No more Vietnam

-Phần 5c-

 

Richard Nixon

Nguyễn hữu Hiệu (dịch)

 

 

CHƯƠNG 5

  

 

Với sự thất thủ Ban Mê Thuột, lực lượng Bắc Việt đă chiếm giữ mặt phía tây của Sài G̣n. V́ thế, Tổng Thống Thiệu đă triệu tập một hội nghị gồm những chiến lược gia và chỉ huy quân sự của ông tại Cam Ranh ngày 14 tháng 3/1975. Ông làm việc đó với một xúc cảm nặng nề và bi quan - vào ngày 12 tháng 3/1975, phiên họp bỏ phiếu đặc biệt của đảng Dân Chủ ở Hạ Viện đă bỏ phiếu 189 phiếu chống 49 phiếu để chống lại yêu cầu của chính phủ của Tổng Thống Ford xin 300 triệu viện trợ bổ túc, và ngày hôm sau phiên họp bỏ phiếu của đảng Dân Chủ ở Thượng Viện đă khẳng định quan điểm này với 38 phiếu chống 5. Tổng Thống Thiệu đă hiểu, như Hà Nội đă hiểu, không có đường nào để vượt qua những đa số phản chiến này. Bây giờ ông phải nh́n nhận suốt sự kiện đau thương là lực lượng của ông không c̣n đủ sức để pḥng thủ cho toàn diện lănh thổ.

 

Tổng Thống Thiệu nói với các viên chỉ huy quân sự của ông ta đang bật đèn cho một chiến lược:”nhẹ đầu nở hậu”. Ông giải thích rằng chính phủ sẽ rút các lực lượng từ các tỉnh miền Trung và miền Bắc trung nguyên Trung phần để tăng cường cho sức pḥng thủ ở Sài G̣n và vùng đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, vùng đông dân cư nhất của quốc gia. Nhưng đó là một tṛ chơi tuyệt vọng - v́ cuộc tấn công của Bắc Việt đă h́nh thành - Nam Việt Nam đang trên đường đổ vỡ.

 

Tại hội nghị Cam Ranh, Thiệu đă làm ngay bước đầu để hoàn tất chiến lược mới của ông ta. Ông ra lệnh bỏ vùng Cao nguyên. Ông đă hiểu điều đó có nghĩa là lực lượng Cộng Sản đă ở trong một vùng có thể trải thẳng ra bờ biển và v́ thế chia ngang được quốc gia. Nhưng ông ta cũng hiểu rằng 2 sư đoàn của ông rơ rệt không thể nào chống cự lại nổi 4 sư đoàn của Bắc Việt, trừ khi có được một lực lượng viện binh lớn lao gửi tới. Nhưng không thể nào làm được việc này. Những việc cắt viện trợ quân sự và bỏ lại Nam Việt Nam không một dè dặt nào, v́ thế, ông miễn cưỡng nói với những tướng lănh của ông là rút những lực lượng Nam Việt Nam ra khỏi Pleiku và Kontum và tái triển khai cho một cuộc phản công chiếm lại Ban Mê Thuột.

 

Chiến lược rút quân của Thiệu ra lệnh th́ dễ hơn là thi hành. Lực lượng Bắc Việt ngăn cản mọi trục lộ chính từ Pleiku và Kontum chạy về phía đông, quân đội Nam Việt Nam ở vào cảnh bị vây hăm nghiêm ngặt nếu họ cố t́m một huyết lộ qua ngả đường số 19 hay đường 14. V́ thế, Thiệu quyết định chọn đường 7B, một con đường xuyên sơn mà đă bỏ lâu ngày không dùng. Điều này đă trở nên một sự nhầm lẫn thảm hại. Không một ai có th́ giờ để t́m hiểu đường số 7B c̣n dùng được hay không. Chỉ đến lúc quá trễ, người Việt miền Nam Việt Nam mới khám phá ra rằng con đường đă tràn ngập những bụi cây và một cây cầu quan trọng đă không c̣n.

 

Vào ngày 15-3, khi quân đội Nam Việt Nam sửa soạn để rút lui, tỉnh lỵ Pleiku và Kontum rơi vào cảnh hỗn loạn. Không ai có một chút lưu ư nào về cái ǵ bỏ lại đằng sau. Một số dân di tản đông đảo hầu như hầu hết dân số - trên 200,000 người - khiến cho không c̣n làm ǵ nổi nữa cho một cuộc rút lui quân sự có trật tự Khi thường dân lẫn lộn vào hàng ngũ binh sĩ, tiến tŕnh trở nên chậm chạp. Những điều kiện về đường xá rất tệ đă sớm khiến cuộc di tản ḅ chậm như sên.

 

Mặc dù cuộc rút quân bất ngờ đă khiến tướng Văn tiến Dũng choáng váng, nhưng hắn đă hồi phục tinh thần nhanh chóng vào ngày 18 tháng 3/1975. Một sư đoàn đủ tấn công đoàn chuyển vận tại thị xă Cheo Reo, nơi đây một cây cầu quan trọng đă bị phá sập, và quân Bắc Việt đă thành công trong việc cắt lực lượng Sài G̣n ra làm hai. Những tổn thất của quân đội và thường dân rất nặng nề. Xác chết rải rác khắp Cheo Reo. Lực lượng của Nam Việt Nam bắt buộc phải tiến ra biển, tiến một cách èo ọt dưới những đợt tấn công liên tiếp của Cộng quân Bắc Việt.

 

Vào ngày 25 tháng 3/1975, đoàn quân lê lết của Sài G̣n cũng đến được bờ biển. 18 tiểu đoàn khi bắt đầu cuộc rút lui, chỉ có 3 tiểu đoàn hoàn thành tới đích.

 

Vào tháng 3/1975, khi Nam Việt Nam không c̣n nơi nào là không kinh hoàng, Tổng Thống Thiệu đă làm một sai lầm quá lớn lao với sự sắp đặt rút quân vội vă. Đó là một lầm lẫn thảm hại. Mặc dù có thể giới học giả khoa bảng cho rằng cuộc bỏ phiếu trong những phiên họp đặc biệt của đảng Dân Chủ - đă gia tăng thêm nhanh cho sự sụp đổ của Nam Việt Nam.

 

Sau khi do dự là có rút lui những lực lượng tinh nhuệ nhất ra khỏi mặt trận phía Bắc để kéo về pḥng thủ Sài G̣n hay không, Thiệu nhận ra rằng không có ǵ thay thế được việc đó sau thảm họa tại cao nguyên trung phần - kế hoạch của ông cho gọi những lực lượng trấn giữ phương Bắc lập thành lũy từ biển bao bọc Huế và Đà Nẵng. Sự xâm lăng của Bắc Việt trong vùng này, bắt đầu cùng lúc với cuộc tấn công Ban Mê Thuột, nhưng không có được mấy kết quả. Nhưng khi những lực lượng tinh nhuệ nhất của Nam Việt Nam sửa soạn rút lui vào ngày 18 tháng 3/1975, những vị chỉ huy lănh thổ bắt buộc phải tái triển khai binh sĩ của họ trên những pḥng tuyến mỏng hơn.

 

Không ai có bất cứ một ảo tưởng nào về biết bao nhiêu khó khăn khi thực hiện. Cuộc di tản chiến lược là một cuộc hành quân tai hại dưới những điều kiện tốt nhất. Những vị chỉ huy quân sự thuộc miền bắc của miền Nam Việt Nam bây giờ, phải ra lệnh rút lui dưới những điều kiện tệ hại hơn, như sự gia tăng cường độ tấn công của quân thù gây nguy hiểm cho khả năng thiết lập một pḥng tuyến mới. Vào ngày 19 tháng 3/1975, chiến xa Bắc Việt lăn bánh qua lằn ranh ngưng bắn. Tỉnh Quảng Trị đă sớm bị bỏ rơi. Hàng ngàn dân tỵ nạn trốn chạy Cộng Sản đă tràn về phía nam, đến Huế. Rồi khi áp lực tăng cao ở Huế, hơn một triệu người tỵ nạn đă chạy về Đà Nẵng.

 

Khi mặt trận bị tan hoang, cái trở nên được biết như là “một hội chứng bệnh hoạn gia đ́nh” bắt đầu. V́ chiến tranh đ̣i hỏi người lính Nam Việt Nam phải sống hàng nhiều năm trong quân ngũ, họ được phép có gia đ́nh sống ngay gần họ trong đồn. Bây giờ, hàng trăm binh sĩ bỏ đơn vị để mưu t́m sự an toàn cho vợ con họ. Sự xáo trộn bắt đầu, 3 sư đoàn tan biến hầu như trong một đêm.

 

Vào ngày 25 tháng 3/1975, Huế rơi vào tay Bắc Việt. Đà Nẵng mau chóng bị đặt dưới sự tấn công của 35,000 bộ đội Cộng Sản. Khi chính phủ Sài G̣n cố gắng di tản những đơn vị quân sự nào tổ chức lại được, quần chúng hỗn loạn chiếm giữ thành phố. Trên 2 triệu dân nghẹt những đường phố, t́m kiếm thân nhân hay đang cố gắng t́m cách chuyển vận để trốn vào Nam. Hàng ngàn người lội ra biển trong một cố gắng tuyệt vọng để đến được xà lan hay thuyền đánh cá đậu cách bờ; trong số đó có cả vị tư lệnh quân khu miền bắc của Nam Việt Nam, người đă cố gắng dũng cảm cho đến giờ phút cuối cùng của cảnh ră ngũ trong những lực lượng của ông. Vào ngày 30 tháng 3/1975, hầu như đúng 10 năm sau khi những lực lượng Hoa Kỳ đầu tiên đổ bộ lên chính bờ biển này, Đà Nẵng đă bị tràn ngập bởi quân đội Bắc Việt.

 

Không đầy một tháng, lực lượng của Thiệu đă mất 1/2 lănh thổ ở miền Nam Việt Nam. Nhưng điều đó chưa hẳn là vấn đề. Chiến lược di tản của Thiệu từ miền bắc để tập trung sự pḥng thủ vào miền nam đă hoàn toàn thất bại. Thành công của nó tuyệt đối phụ thuộc vào những lực lượng Nam Việt Nam có tránh khỏi những đụng chạm khi rút lui hay không. Sau cuộc di tản thảm hại ở cao nguyên trung phần và sự sụp đổ hỗn loạn ở mặt trận miền bắc, kế hoạch của Thiệu kết quả đúng chỉ có một nhóm những đơn vị quân sự được tổ chức đến được vùng Sài G̣n.

 

Trong khi ấy, Cambodia đang trong những giờ phút cuối cùng của nó. Vào ngày 16 tháng 3/1975, đại sứ quán Hoa Kỳ đă bắt đầu di tản những nhân viên không quan trọng. Cũng lại v́ quốc hội Hoa Kỳ đă cắt ngang cuộc ném bom của chúng ta vào năm 1973, Khmer Đỏ Cộng Sản đă hầu như hoàn toàn thao túng khắp cả vùng quê. Lực lượng của chúng đă vây hăm Nam Vang và bây giờ đang trong chiều hướng xiết chặt ṿng thắt. Pháo binh cộng sản đă bắn vào những trại tỵ nạn đông đúc, những câu chuyện về sự độc tài tàn bạo mà Cộng Sản đă gây ra trong vùng chúng kiểm soát đă được lưu truyền. Nhưng Hoa Kỳ chẳng thấy làm việc ǵ khả dĩ làm nhẹ bớt t́nh thế. Quốc hội Hoa Kỳ đă đưa ra những hạn chế trong việc giúp đỡ chính phủ Cambodia, những hạn chế đó c̣n tàn hại hơn sự hạn chế giúp đỡ cho chính phủ Sài G̣n. Vào ngày 16 tháng 4/1975, khi tiếp liệu và đạn dược cạn, Nam Vang đă bị thất thủ vào tay Khmer Đỏ.

 

Ṭa đại sứ Hoa Kỳ ở Sài G̣n chỉ đến ngày 4 tháng 4/1975 mới bắt đầu có di tản, v́ sợ rằng người Nam Việt Nam nhận thấy Hoa Kỳ rút lui, sức kháng chiến của họ sẽ tan vỡ. Tuy vậy, sự tŕ hoăn này cũng mang lại những thời gian quư hoá. Bây giờ, dù Hoa Kỳ có thể rút những nhân viên và những người làm việc cho họ, nhưng không thể rút ra được tất cả những thường dân Nam Việt Nam – mà những người này đă làm việc cho Hoa Kỳ trong nhiều năm và đang gặp phải những nguy hiểm nghiêm trọng, có thể bị hành quyết ngay sau khi Cộng Sản nắm quyền. Trong những ngày cuối cùng này, những trực thăng của Mỹ đă lên xuống hàng ngàn lần trên nóc ṭa đại sứ để chuyển nhiều người ra các tàu hải quân ở ngoài biển của hạm đội Thái B́nh Dương. Nhưng hàng nhiều ngàn người nữa đă bị bỏ lại đàng sau.

 

Hà Nội bây giờ đang dồn mọi nỗ lực vào cuộc tổng tấn công. Từ tháng 9/1974 qua tháng 3/1975, Bắc Việt đă gửi trên 120,000 bộ đội chiến đấu thêm vào Nam Việt Nam. Khi Sài G̣n đang như chỉ treo sợi tóc, Hà Nội đă đánh một cú knock-out. Vào tháng 4/1975, nó lại tung thêm vào 58,000 bộ đội nữa. Không có ai ngờ sự thất bại lại nhanh đến thế. Thiệu, sự phản công của ông ở Ban Mê Thuột đă từ lâu trở nên phù phiếm, bây giờ đang t́m cách tập hợp lại những lực lượng để pḥng thủ mũi tấn kích xuống miền nam Việt Nam. Nhưng viện quân của Hà Nội đă đổ dồn vào quốc gia ông, những biến cố tràn ngập qua ông. Ngay khi ông đưa ra một pḥng tuyến mới, pḥng tuyến này đă trở nên bất khả thi trong việc pḥng thủ.

 

Vào ngày 10 tháng 4/1975, cuộc tấn công của Bắc Việt quét ngang qua Nam Việt Nam, Tổng Thống Ford đă ra trước phiên họp lưỡng viện quốc hội yêu cầu khẩn cấp cứu trợ cho đồng minh của ta, ông yêu cầu 722 triệu viện trợ quân sự và 250 triệu viện trợ kinh tế và nhân đạo. Để làm nhẹ đi sự trầm trọng của t́nh thế, ông cũng yêu cầu quốc hội không đáp ứng chậm hơn ngày 19 tháng 4/1975. Đó là một hành động can đảm chính trị lớn v́ ông hiểu rằng t́m sự ủng hộ cho Sài G̣n sẽ làm ông mất bạn trong quốc hội.

 

Khi Tổng Thống Ford sau này gặp các lănh tụ ở quốc hội, ông đă gặp phải sự chống đối mạnh mẽ trong việc trợ giúp Sài G̣n. “Tôi muốn cho ông một số tiền lớn để di tản”, một nghị sĩ đă nói “Tôi sẽ bỏ phiếu cho bất cứ một số tiền nào để rút người Mỹ ra. Tôi không muốn dính dáng đến việc lấy người Việt ra”. Họ muốn cho tiền để rút lui nhưng không ai muốn tránh thất bại, từ cuộc đầu phiếu năm 1974, đa số phản chiến đă kiểm soát quốc hội cả thượng viện lẫn hạ viện, một đa số vững chắc hơn bao giờ hết. Một sự nhộn nhịp của những điều nghe được, những điều yêu cầu của Tổng Thống Ford chẳng bao giờ được biểu quyết, nó chết ngấm ngay từ trong ủy ban.

 

Trong khi binh sĩ Nam Việt Nam ở Xuân Lộc đă đẩy lui rất nhiều đợt tấn công trong những trận đánh xáp lá cà, với trên 1,200 xác bộ đội quân thù bỏ tại chiến trường. Lực lượng Bắc Việt đă pháo nát những vị trí của đồng minh của ta với hàng ngàn quả đạn đại bác cho măi đến ngày 15 tháng 4/1975. Chiến tuyến của Nam Việt Nam đă phải lùi lại, khi những đơn vị c̣n lại rải rác của họ cuối cùng đă phải lui lại đằng sau, không c̣n khả năng để tiếp tục hơn nữa cuộc chiến đấu.

 

Với sự thất thủ của Xuân Lộc, thật chẳng c̣n ǵ để chận bước tiến của Cộng quân đang dọc theo quốc lộ chính để tiến về Sài G̣n. Những trận chiến khác đang diễn tiến khắp miền Nam Việt Nam. Nhưng vào ngày 20 tháng 4/1975 một sự yên lặng kỳ quái trên khắp cả nước trong ṿng gần một tuần khi tất cả mọi cặp mắt đều nh́n về cái ǵ đă xảy ra tại Sài G̣n. Hơn 120,000 bộ đội Bắc Việt trong 16 sư đoàn vây quanh thủ đô và đang sửa soạn cho 3 mũi tấn công khổng lồ vào 30,000 quân pḥng thủ. Thực rơ ràng là, trừ những việc làm trên giấy tờ, chiến tranh thứ ba của Việt Nam đă kết thúc.

 

Vào ngày 21 tháng 4/1975, Tổng Thống Thiệu từ chức với niềm hy vọng là người kế nhiệm sẽ có khả năng tránh cho Sài G̣n một sự phá hủy toàn bộ sau một trận chiến cuối cùng. Ông đă sớm được thay thế bởi tướng Dương văn Minh, người có ư định thương thuyết với quân thù. Đó là một việc làm vô vọng. Sài G̣n chả có ǵ để mặc cả với Hà Nội đang say sưa với một chiến thắng vĩ đại, cái mà Hà Nội quan thiết không phải là nói chuyện thương thuyết mà là một sự chinh phục. 

 

Vào ngày 30 tháng 4/1975, với lực lượng Nam Việt Nam hoàn toàn mất tinh thần, chiến xa Bắc Việt đă lăn bánh vào những đường phố Sài G̣n. Vào thời điểm này, nó sẽ là một sự vô ích cao độ khi chống lại đội quân xâm lăng của Hà Nội. Sau khi một đơn vị chiến xa của Bắc Việt đâm thủng qua cổng dinh Tổng Thống, tướng Minh và chính phủ của ông ta bị bắt làm tù binh, một bộ đội trèo lên hành lang vẫy lá cờ của kẻ chiến thắng. Ngay sau đó, lá cờ của Cộng Sản Bắc Việt bay khắp Sài G̣n.

 

Nam Việt Nam, sau cuộc kháng chiến can đảm chống lại cuộc xâm lăng của Cộng Sản trong 21 năm, đă đầu hàng.  

 

*  *  *

 

Trong cuộc vận động bầu cử Tổng Thống vào năm 1972, nghị sĩ George Mc Govern đă cáo buộc rằng Nam Việt Nam sẽ sụp đổ trong ṿng 72 tiếng đồng hồ sau khi người lính Mỹ cuối cùng rút lui khỏi Việt Nam. Nhưng điều đó đă không xảy ra ngay sau đó như lời của Mc Govern. Nam Việt Nam đă không sụp đổ khi quốc hội Hoa Kỳ bỏ đi sự đe dọa đối với Hà Nội về một cuộc trả đũa của Mỹ trong năm 1973. Nam Việt Nam cũng không sụp đổ khi quốc hội Hoa Kỳ cắt xén thẳng tay những viện trợ quân sự và kinh tế cho Nam Việt Nam trong năm 1974. Nam Việt Nam đă không sụp đổ cho măi đến năm 1975, khi mọi hy vọng về viện trợ của Hoa Kỳ trong tương lai hoàn toàn bị mất. Trong ṿng trên 2 năm, Nam Việt Nam đă ngăn được cuộc xâm lăng từ miền Bắc.

 

Báo chí của Hoa Kỳ đă phác họa những người lính trong quân đội Việt Nam Cộng Ḥa như những kẻ hèn nhát. Những người Mỹ nhớ lại h́nh ảnh của những binh sĩ tuyệt vọng bám lủng lẳng ở đuôi máy bay di tản hay dành dựt chạy với người tỵ nạn để nh́n ai sẽ là kẻ bỏ trốn chiến đấu nhanh nhất. Sự thực, một vài đơn vị của Nam Việt Nam đă tan ră tại mặt trận năm 1975, chuyện đó cũng xảy ra cho mọi quân đội kể cả quân đội của chính chúng ta, trong tất cả mọi cuộc chiến. Nhưng điều quan trọng phải nh́n nhận là đ̣i hỏi một binh sĩ phải chiến đấu can đảm khi đạn dược th́ hạn chế mà quân thù th́ không bị hạn chế như vậy, th́ đó là một đ̣i hỏi quá đáng.

 

Nếu những câu chuyện của báo chí là một câu chuyện toàn thể, Nam Việt Nam đă không tồn tại lâu như nó đă tồn tại. Nhưng sự thực đă không phải thế. Ghi nhận chứng tỏ rằng quân đội Nam Việt Nam đă chiến đấu can đảm trên nhiều trận tuyến cho đến ngày cuối cùng. Vào năm 1973, họ đă chiến đấu giỏi ở Châu Đốc, Quảng Đức, Quảng Nam, Quảng Trị, Tây Ninh, B́nh Long Phước Long, B́nh Dương và Hậu Nghĩa. Vào năm 1974, họ đă chiến đấu giỏi ở các tỉnh Kiến Tường, Định Tưong, Hậu Nghĩa, Tây Ninh, B́nh Dương, Biên Ḥa, Long Khánh, Quảng Tín, Kontum, Darlac, Quảng Nam, Quảng Ngăi, Thừa Thiên, B́nh Tuy, Phước Long, Chương Thiện, Ba Xuyên, Vĩnh B́nh, Vĩnh Long,, và An Xuyên ở Nam Việt Nam và tỉnh Svay Rieng ở Cambodia. Vào năm 1975, mặc dù sự thiếu hụt tiếp liệu trầm trọng, và sự đảo ngược quân sự đại họa, các đơn vị của Nam Việt Nam đă chiến đấu anh dũng trong các trận ở các tỉnh Quảng Nam, B́nh Định, Pleiku, Kontum, B́nh Tuy, Tây Ninh, Kiến Tường, Chương Thiện, Định Tường, Phú Bổn, Quảng Đức, Darlac, Khánh Ḥa, Long An, B́nh Long, B́nh Dương, Long Khánh, B́nh Thuận, Ninh Thuận, Phước Tuy và Hậu Nghĩa. Trong gần 2 năm, không một tỉnh lỵ nào bị lọt vào tay Cộng Sản.

 

Những nhà quân sự khách quan đă nói rằng lính Nam Việt Nam nếu kể từng người, chiến đấu khá hơn lính Bắc Việt. Họ không có thiếu tinh thần. Đồng minh của chúng ta phải chịu đựng số tử vong chết tại mặt trận sau những năm quân đội Hoa Kỳ rút quân nhiều hơn là chúng ta đă phải chịu đựng trong suốt cả cuộc chiến. Quân đội của miền Nam Việt Nam đă chứng tỏ ư chí và khả năng chống lại bộ đội kẻ thù, nhưng không thể mong cho quá đáng ở họ chiến đấu chống một lực lượng bất tương xứng quá đáng.

 

Quốc hội Hoa Kỳ đă bỏ qua một nguyên nhân cao cả và bỏ qua một dân tộc can đảm. Nam Việt Nam giản dị chỉ mong muốn cơ may chiến đấu cho sự sống c̣n của một quốc gia độc lập. Tất cả những ǵ mà Hoa Kỳ đă làm để cho họ những phương thế tiếp tục trận chiến.

 

Những người bạn Nam Việt Nam của chúng ta đă đ̣i hỏi chúng ta cho họ những dụng cụ để họ có thể hoàn tất được công việc. Quốc hội của chúng ta đă không muốn, v́ thế đồng minh của chúng ta cũng không thể.

 

Đông Dương không người Mỹ: sẽ có một đời sống tốt đẹp hơn”. Đó là hàng chữ đầu tựa của bài báo NewYork Time một ngày trước khi Cambodia thất thủ. Nó đă cuộn đi lư luận một bên về tinh thần luân lư của sự can thiệp của chúng ta trong chiến tranh Việt Nam. Những người chống đối những hành động của chúng ta đă dán dồn dập vào đề tài là không có điều xấu xa ǵ lớn hơn để có thể nh́n thấy đối với những dân tộc ở Đông Dương trong khi cuộc chiến đang phát khởi. Những người hậu thuẫn cho nỗ lực của chúng ta lập luận rằng ḥa b́nh của Cộng Sản sẽ c̣n tàn bạo hơn một cuộc chiến tranh chống Cộng Sản. Vào tháng 4/1975, thế giới đă hết t́m ra được lẽ phải ở bên nào.

 

Từ tháng 2/1974, những bản báo cáo đă được lưu hành ở tây phương về những ư định của Khmer Đỏ. Kenneth Quinn, một chuyên viên về Cambodia ở bộ ngoại giao đă viết rằng những lănh tụ Cộng Sản của Cambodia là những kẻ cuồng tín, họ đang sửa soạn “một cuộc Cách Mạng toàn diện”. Mọi dấu vết của thời đă qua đều được kể như là “tội lỗi nghịch đường và phải bị tiêu diệt”. Đó là điều cần thiết để “tái tạo tâm lư cá nhân những thành viên trong xă hội”. Điều đó có nghĩa là “lột bỏ đi tất cả qua khủng bố và trăm ngàn những phương thức khác những nền tảng truyền thống và những phong tục ǵ đă là mẫu mực cho đời sống cá nhân” và “cải tạo con người theo những học thuyết của đảng bằng cách thay thế hàng loạt những giá trị mới”.

 

Khieu Samphan và Pol Pot, những lănh tụ chính của Khmer Đỏ đă không bỏ phí thời gian để thực hiện chương tŕnh của chúng. Vào ngày 17 tháng 4/1975, ngày Cambodia thất thủ, một cuộc di tản cưỡng bức ở Nam Vang đă bắt đầu. 3 triệu người đă bị dồn vào hàng đàn dưới mũi súng để bị cưỡng bức đi về thôn quê. Không một biệt lệ nào được chấp nhận. Binh sĩ của Khmer Đỏ đă nổ súng vào những ai c̣n lê lết trên các phố, ngay cả những bệnh nhân hay những người sắp chết trong các bệnh viện của thành phố cũng bị quét sạch đi. Cái nh́n đầu tiên của chúng ta về chính phủ Khmer Đỏ đă không thể hiện đúng như là cái nh́n của những lănh tụ phản chiến. Đó là h́nh ảnh kinh hoàng của những bác sĩ và y tá tuyệt vọng, họ cũng bị bắt buộc phải cuốn theo những bệnh nhân đầy thương tích trầm trọng ra khỏi Nam Vang. Trên những chiếc giường bệnh, với những chai lọ sang máu và huyết thanh vẫn c̣n treo lủng lẳng, khi đêm xuống 20,000 bệnh nhân có thương tích đă được gửi thẳng vào một vùng rừng rú và chắc chắn là phải chết.

 

Nhưng đó chỉ mới là khởi điểm, những vụ di tản tương tự đă được xảy ra trên khắp cả thành phố ở Cambodia. Những vụ hành h́nh bừa băi đă sớm theo đó. Bộ đội Khmer Đỏ đă lập tức bắn giết những binh sĩ và công chức của chính quyền cũ, những nhà trí thức, những thầy giáo, những sinh viên và học sinh, hay tất cả những ai bị bệnh nặng. Ở Siam Reap, trên 100 bệnh nhân bị giết ngay trên giường bệnh bằng dao hay bằng gậy. Ở Mon-côn-Bo-Rê, sau khi kỹ lưỡng hoạch định việc gài ḿn trên một cánh đồng, Cộng Sản đă buộc 200 sĩ quan quân đội của chính quyền cũ phải bước vào trong cánh đồng đó. Ở Đô-Nuy, bộ đội Khmer Đỏ đă bạo sát một đại tá bằng cách treo ông ta trên cây sau khi đánh đập và xẻo tai, xẻo mũi. Bọn Khmer Đỏ đă treo ông ta 3 ngày cho đến chết. Sau những cuộc hành h́nh này, người vợ và những người con của nạn nhân cũng bị mang đi hạ sát.

 

Những điều kiện sinh sống quá tồi tệ cũng đă giết thêm hàng trăm ngàn người nữa. Trên 4 triệu dân Cambodia đă bị di tản khỏi các thành phố và thành thị, bây giờ rải rác khắp cả trong nước để hoàn chỉnh chương tŕnh của chính quyền xây dựng những làng mới, đó không phải là một chính sách được nghiên cứu tỉ mỉ cẩn thận để phát triển nông thôn mà là một chương tŕnh man rợ, nó đă dẫn đến một danh sách tử vong khủng khiếp. Nó đă biến những thành phố đông dân cư giản dị thành rừng rú hoang vu, phá tan những nhà cửa và chẳng có ǵ bù trừ hơn là những bàn tay trắng của họ. 

 

Cambodia nơi đă từng là hũ gạo của Đông Dương trước ngày Cộng Sản chiến thắng, bây giờ đă trải qua nạn đói. Những người thợ thủ công thường cần từ 500 gram đến 800 gram gạo một ngày để đủ sống. Tiêu chuẩn khẩu phần cho những người dân bị đày ải ở nông thôn là 90 gram gạo mỗi ngày, và sự cung cấp lương thực của họ thỉnh thoảng c̣n hoàn toàn không có. Yếu dần đi qua sự thiếu thốn dinh dưỡng, dân chúng Cambodia đă bị tàn hại bởi bệnh hoạn. Đă thế trong khối dân chúng Cambodia chết đói, những cán bộ và bộ đội Cộng Sản lại có tất cả gạo thịt và cá họ cần thiết. Có một t́nh trạng tham nhũng đă xảy ra ở cấp độ mà không có ǵ so sánh được ngay cả so sánh với những bài cáo buộc nặng nề bóp méo nhất đối với chính quyền của Lon Nol.

 

Sống sót trong những làng quê mới có nghĩa là đi giành giựt để kiếm miếng ăn trong rừng rú. Tất cả những con cá, con cua, con ốc ở quanh vùng đều sớm bị vét sạch. Dân làng sau đó trở nên tuyệt vọng. “Chúng tôi ăn bất cứ cái ǵ chúng tôi nh́n thấy con ḅ nó ăn, để hiểu rằng thứ đó không có hại người”, một người tỵ nạn đă nói như vậy. “Bữa ăn chính của chúng tôi là một loại trái cây rất đắng, mà chúng tôi đă nhúng vào nước trước khi ăn. Chúng tôi cũng ăn cả vỏ cây. Trước hết chúng tôi lột vỏ cây, rồi đem đi luộc để ăn”. Cỏ, lá, cào cào, châu chấu, thằn lằn, rắn, trùng, và mối đă trở nên thực phẩm chính cứu đỡ cho những người bị lưu đầy ở những làng mới. Những người dân làng ở một vùng đă thấy, da họ trở nên vàng vọt và bắt đầu nôn ra máu sau khi họ đă nhồi nhét những thứ cỏ lá không thể tiêu hoá nổi.

 

 Chúng tôi không được phép phàn nàn về những vấn đề ăn uống”. Một người sống sót đă giải thích “v́ Khmer Đỏ bảo nếu anh không được hạnh phúc, chúng tôi sẽ đưa anh đến một nơi thức ăn uống đủ hơn. Chúng muốn nói đến những cánh đồng lúa nơi mà chúng đă hành quyết nhiều dân chúng, những người hay phàn nàn”.

 

Phàn nàn về sự thiếu hụt thực phẩm, không phải là một sự chống đối chủ yếu dưới chế độ Khmer Đỏ. Những cặp vợ chồng bị ngăn cấm không được trao đổi những câu chuyện dài với nhau. Điều đó có thể bị trừng phạt và nếu tái phạm sẽ bị trừng phạt tử h́nh. Những cán bộ Cộng Sản khi đem hành h́nh trước công chúng đă làm người ta nhớ lại những chuyện này dưới thời cải cách ruộng đất của Hồ chí Minh. Những nạn nhân đă bị dắt đi đến những cánh đồng đă được sửa soạn trước để dùng làm một nấm mồ tập thể. Những dân làng được tập trung đứng xung quanh để chứng kiến cảnh tượng này. Trẻ con bị bắt buộc phải đứng nh́n cha mẹ của chúng bị chặt đầu hay bị đâm hoặc bị đánh đập và bị hành hạ cho đến chết. Đó là một nghi thức man rợ được lập đi lập lại hàng ngàn lần trên toàn cơi Cambodia. Những cánh đồng giết người này, sau này đă vương văi tung toé hàng trăm xác người bị chôn vùi dưới đất trở nên hôi thối khi mục rữa.

 

Được ước lượng là chính sách của Khmer Đỏ đă giết trên 1.2 triệu dân Cambodia trong năm 1975 và năm 1976. Hơn 100,000 người bị xử tử h́nh trong làn sóng khủng bố đầu tiên. Trên 200,000 người bị chết khi trốn chạy ra khỏi nước. Trên 400,000 người đă bị giết trong cuộc di cư tập thể ra khỏi những thành phố ở Cambodia. Trên 680,000 người đă bị hành quyết hay bị chết v́ bệnh tật hoặc chết v́ bị bỏ đói ở những vùng nông thôn. Cộng Sản đă không ngưng một bước nào trong sự giết chóc của chúng. Vào tháng 12/1978, khi Nam Vang rơi vào tay quân đội xâm lăng của Cộng Sản Việt Nam, con số ước tính trong khoảng 2 triệu đến 3 triệu người Cambodia đă chết trong tay những kẻ mà chúng đă từng tự gọi ḿnh là “những người giải phóng”.

 

Khi Bắc Việt thôn tính Nam Việt Nam vào tháng 4/1975, sự cai trị bằng khủng bố cũng tiếp theo sau một cách mau lẹ. Hà Nội đă đưa ra hàng loạt những cuộc hành h́nh rộng khắp để trả thù chính quyền Sài G̣n đă bị bại trận và trả thù những lực lượng vũ trang của miền Nam Việt Nam cũng là để bảo đảm cho sự cai trị độc tài của họ. Sự trả thù này ít bị chú ư hơn v́ rằng những sự giết người này đă xảy ra ở thôn quê nhiều hơn vùng thành thị. Nhưng theo Nguyễn công Hoan, một người đă phục vụ cho Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng như là một nhân viên và đă từng là đại biểu trong quốc hội của nước Việt Nam thống nhất của Cộng Sản trước khi trốn thoát khỏi xứ sở vào năm 1977, đă ở vào một vị thế để hiểu được về những vụ hành h́nh của Hà Nội. Anh ta nói rằng con số tử vong có thể lên tới con số hàng 10,000. Nhân dân Nam Việt Nam đă đau khổ hơn nhiều sau khi Sài G̣n đă bị đổi tên trở nên Thành phố Hồ chí Minh. Những người phản chiến đă buộc tội rằng miền Nam Việt Nam dưới thời Thiệu là một chế độ tham nhũng tuyệt vọng. Sự thật có một số tham nhũng, nhưng đă có thực chất của Tự Do. Dưới thời Thiệu, những cuộc bầu cử đă được tổ chức với sự quan sát của quốc tế và phe đối lập Phật giáo hầu như kiểm soát được quốc hội. Đă có những tự do về tôn giáo cho tất cả mọi tín ngưỡng. Đă có tự do kinh tế, miền Nam Việt Nam đă trở nên một quốc gia nhỏ đang phát triển thuận lợi. Đă có một vài tự do báo chí, miền Nam Việt Nam đă có 3 đài truyền h́nh, 20 đài phát thanh và 27 tờ nhật báo. Tất cả đều được tự do phát biểu những quan điểm bất đồng trong một số giới hạn nào đó.

 

Bây giờ không c̣n tự do báo chí, không c̣n tự do kinh tế, không c̣n tự do tôn giáo và dĩ nhiên chẳng c̣n tự do chính trị nữa. Không c̣n những cuộc bầu cử tự do. Có những sự áp bức tàn bạo về tôn giáo. Có những tu sĩ Phật giáo đă tự sát để cúng dường dưới chế độ Cộng Sản nhiều hơn là dưới chế độ Ngô Đ́nh Diệm và dưới những chế độ kế tiếp. Miền Nam Việt Nam đă trở nên một vùng kinh tế thảm hại. Cả nuớc Việt Nam bây giờ chỉ có 1 đài truyền h́nh, 2 đài phát thanh, cả 2 đài phát thanh này hàng ngày đều thổi phồng để tuyên truyền cho nhà nước Cộng Sản.

 

Có những người cho rằng không có sự khác biệt ǵ giữa một chính quyền tập quyền và một chính quyền độc tài. Những trong trường hợp Việt Nam đă không có câu hỏi ǵ về sự phân biệt giữa những bóng tối hơn sự nh́n khác biệt giữa ngày và đêm.

 

Hà Nội đă phát triển 3 đường lối để đương đầu với tất cả những ǵ được kể là kẻ thù.

 

Đầu tiên, Cộng Sản xây dựng một hệ thống nhà tù Việt Nam, một hệ thống nhà tù trải rộng khắp nước. Sau cuộc chiến thắng của chúng, quân đội Bắc Việt đă nhanh chóng bắt giữ tất cả những ai có thể lănh đạo những phe nhóm đối lập. Điều này bao gồm không những cho tất cả những sĩ quan quân đội, những khuôn mặt chính trị và những nhà lănh đạo chính phủ và toàn thể giới t́nh báo của miền Nam Việt Nam. Trong số những người bị giam cầm này có những người từng là những người tổ chức phong trào Phật giáo đ̣i ḥa b́nh ở Sài G̣n, người lănh đạo nhóm đối lập với Thiệu ở quốc hội, người cầm đầu nhóm chống đối nạn tham nhũng của chính phủ Sài G̣n trong năm 1974 và 1975. Ngay cả một số thành viên của Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng cũng thấy họ đứng sau vành móng ngựa trước ṭa án khi họ dám biểu lộ cái nh́n khác biệt với quan điểm của Hà Nội.

 

Những điều kiện trong các trại tù th́ vô nhân đạo. Đoàn văn Toại, một người bất đồng chính kiến đă trải qua nhiều năm trong các nhà tù tại Nam Việt, sau này đă mô tả những điều kiện mà anh ta thấy được khi anh ta bị giam cầm ở trong nhà tù của Cộng Sản: “Tôi bị thảy vào xà lim kích thước khoảng 1 thước bề ngang và 2 thước bề dài, tay trái bị c̣ng với chân phải và tay phải bị c̣ng với chân trái. Thực phẩm th́ gồm cơm nửa gạo, nửa cát. Sau 2 tháng bị,biệt giam, tôi được chuyển đến một pḥng giam chung, một căn pḥng bề ngang khoảng 15 feet (khoảng gần 5 mét), bề dài 25 bộ (khoảng 8 mét), căn pḥng này đă bị nhét đống trong khoảng từ 40 đến 100 tù nhân, nơi chúng tôi đă phải thay phiên nhau để ngả lưng nằm ngủ và hầu hết những tù nhân trẻ và khỏe hơn đă phải ngủ ngồi. Trong cái nóng vă mồ hôi, chúng tôi cố hít từng hơi thở của không khí mát bên ngoài một khe hở hẹp của chiếc cửa sổ duy nhất của pḥng giam. Hàng ngày tôi thấy các bạn tôi chết ngay dưới chân tôi”.

 

Nguyễn văn Tang, một người Cộng Sản đă bị giam 15 năm dưới thời Pháp thuộc, 8 năm dưới thời Ngô Đ́nh Diệm và 6 năm dưới thời Nguyễn văn Thiệu, và bây giờ th́ ở trong nhà tù của Hà Nội. Anh ta nói: “ước mơ của tôi bây giờ không phải là được tha, tôi chả c̣n gia đ́nh để mà được thăm, ước mơ của tôi là được trở lại nhà tù của thời Pháp 30 năm trở về trước “.

 

Ước tính là con số tù nhân của Hà Nội ngày nay, trong khoảng từ 200 đền 340 ngàn người Việt Nam. Bản tuyên bố chính thức của Việt Nam khẳng định rằng số người hiện c̣n bị giam giữ không quá trên 50 ngàn người. Nhưng vào năm 1978, Phạm văn Đồng đă chứng tỏ sự dối trá trong bản tuyên cáo của nhà nước Việt Nam khi ông ta nói: “Đă thả trên 1 triệu tù nhân từ khắp các trại “

 

Điều 2, Hà Nội đưa đi những người mà họ coi là những người dân không được trung thành đến những vùng gọi là vùng kinh tế mới. Trong số những người có tiềm năng chống đối này là tất cả những thân nhân của những người đang bị giam giữ trong hệ thống các nhà tù của nó và tất cả những giai cấp kẻ thù của chủ nghĩa Cộng Sản, kể như là những người tư sản cũ. Họ bị lưu đày đến giải đất bị cô lập xa xôi, ở nơi đó nhiệm vụ của họ là khai hoang và đào kinh làm thủy lợi. Sống trong những điều kiện rất sơ khai, lương thực th́ khan hiếm, bệnh tật th́ lan tràn, số người chết non rất phổ thông. Con số được ước tính là trên một triệu người Việt Nam đă bị chỉ định nơi cư trú ở những vùng kinh tế mới.

 

Điều 3, Cộng Sản đă gây ra một cuộc di cư của trên 1 triệu 200 ngàn người trong những đoàn thuyền bè thê thảm của thuyền nhân. Vào mùa xuân năm 1978, khi Hà Nội quyết định những người Việt gốc Hoa có thể góp vào mối đe dọa cho sự cai trị của họ v́ sự tranh chấp với Trung Cộng, một cách hệ thống hoá, Cộng Sản Việt đă trục xuất những người Việt gốc Hoa này, đă đẩy hàng trăm ngàn người xuống ḷng biển dữ của biển Đông Hải mà h́nh như chẳng có ǵ nổi lên được. Hàng trăm ngàn người Việt Nam nữa đă nối tiếp nhau trong một tṛ chơi tuyệt vọng để trốn khỏi phải sống dưới chế độ Cộng Sản. Các quan sát viên ước lượng rằng một nửa – 600 ngàn người - đă chết ch́m dưới biển.

 

Để bảo đảm cho sự nắm giữ quyền hành, Hà Nội đă t́m ra những cách thức cần thiết để hủy hoại quốc gia miền Nam Việt Nam trước khi những lănh tụ Hà Nội có thể cai trị nó đă phải hủy hoại. Chưa bao giờ từng thấy trước những người Việt Nam quốc gia đă phải bỏ nước ra đi. “Dân tộc chúng tôi có truyền thống gắn liền mật thiết với quê hương của ḿnh”. Nguyễn công Hoan đă viết “ không một người Việt Nam nào muốn ĺa bỏ nhà cửa, quê hương, mồ mả của tổ tiên, dưới những sự đàn áp mạnh nhất của Pháp, thời chính quyền thực dân, hay thời Nhật thôn tính, không một ai bỏ trốn bằng thuyền để quá mạo hiểm với sinh mạng của họ. Các ông đă thấy rằng, các đồng bào của tôi kể hàng ngàn từ tất cả mọi thành phần ngay cả một số những người đă vỡ mộng v́ Việt Cộng, tiếp tục trốn thoát khỏi Việt Nam.

 

Như là một cáo trạng của nhân dân Cambodia và những người dân Việt Nam, đă được phát hành từ những năm cuối thập niên 1970, nhiều khuôn mặt phản chiến đă phản ứng ngược lại trong sự kinh hoàng về những hậu quả, những chính sách của chính họ. Vào năm 1974, nghị sĩ Mc Govern đă lập luận rằng nhân dân Cambodia “hăy nên để tự giải quyết lấy những khác biệt của chính họ”. Chính sách chính trị của ông ta đă thắng thế ở nghị trường. Vào tháng 8/1978, trong điều xác tín của ông ta, ông ta đă kêu gọi bộ ngoại giao, bảo đảm cho một lực lượng quốc tế, để “đập tan chế độ Kampuchea Dân Chủ ra khỏi quyền lực”.

 

Một cái nh́n đại lượng về vị thế của phong trào phản chiến có thể là không c̣n lối nào khi họ hiểu được rằng cái ǵ đă xảy ra sau khi thất bại của chúng ta. Những cái được hiểu đáng lẽ họ phải nên hiểu sớm hơn.

 

Không có ǵ bí mật là Hồ chí Minh đă giết hàng trăm những người quốc gia vào năm 1946 và trên 50,000 nông dân sau khi nắm được chính quyền ở Bắc Việt Nam vào năm 1954.

 

Không có ǵ bí mật là Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng đă ám sát trên 35,000 những lănh tụ địa phương ở Nam Việt Nam và Việt Cộng đă sử dụng chiến thuật khủng bố một cách có hệ thống để chống lại thường dân.

 

Không có ǵ bí mật là, lực lượng Cộng Sản đă giết khoảng 5,000 người trong không đầy 1 tháng chúng chiếm đóng thành phố, trong dịp Cộng Sản tấn công vào dịp Tết Mậu Thân.

 

Không có ǵ bí mật là, lực lượng Cộng Sản của Hà Nội đă quyết định giết số thường dân bằng cách pháo kích vào họ khi chúng trốn chạy sau trận đánh ở Quảng Trị trong suốt cuộc tấn công năm 1972 nhiều hơn là số bom của Hoa Kỳ gây ra trong tai nạn trong những cuộc tấn công của Hoa Kỳ ở Bắc Việt vào tháng 12/1972.

 

Không có ǵ là bí mật, khi lực lượng Khmer Đỏ đă bắn pháo binh vào những trại tỵ nạn ở Nam Vang và đă thực hiện những vụ tàn sát bạo tàn trong những vùng thuộc chúng chiếm đóng vào năm 1973 và năm 1974.

 

Những người ấy, trong phong trào phản chiến, có thể đă không được biết về những sự kiện này. Tuy nhiên, nếu thế, đó là một loại không hiểu biết có thiện chí. Những thành kiến xấu về điều tự lấy làm phải của ḿnh đă quyện chặt một cách thô kệch vào quan niệm luân lư của họ. Nó làm họ mù quáng để không nhận ra một sự thật giản dị: đó là phần tinh túy của một trách nhiệm tinh thần xác định cho những hậu quả trước mắt của hành động chúng ta hay là một sự bất động.

 

Ngày nay sau khi chính quyền Cộng Sản đă giết trên nửa triệu người Việt Nam và trên 2 triệu người dân Cambodia, một phán đoán luân lư để kết luận là nên bỏ ra những nỗ lực của chúng ta để cứu vớt những người dân Cambodia và những người Nam Việt Nam. Chúng ta đă không chiến đấu cho một duyên cớ tinh thần nào hơn nữa, nhưng sự khẳng định trong giới báo chí phản chiến là đời sống ở Đông Dương sẽ được tốt đẹp hơn sau khi quân đội của chúng ta (quân đội Hoa Kỳ) rút lui vào giữa giờ cao điểm trong con đường thảm họa dẫn tới một vực thẳm nghèo nàn qua những phóng sự của họ suốt trong cuộc chiến. Nhưng tất cả những sự khẳng định không chính xác và ồn ào trong những năm đó, không có ǵ sai lầm xấu xa hơn có thể so sánh được.

 

Tổng Thống De Gaulle của Pháp quốc một lần đă nói:” Nếu những người khôn ngoan từ bỏ sự sử dụng quyền hành, những người điên sẽ nắm lấy nó như thế nào, những sự cực đoan sẽ ra sao?”

 

Khi chúng ta từ bỏ sự hành xử quyền bính ở Đông Dương, chúng ta cũng từ bỏ nhân dân các nước đó cho một số phận thảm thương.

 

Khi vị đại sứ Hoa Kỳ ở Cambodia, John Gunther Dean, sắp sửa di tản khỏi Nam Vang, ông đă đề nghị cho một đồng sự thân cận nhất của Lon Nol, Sirik Matak, được tỵ nạn ở Hoa Kỳ. Vị cựu thủ tướng này đă trả lời bằng một lá thư.

 

Thưa Ngài Đại Sứ, thưa bạn,

 

Tôi xin rất thành thực cảm ơn Ngài v́ lá thư của Ngài và đề nghị của Ngài dành cho tôi sự chuyên chở đến miền tự do. Nhưng rất tiếc, tôi không thể rời khỏi một cách hèn nhát như vậy. Về phía Ngài, và đặc biệt về phía quốc gia vĩ đại của Ngài, tôi đă chẳng bao giờ tin vào một lúc mà Ngài sẽ có thứ t́nh cảm này là bỏ rơi một dân tộc mà dân tộc này đă từng chọn tự do. Qúy Ngài đă từ chối bảo vệ cho chúng tôi, và chúng tôi cũng không thể làm được chút ǵ cho việc đó.

 

Ngài rời đi, và mong muốn của tôi là Ngài và quốc gia của Ngài sẽ t́m được hạnh phúc dưới bầu trời này. Nhưng, kể cũng là được, là tôi sẽ chết ở đây, ngay tại tại chốn này, trong quốc gia mà tôi yêu dấu, kể ra cũng là quá tệ, v́ chúng tôi tất cả đă được sinh ra và phải chết cùng trong một ngày. Tôi chỉ có một điều phạm phải trong lầm lẫn này là tôi đă tin tưởng ở quư Ngài.

 

 

Sisowath Sirik Matak.

 

Thật là một sự cao thượng xứng đáng, nhưng cũng thật buồn thê thảm, xứng đáng là hàng chữ ghi trên mộ bia cho quốc gia ông, cho dân tộc ông, và cho chính ông. Ông là một trong những người đầu tiên bị Khmer Đỏ bắt đi hành quyết.

 

Sau khi chúng ta từ bỏ việc sử dụng quyền hành, Bắc Việt và Cộng Sản Khmer Đỏ đă nắm lấy ngay. Thất bại của Hoa Kỳ là một tấm thảm kịch lớn biết bao nhiêu, v́ sau hiệp định ḥa b́nh tháng giêng 1973, nó đă có thể tránh khỏi dễ dàng. Củng cố những thành quả của chúng ta sẽ không gây nên nhiều những phiền toái, một mối đe dọa khả tín để củng cố cho hiệp định ḥa b́nh xuyên qua những cuộc tấn kích trả đũa chống lại Bắc Việt và một nguồn cung cấp viện trợ đủ cho Cambodia và Nam Việt Nam. Nhưng quốc hội Hoa Kỳ đă bằng luật chấm dứt mọi ràng buộc của chúng ta. Quốc hội Hoa Kỳ cũng bằng luật, để đánh bại những bè bạn của chúng ta một cách tương tự.

 

Một bài học mà những người đối nghịch của chúng ta nên học từ việc can thiệp của Hoa Kỳ ở Việt Nam là Hoa Kỳ dưới một sự lănh đạo mạnh và quả quyết, nó sẽ đi được những bước dài lớn và chịu đựng được những hy sinh lớn để bảo vệ cho những đồng minh và quyền lợi của nó. Ta chiến đấu ở Việt Nam, v́ đó là nơi lôi cuốn quyền lợi chiến lược quan trọng, nhưng chúng ta cũng chiến đấu v́ lư tưởng chúng ta đă thề giữ. Nếu không có Hoa Kỳ, quốc gia nào sẽ giúp cho sự bảo vệ của miền Nam Việt Nam? Sự kiện là không có 1 quốc gia nào khác sẽ chiến đấu cho trên 1 thập niên một cuộc chiến tranh cách xa hàng nửa thế giới với một phí tổn to lớn để cứu một dân tộc của một quốc gia nhỏ bé ra khỏi sự nô lệ hoá của Cộng Sản.

 

Một bài học mà chúng ta phải học từ Việt Nam là nếu chúng ta không hành xử quyền lực một cách tốt đẹp, có đầy những hạng người như Hồ chí Minh, Lê Duẩn, Khiêu Samphan và Pon Pot sẽ mừng rỡ hành xử lấy nó cho những mục tiêu độc hại. Sự can thiệp bằng quân đội của chúng ta ở Việt Nam không phải là một hành động bạo tàn và vô luân lư. V́ chúng ta đă đến để bảo vệ cho một dân tộc vô tội dưới sức tấn công của lũ côn đồ tập quyền th́ không có điều ǵ là vi phạm luân lư cả. Cái mà chúng ta đă vụng về trong những thời gian nào đó cũng không làm phai mờ được duyên cớ chính đáng của nó. Miền Nam Việt Nam và Cambodia rất đáng được hưởng sự giúp đỡ của chúng ta - và 3 triệu người dân đă bị giết sau khi chiến tranh kết thúc rất xứng đáng được cứu giúp. Cuộc bỏ rơi họ của chúng ta vào giữa lúc họ cần thiết nhất, thật không có ǵ giá trị cho quốc gia của chúng ta.

 

Một bài học khác mà chúng ta phải học là một nền ḥa b́nh thế giới thực sự không thể tách rời khỏi quyền lực, quốc gia chúng ta đă có một lợi thế tốt là được tách ra khỏi những kẻ thù của chúng ta bởi 2 đại dương. Những kẻ khác, như bè bạn chúng ta ở Đông Dương, đă không được hưởng lợi thế này. Những kẻ thù của họ sống ngay cạnh họ vài dặm: ngay trên đường ṃn Hồ chí Minh. Sự lầm lỗi của chúng ta là đă không làm được những ǵ quá đáng và không thuyết phục được một cuộc chiến tranh phi nhân đối với những người yêu chuộng ḥa b́nh. Và vào giai đoạn kết thúc, chúng ta đă làm quá ít để ngăn cản bè lũ tập quyền áp đặt những luật lệ phi nhân đối với những người yêu chuộng tự do. Chính nghĩa của chúng ta phải là Ḥa B́nh, nhưng chúng ta phải nh́n nhận rằng những xấu xa to lớn hơn đă hiện hữu hơn cả chiến tranh.

 

Bộ đội Cộng Sản đă mang ḥa b́nh đến Nam Việt Nam và Cambodia, nhưng đó là ḥa b́nh của những ngôi mộ.

 

 

 

(Hết Chương 5; C̣n tiếp)

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính