, mang theo một vài kg khoai, bắp, gạo hay đậu phọng. Của cải ít ỏi đó có thấm vào đâu để chia chác, đăi đằng lễ nghĩa. Hơn nữa họ là thành phần h́nh sự đă quen với thói... h́nh sự rồi.


Thời gian chúng tôi ở buồng kiên giam, bên kia là khu tù h́nh sự, có một anh gia đ́nh đến thăm, mang vào được chừng hơn một kg đậu phọng c̣n nguyên vỏ. Tối ngủ anh này gác bịch đậu phọng trên giàn ngay chỗ đầu nằm. Một tù h́nh sự khác đêm khuya leo lên bốc mấy nắm, bị phát hiện, anh ta bị một trận đ̣n nhừ tử. Để trả thù, đêm hôm sau người khổ chủ mất đậu phọng bị một nhóm tù dùng mẻ chai đâm nát người và cắt đứt gân nhượng chân của nạn nhân. Tù h́nh sự nh́n chung là một bức tranh lập thể, có những đường nét màu mè khó nhận dạng, khó ưa; nhưng tù cải tạo nh́n “toàn cảnh” vẫn là một bức tranh đẹp.


Thuở nhỏ tôi đă từng nghe Mẹ tôi nói nhiều lần câu ngạn ngữ “miếng ăn là miếng nhục” để chê bai những người có tính chụp giựt, không biết “ăn xem nồi, ngồi xem hướng”. Thế mà giờ này tôi phải ngồi nói măi về miếng ăn. Phải như sống ở Mỹ chắc chẳng có câu nói ví von, răn dạy ấy.


Tôi đă chứng kiến nạn đói năm 1945, tôi đă từng sống những năm đói rách kiệt cùng sau thời Cải Cách Ruộng Đất. Tôi tiếc cho những ai không qua một hai ngày, hay tốt hơn là một hai tuần lễ bị bỏ đói, không có một miếng ǵ cho vào miệng, không có một chút thức ăn nào lót ḷng để thấu hiểu được nỗi dày ṿ của cơ thể, của tâm năo, của thần kinh, khiến mọi giá trị tinh thần trở thành vô nghĩa.


Mấy ngh́n năm trước, Khổng Phu Tử đă đề ra học thuyết “H́nh Nhi Hạ” để chỉ cái hữu h́nh, cái vật chất, cái áo cơm, cái ăn, cái mặc; và “H́nh Nhi Thượng” để chỉ cái vô h́nh, cái phần tinh túy, cái giá trị tinh thần của cuộc sống.


Người cộng sản ngày nay lấy thứ “hạ tầng cơ sở” để hủy diệt thứ “thượng tầng kiến trúc” của con người. Họ “tinh khôn”, tàn nhẫn ở chỗ đó. “Miếng ăn là miếng nhục”. Miếng ăn đă được xử dụng để hạ thấp phẩm giá, nhân cách, để hạ nhục con người – con người trí thức, khoa bảng hay dân dă b́nh dân không thoát khỏi cái thường t́nh của nhu cầu vật chất. Chúng tôi biết điều đó và chúng tôi đă phải nhiều phen chống chỏi với điều đó.


Trong dịp Tết nguyên đán 1980, những thành phần “tiến bộ”, “chiến sĩ thi đua”, tổ trưởng, đội trưởng, trật tự, thi đua ở trại C, Lam Sơn được Ban Giám thị mở “tiệc khao quân” mừng “thắng lợi vụ mùa” đăi ăn một bữa trưa có trà, có rượu. Sau bữa ăn, những người này về buồng, mặt đỏ gay, nồng hơi rượu. Số đông anh em chúng tôi tỏ ra khó chịu. Khó chịu không phải v́ không được dự phần bữa ăn mà v́ cảm thấy cái nhục chung, như câu ngạn ngữ của người xưa dạy dỗ “miếng ăn là miếng nhục”. Tôi tin chắc rằng đại đa số người tù cải tạo đă nhiều phen chống chỏi với cái đói, cái thèm, cái cồn cào, cấu xé, nhưng không bao giờ thèm một bữa “tiệc khao quân” kiểu đó.


Một lần khác ở trại Z30A Xuân Lộc, tổ may góp tiền mua một con heo có triệu chứng bệnh, đă bỏ ăn một ngày. Nhiều người góp tiền mua con heo đem về làm thịt. Tôi không góp tiền và xin không tham gia. Anh tổ trưởng Huề bảo tôi không tham gia th́ làm việc, may cho xong cái sơ mi. Tôi ngồi may, khi thấy anh tổ trưởng lấy ba (3) kí thịt heo nạc của chung anh em đem biếu hai nữ cán bộ, tôi phản đối việc làm đó. V́ tôi không dự phần nên tôi mạnh dạn nói ra. Nói th́ nói, chứ chuyện biếu chác là quyền của tổ trưởng. Đến giờ ăn tất cả anh em năn nỉ, mời tôi một tô cháo ḷng, nhưng tôi dứt khoát xin được chối từ. Tôi xin một tô bâng đến cái hồ nước mời anh Nguyễn Đức Điệp, người nằm xà lim trường kỳ, vừa được xả cùm một tuần lễ nhân dịp Tết Nguyên đán. (Tôi sẽ trở lại với nhân vật này trong một bài khác). Anh tổ trưởng nói một câu bâng quơ nhưng cố ư nói với tôi “ở tù mà không chịu yên thân”. Đúng vậy, ở tù khi nào mà chẳng đói, chẳng thèm thuồng, chẳng bị bức bách, nhưng con người hơn nhau ở những lúc biết nh́n ra “miếng ăn là miếng nhục”, biết tránh né, phản kháng những ǵ làm sỉ nhục đến nhân cách con người.


Tôi lại phải nói thêm một chi tiết khác nữa về “miếng ăn, miếng nhục”. Vào dịp trước Tết Canh Thân 1980, gia đ́nh cô em gái và bà chị của tôi, từ Hà Tĩnh gửi cho tôi một gói quà gồm hai kư nếp, một kư đậu đen và một kư đường cát. Đó là món quà của cô em gái và ông anh bà chị đă 25 năm chưa gặp lại nhau. Tôi cảm động, vui mừng một phần v́ nghĩ rằng thế là tôi có một cái Tết “linh đ́nh”, nhưng phần khác v́ sợi dây máu thịt của Mẹ cha như vừa nối liền lại giữa anh chị em chúng tôi sau đúng một phần tư thế kỷ cách ly v́ mối hận sông Gianh, Bến Hải!


Tôi được gọi ra sắp hàng lănh quà. Tôi thấy người đứng trước tôi là Vơ Duy Q. lănh một lúc ba bao quà, có đủ mọi “nhu yếu phẩm” như ḿ gói, bột gạo, muối mè, đậu xanh, đậu trắng, gạo, nếp, lu bù... Người nữ cán bộ xét quà, trạc tuổi bốn mươi đẩy những gói, bọc ngổn ngang sang một bên và một nam cán bộ nói với Q. “Anh nhận đi”.


Đến lượt tôi xưng tên họ, người nữ cán bộ lấy gói quà, mở ra và câu nói mở đầu của chị ấy là: “Nghệ Tĩnh mà có nhiều nếp gạo thế này cơ à”. Tôi im lặng v́ đó không phải là câu hỏi dành cho tôi và giọng điệu đă nói lên một cái ǵ đó của ganh tức, nếu không phải là thù hận. Rồi người nữ cán bộ hất hàm: - “Gói quà của anh chúng tôi giữ lại đấy nha!”

 

Quả thật, quyết định đó của người nữ cán bộ hoàn toàn ngoài dự đoán của tôi. Tôi ngạc nhiên hỏi:

- Tại sao, Cán bộ?

- Nội quy cấm đun nấu. Không được mang thức ăn sống vào trại.

 

Tôi vẫn ôn tồn:

- Thưa cán bộ, đó là món quà vào dịp Tết. Hơn nữa tôi thấy vừa rồi anh Q. được mang vào tất cả cũng gạo, nếp, đậu và c̣n nhiều hơn những thứ này.


Bà cán bộ trả lời tôi:

- Chúng tôi giải quyết từng trường hợp.

 

Tôi nói thêm:

- Kể cả gói đường tôi cũng không được lănh hay sao, cán bộ?

 

Bà ta làm bộ như lỡ quên:

–“À, đường chúng tôi cho anh nhận đây”.

 

Tôi cầm lấy bịch đường buộc túm lại. Hai ba anh thi đua trật tự Nguyễn Văn M, Huỳnh Ngọc Đ. phụ giúp cán bộ khuân vác các gói quà, đứng nh́n tôi thản nhiên hơn người xa lạ. Trở về buồng, tôi “an ủi” người bạn partner của tôi “Thế là tết này cũng ngọt rồi đấy anh ạ”.


Dịp đó quản giáo đội đi phép ba ngày trở về, tôi báo cáo trường hợp gói quà của tôi và yêu cầu phản ảnh lên ban Giám thị giải quyết. Hai hôm sau quản giáo vào dẫn đội đi lao động, nói riêng với tôi:

- “Quà của anh không c̣n nữa. Nếu tôi về sớm được vài ngày th́ c̣n”.


Tôi và anh bạn partner của tôi đă từng dự kiến trường hợp này nên tôi không ngạc nhiên và cũng không mong ǵ nhận lại, nhưng tôi muốn cả quản giáo, cả ban giám thị biết chuyện đó. Có lẽ v́ vậy kỳ thăm nuôi sau đó, ông Thực chỉ thị trả lại tôi chai rượu xoa bóp.


Tất cả những thứ đó bây giờ nh́n lại chỉ là một phần của hạt bụi rơi rớt dọc đường. Nhưng chỉ những người trong cuộc, chỉ những người từng bước qua đoạn đường đó mới thấm cảm được nỗi buồn nhân thế.


Đến giờ này, thật sự ḷng tôi có nhiều ân hận xốn xang. Tôi thật ḷng thương hại người nữ cán bộ đó, cũng như những người công an mà tôi từng tỏ thái độ cự nự, khó chịu. Chúng ta đă từng là những kẻ một thời hưởng thụ trong xă hội miền Nam sung túc, đă từng ăn ngon mặc đẹp, lên xe xuống ngựa, nhưng với họ trước khi khoác bộ áo quần cán bộ, công an, họ từng lam lũ, đói rách, thiếu thốn. Biết đâu người nữ công an kia đang có những đứa con nheo nhóc, rách rưới ở nhà. Biết đâu chính bà ta cũng đang thèm thuồng đói khát như chúng tôi lúc đó. Nhiều lần tôi đă thổ lộ với nhiều bạn hữu niềm ân hận của tôi khi tôi giằng lấy lại bằng được cái th́a Inox USA, loại th́a phát cho quân đội trước 75, cái th́a đó tôi c̣n giữ được từ ngày rời quân trường trở về cuộc sống công chức và mang theo đi tù, mang sang tới Mỹ, như một kỷ vật.


Trong mấy ngày chuẩn bị chuyển về Nam, hành lư, đồ đạc của tù được khám xét rất kỹ nhiều lần. Khi ra băi sửa soạn lên xe để chở ra nhà ga Thanh Hóa, mọi người lại phải bỏ hết đồ đạc ra để khám xét lần cuối cùng. Những thứ ǵ không được mang lên tàu đuợc gom lại một chỗ. Một anh công an lấy cái th́a Inox của tôi bỏ vào những thứ bị thu giữ. Người công an quay đi mấy bước, tôi đứng dậy, bước tới lấy lại cái th́a. Anh ta quay lại thấy cái th́a trên tay tôi, bèn ra lệnh “Anh bỏ xuống”. Tôi thả vào trong túi xách của tôi. Người công an lại lục túi lấy cái th́a ném về phía đống đồ thu giữ và ném lại cho tôi một cái muỗng nhôm.

- “Tôi chuyển trại chứ không phải được về. Tôi cần có phương tiện tối thiểu để ăn uống. Cán bộ không được lấy của tôi”.

 

Tôi vừa lên tiếng cự nự, vừa lấy cái th́a cầm về chỗ ngồi. Viên Đại úy đi qua kêu lên “Các đồng chí để cho các anh ấy lên xe cho kịp giờ”. Mọi người nhanh nhẩu xách đồ đạc đứng lên vào hàng lần lượt lên xe.


Một ngày trước đó cuộc lục xét c̣n quy mô “dữ dằn” hơn nhiều. Mỗi thứ được bày ra từng món như hàng chợ trời, như bày bán Garage Sale ở Mỹ. Cán bộ, công an, đứng nh́n ngắm, rồi lục xét, mằn ṃ từng món. Món ǵ không ưa, cũng như món ǵ ưa thích là lấy bỏ sang một bên. Không ai có quyền năn nỉ, van xin, khiếu nại. Trong số những món bị lấy bỏ sang một bên có cái va-ly Samsonite của ông Lê Qúy Kỵ (Phó Tỉnh). Người công an lấy cái Samsonite bỏ sang một bên, thế vào đó bằng một cái túi xách, rồi bảo ông Kỵ xếp đồ đạc lại. Ông Kỵ không dám lấy lại cái valy nhưng cũng không chịu xếp đồ đạc vào cái túi lạ hoắc, đứng chần chờ hơn một tiếng đồng hồ th́ người công an sai anh “thi đua”:

- Anh Đ. anh cầm cái ḥm vào buồng cho tôi.

 

Đ. bước lại mấy bước th́ một công an khác lại gọi Đ. sai bảo một việc khác. Người tù Trần Thượng Kh. nhanh trí lấy cái valy đem về buồng cất ở chỗ nằm. Người công an cứ ngỡ là anh “thi đua” đă đem về buồng, anh thi đua lại nghĩ là cán bộ đă lấy. Cái va ly cuối cùng không mất. Nhưng khi về đến trại Z30A Xuân Lộc, thay v́ làm một cử chỉ đẹp, trả lại cho khổ chủ th́ Trần Th. Kh. lại gửi về nhà trong lần thăm nuôi đầu tiên.


Nếu như lúc đó tôi mà lắng ḷng được như lúc này, như thời gian sau khi đến Mỹ, không những tôi đă để yên cho người cán bộ lấy cái th́a Inox, mà tôi c̣n cho luôn cả bút máy Parker, cái hộp quẹt Zippo, cái cắt móng tay, cái razor cạo râu, cái sợi giây nịt, cả cuốn album.. những thứ mà cả một đời người cán bộ kia chưa hề nh́n thấy, chưa hề được cầm trên tay. Nghĩ lại tôi thương người cán bộ tịch thu hụt cái va ly Samsonite. Những thứ đó có đáng ǵ so với niềm vui, hạnh phúc của người được sở hữu những thứ họ từng ước ao, thèm muốn mà họ nh́n thấy.


 

Khi Các Đồng Chí Quay Súng Vào Nhau

 

Không chỉ giữa những người tù trong cảnh khốn cùng mới nẩy sinh khuynh hướng trở mặt của một số ít phần tử nông cạn, ích kỷ. Trong hàng ngũ của những người đồng chí cộng sản, sự đối kháng, triệt hạ lẫn nhau c̣n gay gắt, tàn bạo hơn. Hai tiếng “đồng chí” trên thực tế không phải là tiếng “xưng hô” giữa những người cùng chí hướng, cùng lư tưởng, cùng t́nh cảm nghĩ suy, sẵn sàng hưởng ứng và chia sẻ mọi hoàn cảnh với nhau để tiến về cùng một mục đích.


Hai tiếng “đồng chí” là hai tiếng xưng hô để nhận ra nhau cùng đứng dưới một thể chế, một quyền lực luôn luôn phải tuân thủ, phải chấp hành, dù có là đảng viên hay không. Đảng, được hiểu là tổ chức ban phát quyền lợi, cơm áo, hạnh phúc, khổ đau, kể cả sự sống hay cái chết của mỗi con người dưới chế độ. V́ quyền lợi, v́ thành kiến, v́ bất cứ một sự xích mích, bất ḥa nào, người đồng chí sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn để triệt hạ lẫn nhau.


Trong lịch sử 70 năm tồn tại của chủ nghĩa cộng sản trên phần đất Đông Âu, Đông Đức, và tại Nga, lịch sử đă chứng kiến sự tranh giành quyền lực từng diễn ra khốc liệt giữa những người đồng chí chóp bu điện Kremlin, nhất là từ sau cái chết của Stalin năm 1950. Sự giành giựt, hất cẳng, triệt hạ giữa người này với người kia, giữa nhóm này với nhóm nọ để nắm quyền lănh đạo Khối Cộng Sản thời kỳ đó đă gây không ít lúng túng cho những người cọng sản Việt Nam.


Một thời gian ngắn sau khi những vùng do Việt Minh kiểm soát trên miền Bắc làm lễ tang Stalin, người dân thấy treo ảnh lănh tụ Liên Xô Bulganin bên cạnh ảnh Hồ Chí Minh, một bên là ảnh “Mao Chủ tịch”. Mấy tháng sau ảnh Bulganin bị gỡ xuống thay vào đó ảnh Malenkov. Người dân quê Việt Nam chưa biết tông tích con người của cái ảnh vừa được treo lên th́ một thời gian ngắn sau ảnh Malenkov đă bị âm thầm gỡ xuống trong đêm. Ảnh một “lănh tụ vĩ đại” khác là Molotov được treo cạnh ảnh “Hồ Chủ Tịch”. Molotov lên nắm quyền lănh đạo Liên Xô và thế giới cộng sản đựơc mấy tháng, Tố Hữu chưa kịp làm bài thơ mừng lễ đăng quang th́ Khrushchev lên thay, Molotov từ đó im hơi lặng tiếng, không ai biết c̣n tại thế hay đă bị cho đi “ṃ cua” từ lâu. Khrushchev nổi tiếng về vụ rút giày đập lên bàn giữa phiên họp Đại Hội đồng LHQ năm 1960, nhưng không bao lâu sau lại bị lột áo cho về vườn. Khi qua đời chỉ có 14 người đi dự đám tang.


T́nh h́nh thế giới trở nên sôi động và có nhiều biến chuyển, ảnh hưởng rất lớn đến chính sách đối nội, đối ngoại của Liên Xô, nội t́nh điện Kremlin xáo trộn, nhóm Kosygin, Chernenko bị bỏ phiếu truất phế, Gobachev lên làm Tổng Bí Thư. Do chính sách đổi mới cấp tiến Gobachev bị nhóm CS bảo thủ làm đảo chính. Yelsin cứu thoát đem về giam lỏng rồi cách chức, lên nắm Tổng Bí Thư. Yelsin rời chính trường giao quyền lại cho Putin.


Trung Quốc cộng sản đàn anh “môi hở răng lạnh”, sau khi Mao qua đời cũng trải qua một thời kỳ đấu đá giành nhau ngôi vị giữa các đồng chí rất chi là tận t́nh. Đặng Tiểu B́nh bị Hoa Quốc Phong cho ngồi chơi xơi nước, sau một thời gian quy tụ được vây cánh xuất hiện trở lại lật đổ Hoa, triệt hạ nhóm “tứ nhân bang” do Giang Thanh, vợ Mao cầm đầu.

 


Thượng tá Trịnh Văn Thích:

“Tao Bị Lột Áo Giữa Sân Khấu”


Thượng tá Trịnh Văn Thích, người Thanh Hóa là Giám thị trưởng trại Z30A Xuân Lộc, gồm ba phân trại A,B,C. Trại A Và B cách nhau một hàng rào, trại C cách hai trại này cỡ ba cây số. Thích bị đàn em làm đảo chính. Thg/tá Thích bị tố cáo tội khai thác gỗ quư bán lấy tiền bỏ túi, chở cả xe của cải về quê (Thanh Hóa) làm giàu...

 

Ông Thg/tá bị Bộ Nội vụ cách chức, Thiếu tá Huyên, giám thị phân trại A lên thay. Ông xếp chạy ra Bộ Nội vụ một tuần sau trở vào, văn pḥng và nơi ở đă bị niêm phong. Ông ngồi chờ một tuần lễ không được người đồng sự cấp dưới của ḿnh trước đây tiếp. Ông không được phép lấy ra một thứ ǵ. Thượng tá Thích nói với một tay đàn em thân tín khi người này đến thăm: “Tao bị lột áo giữa sân khấu”. Đúng là một câu nói để đời.


Một phó giám thị phân trại A Xuân Lộc là trung úy Lạng bị đàn em là một cảnh vệ làm cho thân bại danh liệt. Viên Tr/ úy này đi cùng một đàn em, tài xế xe của trại, về Sài G̣n công tác. Nhân tiện người Tr/úy bảo tài xế lái đến nhà một tù cải tạo đă được thả. Đến nơi hai người khách được chủ nhà là một “cựu tù” đăi đằng rượu thịt no say. Khi khách ra về chủ nhà thấy anh Tr/úy thích cái quạt máy nên biếu luôn. Cuối tuần lễ sau đó trong một buổi họp viên Tr/úy bị người đàn em đem chuyện ăn nhậu, nhận quà kia ra tố cáo. Thế là một tuần lễ sau đó ông cuốn gói về quê.


Chuyện vài anh cảnh vệ “tép riu” tôi kể ra đây thật ra chỉ làm tốn công hao giấy, nhưng để bức tranh toàn cảnh của trại tù cải tạo có đủ những màn hoạt cảnh bi hài thực một trăm phần trăm. Một buổi sáng đội chúng tôi được dẫn tới một khu tương đối xa khu vực trại C, Thanh Hóa. Anh đội trưởng sau khi gặp Quản giáo lại nói với anh em: anh nào có tiền lưu kư gom lại quản giáo sang xóm nhà dân phía bên kia cánh đồng mua cho chuối hoặc mít chín. Tiền được gom lại, quản giáo cầm đi.


Khi thấy “người đồng chí” của ḿnh đi bộ khoảng 20 phút tới xóm nhà dân bên kia cánh đồng, vừa khuất trong xóm, viên cảnh vệ gác tù, kêu đội trưởng tập họp đội kéo về trại. Cả đội được dẫn về tập họp trên băi đất trước cổng, đứng chờ. Một lát sau, viên quản giáo về tới, hai cảnh vệ lời qua tiếng lại, quản giáo rút súng lục ra, cảnh vệ súng dài lên đạn, nhưng cả hai chưa kịp bóp c̣ hay do ḱm chế được, nên súng chưa nổ. Kịp lúc, hai công an khác từ văn pḥng Ban Giám thị đến, thay thế người cảnh vệ buổi sáng, dẫn tù ra đồng lao động tiếp. Đám tù chúng tôi một phen hú vía sợ lạc đạn.


Ăng-Ten Gián Điệp Cài Vào H.O

 

Năm 1980, sau những xáo trộn đấu tranh tuyệt thực, đội kiên giam được thả, biên chế về Phân trại C, nh́n chung toàn trại đă đi vào “nề nếp” ổn định. Một hôm, Vơ Thanh T. được gọi lên văn pḥng Ban Giám thị làm việc từ sáng đến trưa. Buổi trưa đi lao động về, trong bữa cơm ba người “ăn chung” gồm Kh., T. và tôi. Tôi và anh Kh. lớn hơn T. nhiều tuổi nên T. xưng tên và gọi “hai anh”. T. kể lại và cũng là để nói với hai người trong nhóm:

- “Sáng nay BGT làm việc với T. bốn tiếng đồng hồ. Trước tiên họ hỏi T. về hoàn cảnh gia đ́nh. Rồi dần dần họ nói về bà chị của T. ở Pháp và ông chú của T. ở Mỹ. Tiếp đến họ kể chuyện về đời sống ở Mỹ, lái xe như thế nào, ăn ở ra làm sao. Rồi họ đi thẳng vào câu chuyện sẽ thả T. về sớm, và cho xuất cảnh sang Mỹ, trước khi đi sẽ dạy cho T. học lái xe thành thạo. T. sang đó làm ăn và làm những ǵ có lợi cho đất nước..”


Câu chuyện T. kể c̣n dài, suốt bữa cơm, nhưng tựu trung là BGT trại C Lam Sơn Thanh Hóa đưa ra những lời hứa hẹn, khuyến dụ T. làm gián điệp cho CS khi được thả và cho ra nước ngoài. T. nói với chúng tôi:

- “Xin hai anh cho T. ư kiến, T. phải xử sự thế nào về vụ này. Nó nguy hiểm lắm chứ không phải chuyện chơi”.


Thay v́ đưa ra ư kiến giúp T. hai anh em chúng tôi góp ư:

- “Dĩ nhiên trong hoàn cảnh này, T không thể từ chối thẳng thừng. Trong trường hợp T. được thả và cho đi th́ T. sẽ xử sự thế nào sau đó?”

 

T. trả lời rất thành thật:

- “T. sẽ ra đi và khi sang đến Mỹ, T. sẽ khai báo với nhà chức trách Hoa Kỳ tất cả nội vụ và xin được bảo vệ”.

 

Hai anh em tôi rất tâm đắc với suy nghĩ, tính toán của T. và trả lời T.:

- “Nếu T. cần một lời khuyên của anh em bọn này th́ cũng chỉ có thể đưa ra lời khuyên như T. vừa nói thôi”.


T. chờ đợi và ba anh em chúng tôi chờ đợi, nhưng từ sau buổi tiếp xúc đầu tiên ấy, không có một lần tiếp xúc nào khác nữa, cho tới ngày mỗi anh em chúng tôi phân tán đi mỗi người mỗi trại vào cuối năm 1980. T. và gia đ́nh đi H.O hiện cư ngụ tại miền Bắc California. Thỉnh thoảng ba anh em chúng tôi có gặp nhau. T. có một người chị là nữ tu Thiên Chúa giáo ở Pháp và ông chú trước năm 1975 là người quản lư nhà thờ Ḍng Chúa Cứu Thế, đường Kỳ Đồng.


Cũng có những xầm x́ trong giới H.O về mấy “đối tượng” bị cho là trước khi lên máy bay sang Mỹ họ đă đến tiếp xúc Sở Phản Gián VC. Không ai có bằng chứng nào cụ thể mà chỉ nói theo tin đồn hoặc theo nhận xét cá nhân.


Một vụ thứ hai tôi được biết một Tr/tá Quân đội, lớn hơn tôi nhiều tuổi, do cảm t́nh tin cậy, ông thổ lộ cho tôi biết trường hợp ông bị cài, để tôi như là một nhân chứng, nếu về sau có xẩy ra chuyện ǵ, ví dụ ông bị CS hăm hại, hay bị tai tiếng do chính CS x́ ra khi ông từ chối cộng tác.

 

Có một người công an đến làm quen mời ông đi uống cà phê. Rồi sau đó ngỏ ư ghé nhà thăm ông. Khi qua lại anh công an mặc thường phục. Vài tháng sau họ đặt thẳng vấn đề muốn ông Tr/tá hợp tác với nhiệm vụ đến thăm một số viên chức chế độ cũ xem họ “đời sống sinh hoạt thế nào”. Họ đưa tên và địa chỉ nhà những người “cần đến thăm”, hẹn mỗi tuần đến quán cà phê báo cáo.

 

Ông Tr/tá không từ chối thẳng, nhưng không đi đến nhà nào. Trong vài tuần lễ đầu ông có tới quán cà phê theo hẹn. Ông viện lư do, cảm bệnh, hoặc bận việc nhà không đi đâu được. Sau đó ông từ chối dứt khoát và không tới quán cà phê lần nào nữa. Sau khi “đoạn giao” với “đầu mối”, ông đến gặp tôi và cho tôi biết sự việc. Ông và gia đ́nh đến Mỹ theo diện H.O. Có lần tôi gặp ông trong một buổi sinh hoạt văn nghệ tại miền Bắc California. Một ḿnh tôi biết được hai trường hợp cụ thể “mắt thấy tai nghe”. Vậy trong số hơn 100 ngàn H.O liệu c̣n có bao nhiêu con người và vụ việc khác? Câu hỏi này t́m câu trả lời ở đâu? và ai trả lời được??



Song Nhị

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính