No more Vietnam

-Phần 6-

 

Richard Nixon

Nguyễn hữu Hiệu (dịch)

 

 

CHƯƠNG SÁU

 

 

CHIẾN TRANH TRONG THẾ GIỚI THỨ BA

 

  

Chiến tranh trong thế giới thứ ba bắt đầu trước khi chiến tranh thế giới thứ 2 chấm dứt. Sự thất thủ của Sài G̣n 10 năm trước là một chiến thắng vĩ đại của Liên Sô trong những trận chiến then chốt nhất trong chiến tranh trong thế giới thứ ba. (Ghi chú của người dịch: cựu Tổng Thống Nixon viết quyển NO MORE VIETNAM vào năm 1985). Không một người lính Soviet nào chiến đấu ở Việt Nam nhưng đó là một chiến thắng cho Moscow v́ chiến thắng đó là của đồng minh và đồng thời là khách hàng của Liên Sô, Bắc Việt Nam đă thắng, Nam Việt Nam và Mỹ đă thua. Sau khi chúng ta thất bại trong việc ngăn chận Cộng Sản thôn tính miền Nam Việt Nam, nó trở nên một giáo điều được chấp nhận là chúng ta sẽ thua trên khắp mọi nơi. Trong 6 năm sau Việt Nam, những kẻ cô lập kiểu mới đă hát “chẳng c̣n Việt Nam” như là học thuyết Domino đă vỡ đổ từng quân bài một. Lào, Cambodia và Mozambique trong năm 1975, Angola năm 1976, Ethiopia năm 1977, Nam Yemen năm 1978, Nicaragua năm 1979.

 

Từ khi Tổng Thống Reagan nắm chính quyền từ năm 1981, đà đổ vỡ quốc tế của Mỹ đă được chận đứng. Nhưng cái bóng ma Việt Nam vẫn c̣n ám ảnh trong cuộc tranh luận về viện trợ cho chính phủ El Salvador và phe Contras chống Cộng ở Nicaragua. Nếu chúng ta thất bại trong việc ngăn chận sự yểm trợ của Liên Sô trong cuộc xâm lăng vào chính bán cầu của chúng ta, chúng ta sẽ chẳng c̣n một chút hy vọng nhỏ nhoi nào để làm việc đó nữa khi quyền lợi của chúng ta bị đe dọa ở trong những phần khác trên thế giới. Chúng ta phải thanh toán cho sạch cơn bệnh tê liệt ở chính trong chúng ta về hội chứng bệnh hoạn Việt Nam nếu chúng ta muốn tránh những thất bại khác trong những trận chiến trong cuộc chiến tranh ở thế giới thứ ba.

 

Không một ai muốn có một Việt Nam khác. Bởi v́ họ sợ bất cứ một cuộc can thiệp nào của Mỹ trong những quốc gia thuộc thế giới thứ ba sẽ đưa đến một Việt Nam khác, những người cô lập mới này chống lại rằng Hoa Kỳ không có một quyền lợi chiến lược nào trong thế giới thứ ba để biện minh cho việc sử dụng sức mạnh quân sự của chúng ta, và rằng chúng ta nên hạn chế vai tṛ của chúng ta cho những chương tŕnh viện trợ cho nước ngoài và những sáng kiến ngoại giao. Họ đă lầm.

 

Chúng ta phải được liên hệ với những ǵ xảy ra trong thế giới thứ ba v́ những vấn đề chiến lược lớn lao và kinh tế lôi kéo. Hai phần ba nhân dân thế giới sống trong những quốc gia đang mở mang ở Á châu, Phi châu, Trung Đông, và châu Mỹ La Tinh. Những quốc gia ấy có những nguồn tài nguyên thiên nhiên bất khả thay thế cho những quốc gia kỹ nghệ phương Tây. Hoa Kỳ mậu dịch với những quốc gia thuộc thế giới thứ ba trong năm 1984 là 175 tỷ dollars - tương đương sự mậu dịch của chúng ta với Tây Âu và Nhật Bản gộp lại.

 

Chúng ta phải được liên hệ v́ nó sẽ là cao điểm của sự phi luân khi chỉ đứng không và phó mặc hàng triệu nhân dân các nước khác phải chịu đựng số phận như nhân dân Việt Nam và các quốc gia thuộc thế giới thứ ba khác bị đàn áp bởi những chế độ độc tài áp đặt lên họ. Chúng ta phải được liên quan v́ mối đe dọa lớn nhất cho ḥa b́nh ngày nay đương ở trong thế giới thứ ba. Từ sau khi chấm dứt cuộc thế chiến thứ hai, đă có 120 cuộc chiến mà ở trong đó 10 triệu người đă bị giết. Trừ có cuộc chiến ở Falklands năm 1981 và Greek (Hy Lạp) năm 1947, tất cả những cuộc chiến tranh này đều bắt đầu và được đánh nhau ở trong thế giới thứ ba.

 

Phương châm nổi tiếng của chiến lược gia quân sự người Anh B.H. Liddell Hart là:”Phải hiểu chiến tranh, nếu anh muốn ḥa b́nh”. Nếu chúng ta muốn Ḥa B́nh, chúng ta cũng phải hiểu thế giới thứ ba, v́ ở đó có một sự thể gần giống như nếu xảy ra sẽ đưa đến chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Liên Sô.

 

Xét v́ những đe dọa có thể có đối với ḥa b́nh trên thế giới, ít nhất cũng giống như Liên Sô sẽ tung ra một cuộc tấn công nguyên tử với những hỏa tiễn SS-20 của họ vào Tây Âu. Ngoài mối nguy hiểm trả đũa, một Âu châu trong điêu tàn không phải là một cái giá quân sự hấp dẫn. Như Michael Howard đă ghi vào trong “những nguyên nhân của những cuộc chiến tranh”, Liên Sô hiện tại thực trạng là một sức mạnh ở Âu châu. Tuy nhiên trong thế giới thứ ba, Liên Sô đă là, ngay trong thời kỳ vàng son nhất của thời ḥa hoăn, và sẽ c̣n tiếp tục là một thực trạng có sức mạnh. Sự chấp nhận những đường biên giới của Âu châu thời hậu chiến là thỏa hiệp Helsinki đă lập thành, nhưng nó tiếp tục hậu thuẫn cho những cái gọi là “những phong trào giải phóng dân tộc” trong thế giới thứ ba.

 

Chúng ta không có quyền lợi dành thống trị trên những quốc gia thuộc thế giới thứ ba, nhưng chúng ta có lợi ích mạnh mẽ là ngăn ngừa Liên Sô thống trị vùng đó. Nếu chúng ta không có mối nghi ngại nào về sự quan trọng chiến lược của thế giới thứ ba, những hành động của Liên Sô sẽ tẩy sạch họ. Những người của điện Kremlin không phải là những người thương người và họ cũng không phải là những người điên. Họ đă tiêu hàng tỷ rúp để khơi động và yểm trợ cho những cuộc cách mạng trong những nước thuộc thế giới thứ ba; và trợ cấp cho những nền kinh tế phá sản của những chế độ mà họ đă giúp đỡ nắm giữ quyền hành. Trừ có Afghanistan, nơi họ đang nhằm đàn áp một phong trào chống phá cách mạng chống lại chế độ bù nh́n của Soviet. Moscow đă dành được quyền thống trị của 9 quốc gia trong thế giới thứ ba từ 1947 mà không phải gửi một người lính nào đi chinh chiến.

 

Câu hỏi không phải là chúng ta sẽ đóng vai tṛ ǵ ở thế giới thứ ba mà là chúng ta có thể làm như thế nào để không phải chịu đựng một Việt Nam thứ 2. Đầu tiên chúng ta phải kiểm nghiệm những loại tranh chấp mà chúng ta đương đầu. Chiến tranh Triều Tiên năm 1950 chứng tỏ rằng một cuộc tấn công quy ước ngang qua biên giới vào một quốc gia không Cộng Sản sẽ lấy ngay được những phản ứng đoàn kết của Hoa Kỳ và của những đồng minh của chúng ta. Đó là loại tấn công ít gặp nhất mà chúng ta phải đối diện.

 

Từ chiến tranh Triều Tiên, người Liên Sô đă đi ngầm ở dưới và đi ṿng quanh những bờ biên giới bằng những con đường thay đổi. Bắc Việt với Trung Cộng và Liên Sô hậu thuẫn tiếp liệu, phát động chiến tranh du kích chống Nam Việt Nam cho đến năm 1972, khi Bắc Việt tung ra một cuộc tấn công quy ước ồ ạt ngang qua vùng phi quân sự.

 

Ở Cuba và Nicaragua, Liên Sô khuyến khích và ngẫu nhiên có được những phong trào cách mạng cơ bản khổng lồ giả danh là hậu thuẫn cho cái gọi là những cuộc chiến tranh giải phóng.

 

Ở Angola và Ethiopia, Liên Sô hậu thuẫn cho những lănh tụ Cộng Sản với quân đội Cuba ủy nhiệm đă giúp họ đoạt và nắm chính quyền.

 

Ở El Salvador chúng ta đang chứng kiến những kỹ thuật tương tự của cái đă được sử dụng ở Việt Nam. Một cuộc nổi dậy du kích ngoài hậu thuẫn của nhân dân trong quảng đại quần chúng và không có một cơ may nào sống c̣n, rất ít được hưởng ứng, nếu không được hậu thuẫn tiếp liệu từ Nicaragua, Liên Sô và Cuba.

 

Thỉnh thoảng Liên Sô khơi ng̣i cho một cuộc cách mạng. Những lần khác họ chộp ngay lấy những cái đang có sẵn. Cả 2 đường, Liên Sô thắng và Tây phương thua trong một trận chiến khác trong chiến tranh thuộc thế giới thứ ba. Chưa từng bao giờ trong lịch sử lại có những tranh chấp rộng lớn và lan tràn khắp nơi như chiến tranh trong thế giới thứ ba. Nó thách đố chúng ta phải nghĩ lại tất cả những kết luận đă kiểm nghiệm về bản chất của chiến tranh và sự xâm lược. Nếu chúng ta cứ khăng khăng sửa soạn cho một cuộc chiến tranh ngày nay bằng cách gia tăng những sự pḥng thủ của ngày hôm qua, chúng ta tất phải bị thất bại. Ngày nay, những trận chiến quan trọng không phải là dọc theo những biên giới, nhưng ở những làng mạc xa xôi và những quốc gia nhỏ bé mà tên tuổi của họ, ít người Mỹ đă nghe đến. Trong cuộc xâm lăng nh́ nhằng, nó không c̣n đủ để đứng nh́n khói súng; bây giờ ta phải đi t́m cho ra bàn tay dấu diếm nào, chúng ta phải trở nên lưu tâm nhiều hơn về vai tṛ của Liên Sô và những chư hầu của nó đang t́m cách khích động và hỗ trợ những cuộc nổi dậy chống lại những chính phủ không Cộng Sản. 

 

Chúng ta phải bắt đầu tránh đi sự lạm dụng chính chúng ta về một số những quan niệm sai lầm rất phổ thông về cách đương đầu như thế nào với những tranh chấp trong thế giới thứ ba.

 

Đồng ư biện pháp cực đoan có những người, họ khăng khăng đ̣i nếu chúng ta đủ mạnh về quân sự, chúng ta sẽ có thể gặp và đánh bại bất cứ một thách đố nào mà chúng ta đối mặt. Sự thực là ưu thế nguyên tử vượt trội của Hoa Kỳ là một trong những yếu tố cho chúng ta khả năng chặn đứng sự xâm lược của Cộng Sản ở Triều Tiên. Nhưng khi ưu thế này đă qua, sự kiện chúng ta có ngày nay những thứ vũ khí nguyên tử mạnh hơn nhiều và cũng chính xác hơn nhiều so với những thứ chúng ta đă có trong hồi chiến tranh Triều Tiên nhưng không c̣n thích hợp trong những tranh chấp trong thế giới thứ ba. Những quốc gia lớn không mạo hiểm tự sát bằng nguyên tử để bảo vệ những quyền lợi ở những vùng ngoại vi. Và những lực lượng quy ước ưu thế sẽ không thịnh hành chống lại một kẻ thù khi nó phát động một chiến tranh phi quy ước. Giúp đỡ một chính quyền ngăn chận một cuộc cách mạng bạo lực quân sự mà không giúp đỡ nó giải quyết những vấn đề kinh tế th́ cũng chỉ là đi mua một chiến thắng ngắn hạn mà thôi (vấn đề kinh tế này đă là mầm mống cho những vụ gọi là cách mạng): sau một cuộc cách mạng bị dập tắt, một cuộc cách mạng khác sẽ nổi lên thay thế.

 

Một giải pháp cực đoan khác là những người nói về sự nghèo nàn là vấn đề chính, và thay thế sự cung cấp những viện trợ quân sự để bảo đảm an ninh, chúng ta nên cung cấp những viện trợ kinh tế để thúc đẩy đà tiến bộ. Họ chỉ có lư một nửa phần, v́ thế, tất cả đều hỏng. Tôi nhớ lại năm 1947, khi Tổng Thống Truman yêu cầu viện trợ kinh tế và quân sự cho Hy Lạp và Thổ nhĩ Kỳ đang gặp phải sự đe dọa của những du kích Cộng Sản được sự hậu thuẫn của Liên Sô ở Hy Lạp, cùng những sự kiện này với những dân biểu khác, văn pḥng của tôi đă tràn ngập hàng trăm những bưu thiếp nói “gửi thực phẩm, đừng gửi vũ khí”. Chúng tôi đă chống lại áp lực này, và đă bỏ phiếu thuận cho chương tŕnh Truman. Nếu chúng ta chỉ gửi lương thực mà không gửi vũ khí, Hy Lạp chắc đă trở thành một quốc gia Cộng Sản từ 1947 đến ngày nay rồi. Bài học của kinh nghiệm Hy Lạp là: trong đoản kỳ, một quốc gia không cần tiến bộ bằng an ninh. Nhưng chúng ta cũng phải nh́n nhận rằng trong trường kỳ, một quốc gia không thể có an ninh nếu không có tiến bộ.

 

Cũng c̣n có những kẻ ngây thơ khác chống báng rằng chính sách ngoại giao là câu trả lời cho những tranh chấp vũ trang trong thế giới thứ ba. Chính sách ngoại giao không thể thành công nếu không có sức mạnh quân sự hậu thuẫn. Ví dụ, khi Tổng Thống Carter gạt ra ngoài sự sử dụng vũ lực để giải quyết những con tin ở Iran, ông đă làm yếu đi hiệu năng của ngoại giao khi giải quyết điều đó. Thất bại đáng thương của Hội Quốc Liên và Liên Hiệp Quốc khi đóng một vai tṛ tiêu biểu ǵn giữ ḥa b́nh hoặc chấm dứt chiến tranh là một bằng chứng mạnh mẽ cho sự bất lực của chính sách ngoại giao không có sức mạnh.

 

Một cuộc kiểm tra chiến lược chống mối đe dọa của Liên Sô trong vùng Trung Đông và vùng vịnh Ba Tư có thể chứng tỏ một cách hữu dụng trong một vài tranh chấp; nhưng nếu không có Liên Sô thủ giữ một vai tṛ nào cả, th́ chúng ta thấy vẫn có những cuộc chiến tranh như chiến tranh giữa Iran - Iraq, cuộc chiến đấu giữa Do Thái - Ả Rập. Những lực lượng dữ dằn và nguy hiểm nhất ở trong vùng Trung Đông không phải là những lực lượng cách mạng Cộng Sản nhận lệnh từ Moscow mà là những lực lượng cách mạng Hồi Giáo chính thống phát sinh bởi Khomeini và Khaddafi.

 

Tuy nhiên, đó là một ảo tưởng, v́ nếu Liên Sô không thủ giữ một vai tṛ trong một tranh chấp thuộc thế giới thứ ba, th́ quyền lợi của Hoa Kỳ không bị đe dọa. Liên Sô chiến đấu không phải để dành thắng lợi. Dù họ chiến đấu hay không chiến đấu, bất cứ nơi nào Hoa Kỳ thua là họ thắng. Cuộc cách mạng của Khomeini ở Iran không có liên hệ ǵ với Cộng Sản chủ nghĩa hay với Liên Sô, nhưng nó không có nghĩa là Liên Sô đă không thủ lợi được từ việc đó. Khi nhà vua Iran bị đạp đổ khỏi quyền lực, Hoa Kỳ đă mất đi một đồng minh mạnh nhất ở vùng Trung Đông. Nếu nhà vua c̣n tại vị, chiến tranh giữa Iran - Iraq và ngay cả cuộc xâm lăng Afghanistan của Liên Sô có thể chẳng bao giờ xảy ra được. Bởi v́ một chế độ mạnh, phụ thuộc, thân Tây phương đă bị thay thế bởi một chế độ bất khả tiên liệu, cực đoan và bài Tây phương, cán cân lực lượng và lệch về phía chúng ta và thuận lợi cho Liên Sô. Nhà vua Ba Tư đă bị đổ giống như sự đổ vỡ của Nam Việt Nam, và một phần do sự bỏ qua của Hoa Kỳ - một đồng minh lâu đời của Ba Tư, mà lại không hậu thuẫn ǵ cho Ba Tư khi Ba Tư cần thiết nhất, Như là một kết quả, trong mỗi trường hợp, Liên Sô đều ghi nhận một chiến thắng quan trọng trong chiến tranh thuộc thế giới thứ ba.

 

Sự bất ổn là một đồng minh mạnh mẽ nhất của Liên Sô trong chiến tranh thuộc thế giới thứ ba. Những lănh tụ So Viết liếc quanh địa cầu để nhận ra những nơi những chốn đương diễn ra xáo trộn, những nơi mà người ta đang ṃ mẫm để t́m một con đường tốt hơn hay đang chịu đựng qua những giai đoạn bồn chồn, và những lănh tụ ở điện Kremlin t́m những con đường làm cho t́nh trạng xấu của những nơi này trở thành xấu hơn. Trong khi Liên Sô không phải là kẻ đứng đằng sau tất cả những cuộc cách mạng bạo lực, nhưng Liên Sô chỉ là kẻ đến nhặt nhănh đầu tiên khi kết quả của những cuộc cách mạng bạo lực ở những nơi chốn rắc rối ấy đă xong. Sự bất ổn cố - cả hai, sự kiện của nó và sự kiện Liên Sô sẽ thủ lợi từ nó - đều đe dọa những quyền lợi của Hoa Kỳ, bất cứ nơi nào nó xảy ra trên thế giới.

 

Chúng ta phải triển khai những chiến lược khi đụng phải sự tấn công của Liên Sô tại 3 cấp độ khác nhau: khi một quốc gia không Cộng Sản bị một cuộc nổi dậy của Cộng Sản tấn công, khi một chính thể Cộng Sản đă chiếm được chính quyền, và khi một quốc gia không Cộng Sản đang trong t́nh trạng thái b́nh trước khi một cuộc cách mạng bắt đầu.

 

Khi một cuộc chiến tranh du kích hay một cuộc chiến tranh cách mạng do Liên Sô hậu thuẫn đang tiến hành, chúng ta không được làm những lầm lẫn như chúng ta đă làm ở Việt Nam. Thất bại có thể ở phía có sức mạnh thực sự mạnh mẽ nếu ta hiểu những bài học đứng đắn từ đó, đúng như một chiến thắng có thể là một sức mạnh tiêu cực phá hoại nếu chúng ta hiểu những bài học sai lầm từ đó.

 

Trong năm 1969, tôi nhận ra rằng sau những kinh nghiệm của chúng ta ở Việt Nam, nhân dân Hoa Kỳ sẽ rất miễn cưỡng khi phải gửi những lực lượng quân sự của Mỹ đến một chiến tranh nào khác thuộc thế giới thứ ba. V́ lư do đó, tôi h́nh thành học thuyết Nixon. Học thuyết này xác định rằng trong tương lai, trừ khi một cường quốc

can thiệp vào một cuộc tranh chấp thuộc thế giới thứ ba, Hoa Kỳ sẽ không gửi những lực lượng chiến đấu của ḿnh. Chúng ta sẽ cung cấp viện trợ quân sự và kinh tế cho những quốc gia mục tiêu tương đương với với sự cung cấp của khối Cộng Sản dành cho những lực lượng nổi dậy, nhưng quốc gia bị tấn công phải có trách nhiệm cung ứng nhân lực cho sự pḥng thủ của họ. Và nếu sau khi được huấn luyện và trang bị đầy đủ để đánh bại cuộc nổi dậy, quốc gia đó vẫn c̣n thiếu ư chí, vẫn c̣n thiếu khả năng chiến đấu và do đó thiếu cả sự chiến thắng. Những việc làm của chúng ta cho sự chiến đấu của họ chỉ cung cấp được tốt nhất cho những thành công nhất thời. Một khi chúng ta bỏ đi, kẻ thù lại thay thế ngay lập tức. Chúng ta chẳng bao giờ nên phạm những lỗi lầm mà chúng ta đă làm ở Việt Nam. Chính sách Việt Nam hoá đúng ra đă nên là sáng kiến thực hiện ngay từ khởi thủy cuộc chiến hơn là 4 năm sau đó khi Hoa Kỳ đă gửi trên 500,000 quân nhân đi tham chiến.

 

Một số người giải thích sai lầm tuyên bố của tôi về học thuyết này như là một dấu hiệu Hoa Kỳ rút toàn thể quân đội ra khỏi Á châu cũng như phần c̣n lại của thế giới. Nhưng học thuyết Nixon không phải là một công thức để Mỹ rút ra khỏi thế giới thứ ba, nó chỉ rơ ràng là một cơ bản cho Mỹ ở lại và tiếp tục đóng vai tṛ trách nhiệm trong sự giúp đỡ các bè bạn và đồng minh pḥng thủ nền độc lập của họ chống lại sự xâm lược của Cộng Sản.

 

Trong chương tŕnh huấn luyện quân sự của chúng ta, Hoa Kỳ nên tránh một sai lầm khác mà chúng ta đă phạm ở Việt Nam: đó là thiết lập những lực lượng của những đồng minh của chúng ta theo khuôn mẫu của Hoa Kỳ và v́ thế phát triển một khả năng lớn để chiến đấu trong một trận chiến tranh quy ước nhưng rất ít để chiến đấu trong một trận chiến tranh du kích. Quân đội phải được trang bị và huấn luyện để đương đầu với mối đe dọa họ gặp phải. Tiền phải được tiêu dùng một cách tốt hơn là cách hiện có ở một quốc gia như El Salvador đă trang bị họ với những súng pḥng không tối tân để họ sử dụng chống du kích, mà du kích này th́ không hề có không lực.

 

Một nhầm lẫn thứ ba mà nhiều người Mỹ đă phạm phải trong những năm sau chiến tranh Việt Nam là đă không nh́n ra những tranh chấp trong thế giới thứ ba nên sự chọn lựa của Hoa Kỳ thường không phải là giữa đồng minh của chúng ta và một cái ǵ tốt hơn mà giữa những đồng minh của chúng ta và một cái ǵ đó c̣n xấu hơn nhiều. Phái tự do ngày nay thường hay kêu gọi Hoa Kỳ cắt đứt liên hệ với những nhà độc tài phái hữu. Nói một cách khác, họ cáo buộc chúng ta sẽ phạm tội nếu ủng hộ những vi phạm trắng trợn nhất thế giới về nhân quyền. Họ đă lầm, dưới mọi phương thức, những chính quyền đàn áp nhất chính là những chính quyền Cộng Sản. Sự ghi nhận rất rơ ràng. Cuba dưới sự cai trị của Castro th́ tệ hại hơn dưới sự cai trị của Batista, Việt Nam dưới sự cai trị của tên Cộng Sản Lê Duẩn th́ tệ hại hơn nhiều dưới sự cai trị của Nguyễn văn Thiệu. Cambodia dưới sự cai trị của Pon Pot th́ tệ hại hơn quá nhiều dưới sự cai trị của Lon Nol. Khi những chính thể không Cộng Sản nắm chính quyền, Hoa Kỳ có thể đă nên hành xử một vài áp lực để gia tăng sự tôn trọng nhân quyền trong những quốc gia ấy. Bây giờ th́ chẳng làm ǵ được nữa.. Chúng ta chẳng bao giờ nên làm hành động ǵ để đưa đến kết quả sụp đổ của một chính thể mà chính thể đó c̣n cho phép một vài tự do và chiến thắng của một chính thể mà nó chẳng hề cho phép một tí ǵ. Nếu có một bài học nào sâu sắc phải học kể từ chiến tranh Việt Nam th́ đây chính là bài học đáng học.

 

Cuối cùng, chúng ta cũng không được phạm một lỗi lầm là giúp những đồng minh của chúng ta chiến đấu chống một cuộc nổi dậy mà lại không biết nguồn gốc của sự nổi dậy. Đó là điều vô ư thức khi tại sao Hoa Kỳ cung cấp viện trợ quân sự và kinh tế cho El Salvador mà không làm những áp lực để ngăn ngừa Nicaragua và những quốc gia khác thuộc khối Soviet cung cấp vũ khí cho phe nổi dậy.

 

Giúp một quốc gia ngăn chặn một chế độ Cộng Sản đang dành được chính quyền là một điều khó khăn. Nó c̣n khó khăn hơn là giúp những lực lượng chống Cộng trong những quốc gia mà Cộng Sản đă dành được chính quyền. Thật là hấp dẫn khi can đảm hô hào chúng ta sẽ giúp cho bất cứ ai ở bất cứ nơi nào chiến đấu chống lại một chế độ Cộng Sản áp bức, nhưng chúng ta phải nh́n nhận những giới hạn về những cái ǵ chúng ta có thể làm được. Chúng ta không được phạm phải những lỗi lầm thảm hại mà chúng ta đă vấp phải ở Hungary năm 1956 và Vịnh Con Heo ở Cuba năm 1961, nơi mà chúng ta khuyến khích những cuộc cách mạng chống lại những chế độ Cộng Sản và rồi đă bỏ lơ không hậu thuẫn cho những bạn bè của chúng ta khi họ đă phải chịu những sự tấn công của những lực lượng ưu thế hơn nhiều. Sự kiểm soát sẽ nên là ở đó có một vài những cơ may hợp lư nào để thành công hay không? Thí dụ: những lực lượng chống Cộng Savimbi ở Angola, nên có sự kiểm soát này. Những chiến sĩ chiến đấu cho tự do ở Afghanistan xứng đáng được hậu thuẫn v́ đó là đ̣n bẩy duy nhất chúng ta có để làm giảm thiểu sức đàn áp của Liên Sô trong quốc gia ấy.

 

Liên Sô không thể có cả 2 đường ở đó. Nếu họ có quyền yểm trợ cho những lực lượng “giải phóng” Cộng Sản ở trong những quốc gia không Cộng Sản, Hoa Kỳ cũng có những quyền ấy để ủng hộ cho những lực lượng giải phóng thực sự trong những quốc gia Cộng Sản. Ở Nicaragua, chúng ta nên ủng hộ cho phe kháng chiến Contras khi mà bọn Sandinistas tiếp tục yểm trợ cho phe du kích ở El Salvador. Một câu hỏi khó khăn hơn đáng đưa ra là nếu chính quyền Nicaragua đồng ư ngưng ngay những hoạt động ấy. Trong trường hợp đó, sự tiếp tục viện trợ cho phe Contras vẫn sẽ được biện minh khi Hoa Kỳ c̣n thấy được qua những sự kiện là họ vẫn bị tấn công bởi những lực lượng ưu thế hơn.

 

Cuộc hành quân thành công ở Grenada đă hoàn thành được 3 mục tiêu quan trọng: cứu được những người Mỹ đang ở trong t́nh cảnh hiểm nghèo, phá bỏ được khả năng của một căn cứ Liên Sô khác đang được xây dựng ở trong vùng Caribean, và điều quan trọng nhất nó đă xoá bỏ được một số những mặc cảm bất lực mà mặc cảm này đă phát sinh sau sự thất thủ Sài G̣n của chúng ta. Nhưng sau khi Grenada chứng tỏ chúng ta vẫn có thể làm được một số ǵ đó trên vũ đài quốc tế, nó cũng không chứng tỏ là chúng ta có thể làm được mọi việc. Công luận hậu thuẫn cho việc hành quân Grenada rất cao v́ nó đă giải quyết mau chóng, số thương vong nhẹ và sự khích động tức thời - nó đe dọa mạng sống của những người Mỹ - rất rơ ràng. 600 binh sĩ Cuba trang bị vũ khí nhẹ mất tinh thần trên những bờ biển Grenada khác xa với những nhiệm vụ mà chúng ta phải đối đầu nếu chúng ta phải chiến đấu với 50,000 quân Sandinistas, trang bị bằng vũ khí nặng của Liên Sô ở Nicaragua.

 

Nó cũng rất nguy hiểm khi kết luận là sự kiện Grenada chứng tỏ Hoa Kỳ có thể làm được tất cả mọi việc, như vậy, nó c̣n nguy hiểm hơn là kết luận v́ chúng ta đă thất bại ở Việt Nam, ta sẽ thất bại ở khắp mọi nơi. Chúng ta không được cho phép sự thất bại ở Việt Nam làm mù quáng chúng ta để đến thực sự đờ đẫn không c̣n một sức mạnh quân sự nào và cũng không c̣n ư chí nào để sử dụng nó chạy chữa cho những trận chiến sinh tử trong thế giới thứ ba, như vậy th́ chúng ta sẽ thua trong chiến tranh thuộc thế giới thứ ba.

 

Sự miễn cưỡng của những lănh tụ quân sự của chúng ta sợ bị sa lầy trong một chiến tranh Việt Nam khác là điều không thể hiểu được. Điều không ngạc nhiên là những học thuyết quân sự mới đây đă gạt ra ngoài sự gửi binh đội của chúng ta đi xa từ những điều kiện sau đây: những hành động phải là “những quyền lợi quốc gia hết sức quan trọng” hay của những đồng minh của chúng ta, chúng ta chỉ nên gửi những lực lượng ra nước ngoài kể như là giải pháp chót; khi ta gửi lực lượng của ta ra nước ngoài, ta phải làm như thế với một đối tượng duy nhất để chiến thắng; chiến tranh phải được chiến thắng với ư nghĩa là hoàn tất được mục tiêu trong chiến thắng, và chúng ta phải có những bảo đảm về hậu thuẫn của quốc hội và công luận.

 

Không ai có thể nghi ngờ những điều kiện này khi nó được xác định rơ rệt.. Nhưng một số đă đi quá xa khi chống đối rằng những quyền lợi sống c̣n của Hoa Kỳ chỉ được kể trong trường hợp những đồng minh Âu châu và Nhật Bản bị tấn công. Một sự đe dọa về những nguồn tiếp liệu dầu hỏa của chúng ta thuộc vùng vịnh Ba Tư, hay là một sự đe dọa những láng giềng thân cận của chúng ta ở phía nam. Họ đă lầm. Những quyền lợi sống c̣n của chúng ta đều có thể bị ảnh hưởng những ǵ xảy ra ở cả những nơi khác trên thế giới.

 

Do Thái là một trường hợp điển h́nh.Hầu hết các chuyên viên quân sự đồng ư rằng những quyền lợi của Hoa Kỳ bị ảnh hưởng nếu có mối đe dọa nào đến Arab Saudi và những vùng tiếp liệu dầu cho Tây phương. Ngược lại, Do Thái rơ ràng là không có dầu. Do Thái có diện tích c̣n nhỏ hơn cả tiểu bang Massachusett. Chỉ có 4 triệu dân so với 100 triệu dân ở Trung Đông. Do Thái không phải là đồng minh chính thức của Hoa Kỳ. Nhưng khi Do Thái bị tấn công, mọi Tổng Thống Mỹ đều rơ ràng là phải sử dụng sức mạnh quân sự để ngăn ngừa sự thất bại cho Do Thái. Những quyền lợi của Hoa Kỳ ở Do Thái là những quyền lợi sống c̣n trên khắp những yếu tố tinh thần sâu xa lôi cuốn và sự kiện Do Thái là một ḥn đảo dân chủ giữa một biển cả của những quốc gia độc quyền. Sự hiện diện vùng của quốc gia Do Thái và khả năng quân sự thực sự đă khiến sự sống c̣n của nó là một quyền lợi quan trọng của Hoa Kỳ. Và chúng ta không thể không biết sự kiện là Liên Sô đă rơ ràng cung cấp vô giới hạn những khí giới cho một số kẻ thù của Do Thái.

 

Mặc dầu không thể quy định một cách máy móc thế nào là một quyền lợi sống c̣n của Mỹ, nhưng hầu hết người Mỹ đều hiểu cả 2 lư do tinh thần và chiến lược cho sự hậu thuẫn mạnh mẽ của Do Thái. Trong chiến tranh thuộc thế giới thứ ba, sẽ có những quốc gia khác nhỏ hơn mà ở nơi đó, những quyền lợi của chúng ta và quyền lợi của nhân dân các quốc gia này, có thể có được sự trợ giúp của Hoa Kỳ trong cố gắng của họ chống lại sự xâm lăng của Cộng Sản. Nếu ta định nghĩa những quyền lợi sống c̣n của chúng ta một cách quá chật hẹp chỉ để tránh sự sợ hăi phải lôi cuốn vào một Việt Nam khác, chúng ta sẽ đi đến một kết quả nguy hiểm là bỏ rơi hàng triệu người dưới sự độc đoán bạo tàn và hiển nhiên, sẽ thua trong chiến tranh thuộc thế giới thứ ba.

 

Không ai có thể căi cọ về đề nghị là chúng ta không nên sử dụng lực lượng quân sự trừ khi nắm chắc được mục tiêu của chúng ta sẽ đạt trong chiến thắng. Nhưng chúng ta cũng phải nh́n nhận rằng nơi nào mà quyền lợi của chúng ta rơ ràng bị lôi cuốn, chúng ta phải chấp nhận những nguy hiểm để bảo vệ nó. Mọi cuộc hành quân quân sự chẳng bao giờ có sự bảo đảm hoàn toàn. Hoa Kỳ là một đại cường quốc với trách nhiệm trên toàn thế giới. Chúng ta sẽ thắng thế chống lại một kẻ thù mà nó chấp nhận mọi nguy hiểm để đoạt chiến thắng, nếu chúng ta không muốn chấp nhận một vài nguy hiểm để ngăn ngừa thất bại.

 

Một nguyên tắc tương tự áp dụng với phong trào khủng bố quốc tế. Một số người đ̣i hỏi hạn chế sự trả đũa chống lại bọn khủng bố v́ phải chấp nhận nguy hiểm đáng kể về số tử vong thường dân, con tin và những nhân viên quân sự của chúng ta. Nhưng khi chúng ta không thể hành động trong mọi trường hợp của khủng bố, chúng ta nên luôn luôn hành động một cách quả quyết khi chúng ta biết ai là kẻ trách nhiệm và biết rơ luôn cả nơi chốn ẩn náu của chúng. Nói cách khác chúng ta dành quyền hành động khi phản kích những tên ngoài ṿng pháp luật quốc tế này. Nếu một nhóm khủng bố thành công trong việc làm Hoa Kỳ e dè, những nhóm khủng bố khác sẽ được khuyến khích để cố gắng, và không nghi ngờ ǵ nữa, kết quả là nhiều sinh mạng nữa sẽ bị tổn thất. Trả đũa nhanh, trả đũa đúng mức ngay cả khi có một vài nguy hiểm đối với một số thường dân vô tội, sẽ có nghĩa là những tên khủng bố khác sẽ bớt hẳn đi sự đe dọa và bớt đi được sự sự giết hại những thường dân vô tội trong tương lai. Nhắc đi nhắc lại sự đe dọa trả đũa mà rồi không có những hành động nào cả th́ sẽ là một phản tác dụng. Một vị Tổng Thống Hoa Kỳ chỉ nên cảnh cáo một lần mà thôi.

 

Khủng bố, do một quốc gia hay do một nhóm chính trị hay do những cá nhân đảm nhận, là một trong những h́nh ảnh quỷ quyệt và chết chóc nhất trong chiến tranh thuộc thế giới thứ ba. Liên Sô và những thụ ủy của nó dùng khủng bố để khuấy động chiến tranh ngầm chống phương Tây và những bè bạn cũng như đồng minh của phương Tây. Đó cũng là chiến thuật mà kẻ thù của Hoa Kỳ sử dụng để cố gắng đẩy Hoa Kỳ ra khỏi thế giới thứ ba. Chúng ta đă phải ra khỏi Lebanon không phải bởi một quốc gia nào khác mà bởi những nhóm khủng bố cảm tử mà chúng ta có thể rơ ràng định tính và những kẻ bảo trợ nó vẫn c̣n ở ngoài tầm tay của chúng ta. Những lực lượng quân sự của chúng ta chỉ có thể chiến đấu với một kẻ thù khi họ có thể nh́n thấy kẻ thù đó. Tất cả những lực lượng quân sự trên thế giới đều vô hiệu chống lại bóng tối. Nếu Hoa Kỳ muốn tiếp tục đảm nhiệm một vai tṛ trong thế giới thứ ba, Hoa Kỳ phải tấn công bọn khủng bố đến tận gốc. Chúng ta phải kềm hăm những kẻ ưa chuộng và trả tiền cho những hành động khủng bố.

 

Vơ khí mạnh nhất của quân khủng bố là tính cách riêng rẽ khu vực của thế giới văn minh khi đánh chúng. Nếu những người Mỹ bị bắt làm con tin, thế giới coi đó như là vấn đề riêng của nước Mỹ. Nếu đa số những hành khách bị không tặc là người Kuwait, việc cưỡng đoạt phi cơ là việc riêng của Kuwait. Khi một chiếc xe hơi mang bom nổ trên đường phố ở Paris, chúng ta đổ việc ấy cho nước Pháp giải quyết. Bởi phản ứng một cách hẹp ḥi, chúng ta đă nằm trong tay bọn khủng bố. Ngày nay khủng bố là một thách đố quốc tế đối với một nền trật tự thế giới, và nó đ̣i hỏi sự trả lời của toàn thế giới.

 

Ghi nhận sự tiếp trợ cho dầu cho mỡ quân khủng bố của Liên Sô th́ dễ hiểu. Nhưng Liên Sô không phải là quốc gia duy nhất làm việc đó. Iran của Khomeni, Lybia của Khaddafi cũng là 2 quốc gia ngoài ṿng pháp luật đă công khai ca tụng, bảo vệ và khuyến khích bọn chúng vi phạm những hành động khủng bố. Sự yểm trợ và bảo trợ quân khủng bố của các quốc gia này là một trong những mối đe dọa nguy hiểm nhất cho nền ḥa b́nh thế giới.

 

Những sự giao thiệp trong và giữa những quốc gia phụ thuộc vào một trật tự. Những nhà ngoại giao có thể đi lại và các sứ quán có thể mở cửa, không cợ bị ám sát hay tấn công và giới doanh gia có thể đi lo liệu công việc mà không sợ bị bắt cóc. Khủng bố đă gieo rắc sự sợ hăi, sợ hăi gieo rắc sự cô lập và nghi ngờ, và những ư muốn không tránh khỏi này sẽ làm cho các quốc gia rời rạc nhau. Khi điều đó xảy ra, toàn thể thế giới sẽ phải chịu những hậu quả xấu.

 

Trong hầu hết sự khủng bố do quốc gia bảo trợ, những sự trả đũa quân sự, dù rất cám dỗ, cũng là điều không thực tế. Nhưng cái thống thiết nhất về sự trả lời của thế giới văn minh với bọn khủng bố là cái ǵ đó ít phải sử dụng đến hàng ngũ quân đội lớn lao của những sự lựa chọn một hành động quân sự thật nhanh gọn và có giá trị với nó. Khủng bố là một phương cách để chia rẽ và chinh phục - nhưng chỉ khi nào nạn nhân của nó cho phép chính họ phân hóa. Khi hành động khủng bố chống lại một quốc gia, những quốc gia khác đều nên phản ứng như khi chính họ bị khủng bố vậy - v́, đó chính là điều thiết yếu. Hành động đầu tiên của những quốc gia khác là không nên được xoa dịu v́ ḿnh không phải là nạn nhân, và hành động xoa dịu đó là xúc phạm đến một số qưốc gia khác đă bị khủng bố.

 

Thế giới văn minh phải phát triển chính sách đoàn kết để giải quyết với khủng bố. Tất cả những quốc gia đều có thể là những nạn nhân, nên chung sức nhau lại, chia xẻ những tin tức t́nh báo và những nguồn truyền thông, khi một trả đũa quân sự thích hợp, họ phải cùng sửa soạn chung. Điều quan trọng nhất, họ phải nh́n nhận rằng ngay cả những quốc gia hỗ trợ cho khủng bố cũng thuộc vào những nạn nhân của nó. Trong khi chẳng phải Iran hay Lybia có thể sống c̣n mà không nhờ vào bán dầu, thế giới c̣n lại vẫn có thể tồn tại không cần dầu của Iran và Lybia. Trong quá khứ, những chế tài ngoại giao và kinh tế và những cách ly được phê phán minh chứng là không hiệu quả. Tuy nhiên, những điều đó trở nên vô hiệu v́ có quá ít quốc gia tham gia.

 

Khủng bố sẽ không bị ngần ngại v́ những giải pháp của Liên Hiệp Quốc hay những phát biểu lăng mạ của những nhà lănh tụ hay của lập pháp. Nhưng chúng phải được răn đe một lần rằng việc sử dụng khủng bố sẽ khơi ng̣i cho sự giận dữ của tất cả những quốc gia không muốn thế giới này bị xé nát bởi một thiểu số nhỏ nhoi, những kẻ theo đuổi bạo lực như mục tiêu của chúng. Chúng ta sẽ chỉ loại được khủng bố nếu chúng ta đánh đuổi nó bằng cách kéo đi màn u ám do sự lên án quốc tế quanh những nước bảo trợ cho nó. Và hành động thực sự bao giờ cũng mạnh mẽ hơn là lời nói suông. Trừ khi họ muốn sống ḥa b́nh trong cộng đồng quốc gia, chúng ta không thể cho phép họ bất cứ một đặc quyền nào khác trong đời sống cộng đồng.

 

Những cuộc chiến tranh không thể nào được phát động nếu không có sự phát động của quốc hội và nhân dân. Nhưng có những lúc, quốc hội và nhân dân không thể nhận ra được sự sống c̣n của chúng ta trong những tranh chấp thuộc thế giới thứ ba. Những lănh tụ nên lănh đạo chứ không hẳn chỉ theo những ư kiến của công luận - mà công luận này lại không được thông tin đầy đủ. Đó là trách nhiệm của họ phải hướng dẫn nhân dân và quốc hội về những quyền lợi trọng yếu của chúng ta ở nơi nào và rồi tranh thủ hậu thuẫn cho bất cứ những hành động quân sự nào cần thiết để bảo vệ. Những lănh tụ chỉ làm những ư kiến nào mà cuộc thăm ḍ ư kiến đă chứng tỏ những cử tri không chính thức sẽ ủng hộ th́ không phải thực sự là những lănh tụ, và nếu những người Mỹ theo họ, điều đó sẽ làm chúng ta không c̣n là một nước lớn. Có lần Trotsky đă viết “ Người ta có thể không quan thiết đến chiến lược, nhưng chiến lược phải quan thiết đến với ta”. Khối dân chúng không được thông tin đầy đủ có thể không lưu ư đến những ảnh hưởng đang diễn tiến trên thế giới thứ ba - nhưng cái ǵ đang diễn tiến trên thế giới thứ ba lại quan thiết và ảnh hưởng đến họ.

 

Cho đến bây giờ chúng ta nên chọn lựa những ǵ lôi cuốn chúng ta trong những tranh chấp thuộc thế giới thứ ba để phân định. Như Frederick Đại Đế đă quan sát “ông ta muốn pḥng vệ khắp mọi nơi th́ chẳng nơi nào pḥng vệ được cả”. Một cách giản dị v́ chúng ta là một cường quốc chính yếu của thế giới tự do, nên chúng ta phải có trách nhiệm về mọi việc đang trở nên xấu trên thế giới. Cuộc xâm lăng của Khaddfi là một thí dụ. Nước Pháp có rất nhiều tài sản hơn Hoa Kỳ ở Tchad, và họ cần thiết phải lănh trách nhiệm đối đầu với Khaddafi. Nếu họ t́m ra hắn là một tên bất trị, điều đó không có nghĩa là chúng ta có thể hay nên làm được những điều ǵ tốt hơn nước Pháp làm được. Như trường hợp Việt Nam đă được chứng tỏ rơ ràng chiến thắng bởi một ủy nhiệm của Liên Sô trong một cuộc tranh chấp thuộc thế giới thứ ba khuyến khích sự phiêu lưu của Liên Sô và dẫn đến sự xâm lăng nữa trong những phần khác thuộc thế giới thứ ba. V́ thế, không có một trường hợp xâm lăng nào của Liên Sô trong đất nước thuộc thế giới thứ ba mà lại không là một thách đố đối với Tây phương.

 

Mục tiêu của chúng ta nên luôn luôn sử dụng đến sức mạnh như một giải pháp cuối cùng. Nhưng khả năng và ư chí sử dụng sức mạnh là một giải pháp đầu tiên, khi những quyền lợi của chúng ta bị đe dọa giảm thiểu sự có thể có việc sử dụng vũ lực như một giải pháp sau cùng. Khi những nguy cơ về thương vong có thể lớn hơn nhiều, Việt Nam là nơi rất quan trọng để ngăn chận một cuộc xâm lăng từ sớm. Winston Churchill đă đưa ra quan điểm là thế chiến thứ hai là một cuộc chiến tranh không cần thiết v́ nó đă có thể được ngăn chận bởi hành động hợp thời chống lại Hitler khi ông này tung ra những cuộc chinh phục các nước nhỏ hơn. Nhưng vào thời ấy những lănh tụ Âu châu không quan niệm đấy là những quyền lợi sinh tử của họ.

 

Mọi người đều đồng ư rằng, chúng ta chẳng nên bao giờ gửi quân đội chúng ta đến một nơi thiếu chính nghĩa. Nhưng chiến thắng phải được định nghĩa một cách riêng biệt, chúng ta là những lực lượng pḥng thủ, chúng ta không hề cố gắng đi chinh phục các quốc gia khác. Đó là điều tại sao chúng ta phải có một chính sách chiến đấu cho những cuộc chiến tranh có giới hạn khi chúng cần thiết để hoàn tất những mục tiêu giới hạn. Chúng ta CHIẾN THẮNG nếu chúng ta ngăn ngừa được kẻ thù chiến thắng. Thế giới có thể đă nh́n cuộc chiến tranh quy ước cuối cùng giữa những cường quốc lớn. Trong khi kết thúc tranh chấp quốc tế sẽ có thể được quyết định bởi kết quả của những cuộc chiến tranh bất quy ước có giới hạn. Một Tổng Thống không phải bị đối đầu với những chọn lựa là phát động một cuộc chiến tranh toàn thể hay chấp nhận một sự thất bại toàn thể hay không.

 

Tuy nhiên sau Việt Nam, quốc hội Hoa Kỳ đă cố gắng buộc Tổng Thống phải làm đúng như một sự lựa chọn ấy bằng cách thông qua những biện pháp để cắt xén tàn nhẫn những khả năng sử dụng sức mạnh quân sự hạn chế và bất quy ước. Đạo luật về khả năng chiến tranh đă khiến cho những hành động mau chóng và bí mật của Tổng Thống trong 1 cuộc xung đột trở nên bất khả thực hiện và cho phép quốc hội được rút quân đội Hoa Kỳ về nước, giản dị là không c̣n làm ǵ được cả - v́ thiếu sự thông qua một giải pháp cho phép hay chống lại hành động của Tổng Thống. Đạo luật trợ giúp ngoại quốc hạn chế viện trợ cho những chính quyền mà chính quyền đó không làm sạch được những sự ghi nhận về vi phạm nhân quyền. Nếu nó đă có trong thời thế chiến thứ hai, đạo luật này đă ngăn cản không cho Hoa Kỳ trợ giúp đồng minh của chúng ta là Liên Sô để chống lại Hitler. Tu chính án Clark - 1976 đă cấm mọi sự viện trợ cho những chiến đấu cho tự do ở Angola, tạo dịp bật đèn xanh cho Cuba và Liên Sô thao túng ở Angola và trên khắp thế giới. Tu chính án Boland 1982 vạch đường cho quyết định thảm hại của quốc hội Hoa Kỳ cắt mọi viện trợ cho phe Contras chiến đấu chống bọn Sandinitas ở Nicaragua.

 

Những biện pháp này đ̣i hỏi một vị Tổng Thống phát động chiến tranh dưới những luật lệ của hầu tước Queensbury trong một thế giới nơi mà những phương cách tốt là ngăn cản tàn nhẫn. Liên Sô không bị ràng buộc với bất cứ một luật lệ nào chỉ trừ có một điều nói đến là chiến thắng. Không một ai đ̣i hỏi chúng ta nên trở thành giống họ để dành phần thắng. Chính Nietzche đă viết “Ai chiến đấu với cá sấu, kẻ đó trở thành cá sấu”. Nhưng ta cũng phải nhớ lại rằng “ai không chiến đấu th́ sẽ bị cá sấu nhai nghiến mất”.

 

Không có một giới hạn nào đối với lực lượng của Liên Sô đi xâm lăng, lật đổ và phá hoại những chính quyền không Cộng Sản, hay trang bị, củng cố, khuyến khích những chính quyền Cộng Sản xâm lược. Làm què quặt thế lực của chúng ta khi chúng ta đáp ứng trong những trường hợp như thế để đẩy ra xa hơn sự xâm lược. Hơn nữa, chúng ta cũng phải yểm trợ cho những chính quyền đang chiến đấu chống sự xâm lược của Cộng Sản ngay cả khi vấn đề nhân quyền của họ chẳng đạt được những tiêu chuẩn như tiêu chuẩn của chúng ta. Với sự trợ giúp và ảnh hưởng của chúng ta, nhân dân họ sẽ có một cơ may để có một số những dân quyền; dưới chế độ Cộng Sản, họ sẽ chả có ǵ hết. Và chúng ta phải đối diện với một thực tại là chiến tranh được che dấu là một thực tại trong đời sống của thế giới thứ ba. Nếu tất cả sự vận chuyển vũ khí cho những chính phủ hay phe nhóm chống Cộng đ̣i hỏi phải có sự điều tra của quốc hội kỹ càng, th́ vũ khí sẽ chẳng bao giờ rời khỏi bến và bè bạn của chúng ta sẽ trở thành trắng tay. Liên Sô và những chư hầu của nó, trong khi ấy, sẽ chiến đấu hăng hơn và chiến thắng nhanh hơn, đoạt từ quốc gia này đến quốc gia khác, đúng như họ đă làm trong những năm cuối thập niên 1970. 

 

Chính sách ngoại giao mở rộng ṿng tay sẽ chỉ là một nắm tay lỏng, trừ khi vị Tổng Thống có cây gậy thần của một sức mạnh quân sự đáng tin cậy trong tay. Nhịp độ và bản chất của những biến cố trong thế giới tân kỳ làm cho nó quan trọng hơn bao giờ hết cho vị Tổng Thống có khả năng gửi quân đội sử dụng đi xa với cấp độ đầy đủ của những lực lượng quân sự và t́nh báo khi t́nh thế đ̣i hỏi. Điều đó không thể cho 535 thành viên của quốc hội làm những điều ấy cho mau, những điều kiện thật khó khăn cho một Tổng Thống. Những biến cố không bao giờ chờ chúng ta đáp ứng. Như Charles de Gaulle quan sát trong thời gian ngắn trước khi ông qua đời, thành viên của quốc hội có thể làm tê liệt chính sách, bởi v́ họ không thể bắt đầu thực hiện chính sách. Sự lănh đạo nghị viện có nghĩa là sự lănh đạo bởi sự đồng thuận, và sự đồng thuận trong lănh đạo th́ không phải là lănh đạo. Thời gian để cho sự đồng thuận được h́nh thành, th́ thời gian để hành động đă qua rồi. Quốc hội là một thể hội phán, bánh xe của nó nghiến qua chậm chạp, quốc hội thường nổi điên lên như vậy. Tuy nhiên, một vị Tổng Thống phải nh́n, phải suy nghĩ và rồi hành động quyết định.

 

Đạo luật về khả năng chiến tranh và những biện pháp khác đă giới hạn thẩm quyền rộng răi của Tổng Thống là sự kéo dài những triệu chứng của hội chứng bệnh hoạn Việt Nam, những biểu lộ của sự sợ hăi về sức mạnh của chính chúng ta trên khắp nước Mỹ sau sự thất bại của Hoa Kỳ ở Đông Dương. Những ngày ấy th́ bây giờ đă qua rồi. Nếu chúng ta phải xử trí trong những chiến đấu quyết liệt ở thế giới thứ ba, Tổng Thống và quốc hội nên hợp tác cùng nhau trong một nỗ lực tháo bỏ đi hạn chế chủ bại này từ những bản văn hành pháp.

 

Tránh một Việt Nam khác và cần cố gắng giúp đỡ quốc gia không Cộng Sản đánh bại một cuộc nổi dậy của Cộng Sản - hay giúp cho những người chống Cộng tại một quốc gia mà Cộng Sản đă cướp được chính quyền - là một điều rất khó khăn. Con đường chắc chắn nhất để ngăn ngừa một Việt Nam khác là hành động trước khi cuộc chiến đấu bùng ra. Khi tất cả yên lặng trong thế giới thứ ba, nó không có nghĩa là tất cả đều tốt đẹp. Chúng ta cần một hệ thống báo động sớm để t́m ra khả năng của những điểm nóng trong thế giới thứ ba. Một khi chúng ta đă nhận ra chúng, chúng ta phải đưa ra ngay hành động, sự can thiệp có thể thực hiện được về thực trạng của một cực đoan này sang Cộng Sản ở một cực đoan hơn. Ta cần phải sử dụng thuốc chính trị ngăn ngừa trước khi căn bệnh bị nhiễm thứ vi khuẩn cách mạng bất khả chữa khỏi.

 

Đó là một trận chiến ta có thể phát động trên địa bàn của chúng ta - nơi chúng ta mạnh nhất và là nơi Cộng Sản yếu nhất - khôi hài thay, trong trường kỳ, Cộng Sản thua trong khi chúng chiến thắng trong thế giới thứ ba, v́ xă hội chủ nghĩa Soviet không làm việc được. Cộng Sản đă dành chính quyền ở 18 quốc gia khi chấm dứt thế chiến thứ hai. Nhưng không có chính quyền nào trong những quốc gia mà Liên Sô chiếm được lại dành được đa số phiếu bầu trong một cuộc bầu cử tự do dân chủ. Cũng không một quốc gia nào trong họ dám thử cho dân chúng được bầu cử lấy tới một lần. Ngay sau thế chiến thứ hai, tư tưởng Cộng Sản đă hấp dẫn thế giới thứ ba một cách rơ ràng và dân chúng trong vùng không biết nó sẽ sản xuất ra được ǵ. Bây giờ th́ họ hiểu: Cộng Sản không c̣n sức hấp dẫn quần chúng nữa. Nó hứa hẹn ḥa b́nh nhưng đưa lại chiến tranh. Nó hứa hẹn giải phóng nhưng đưa lại độc tài bạo chúa. Nó hứa hẹn công lư nhưng đưa lại hàng chuỗi những trại tù Gulags. Nó hứa hẹn tiến bộ nhưng đưa lại bần cùng. Nhưng khi Cộng Sản không c̣n sức hấp dẫn quần chúng nữa, Cộng Sản vẫn c̣n sức hấp dẫn mănh liệt đối với các lănh tụ. Nó đưa ra một phương cách để cướp chính quyền và giữ chính quyền. Cộng Sản sẽ tiếp tục cố gắng bành trướng đế quốc của chúng, nhưng nó chỉ có thể thành công do sức mạnh vũ khí chứ không phải v́ sức mạnh tinh thần.

 

Sự phát triển địa dư chính trị chính từ sau thế chiến thứ hai đă chứng tỏ rằng Cộng Sản đă thua trong trận chiến ư thức hệ trên thế giới. Nhưng thực tế, chúng tuy thua trong trận chiến này cũng không có nghĩa là Tây phương đă thắng. 3 tỷ rưỡi người sống trong thế giới thứ ba có một lợi tức đầu người trung b́nh 600 dollars so với lợi tức đầu người 10,000 dollars của Mỹ. Xă hội của họ phân hoá giữa những người rất giàu và những người rất nghèo. Dân chúng tại những quốc gia này muốn sự thay đổi. Một câu hỏi duy nhất là sự thay đổi bằng những phương thức ḥa b́nh hay bạo lực, hoặc nó sẽ hủy hoại hay hoặc nó sẽ xây dựng, hoặc nó sẽ đưa đến một thể chế độc tài hay tự do. V́ người dân muốn thay đổi, nó sẽ không có câu trả lời cho hiện trạng. Nếu nó không có hy vọng thay đổi ḥa b́nh, sự thay đổi bằng bạo lực là điều không thể nào tránh khỏi.

 

Thật quá nhiều khuynh hướng đi t́m những con vật tế thần cho những vấn đề thuộc các nước thế giới thứ ba. Một số đổ tội cho các di sản của chế độ thực dân của họ. Những kẻ khác chống đối là sự khai thác bóc lột của phương Tây qua những công ty đa quốc gia khổng lồ, phải chịu trách nhiệm về nền kinh tế lạc hậu trong thế giới thứ ba. Những kẻ khác lại cáo buộc là những chính sách viện trợ keo kiệt và những chính sách mậu dịch hạn chế của Tây phương đă gây ra cho những quốc gia trong thế giới thứ ba lẹt đẹt đàng sau sự phát triển.

 

Câu trả lời thực sự là nền kinh tế của hầu hết những quốc gia thuộc thế giới thứ ba th́ bệnh hoạn, và nó không thể hồi phục nếu không có một sự khám bệnh đặc biệt cho t́nh trạng bệnh hoạn. Từ sau thế chiến thứ hai, dân chúng của những quốc gia mới độc lập phải sống dưới những chính quyền xấu và không thể tin cậy vào được - hầu hết các viên chức trong chính quyền này th́ tham nhũng, số đông trong bọn họ th́ lại áp chế dân chúng. Rất hiếm trong bọn họ có ư thức và tinh thần dân chủ. Những nhà độc tài nhăi nhép th́ biển thủ và tham nhũng hàng tỷ dollars để xây dựng tổ ấm. Mị dân th́ như Sokarno và N' Krumah xây những tượng đài cho chính họ hơn là để lại những di sản tiến bộ cho nhân dân của họ. Triết thuyết xă hội áp đặt những chính sách kinh tế và làm nản ḷng sự đầu tư của tư nhân và, nhân danh công bằng, để bần cùng hoá hàng triệu người dân chia xẻ cảnh nghèo khó khốn khổ hơn là tham gia vào đà tiến bộ.

 

Số phận của họ không phải là lỗi của chúng ta, nhưng là trách nhiệm của chúng ta. Dân chúng ở những quốc gia này có những vấn đề ghê gớm. Ít nhất Cộng Sản đă nói về những vấn đề đó. Quá nhiều lần chúng ta nói về Cộng Sản. Nó không có giá trị ǵ ở nước Mỹ. Nước Mỹ là một quốc gia lớn, chúng ta trở nên vĩ đại không phải v́ chúng ta chống lại những điều dở mà v́ chúng ta đă làm những điều tốt. Chúng ta phải làm sáng tỏ với nhân dân thế giới thứ ba điều chúng ta quan tâm về t́nh trạng của họ nếu họ không bị Cộng Sản đe dọa, rằng chúng ta không phải để cho hiện trạng hàng triệu người buồn khổ trong nghèo nàn, rằng chúng ta không phải chỉ chống Cộng để làm cho mọi việc trở nên xấu hơn mà để làm cho một con đường tốt hơn, và trong đó, mọi người khác có thể được chia xẻ những tiến bộ của chúng ta tới một xă hội nhiều tự do hơn, nhiều công lư hơn và nhiều thịnh vượng hơn.

 

Chúng ta phải bỏ đi cái cảm tưởng là chúng ta sẽ nhảy vào hoạt động trong thế giới thứ ba chỉ khi nào quyền lợi của chúng ta bị đe dọa bởi sự xâm lược của Cộng Sản. Bây giờ chúng ta phải phát triển những chính sách nói rơ về quyền lợi của họ. Ngay cả khi họ không bị Cộng Sản đe dọa, hàng triệu dân chúng sẽ minh chứng về đ̣i hỏi cải cách để nhấc đi gánh nặng nghèo nàn, bất công và tham những, mà đó là những số phận của họ qua nhiều thế hệ. Khi công bố những quan điểm này, chúng ta sẽ phụng sự cho quyền lợi của chúng ta nhưng khi đang bị Cộng Sản tước đoạt bằng những phương cách để chúng dành chính quyền và áp đặt một chế độ độc tài bạo chúa mới.

 

Cho đến bây giờ, chúng ta đă hoạt động để dập tắt những ngọn lửa cách mạng sau khi chúng bắt đầu. Chúng ta phải biết cách kiềm chế nó khỏi ng̣i nổ từ chỗ ban đầu. Chúng ta đă biết cách tung lực lượng ra khắp hoàn vũ với một mức độ lớn hơn rất xa mọi quốc gia trong lịch sử. Chúng ta phải hiểu cách tung ra sự tiến bộ một cách ngoạn mục. Chúng ta phải nắm lấy thời cơ để làm nột cuộc cách mạng ḥa b́nh trong thế giới thứ ba bây giờ hay đối đầu giải quyết khi cần thiết với những bạo lực sau này.

 

Suốt trong 40 năm, Liên Sô luôn luôn ở trong vị thế tấn công, hứa hẹn những đấu tranh nhân dân không thể nào có được: ngay lập tức có công lư, ngay lập tức có thịnh vượng, phá đi ngay những định chế áp bức thủ cựu và thiết lập những định chế mới tốt đẹp công bằng hơn. Ngược lại, chúng ta đưa ra tiền và dân chủ. Không may thay, dân chủ th́ dễ nói hơn thực hiện và tiền th́ dễ bị ăn cắp và phung phí hơn là được sử dụng cho loại phát triển kinh tế cơ bản mà các quốc gia thuộc thế giới thứ ba cần. Khi nó đáp ứng đúng với cảm hứng của nhân dân với những viễn tượng về tương lai trái ngược hẳn với những bẩn thỉu ở hiện tại, Cộng Sản đă dễ dàng thủ thắng. Nhưng viễn tượng của họ chỉ là ảo ảnh, mà ảo ảnh th́ vẫn c̣n hơn là không có ǵ.

 

Câu trả lời cho lời hứa hẹn giả dối của cuộc cách mạng cộng sản là tung ra một cuộc cách mạng ḥa b́nh cho tiến bộ của thế giới thứ ba. Hoa Kỳ và những đồng minh của chúng ta phải chân thực và hào hiệp giúp đỡ cho những quốc gia thuộc thế giới thứ ba để phát triển kinh tế đúng như con đường mà Hoa Kỳ đă giúp phát triển Âu châu và Nhật Bản phục hồi kinh tế sau thế chiến thứ hai.

 

Sáng kiến mới này sẽ không phải là một kế hoạch Marshall trong thế giới thứ ba. Kế hoạch Marshall được chính thức gọi là chương tŕnh phục hồi Âu châu. Cái cần thiết trong thế giới thứ ba không phải là kế hoạch phục hồi cho những quốc gia đă có những nền kinh tế tân tiến, nhưng là một kế hoạch khởi đầu cho những quốc gia với những nền kinh tế sơ khai. Sự viện trợ phải được cấu trúc với con đường như vậy để những quốc gia nhận viện trợ sẽ có sự khích động mạnh mẽ chấp nhận những chính sách kinh tế và chính trị để thúc đẩy vừa tiến bộ vừa công lư. Nhân dân trong thế giới thứ ba phải được cho những thứ ǵ để chiến đấu cho, chứ không phải chiến đấu để đoạt.

 

Đây là một sự tranh đua mà ở đó chúng ta có một lợi thế lớn lao hơn Liên Sô. Từ sau thế chiến thứ hai chấm dứt, Hoa Kỳ đă cung cấp 160 tỷ dollars ngoại viện cho những kẻ thù cũ của Hoa Kỳ, cho đồng minh và cho những quốc gia thuộc thế giới thứ ba. Trong cùng một thời gian, Liên Sô chỉ cung cấp có 20 tỷ dollars. Trong khi tại quốc hội Hoa Kỳ, những số phiếu áp đảo cho những chi phí quốc pḥng nhiều hơn, ngoại viện vẫn thường không thay đổi bị cắt xén thấp hơn con số yêu cầu của Tổng Thống từ khi thế chiến thứ hai chấm dứt. Chúng ta đă chi tiêu 7% tổng sản lượng quốc gia cho việc pḥng thủ và 2 phần 10 của 1% tổng sản lượng quốc gia cho viện trợ kinh tế. Điều đó có nghĩa là chúng ta đă chi tiêu 35 lần nhiều hơn để sửa soạn cho một cuộc chiến tranh mà nó có thể chẳng bao giờ phải chiến đấu so với những chương tŕnh chúng ta làm có thể giúp chúng ta thắng một cuộc chiến tranh mà chúng ta đang bị tổn thất.

 

Thời gian đă trở nên tái khẳng định cho những ưu tiên của chúng ta. Tôi không có đề nghị là chúng ta nên yểm trợ cho những đề nghị thiện chí nhưng khờ khạo về một sự chuyển giao lớn lao tài sản từ những quốc gia giầu sang quốc gia nghèo. Điều đó sẽ chỉ tạo ra một giai tầng hạ lưu thường trực của những quốc gia lười biếng chỉ t́m những của bố thí. Hoa Kỳ sẽ không chia xẻ sự giàu có của chúng ta mà sẽ giúp họ thành tựu giàu có. Sáng kiến vùng Caribbean của chính phủ Reagan và những bảo đảm của phái bộ Kissinger với viện trợ cho Trung Mỹ đă chỉ rơ hướng mà Hoa Kỳ muốn làm.

 

Đối với những quốc gia kỹ nghệ chỉ bây giờ mới bắt đầu hồi phục sau cơn suy thoái thế giới rộng lớn mới đây, điều chót họ suy nghĩ là cần có thêm ngoại viện. Dù sao, sự thực là trong ṿng 20 năm trở lại đây, ngoại viện đă suy giảm nhiều so với tỷ lệ tổng sản lượng quốc gia. Vào năm 1960, 17 quốc gia kỹ nghệ không Cộng Sản lớn nhất cung cấp một nửa phần trăm trên tổng sản lượng quốc gia của họ cho ngoại viện. Vào năm 1981, số phần trăm này chỉ c̣n 0.3%. Những quốc gia cung cấp viện trợ đă chán ngấy khi thấy tiền của họ bị phung phí vào những chương tŕnh vụng về và nghèo nàn hoặc những dự án thi hành tồi tệ trong thế giới thứ ba! Họ cũng mất hết nhuệ khí v́ thiếu hẳn sự tiến bộ. Thí dụ, trong suốt thập niên 1970, lợi tức tính theo đầu người của Phi châu da đen, gồm cả vùng giàu có của Nigeria, ngày nay cũng bị giảm sút mặc dù có hàng tỉ dollars viện trợ. Sự kiện tên độc tài marxist Mengistu Haile Mariam đă chi tiêu 110 triệu dollars vào ngày khánh thành lễ kỷ niệm hàng năm một cách phung phí tục tĩu, trong khi hàng triệu dân Ethiopia đang bị chết đói, đă làm các nước cung cấp viện trợ vỡ mộng- ngay cả những kẻ cương quyết hậu thuẫn cho chương tŕnh ngoại viện. 

 

Nhiều người nước ngoài và ở Hoa Kỳ đă kết luận một cách đáng thông cảm là ngoại viện không có giá trị như một sự đầu tư. Vẫn theo truyền thống, sự viện trợ liên quan giữa một chính phủ cho một chính phủ, họ rất đúng. Rất nhiều của cải viện trợ đă bị phung phí, đặc biệt là khi nó được trao mà lại thiếu những ràng buộc. Thường th́ những giới chức của một quốc gia đang mở mang quá kiêu hănh khi nhận những lời cố vấn từ những người ngoại quốc về việc tiêu tiền như thế nào, trong khi giới thư lại của quốc gia tặng dữ lại quá ít hiểu biết hoặc quá xúc cảm về đầu óc cá nhân của các viên chức ở thế giới thứ ba khi đưa ra lời cố vấn, đặt thẳng những điều kiện hoặc cho những ân huệ ngay khi những điều đó được làm. Nhưng giống như một ngân hàng không giúp đỡ cho người vay bằng cách cho nó một món nợ xấu, chúng ta không giúp quốc gia thuộc thế giới thứ ba khi ta cung cấp viện trợ trợ cấp xă hội chủ nghĩa, hiện trạng tham nhũng, hoặc áp bức.

 

Những cuộc hội thảo về ngoại viện của Hoa Kỳ được mở ra giữa 2 thái cực. Một số nói chúng ta nên cắt viện trợ của chính phủ Hoa Kỳ cho chính phủ các nước đang mở mang và phải gia tăng đầu tư của tư nhân. Những kẻ khác th́ chống lại ư kiến nói trên, đó là đ̣i tăng thêm viện trợ của chính phủ cho chính phủ th́ tốt hơn là tăng đầu tư tư nhân. Sự thực, chẳng có cái nào hành xử được mà không có cái kia. Viện trợ của chính phủ cho chính phủ nên được sử dụng như là thứ phân bón hóa học sửa soạn cho mảnh đất của việc đầu tư tư nhân, và v́ thế giúp cho nền kinh tế phát triển. Viện trợ phải đặt điều kiện thiện chí của quốc gia nhận và chấp nhận những chính sách mà nó sẽ hấp dẫn đầu tư tư nhân nhiều hơn, v́ đầu tư tư nhân sẽ mang đi một số với nó trong khi viện trợ cho chính phủ th́ không: giám định kỹ thuật và những chương tŕnh huấn luyện sẽ đưa đến những tiến bộ thật sự cho quốc gia nhận viện trợ.

 

Đầu tư tư nhân có những lợi điểm gia tăng: nó không bị giới hạn bởi những hạn chế trong ngân sách của quốc gia tặng dữ; một giới hạn duy nhất của nó là không khí đầu tư của quốc gia nhận đầu tư. Chúng ta phải đặt chính sách của chúng ta trên sự nh́n nhận thực tế là sức mạnh của ta ở quốc nội cũng như ở quốc ngoại là không phải

cái chúng ta làm qua chính phủ mà là cái chúng ta làm qua lănh vực tư.

 

Chúng ta cũng nên thám hiểm xem để làm thế nào hơn được qua sự canh cải về người và điều hành thuế gián thu, thuế xuất nhập cảng và những sáng kiến khác để khuyến khích những nghiệp vụ thương mại Hoa Kỳ làm nhiều hơn những thương nghiệp ở nước ngoài.

 

Một phần, những kiến thức bềnh bồng của thập niên 1960 - 1970 là ư niệm: những công ty đa quốc gia là những kẻ ngoài ṿng pháp luật quốc tế, bóc lột sức lao động rẻ tiền và những nguồn tài nguyên thiên nhiên của thế giới thứ ba mà chẳng trả lại cho họ ǵ cả. Sự thực, những xí nghiệp lớn đă làm một số việc lớn để khích động sự phát triển kinh tế trong thế giới thứ ba nên được khuyến khích để làm nhiều hơn nữa.

 

Sợ sự cạnh tranh của nước ngoài và sợ mất việc, đă góp phần dựng nên sự yểm trợ cho chủ thuyết bảo hộ mậu dịch. Trong khi điều đó được nhận như một vấn đề trực tiếp đau thương, th́ trong trường kỳ chúng ta đă gặt hái được thêm nhiều những quốc gia thịnh vượng trong thế giới thứ ba. Hai khách hàng tốt nhất của chúng ta trên thế giới là Nhật Bản và Canada, cả 2 đều là những quốc gia phát triển cao.

 

Không có vấn đề là Tây phương cung cấp viện trợ bao nhiêu, sự cắt giảm nó sẽ tạo nên những chính sách mậu dịch làm thương tổn những quốc gia thuộc thế giới thứ ba. Một số các quốc gia gồm cả Hoa Kỳ thiếu khuyến khích sự phát triển kinh tế bằng cách áp đặt những thuế suất để chấm dứt hay chấm dứt từng phần hàng hoá từ một quốc gia mà nếu không có những nguyên liệu thô từ quốc gia tương tợ để chế tạo những hàng hoá này. Tây phương cũng làm thương tổn đến thế giới thứ ba mà ở đấy 70% số người nghèo nàn nhất đă phụ thuộc đời sống của họ vào canh nông, bằng cách trợ cấp giá cả cho một số nông sản trong nước mà đáng lẽ ra nên nhập cảng th́ tốt hơn. Loại đi những chính sách như vậy v́ sẽ gây trong đoản kỳ những khó khăn trong nước, nhưng sẽ khích lệ viễn cảnh cho một nền kinh tế phát triển trong thế giới thứ ba. Và làm thế trong trường kỳ sẽ giúp ta thịnh vượng và bảo đảm hơn.

 

Tung ra một chương tŕnh có hiệu quả cho sự tiến bộ của một nền kinh tế là một nhiệm vụ rất khó khăn. Mục tiêu của ta không thể hoàn tất được trừ khi có được nhiều điều kiện - điều kiện số một, chúng ta phải có sự ủng hộ của lưỡng đảng trong chính sách ngoại giao, những sáng kiến của những công tác ngoại giao lớn thời hậu chiến - chương tŕnh viện trợ Hy Lạp - Thổ nhĩ Kỳ, kế hoạch Marshall, tái thiết Nhật Bản - là những sáng kiến của lưỡng đảng. Lưỡng đảng trong chính sách ngoại giao là một trong những tai họa lớn trong chiến tranh Việt Nam. Điều quan trọng thiết yếu là sáng kiến trong thế giới thứ ba của chúng ta bắt đầu như một nỗ lực của lưỡng đảng, và giữ vững theo đường này. Sự phát triển kinh tế không phải xảy ra trong một sớm một chiều, nhưng một thay đổi về thái độ dân chủ thường được làm. Trừ khi ta quyết định ngay từ đầu là nỗ lực của ta để dành chiến thắng trong chiến tranh thuộc thế giới thứ ba sẽ không là một trận túc cầu chính trị, nó sẽ luôn luôn có một mối nguy hiểm trong tương lai, một vị tổng thống hay quốc hội, đang nh́n trong cuộc bầu cử tới, sẽ đẩy và giao trái banh ngược về hướng khác. 

 

Hoa kỳ không thể có đủ khả năng có sự lănhh đạo một cách chia rẽ đắng cay trên đường lối của chúng ta khi giải quyết một cuộc xung đột trong thế giới thứ ba. Một bên, phe diều hâu nhấn mạnh đến tầm quan trọng phải bảo vệ những quyền lợi của Mỹ và giúp đỡ những chính phủ trong thế giới thứ ba chiến đấu chống sự lan tràn của Cộng Sản, phiá bên kia, phe bồ câu nhấn mạnh đến tầm quan trọng trong việc chỉ giúp đỡ cho những chính quyền nào tôn trọng nhân quyền và cố gắng phát triển kinh tế một cách đúng đắn. Cả 2 phe chỉ có nửa phần đúng.

 

Nếu phe diều hâu và bồ câu cứng nhắc trong cái nh́n về những sự kiện chính trị trong đời sống thuộc thế giới thứ ba, họ sẽ t́m ra trong chính họ đang nh́n mắt trong mắt với một người khác. Với phe bồ câu có nghĩa là chấm dứt câu chuyện lăng mạn với ư kiến cách mạng, quá thông thường chuyện đó đă dẫn dắt họ phung phí những lời khen ngợi thiếu hẳn đầu óc phê b́nh với bất cứ ai tuyên bố hành động nhân danh nhân dân, không kể đến thế nào là bạo lực và phá hoại trong những hành động có thể có của nó. Rất hiếm những cuộc cách mạng đưa đến dân chủ và sau thế giới thứ hai, những cuộc cách mạng từ phía tả đă chẳng bao giờ mang lại dân chủ. Đó không có nghĩa là chúng ta chẳng nên bao giờ giúp đỡ một chính phủ cách mạng hay chúng ta nên quay lưng với tất cả những ai đang cố gắng cải cách chính trị và cải cách xă hội. Điều đó có nghĩa là chúng ta cần phải kiên nhẫn với những quốc gia khi hệ thống của họ không được hoàn chỉnh và chúng ta nên hoài nghi về những ai công bố là họ sẽ đưa lại cả một thời đại hoàng kim chỉ trong một đêm (!), trong khi những công tŕnh dân chủ cho những quốc gia ở Tây phương đă phải diễn tiến trong một thời gian khá lâu, do đó dân chủ có ngay là chuyện chẳng bao giờ có được và cũng chẳng bao giờ đ̣i hỏi được trong hầu hết các quốc gia trong thế giới thứ ba.

 

Phe diều hâu cũng phải xét lại vị trí của họ. Họ phải nh́n nhận rằng có những nguyên nhân chính trị và kinh tế trong cách mạng. Hoa Kỳ có thể lấy lại được ưu thế quân sự đối với Liên Sô và vẫn có thể c̣n thua trong thế giới thứ ba. Chúng ta phải xoá đi sự lạm dụng của chính chúng ta về khái niệm sức mạnh quốc gia chỉ đo bằng sức mạnh quân sự và như vậy chỉ giản dị có đủ cho chúng ta có thể cảm thấy an toàn. Phe bồ câu phải nh́n nhận rằng đứng hẳn về một phía và không làm cái ǵ cần thiết để ngăn cản sự chiến thắng của một chế độ Cộng Sản áp bức là không có luân lư. Phe diều hâu phải hiểu rằng sử dụng quái tượng đe dọa của Cộng Sản để biện minh cho hiện trạng hay cho sự áp bức cũng là điều không có luân lư.

 

Thứ hai, điều quan trọng là những giải pháp kinh tế đối ngoại phải được mang đến bởi một qui chế công bằng và nghiên cứu kỹ càng với những giải pháp chính trị và quân sự tại văn pḥng Phủ Tổng Thống. Một số sẽ chống đối v́ cho là chính sách kinh tế đối ngoại cần sự lưu ư, điều đó xứng đáng v́ vị trí của nó trong hiến chương tổ chức hội đồng an ninh quốc gia và bộ ngoại giao. Điều đó không thực, những nhăn hiệu nghe kêu không đưa lại quyền lực và ảnh hưởng, chỉ một cửa vào trực tiếp đến Tổng Thống làm.

 

Trong hội đồng an ninh quốc gia, những vấn đề chính trị và quân sự được nhận với ưu tiên số 1; vấn đề kinh tế được để lại và tiếp tục coi là ưu tiên loại hai. Tại bộ ngoại giao, những viên chức kinh tế, với rất ít biệt lệ, là những công dân cấp hai. Những chàng trai trẻ trong ngành ngoại giao sẽ lên đến những địa vị cao hay trở nên những vị đại sứ, là những viên chức chính trị. V́ thế, không có ǵ ngạc nhiên là, với rất ít biệt lệ được ghi nhận, tư thế của những viên chức kinh tế thấp hơn những viên chức chính trị.

 

Chính sách ngoại giao kinh tế là trẻ mồ côi, xếp hàng nh́ trên bàn giấy bộ ngoại giao, thương mại và tài chánh lời qua tiếng lại trong sự đối xử. Đó là điều tại sao những quyết định về chính sách kinh tế thường không so sánh được với những quyết định về chính trị, đặc biệt những nơi có sự lôi cuốn về những vấn đề mậu dịch giữa Đông - Tây.

 

Suốt trong thế chiến thứ 2, Hoa Kỳ nh́n nhận tầm quan trọng của khả năng kinh tế nên đă thiết lập ủy ban kinh tế chiến tranh. Ngày nay, chúng ta cần một ủy ban về chính sách kinh tế-ngoại giao để phối hợp việc sử dụng khả năng kinh tế của ta trong chiến tranh thuộc thế giới thứ ba. Và nó nên được cho cùng một qui chế như hội đồng an ninh quốc gia. Ủy ban kinh tế- ngoại giao sẽ trả lời trực tiếp với Tổng Thống, bởi v́ chỉ có ông mới có khả năng quyết định tất cả, trong khi các giới thư lại trong các nha sở khác nhau bị lôi cuốn vào chính sách kinh tế-ngoại giao thường giản dị theo sự ưa chuộng của Washington, và kèn cựa nhau tranh đấu cho địa bàn hoạt động của họ. Những chính sách mậu dịch của chính phủ, ngoại viện, cho vay, và sự ủng hộ những cơ sở cho vay tiền quốc tế phải được phối hợp để phục vụ cho những lợi ích của chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ. Một tiến tŕnh cũng phải được thiết lập để ghi nhận sự hợp tác của lănh vực tư nhân trong việc phục vụ cho những quyền lợi này. Nó trở nên vô nghĩa cho chính quyền khi cắt bỏ viện trợ đối với những quốc gia thù nghịch trong khi ngân hàng Hoa Kỳ lại tiếp tục cho các quốc gia đó vay những món tiền khổng lồ.

 

Thứ ba, đây là nhiệm vụ cho tất cả những quốc gia kỹ nghệ thuộc phương Tây, không phải riêng Hoa Kỳ. Tổng sản lượng của Âu châu vượt quá chúng ta, và Nhật Bản có thể ngang với Hoa Kỳ vào cuối thế kỷ này. Nhật Bản chi phí 0.2% tổng sản lượng quốc gia cho viện trợ “kinh tế-ngoại giao”, giống như Hoa Kỳ. Nhưng chúng ta chi phí 7% tổng sản lượng quốc gia vào quốc pḥng so với Nhật Bản chỉ có 0.9%, chúng ta có thể hiểu những vấn đề chính trị của Nhật, gây cho nó khó khăn khi chi phí vượt quá 1% tổng sản lượng quốc gia cho quốc pḥng. Nhưng là một quốc gia giàu có đứng vào hàng thứ hai của thế giới tự do, Nhật Bản nên trả cho sự tự do đi lại điều phải cần có một mặt trận quân sự bằng sự gia tăng thích đáng sự viện trợ cho những quốc gia thuộc thế giới thứ ba.

 

Những sáng kiến ngoại giao của chúng ta nên bao gồm một nỗ lực chính để liệt kê cả Liên Sô phối hợp với chúng ta trong việc làm nguội đi cơn khủng hoảng trong thế giới thứ ba. Trong khi điều này có thể xem như không thực tế v́ Liên Sô là kẻ khuấy động nhiều cuộc khủng hoảng và thu lợi hầu hết trong các cuộc khủng hoảng này, chúng ta không được bỏ qua sự kiện là họ có những ưu tiên khác cấp bách phải làm. Họ cần kiểm soát vũ khí nguyên tử như chúng ta cần. Cái ǵ đă phá hoại mọi cơ may phê chuẩn của Thượng viện Hoa Kỳ về Hiệp Ước SALT II?, không phải là những khuyết điểm rơ rệt trong thỏa ước mà là sự xâm lăng Afghanistan của Liên Sô. Không có con đường nào cho Thượng Viện Hoa Kỳ sẽ phê chuẩn bất cứ những thỏa ước về kiểm soát vũ khí trong tương lai khi Liên Sô ồn ào hậu thuẫn những cuộc cách mạng đe dọa đến những quyền lợi của Hoa Kỳ như ở trong vùng châu Mỹ La tinh và Trung Đông.

 

Trong khi Liên Sô muốn thế giới, nhưng họ không muốn chiến tranh. Một cuộc xung đột trong thế giới thứ ba lôi cuốn quyền lợi của cả Hoa Kỳ và Liên Sô có thể leo thang vào một cuộc thế chiến. Và như một cường quốc nguyên tử lớn, Liên Sô đă quan tâm về sự phát triển rầm rộ những vũ khí nguyên tử, cũng giống như chúng ta, và về khả năng những kẻ ngoài ṿng pháp luật quốc tế như Khaddafi có thể có được loại vũ khí này.

 

V́ thế, trong khi họ muốn tiếp tục công bố sự hậu thuẫn của họ cho những cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, họ sẽ ngưng gấp những hoạt động có thể leo thang đi vào một cuộc chiến tranh tự sát toàn thế giới. Khi một quốc gia phải chọn lựa giữa ư thức hệ và sự tồn tại, sự tồn tại luôn luôn phải được chọn trước. Chúng ta nên thách đố những lănh tụ Liên Sô thi đua ḥa b́nh trong thế giới thứ ba. Nếu họ có thể đưa ra những tiến bộ cho nhân dân chứ không phải là sức mạnh cho những nhà độc tài thuộc thế giới thứ ba, chúng ta nói ngay “xin hoan nghênh vào hội”.

 

Tôi không định giá thấp giá phí hay sự phức tạp khi đưa ra một cuộc cách mạng ḥa b́nh cho sự tiến bộ của thế giới thứ ba. Nhưng chúng ta có những nguồn tài nguyên kinh tế. Chúng ta có khả năng nhân sự và khả năng trí tuệ khéo léo. Lợi ích quốc gia chúng ta đ̣i hỏi điều đó. Chỉ có một câu hỏi lèo nhèo. Chiến lược gia người Anh, Sir Robert Thompson đă có lần viết:” sức mạnh quốc gia bằng khả năng nhân sự cộng với nguồn tài nguyên sử dụng trong thời gian cần thiết”. Chúng ta có ư chí để đảm nhận sáng kiến quả cảm ấy không? Nhân dân Hoa Kỳ không thích đảm nhận vai tṛ trên vũ đài quốc tế, chiến tranh Việt Nam đă xoi ṃn ư chí của chúng ta để làm điều đó. Nhưng nước Mỹ là một quốc gia lớn. Những quốc gia lớn phải được trưởng thành đủ để chấp nhận thực tế là người ta không thể thắng trong tất cả mọi lúc được. Thất bại chẳng có ǵ là thê thảm trừ khi người ta đầu hàng, và nước Mỹ th́ chẳng bao giờ chịu đầu hàng. Chúng ta không được từ bỏ những trách nhiệm của chúng ta trên thế giới. Nếu chúng ta từ chối đảm đương vai tṛ quan trọng, phần c̣n lại của thế giới tự do sẽ là miếng mồi ngon cho những kẻ xâm lược độc tài.

 

Chúng ta phải tiếp tục đảm đương vai tṛ ấy, không phải chỉ cho những người khác mà cho cả chính chúng ta. Một thế giới có 1/3 những quốc gia giàu có và 2/3 c̣n lại là những quốc gia nghèo sẽ chẳng bao giờ thực sự được hưởng ḥa b́nh. Quốc gia Hoa Kỳ không thể có ḥa b́nh trong một thế giới chiến tranh. Tự do bị hủy hoại ở bất cứ nơi nào th́ nơi đó là mối đe dọa cho Hoa Kỳ. Hoa Kỳ cũng không thể có một nền kinh tế cường tráng trong khi nền kinh tế thế giới bệnh hoạn. Bằng cách bây giờ đưa ra nhiều viện trợ kinh tế hơn, chúng ta sẽ giảm thiểu được khả năng phải đưa ra những viện trợ quân sự nhiều hơn sau này.

 

Tôi tin tưởng nhân dân Hoa Kỳ sẵn sàng chấp nhận sự thách đố này. Chủ nghĩa thất bại, lănh đạm và phiền muộn không phải là cá tính của Hoa Kỳ. Lạc quan, trắc ẩn, hăng hái, chính là những đặc tính của chúng ta. Chúng ta là một dân tộc không bao giờ thỏa măn với hiện trạng. Người Mỹ luôn luôn cố gắng cho mọi vấn đề được tốt hơn, chúng ta phải sử dụng những đặc tính này để làm việc ở ngoài cả biên giới của chúng ta. Chúng ta phải nhẫn nại với thực trạng trong thế giới thứ ba như chúng ta đă có ở nhà.

 

Con đường tốt nhất để làm chậm hẳn hay ngừng hẳn lại cái đầu máy đă đẩy cuộc tấn công của Cộng Sản trong chiến tranh thuộc thế giới thứ ba là băi bỏ đi phần nhiên liệu của đầu máy đó. Nếu một chương tŕnh cho sự tiến bộ được giao cho nhân dân những quốc gia mục tiêu sự hứa hẹn một cuộc cách mạng ḥa b́nh, những người đang cố gắng khích động bạo lực cách mạng sẽ cạn nguồn xăng nhớt.

 

Trong dĩ văng, để chống lại cuộc xâm lăng của Cộng Sản đă là lư do đủ để động viên công luận hậu thuẫn cho chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Sự quan thiết chính của chúng ta trong sáng kiến lớn này th́ rơ ràng. Nhưng người Mỹ sẽ trả lời c̣n nhiệt t́nh hơn nữa nếu trường hợp được tŕnh bày trong những điều khoản lư tưởng.

 

Trong thế chiến thứ nhất, để chống lại Kaiser và quân phiệt Đức là cả một nguồn khích động mạnh mẽ cho cố gắng chiến tranh của chúng ta. Nhưng sự đóng góp góp vĩ đại nhất của Woodrow Wilson cho chiến thắng cuối cùng của Hoa Kỳ là ông ta đă tŕnh bày cố gắng của chúng ta trong những điều khoản lư tưởng. Chúng ta đă chiến đấu cho “một cuộc chiến tranh để kết liễu những cuộc chiến tranh”, một cuộc chiến tranh “làm cho thế giới được an b́nh và có dân chủ”.

 

Trong thế chiến thứ hai, Hitler và Hirohito đă gây ra cho kẻ thù những thuận lợi để chống lại họ. Nhưng Roosevelt và Churchill đă truyền cảm hứng cho nhân dân thế giới tự do khi tŕnh bày những điều khoản lư tưởng không phải cái mà chúng ta chiến đấu chống lại, mà là cái chúng ta chiến đấu cho - cho 4 tự do và đương nhiên cho một tổ chức thế giới mới đưa đến một kỳ nguyên ḥa b́nh.

 

Qua lịch sử của chúng ta, những vị tổng thống vĩ đại nhất của chúng ta đă kêu gọi nhân dân Hoa Kỳ tham gia vào những chính nghĩa cao cả - những nghĩa cả c̣n lớn hơn chính họ, lớn hơn cả nước Mỹ, lớn bằng cả cái thế giới này. Thomas Jefferson đă nói: Chúng ta hành động không phải cho riêng chính chúng ta nhưng cho toàn thể loài người. Abraham Lincoln cũng đă tuyên bố: Chúng ta sẽ cao thượng bảo vệ được hay sẽ hèn hạ đánh mất đi niềm hy vọng đẹp nhất cuối cùng trên trái đất”. Theodore Roosevelt cũng đă công bố: nhiệm vụ đầu tiên của chúng ta với tư cách những công dân của một quốc gia đă mang nợ với quốc gia Hoa Kỳ, nhưng nếu chúng ta thành thực với những nguyên tắc của chính chúng ta, chúng ta cũng phải nghĩ về sự phụng sự cho những lợi ích của nhân loại nới rộng. Nói tại Điện Độc Lập vào ngày 4 tháng 7 năm 1913, Woodrow Wilson đă nói: Một người Mỹ yêu nước chưa bao giờ kiêu hănh đến thế về lá quốc kỳ mà dưới bóng cờ họ sống như khi lá quốc kỳ đă nói lên cho những người khác như với chính họ một tượng trưng cho niềm hy vọng và tự do”.

 

Lời kêu gọi về những lư tưởng cao cả nhất của chúng ta sẽ chẳng bao giờ thiếu người Mỹ ủng hộ cho những chính nghĩa vĩ đại. Để làm cho thế giới được an b́nh không phải chỉ riêng cho chúng ta mà c̣n cho những người khác là một nghĩa cả. C̣n cao cả hơn là sự thách đố để cho hàng tiện dân chung sống trong những quốc gia nghèo nàn một cơ may chia xẻ những ân huệ của tự do và tiến bộ mà chúng ta được hưởng.

 

Sự thất bại của chúng ta ở Việt Nam chỉ là một bước lùi tạm thời sau hàng loạt những chiến thắng. Điều sống c̣n là chúng ta phải hiểu những bài học đứng đắn từ sự thất bại ấy. Ở Việt Nam, chúng ta đă cố gắng và đă thất bại trong một chính nghĩa công chính. “NO MORE VIETNAMcó thể có nghĩa là chúng ta sẽ không thử lại nữa. Nó nên được hiểu là chúng ta sẽ không thất bại lần nữa.

 

 

CHÚ THÍCH CỦA TÁC GIẢ:

 

Winston Churchill đă có lần ghi nhận rằng lịch sử nên đối xử tử tế với ông v́ ông có ư định viết lịch sử. Sách này không phải viết để cho các sử gia mua trước. Sách được viết cả trong và sau chiến tranh, với tư cách là Tổng Thống Hoa Kỳ và với tư cách là một công dân thường, tôi đă thấy vô tuyến truyền h́nh và báo chí Hoa Kỳ đă khỏa mờ chiến tranh Việt Nam, rồi diễn tả thành một cuộc chiến tranh khác biệt với cái mà tôi biết, và hậu quả là đă đưa đến những quan niệm sai lầm trong đầu óc công chúng Hoa Kỳ, quan niệm sai lầm ấy cứ c̣n tiếp tục ám ảnh chính sách ngoại giao của chúng ta. Trong những trang sách này, tôi đă viết tất cả câu chuyện về cuộc chiến tranh như tôi đă thấy với những điều lợi và những điều bất lợi theo sau cảnh huống này.

 

Đây là cuốn sách thứ sáu mà tôi đă viết và là cuốn thứ năm tôi đă viết sau khi rời ghế Tổng Thống. Đây là cuốn sách về những năm trước, từ lần công du đầu tiên của tôi đến Việt Nam vào năm 1953. Những cường độ xúc cảm của tôi về nó khởi từ khi tôi là Tổng Thống để kế thừa chiến tranh Việt Nam tại đỉnh cao của nó và phải chấm dứt cuộc chiến ấy, rồi đă nh́n thấy được ḥa b́nh mà chúng ta đă đạt được với cái giá thật vơ hiệp. Những bài học Việt Nam, với tôi, rất có tính cách cá nhân. Những phân tích biến cố mà dĩ nhiên tôi kể nơi đây, chính tôi, do từ những sự từng trải của chính ḿnh nghiên cứu và quan sát. Những ai, có thể không đồng ư với những kết luận trong sách này, nên gửi thẳng những bất đồng với tôi. Tuy nhiên, có những người khác có sự đóng góp của họ; tôi đặc biệt muốn được biết.

 

Trong sự sửa soạn cho sách này, tôi không chỉ lấy ra từ sự từng trải của chính tôi mà c̣n ở những học giả và văn khố. Thêm vào những tiểu luận của những tác giả chính, hữu dụng nhất được kể của John Barron và Anthony Paul với cuốn “Murder of a gentle land: The untold story of Communist Genocide in Cambodia “ (Tên đao phủ trên mảnh đất lành: Câu chuyện chưa được kể về nạn diệt chủng của Cộng Sản ở Cambodia). Larry Berman với “Planning atragedy: The Americanization of the war in Vietnam” (Kế hoạch cho một tấn bi kịch: cuộc Mỹ hóa chiến tranh ở Việt Nam). Peter Braestrup với “Big story: How American Press and Television reported and interpreted the crisis of Tet 1968 in Vietnam and Washington” (Câu chuyện lớn: Báo chí và Truyền h́nh Mỹ đă báo cáo và giải thích thế nào về cơn khủng hoảng Tết năm 1968 ở Việt Nam và Washington). Michael Charlton và Anthony Moncrieff với “Many reasons why: The American Involvement in Vietnam” (Nhiều lư do tại sao: Sự tham dự của Mỹ ở Việt Nam). Hoàng Văn Chí với “From colonialism to communism: A case history of North Vietnam”

 

(Từ chủ nghĩa thuộc địa đến chủ nghĩa Cộng Sản: một trường hợp lịch sử của Bắc Việt Nam). Louis A. Fanning với “Betrayal in Vietnam (Sự phản bội tại Việt Nam). Marguerite Higgins' với “Our Vietnam nightmare (Cơn ác mộng Việt Nam của chúng ta). Đại Tá William E. Le Gro với “Vietnam from ceasefire to capitulation” (Việt Nam từ ngưng bắn đến đầu hàng). Guenter Lewy với “America in Vietnam” (nước Mỹ ở Việt Nam). Stephen J. Morris với “Human Rights in Vietnam under two regimes” (Nhân quyền ở Việt Nam dưới 2 chế độ). Douglas Pike với “Viet Cong: The organization and techniques of the national revolution front of South Vietnam (Việt Cộng: Tổ chức và kỹ thuật của Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam). Norman Podhorer với “Why we were in Vietnam” (Tại sao chúng ta ở Việt Nam). Francois Ponchaud với “Cambodia: Year Zero (Cambodia: Năm của số 0). Sir Robert Thompson với “ Peace is not at hand “ (Ḥa b́nh không ở trong tầm tay). Robert F. Tuner với “ Vietnam Communist: its origins and development “ (Cộng Sản Việt Nam: Nguyên nhân và Phát triển). Tướng Cao văn Viên với “The final collapse” (Sự sụp đổ cuối cùng).

 

Về những sự đóng góp của họ đă đưa đến ư nghĩ của tôi về vấn đề dính líu vào cuộc đấu tranh ở Việt Nam, tôi xin cảm ơn những thành viên trong chính phủ của tôi và những vị khác, với họ, cố gắng để đương đầu với chiến tranh và những chấm dứt sau đó mà họ đă chia xẻ. Những bạn hữu và những hội đoàn đă cung cấp những dữ kiện và những lời khuyên khi tôi viết quyển sách này, tôi muốn đặc biệt bày tỏ sự cảm ơn về những lời khuyên của họ đến Ellsworth Bunker, người này đă quá cố và đă phục vụ với tư cách là đại sứ Hoa Kỳ tại Sài G̣n từ năm 1967 đến năm 1973. Tướng Edwars Lansdale, người đă trải qua nhiều năm làm cố vấn cho đồng minh của chúng ta ở Nam Việt Nam; và Stephen B. Young - người đă hoạt động trong chương tŕnh B́nh Định và hiện nay là khoa trưởng trường Luật Hamline. Tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn đến 4 vị: Dolores Dyne, về việc làm tận t́nh của cô trong việc sắp xếp bản thảo; Carlos Narvaez, trong sự mẫn cán của anh trong khi sưu tầm tài liệu và đặc biệt sự giúp đỡ tận tụy, sắc bén và nhiều khả năng của Marin Strmecki, người đă phục vụ như nhà sưu tầm chính và phối hợp ấn bản và John H. Taylor, phụ tá hành chính của tôi.

 

 

RICHARD NIXON

Viết xong ngày 31/12/1984

tại Saddle Niver - New Jersey.

 

 ***  Bản dịch quyển sách này được hoàn tất ngày 20 tháng giêng năm 1989 tại trại tỵ nạn Phanat Nikhom, tỉnh Chonburi - Thailand, vào lúc 20 giờ.

 

 

 

(Hết)

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính