No more Vietnam

-Phần 3c-

 

Richard Nixon

Nguyễn hữu Hiệu (dịch)

 

 

CHƯƠNG BA

 

 

Có 2 mặt - một mặt là chính trị và mặt khác là quân sự - trong chiến tranh ở Nam Việt Nam.

 

Cộng Sản phát động cuộc đấu tranh chính trị trong các làng các xóm. Đó không phải là việc tung ra những truyền đơn để thu phục trái tim và khối óc của đám ủng hộ đông đảo, nhưng là một mưu hại tàn nhẫn nhằm thay thế guồng máy chính quyền đương thời bằng guồng máy của họ. Đầu tiên, họ t́m cách tiêu diệt những đại diện ở nông thôn của chính quyền Sài G̣n bằng cách ám sát hay bắt cóc những viên chức địa phương. Thứ hai, họ cố gắng làm chuyển ḷng người dân miền Nam chống đối lại chính quyền trung ương. Những kẻ nổi dậy t́m cách khích động ḷng thù hận của nông dân đối với chính quyền bằng cách nhảy vào bênh vực và xuyên tạc bóp méo những nỗi bất b́nh của dân chúng hoặc, nếu cách này thất bại, khủng bố dân chúng bằng bạo lực để từ chỗ sợ hăi đến chỗ khuất phục bọn chúng.

 

Ở ngoài những làng mạc, Cộng Sản phát động cuộc đấu tranh quân sự với chiến thuật của chiến tranh du kích. Từng đơn vị cỡ trung đội được trải mỏng trên đồi núi, những đơn vị này sẽ triển khai cá nhân cho những cuộc tấn công đánh rồi chạy và chỉ củng cố cho những cuộc tấn công lớn. Hai mặt của chiến tranh quyện xoắn vào nhau. Chiến tranh chính trị giúp tạo ra những căn cứ cho chiến tranh quân sự. Một số những người ở miền Nam Việt Nam hậu thuẫn cho Cộng Sản một cách tự ư. Nhưng hầu hết phải chịu khuất phục theo Cộng Sản chỉ v́ bọn chúng có vũ khí.

 

Những kẻ t́nh nguyện phục vụ cho lư tưởng Cộng Sản được họp thành một thể thống nhất trong tổ chức cao cấp của mạng lưới bí mật hoặc hạ tầng cơ sở tại cấp bậc xă. Cơ sở này giữ việc theo dơi những ai hợp tác với chính quyền, cung cấp những tiếp liệu, tin tức t́nh báo, và tuyển mộ người cho du kích. Nó giúp cho chúng có thức ăn và chỗ trú lánh, dấu diếm những vũ khí và trốn thoát những cuộc tuần tiễu của quân đội chính quyền. Nếu không có các hạ tầng cơ sở lôi cuốn khoảng 10% số dân địa phương, chiến tranh du kích đă không thể chống đỡ nổi.

 

Việc kiểm soát của Cộng Sản tại vùng nông thôn phụ thuộc vào việc tạo nên một bầu không khí sợ hăi. Những cuộc tuần tiễu của binh đội Sài G̣n cơ động tự do trên hầu khắp nông thôn suốt ban ngày, nhưng khi đêm xuống, khi họ rút về đồn bót của họ, bộ đội của Cộng Sản lại tự do ngang dọc khắp mọi làng. Là một việc không thể làm được đối với 20 binh sĩ chính quyền phải bảo vệ tất cả nông dân từ một đồn bót tại góc một khu vực rộng đến 20 dặm vuông. Khi những cán bộ Cộng Sản xuất hiện tại ngưỡng cửa một số tư gia, không ai b́nh thường lại có thể từ chối không làm việc ǵ theo chúng yêu cầu phải làm, hoặc là giao tận tay cho chúng 10 kí gạo hay cậu con trai để tham gia vào du kích.

 

Chúng ta có 3 chiến lược khả hữu đương đầu được với những chiến thuật của kẻ thù. Chúng ta có thể cố gắng nghiền nát những lực lượng du kích trong một cuộc chiến tranh tiêu hao. Chúng ta có thể cố gắng nhổ bật rễ hạ tầng cơ sở của chúng tại các làng mạc qua cuộc b́nh định. Hoặc chúng ta có thể t́m cách sử dụng cả 2... Phát động một cuộc chiến tương ứng vừa chính trị vừa quân sự là ch́a khoá để chiến thắng. Có một số họp bàn về học thuyết chống nổi dậy của chính quyền Kennedy và Johnson. Nhưng chẳng có một chiến lược nào được đề ra để đánh bại cả 2 mặt nổi dậy như người Anh đă làm ở Malaysia. Nỗ lực của chúng ta là xây dựng dân chủ và phát triển kinh tế, cả 2 đều không răn đe được Bắc Việt khi họ đang điều khiển cuộc chiến tranh du kích mà cũng chẳng giúp đỡ được chính phủ Sài G̣n kiểm soát được những làng mạc.

 

Học thuyết chống nổi dậy của chúng ta chỉ kết thúc bằng việc chúng ta sẽ chiến đấu trong cuộc chiến vỏn vẹn trên lănh thổ miền Nam Việt Nam. Những đơn vị lực lượng đặc biệt như lính mũ xanh và những trung đội phối hợp hành động..., những đơn vị này phải tập trung vào chủ điểm cung cấp an ninh tại các cấp bậc làng và nhổ bật tận rễ hạ tầng cơ sở Cộng Sản nhưng chỉ lại được đặt cho vị trí ưu tiên thấp. Những cố vấn quân sự của chúng ta huấn luyện cho quân đội miền Nam Việt Nam để phát động những cuộc chiến tranh quy ước cho những đơn vị lớn và lực lượng chính của chúng ta lại cũng đang chiến đấu như trong một cuộc chiến tranh quy ước ở Âu châu hay ở Cao Ly.

 

Tướng Earle Wheeler, tham mưu trưởng liên quân cũng đă nói trong năm 1962 “ có một thói quen của một số vị hay nói rằng, vấn đề của Đông Nam Á ưu tiên là chính trị và kinh tế chứ không phải quân sự, tôi không đồng ư, chính yếu của vấn đề là quân sự!”. Ngũ Giác Đài đă được giao trọng trách tổ chức những cuộc hành quân từng ngày tại Việt Nam theo sau thảm bại tại Vịnh Con Heo, đă nối tiếp sáng kiến cho một vấn đề quân sự thuần túy, đó là chiến lược tiêu hao. Lực lượng của chúng ta phải “t́m và diệt “ những đơn vị quân sự Cộng Sản chủ yếu, những căn cứ quân sự và mọi phương tiện quân sự khác của quân Cộng Sản. Sự kiện này phối hợp với nỗ lực cắt đứt sự xâm nhập thêm người và trang cụ từ Bắc vào Nam, sẽ dẫn đến “một sự hủy hoại quy mô”.

 

Những nhiệm vụ lùng và diệt đă trở nên chiến thuật chính của chúng ta. Trên lư thuyết, lực lượng Mỹ sẽ sử dụng hỏa lực lớn lao ưu thế của sức cơ động nhanh chóng của họ để giải phóng những địa bàn do quân thù chiếm đóng, rồi sẽ giao lại vùng đó cho lực lượng quân sự của miền Nam Việt Nam. Họ sẽ có nhiệm vụ đập tan hạ tầng cơ sở của Cộng Sản và mang lại sự an ninh thường trực cho địa phương. Nhưng trong thực tế, quân lực của miền nam Việt Nam không đủ khả năng để theo sau những chiến thắng của chúng ta, v́ quân đội này đă không được huấn luyện cho đầy đủ tốt. Chúng ta đă đưa đến hàng trăm chiến thắng trong trận chiến này - thường phải lấy đi lấy lại cũng chỉ có một ngọn đồi. Nhưng tất cả cũng chả thêm vào chiến thắng cho cuộc chiến. Rất nhiều vùng chúng ta vừa giải phóng xong, lại rơi vào ṿng kiểm soát của Cộng Sản, hầu như ngay khi chúng ta vừa rút.

 

V́ thực sự đă không hiểu h́nh ảnh chính trị của chiến tranh, chúng ta đă từng bước đi vào máy nghiền. Trong khi quân đội của chúng ta sử dụng thời giờ của ḿnh để t́m, để chiến đấu, để tiêu diệt những đơn vị của kẻ thù, th́ Cộng Sản đă nắm quyền kiểm soát các làng mạc, do đó sự hiện diện của chúng được cảm thấy gần như thường trực. Hạ tầng cơ sở của chúng được bảo tồn. Bộ đội của chúng trở lại ngay sau ít ngày, sau khi chúng ta vừa rời khỏi, và nỗ lực chiến tranh của chúng hầu như không bị thương tổn.

 

Khi quân đội Anh biện minh cho một giải pháp quân sự thuần tuư tại Mă Lai, chuyên viên chống nổi dậy của Anh, Sir Robert Thompson không đồng ư, ông đă nói: “Tất cả đều rất tốt khi có những cuộc oanh tạc, khối lượng trực thăng lớn, rất tốt khi ta có được hoả lực kinh khủng... nhưng tất cả những biện pháp quân sự nói trên không loại trừ được cái mà chúng ta cần loại trừ – chúng ta cần phải loại trừ các chi bộ Cộng Sản ở trong các trường trung học mà ở đó đă cung cấp hàng 50 kẻ được tuyển mộ trong một năm cho phong trào nổi dậy”. Ở Việt Nam khi quân đội Hoa Kỳ đang chiến đấu trong các đồi núi, th́ Cộng Sản lại tự do tung tác ở nông thôn.

 

Tiêu hao là một khuyết điểm của chiến lược. Chúng ta đă định giá thấp khả năng của kẻ thù trong việc kiểm soát những tổn thất của nó và và sự tái bổ sung quân số và quân trang từ Bắc Việt Nam. Không có vấn đề nào khó khăn như việc chúng ta đă cố gắng dồn kẻ thù vào những trận chiến quyết định. Họ đă lẩn tránh được những trận chiến này hoặc lẩn tránh quân đội của chúng ta, hoặc rút quân qua những nơi trú quân an toàn ở Cambodia và Lào. Những đơn vị du kích ở chiến trường nhận được những tin tức t́nh báo rất quư giá về những chuyển động của quân đội chúng ta từ những hạ tầng cơ sở của Cộng Sản trong thành phố và trong các làng mạc. Nếu quân du kích không muốn chiến đấu họ giản dị để các lực lượng của chúng ta qua vùng họ kiểm soát. V́ quân du kích nắm được thế chủ động trong chiến đấu, Cộng Sản có thể kiểm soát được số thương vong của chính họ và v́ thế ngăn ngừa được sự tiêu hao hàng ngũ của họ.

 

Chiến lược của chúng ta tối hậu đă thất bại v́ chúng ta đă không làm ngưng được ḍng tiếp vận rất đều đặn từ Bắc Việt đổ vào miền Nam Việt Nam qua đường ṃn Hồ chí Minh. Sự thành công của chiến lược tiêu hao phụ thuộc vào số tổn thất mà quân thù phải chịu vượt quá số tuyển mộ mới ở miền Nam và sự tiếp viện vào từ miền Bắc. Nhưng điều này chẳng bao giờ đạt được. Từ tháng giêng năm 1965 qua đến tháng 10 năm 1967, tổn thất của Cộng quân đă lên tới 344,000 bao gồm gần 174,000 bộ đội bị giết trong các cuộc hành quân. Mặc dù con số thật đáng sợ, lực lượng của Cộng Sản tại miền Nam Việt Nam lại gia tăng từ 181,000 trong tháng 12/1964 lên 262,000 trong tháng 12/1967. Trên 3 năm này, Bắc Việt và sự tuyển mộ tại Nam Việt Nam đă cung cấp được 400,000 viện quân. Những thống kê về dân số chứng tỏ rằng tỷ lệ này có thể chịu đựng được v́ có tới 120,000 thanh niện ở miền Bắc Việt Nam tới tuổi đi lính mỗi năm.

 

Chúng ta nên thực tế nhận là không thể nào thắng một chiến tranh tiêu hao chống lại du kích ở miền Nam Việt Nam khi mà đường ṃn Hồ chí Minh vẫn được mở rộng để Bắc Việt vẫn tiếp tục chuyển quân. Nhưng trong những năm nhúng sâu vào chiến tranh của chúng ta, chúng ta chẳng bao giờ h́nh thành một chiến lược là gạt hẳn ra ngoài kẻ xâm lăng từ Bắc Việt vào Nam.

 

Từ năm 1965 đến năm 1968, Hoa Kỳ đă tiến hành kế hoạch thả bom từng vùng chống lại Băc Việt. Đối tượng của Tổng Thống Johnson không phải là quân sự mà là chính trị. Ông không cố gắng làm ngưng sự xâm nhập của Bắc Việt mà chỉ để nâng cao tinh thần cho miền Nam Việt Nam và gia tăng chắc chắn cái giá cho các người cầm đầu Hà Nội phải trả về sự xâm nhập người và trang cụ của họ vào miền Nam Việt Nam. Các cố vấn dân sự đă thuyết phục ông rằng chúng ta nên theo đuổi một chiến lược leo thang dần dần song hành với những đề nghị được lập đi lập lại về việc giải quyết bằng ḥa đàm. Sự bỏ bom của chúng ta đă bắt đầu từ mức độ thấp và gia tăng số lượng lên dần dần. Kết luận thật ngây thơ là khi Hà Nội nhận ra mô thức của sự gia tăng áp lực của chúng ta, nó sẽ đến bàn thương nghị từ từ bỏ cuộc chiến tranh của nó chống lại miền Nam Việt Nam để ngơ hầu tránh khỏi sự tàn phá tại Bắc Việt.

  

Ghi chú của dịch giả: Nixon nh́n thấy vấn đề của cuộc chiến, nhưng c̣n vấn đề những ư muốn thầm kín trong con người những lănh tụ Cộng Sản, đặc biệt là những lănh tụ Cộng Sản Việt Nam, vẫn chưa thấy ông đề cập đến. Ư muốn thầm kín của họ, chính là ư thức hệ của họ - khởi đầu, trên lư thuyết, cũng có những mục tiêu cao cả lư tưởng cho người theo, nhưng con đường họ sử dụng, được h́nh thành từ Marx và ứng dụng vào thực tế qua Lénine, là khích động bằng thù hận, sử dụng bằng bạo lực, và chấp nhận mọi thủ thuật (mà lúc đầu tưởng là chỉ có tính cách giai đoạn) để thủ thắng, có nghĩa là đoạt được chính quyền. Và với thời gian, khó khăn càng gặp nhiều hơn, th́ các thủ thuật càng có tính cách phổ biến, rồi cuối cùng, chính những thù hận, bạo lực, thủ thuật đă trở thành cứu cánh trong hệ tư tưởng của người Cộng Sản, đặc biệt là các lănh tụ này đă trở nên cụ thể hơn, chính là các địa vị đầy quyền năng của họ. V́ thế, với họ, chỉ có hành động nào làm cho các địa vị của họ không c̣n được vững vàng nữa th́ mới làm họ lo lắng. Thả bom vào Bắc Việt, dù có sử dụng đúng mức chiến lược như Tổng Thống Nixon suy nghĩ, cũng chưa chắc ǵ làm lung lay địa vị của họ, trừ khi toàn bộ những lực lượng vơ trang (sức mạnh bạo lực bảo vệ địa vị cho họ) bị hủy diệt đến mức độ không c̣n đủ sức để chống cự một cuộc tấn công của lực lượng quân sự từ miền Nam ra Bắc, hoặc không c̣n đủ sức để đàn áp nhân dân ngay tại miền Bắc, lúc bấy giờ họ mới chịu tạm hoăn - lùi một bước chiến lược, chứ đối với họ, không bao giờ có sự từ bỏ, xuất xứ từ những kẻ thất học, kiến thức góp nhặt qua nhiều kinh nghiệm đấu tranh - họ rất già dặn trong đấu tranh, nhưng bất lực trong xây dựng; những thực tại chính trị hiện nay trên thế giới đă chứng tỏ rơ rệt, đặc biệt là với Việt Nam, sự kiện này chứng tỏ đầu óc họ rất hẹp ḥi, v́ cái nh́n rất chật hẹp và những thành qủa của thực tế đấu tranh của họ lại khiến họ có niềm kiêu hănh mù quáng, và những niềm tin bất khả thay đổi. Chính v́ những lư do trên, nếu sự ném bom nhằm thẳng vào đầu những cơ quan đầu năo của Cộng Sản, v́ chủ trương chiến lược “hủy và diệt” nên giao phó cho những toán xung kích mũ xanh t́m cách thanh toán ngay những tên đầu sỏ Cộng Sản, mới chính là điều làm cho các lănh tụ Cộng Sản phải sợ. Chính vụ nhẩy dù của biệt kích Mỹ nhảy xuống trại giam tù binh ở Sơn Tây, hay kiểu như Rambo – đợt film đưa vào Việt Nam, lại chính là điều làm các tên cầm đầu Cộng Sản sợ hăi. Quan niệm hầu như lẽ đương nhiên của mọi người, nhất là người ở phương Tây, là chính quyền phải lấy dân làm đối tượng, việc mưu cầu hạnh phúc an cư lạc nghiệp cho dân là cứu cánh, nên các lương tâm hướng thiện ấy đă không nhận ra nổi các tâm địa ẩn sâu trong đầu những tên lănh tụ Cộng Sản, thật sự dân càng chết đi họ càng mừng (v́ đỡ miệng ăn), dân càng nghèo đi họ càng dễ cai trị, và cái khổ của dân với bất cứ giá nào, cũng chẳng làm sao có thể so sánh với cái khổ của họ trong thời gian họ đấu tranh để mưu đoạt quyền bính. Cho nên dân có chết, dân có nghèo, dân có khổ... th́ không phải là điều làm giới cầm quyền Cộng Sản xao xuyến. Chỉ khi nào sự chết này, sự khổ này, sự nghèo này... có thể đưa đến sự giác ngộ của dân chúng để người dân thoát khỏi sự lừa bịp của họ, và dâng trào lên niềm uất hận, th́ mới làm cho các lănh tụ Cộng Sản lưu ư đến. Để chứng minh cho lập luận trên, có rất nhiều sự kiện cụ thể, đầy rẫy trong thế giới Cộng Sản mà chúng ta có thể lấy làm ví dụ. Một nước có kỹ thuật không gian tiến bộ như Liên Sô sau vụ nổ ḷ phản ứng hạch tâm Chernobul 1986, sau vụ động đất dữ dội ở Armenia... mà lại không có được những phương tiện cấp cứu cho người dân khiến số tổn thất nhân mạng đă cao lại càng tăng lên cao hơn nữa. Liên Sô với kho vũ khí hạch tâm khổng lồ (có thể hủy diệt cả thế giới trong ṿng vài phút), vậy mà lại không đủ lương thực và thực phẩm cho người dân tiêu dùng và sản phẩm tiêu dùng - nếu có - th́ phẩm chất lại quá thấp kém!!!

 

C̣n Việt Nam trong thời chiến, ai đă mang dàn pḥng không đặt ở ven đê sông Hồng? Ai đă đặt dàn pḥng không trong bệnh viện và trong trường học? Ai đă sử dụng thiếu nhi và đàn bà con gái để chuyển vũ khí và đạn dược vào miền Nam? Ai dùng xe cứu thương để chuyên chở đạn? Những con số tù, hàng binh và chiêu hồi của bộ đội Bắc Việt ở miền Nam, con số gần 1/2 triệu người, hiện nay đời sống họ thế nào? Họ sống ra sao sau khi Hà Nội hoàn tất cuộc thôn tính miền Nam? Biết bao sách vở của Cộng Sản mà nhân dân miền Nam Việt Nam đă được đọc, nào là “dù có chết cả dân tộc này, c̣n lại một người cũng đánh”, “đánh chỉ c̣n cái lai quần cũng đánh”. Nhưng tương đối sâu sắc hơn cả và cũng có tính cách hơi vô tư hơn, cuốn sách được dịch từ tiếng Nga với cái tên:” một ngày dài hơn một thế kỷ “ mà Aimatop, một người Liên Sô gốc Kirgistan, đă tố cáo rơ các hậu quả mà người dân Liên Sô đang gánh chịu sau 60 năm dưới chế độ Cộng Sản (Ư kiến của dịch giả viết vào năm 1988). 

 

Sự thả bom của chúng ta luôn luôn được hạn chế rất chặt chẽ khi thi hành. Tổng Thống Johnson đă một lần khoe khoang rằng giới quân sự “không thể được bỏ bom- dù là 1 căn nhà cầu, mà không có sự cho phép của tôi”. Cả Tổng Thống Johnson và bộ trưởng Quốc Pḥng Mac Namara, những người đă đích thân chọn những mục tiêu cho chương tŕnh thả bom, v́ các ông sợ sự khiêu khích sẽ đưa đến sự can thiệp của Trung Cộng và Liên Sô. Và v́ thế đă hạn chế cường độ và số lần những cuộc oanh kích. Không có những đợt thả bom chiến lược như việc sử dụng B-52, không có mục tiêu nào khác ngoại trừ đường lộ, đường xe hoả, cầu, nhà máy, trại quân, kho quân dụng mới được phép oanh kích. Không quân Hoa Kỳ không được phép oanh tạc trong phạm vi 25 đến 30 dặm sâu vào vùng trái độn dọc biên giới Trung Hoa. Không quân Hoa Kỳ cũng không được phép oanh tạc vùng bán kính 30 dặm xung quanh Hà Nội và vùng bán kính 10 dặm xung quanh cảng Hải Pḥng.

 

Để thích ứng với chiến lược leo thang từ từ, chính quyền của chúng ta đă đơn phương tuyên bố 16 lần ngưng ném bom, trong khoảng 24 tiếng đồng hồ cho đến ngưng ném bom trong ṿng 36 ngày, và đă gửi 72 sáng kiến ngoại giao hoà b́nh trong niềm hy vọng Bắc Việt sẽ đáp ứng lại từng bước để tiến tới chấm dứt chiến tranh!!

 

Cố gắng của chính phủ Hoa Kỳ ra lệnh phi công nhấn nút ném bom như là để gửi những thông điệp chính trị cụ thể đến Bắc Việt, cố gắng đó đă phung phí ưu thế quân sự của chúng ta. Eisenhower đă coi điều đó như là sự điên rồ. Trong khi ông ủng hộ những nỗ lực chiến tranh của Johnson giữa nơi công cộng, ông đă thẳng thừng phê phán chính sách leo thang từ từ trong chốn riêng tư. Cựu Tổng Thống Eisenhower đă nói với tôi vào năm 1966:”nếu kẻ thù giữ một vị trí với một tiểu đoàn, cho tôi 2 tiểu đoàn tôi sẽ lấy được vị trí đó nhưng với 1 giá lớn lao về thương vong. Cho tôi 1 sư đoàn tôi cũng sẽ lấy được vị trí đó mà không cần phải chiến đấu”.

 

Sự leo thang dần dần của chúng ta đă cho Bắc Việt thời gian để thích ứng với áp lực gia tăng nhằm mục đích phân tán quân dụng và kỹ nghệ của họ. Những hạn chế của chúng ta cũng đặt ra khỏi giới hạn rất nhiều mục tiêu quân sự quan trọng. Johnson cấm những cuộc không kích vào Hải Pḥng - hải cảng mà qua đó 85% tiếp liệu cho Bắc Việt đă nhập vào qua nơi đây (v́ tàu thủy của Liên Sô và Trung Cộng đă cặp vào bến này). Khi những hoả tiễn pḥng không của Liên Sô được thiết trí bắt đầu xuất hiện, Tổng Thống Johnson đă cấm tấn công vào chúng trong khi chúng được bố trí dưới những công sự v́ ông muốn tránh những khả năng gây tử vong cho nhân viên Liên Sô.

 

Hà Nội đă khai thác những hạn chế của chúng ta. Khi họ biết rơ là chúng ta không ném bom phi trường nhỏ bên ngoài Hà Nội (phi trường Gia Lâm) v́ nó được dành cho những chuyến bay chở thư tín từ Moscow và Bắc Kinh, Cộng Sản Bắc Việt đă để những phi cơ quí nhất tại đây. Và ngay khi chúng ta tuyên bố ngưng thả bom, Cộng Sản Bắc Việt lập tức nhanh chóng gia tăng sự chuyển vận quân đội và trang cụ vào chiến trường miền Nam Việt Nam.

 

Chính sách của chúng ta đă gửi thông điệp chính trị sai lầm tới Hà Nội, những cố vấn của Johnson xác định công khai rằng chúng ta đă phải đối mặt với một chiến tranh khó khăn và lâu dài ở Việt Nam, rằng chúng ta sợ sự can thiệp của Liên Sô và Trung Cộng, và chúng ta sẽ không “mở rộng” chiến tranh vào Bắc Việt. Trong khi đó, chính quyền tiến hành chiến dịch thả bom hạn chế sao cho vừa khéo để bắt đầu gửi đi hàng loạt những sự thăm ḍ, hầu như van nài Hà Nội đến bàn thương thuyết. Hồ chí Minh, kẻ đă dứt khoát khởi chiến tại Việt Nam và ông ta không bao giờ chứng tỏ thiện chí muốn giải quyết trên những điều kiện nào khác hơn điều kiện của chính ông ta, chỉ có thể giải thích sự leo thang dần dần không phải là dấu hiệu của sự hạn chế mà chỉ là dấu hiệu của sự yếu hèn.

 

Khi một vị Tổng Thống gửi binh sĩ Mỹ tham chiến ở chiến trường quốc ngoại, thời điểm bấm nút c̣n dấu diếm bắt đầu chạy: ông có một giai đoạn thời gian có hạn để chiến thắng chiến tranh trước khi dân chúng bắt đầu trở nên lo nghĩ về chiến tranh đó. Vào tháng 2/1968, Tổng Thống Johnson đă cạn hết thời gian.

 

Một sự kiện đơn độc đưa đến sự ngưng lôi cuốn người Mỹ đang nhúng sâu vào chiến tranh Việt Nam, một cuộc tổng tấn công phối hợp trên địa bàn toàn quốc của Cộng Sản - Tổng tấn công Tết Mậu Thân - vào dịp Mỹ và Nam Việt Nam không pḥng thủ, đă gây chấn động nhân dân Hoa Kỳ. Lực lượng của chúng ta đă rất nhanh đập nát kẻ thù, nó đă trở nên một thất bại quân sự to lớn của Cơng Sản tại miền Nam Việt Nam, nhưng những bản tin được đánh đi, không chính xác đến mức thô bỉ đă mang đến một chiến thắng tâm lư và chính trị cho Cộng Sản ngay trên nước Mỹ.

 

Những lănh tụ Bắc Việt tung ra cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân v́ họ nghĩ rằng chiến thắng đă trong tầm tay. Vào cuối năm 1967, đảng Cộng Sản Bắc Việt khẳng định rằng t́nh h́nh chính trị ở miền Nam Việt Nam đă thích hợp cho “một cuộc tổng công kích và tổng nổi dậy để hoàn tất một chiến thắng quyết định cho Cách Mạng”. Hồ chí Minh hiểu ông ta không có sức mạnh quân sự để đánh tan quân đội miền Nam Việt Nam và quân đội Hoa Kỳ, nhưng ông ta tin rằng ông ta có thể thế nào cũng thắng.

 

**   GHI CHÚ CỦA DỊCH GIẢ:

 

Đến dây, người đọc tự nhiên thấy khựng lại, có phải tác giả có điều ǵ không muốn tiết lộ chăng? T́nh h́nh Việt Nam Cộng Hoà vào cuối năm 1967 sang đầu năm 1968 là t́nh h́nh được kể như tốt đẹp và ổn định về chính trị nhất (tính từ sau ngày Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm bị lật đổ). Thời gian sau này cũng là thời gian được trắc nghiệm rất rơ về khả năng b́nh định và quyền kiểm soát của chính phủ Sài G̣n. Thời gian này cũng là thời gian mà những lực lượng quân sự có mặt để diệt cộng ở miền Nam Việt Nam kể như là hùng mạnh nhất.

 

Quốc Hội Lập Hiến tại miền Nam Việt Nam được bầu cử vào tháng 8/1966 trên toàn quốc, chỉ có 1 số địa phương v́ t́nh h́nh an ninh không ổn định nên không tổ chức được bầu cử, nhưng những địa phương này chỉ ở cấp bậc xă, ấp; mà tỉ lệ cũng chỉ 8% là cùng. Quốc Hội Lập Hiến đă soạn thảo xong bản Hiến Pháp ngày 01 tháng 4 năm 1967. Cuộc bầu cử Quốc Hội (gồm Thượng Nghị Viện, Hạ Nghị Viện), bầu cử Tổng Thống (Tổng Thống và Phó Tổng Thống) và những cuộc tổng tuyển cử này xảy ra trên toàn quốc; các địa phương cấp ấp không đi bầu được trên toàn quốc chiếm không tới 1% (ngoại trừ một số vùng rừng núi không dân cư). Cộng Sản không bao giờ muốn miền Nam hoàn thành được những cuộc bầu cử này, họ đă cố gắng phá hoại, nhưng không phá được.

 

Thời gian này, gần 1 triệu quân nhân trong quân đội VNCH tinh thần đang lên, và vững vàng, cộng thêm hơn 1/2 triệu quân đồng minh, gồm Hoa Kỳ,Úc, Tân Tây Lan, Đại Hàn, Thái Lan và những toán dân sự vụ Phi Luật Tân, nên thật khó mà nghĩ rằng Hồ chí Minh là một người điên khi chọn thời điểm này để mở cuộc tổng tấn công. Ông ta chỉ có một lợi thế duy nhất là muối mặt đi, lấy ngày Tết là ngày ông ta luôn luôn nói là “thiêng liêng của t́nh cảm dân tộc” mà chính ông ta đề nghị và thỏa thuận hưu chiến để tấn công, tạo thế bất ngờ.

 

Việc tại sao Cộng Sản lại chọn thời điểm này để tổng tấn công, và thực tế hầu như toàn thể quân đội của họ tham dự vào cuộc tổng tấn công này bị đập nát và toàn thể hạ tầng cơ sở của họ đều bị bật gốc,

 

ĐÁNG ĐƯỢC TÁC GIẢ NÊU RƠ THÊM.

 

Kế hoạch của ông ta đă được ghi vào chiến tranh Cách Mạng: lực lượng Cộng Sản sẽ tấn công những thành phố tại miền Nam Việt Nam và những cuộc tấn công này sẽ lẩy c̣ cho nhân dân miền Nam Việt Nam nổi dậy và phối hợp với quân Cộng Sản lật đổ chính quyền Sài G̣n. Kết luận đáng bị chỉ trích của kế hoạch này chỉ là những ước mong mơ ước của những người hậu thuẫn cho Cộng Sản.

 

Vào ngày 31 tháng giêng 1968, Cộng Sản bắt đầu cuộc tổng công kích của họ. Đó đúng là thời gian bắt đầu cuộc hưu chiến mà họ đă yêu cầu tôn trọng trong thời gian những ngày lễ Tết, ngày Tết Nguyên Đán của Việt Nam. Tướng Westmoreland đă báo động rằng 1 cuộc tấn công qui mô của kẻ thù đang chuyển động. Nhưng không một ai cho đợi sự kiện này suốt trong thời gian hưu chiến vào dịp Tết, khi 1/2 quân đội của miền Nam Việt Nam đă lên đường đi nghỉ phép. Cũng chẳng một ai tiên đoán được tầm mức của cuộc tấn công. Trên 70 ngàn bộ đội Cộng Sản tấn công trên 100 thành phố và thị trấn và hàng chục căn cứ quân sự trên toàn miền Nam Việt Nam. Bốn ngàn bộ đội Cộng Sản đă tràn vào Sài G̣n, chiến tranh trong thành phố rất xấu đă xảy ra sau đó. V́ Cộng Sản đă tranh thủ được sự bất ngờ toàn diện, họ đă đoạt được vài thắng lợi ban đầu. Chỉ trong ṿng 1 ngày, chúng ta đă lật ngược được chiều sóng. Trong ṿng một tuần, chúng ta đă quét sạch được tất cả, ngoại trừ một số trọng điểm của họ. Điểm nổi bật đặc biệt là kế hoạch của Hồ thất bại, v́ không một nơi nào ông ta tấn công mà dân chúng Nam Việt Nam lại nổi dậy theo Cộng Sản như ông ta mong muốn (theo sách vở của chiến tranh Cách Mạng!!!)

 

Những năm sau, 1 tài liệu của hăng thông tấn CBS tố cáo rằng những thành công của kẻ thù suốt trong vụ tổng công kích Tết Mậu Thân, một phần có kết quả có được là do 1 âm mưu chỉ đạo bởi Đại Tướng Westmoreland - đă gạt bỏ những ước tính t́nh báo là số quân của Cộng Sản gấp 2 lần số quân trong quân lệnh của họ tại chiến trường. Đây là 1 tài liệu đả kích bẩn thỉu vào cá nhân liêm khiết của 1 trong những nhà lănh đạo quân sự khả kính của Hoa Kỳ, là những sự xấu xa nhất của báo chí. Đại Tướng Westmoreland là người cương trực, thật đau đớn cho 1 đời binh nghiệp. Tôi không thể nghĩ ra sao về một chiến sĩ đă bị coi như đă lường gạt những lănh tụ chính trị của Hoa Kỳ hay đưa cho công luận những tin tức lạc quan giả dối về t́nh thế quân sự tại miền Nam Việt Nam. Ngược lại, tôi đă nhận ra ông một cách đúng đắn hơn và những lần kể như bi quan hơn trong quan niệm của ông so với những lănh tụ quân sự và dân sự khác mà tôi đă gặp trong những lần đến thăm viếng Việt Nam.

 

Ở chiến trường Việt Nam, thật khó mà ấn định được con số chính xác về con số địch quân chiến đấu v́ phụ thuộc rất nhiều vào việc chúng ta định nghĩa về 1 kẻ thù chiến đấu. Không ai hỏi có bao nhiêu tiểu đoàn cơ động của quân Cộng Sản, nhưng vài người, bao gồm những người nói là rơ ràng có sự ngăn ngừa ước tính, muốn tính những thành viên của hạ tầng cơ sở Cộng Sản và những lực lượng  tự vệ không vơ trang. Tướng Westmoreland quyết định rằng chỉ những thành phần đóng góp trực tiếp vào sức mạnh quân sự của kẻ thù trên chiến trường mới được kể là con số chiến đấu của họ. Tất cả sự kiện trên đều được giải thích cùng Tổng Thống Johnson và cố vấn An Ninh Quốc Gia của Tổng Thống. Đại Tướng Westmoreland hành động một cách thẳng thắn và danh dự. Qua toàn thể trái ngược lại, chỉ những tài liệu của hăng CBS lại chính là sự giả dối trong nội vụ.

 

Cuộc tấn công của quân Cộng Sản vào dịp Tết Mậu Thân là một thảm bại quân sự cho Bắc Việt. Hồ chí Minh đă đánh cuộc vào tất cả mặt quay của con tḥ ḷ, sau cùng đă thua lực lượng Mỹ và Nam Việt Nam, Hồ chí Minh đă để những lực lượng thiện chiến nhất của ông ta bị tiêu diệt. Hàng ngàn những bộ đội nhiều kinh nghiệm đă bị hy sinh và những tư lệnh chiến trường đă bị giết hay bị trọng thương. Báo cáo chính thức của Bắc Việt đă sớm lên tiếng báo động về t́nh trạng sa sút tinh thần của bộ đội cũng như mất tự tin của các tên chỉ huy, trở nên “nghi ngờ về chiến thắng” và tỏ ra “thái độ khiếp nhược”. Sự kiện này làm cho quân đội Bắc Việt phải 2 năm sau mới hồi phục được.

 

Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng cũng bị đập tan vỡ như lực lượng quân sự Bắc Việt vậy. Hồ chí Minh đă ra lệnh cho tất cả những biệt bộ Cộng Sản bí mật và những tên khủng bố ở miền Nam Việt Nam phải từ bỏ những hang ổ của chúng. Khi cuộc tổng công kích của ông ta thất bại, những nhân viên này nếu không chết trong chiến đấu th́ cũng bị bắt giữ. Cảnh Sát Nam Việt Nam đă có đủ khả năng nhổ bật rễ hầu như toàn thể mạng lưới Cộng Sản.

 

Cuối cùng, cuộc tổng công kích dịp Tết Mậu Thân là một thảm bại chính trị cho Cộng Sản gây ra ở miền Nam Việt Nam. Hồ chí Minh đă thua trong “chiến tranh nhân dân”, Cộng Sản đă chẳng có ǵ hơn 1 tỷ lệ rất nhỏ bé ở miền Nam Việt Nam, nhưng đó cũng không có nghĩa là đa số đă hậu thuẫn cho chính phủ Sài G̣n. Sự đe dọa của Cộng Sản xem như rất xa cách với số đông, đặc biệt là những người sống tại thành phố, những người này đă có duyên cớ chống Cộng rất yếu kém và vô tổ chức. Cuộc tấn công của quân Cộng Sản vào dịp Tết Mậu Thân sớm thay đổi quang cảnh chính trị. Nó mạ vàng cho Nam Việt Nam qua những xúc động của cuộc chiến đấu trong thành thị và mối kinh hoàng về những cuộc tàn sát độc ác của Cộng Sản lan rộng. Quá xa xôi để đưa đến những cuộc nổi dậy như Hồ chí Minh mong đợi, nó đă tạo ra 1 phản tác dụng mạnh mẽ để đưa đến sự động viên toàn thể nhân dân miền Nam Việt Nam chống những kẻ Cộng Sản xâm lược.

 

Mặc dù đó là một chiến thắng lớn lao cho Nam Việt Nam và Hoa Kỳ, nhưng hầu hết giới truyền thông thế giới lại cho rằng chúng ta đă phải chịu một thất bại thảm thương. Sự kiện này chỉ đúng với những giờ phút xáo trộn ban đầu của 1 cuộc công kích mà hàng tuần sau, màn sương mù chiến tranh mới được gỡ bỏ. Một cách gạt gẫm, mạng lưới phóng viên này đă nói chúng ta “đang thua” trong chiến tranh, một kẻ khác khẳng định chiến tranh đang được gia tăng một cách rơ ràng rằng “con đường hợp lư duy nhất” để ra khỏi chiến tranh, là sẽ phải đi đến điều đ́nh, không phải với tư cách người chiến thắng mà như là người có danh dự. Những tiếng chũm chọe ầm ĩ về những câu chuyện xuyên tạc đă chinh phục hàng triệu người Mỹ là chúng ta đă thua trong trận chiến lớn.

 

Những chàng phóng viên hầu hết không hiểu ǵ về những sự việc quân sự, quên cả 1 h́nh ảnh vĩ đại toàn diện. Thay vào đó, họ lại nhằm vào các biến cố thê thảm riêng lẻ, luôn luôn đưa những câu chuyện của họ được thê thảm hoá 1 cách sai lầm. Việc đầu tiên, giới truyền thông đă đặt ra cuộc tấn công vào toà đại sứ Hoa Kỳ ở Sài G̣n như là 1 chiến thắng của kẻ thù. Một người chuyên giới thiệu trên vô tuyến truyền h́nh đă báo cáo rằng:”20 đặc công cảm tử “đă” chiếm giữ tầng lầu 1 của sứ quán”. Đó chẳng phải là sự việc đă xảy ra. Một trung đội quân nổi loạn đă phá vỡ được 1 lỗ thủng qua bức tường của sứ quán và 1 vài tên đă nhẩy vào được sân ở tầng dưới trước khi toàn bộ bọn chúng bị bắn chết bởi lực lượng an ninh của chúng ta.

 

Sau đó, những hăng thông tấn đă cố t́nh hướng mũi chú ư của họ vào 9 tuần lễ của trận chiến Khe Sanh. Họ đă mô tả 1 cuộc phong toả 6,000 binh sĩ Mỹ ở căn cứ này như là 1 Điện Biên Phủ được tái diễn, một phóng viên của 1 màng lưới truyền thông đă cao giọng rằng “chỉ có những chiếc dù là những ǵ ở đây thấy được”. Sự thực chúng ta chẳng có ǵ ở trong t́nh trạng thua trận ở Khe Sanh. Bắc Việt đă kéo 40,000 bộ đội của họ vào trận chiến và đă bị tổn thất trên 10,000 người. Đó là cái giá cao nhất phải trả cho 1 trận chiến duy nhất của kẻ thù trên toàn cuộc chiến ở Việt Nam. Rơ ràng hơn cho 1 thất bại của các hăng thông tấn là khi họ báo cáo về cuộc thảm sát ở Huế.

 

Khi Cộng Sản tràn ngập thành phố Huế, họ đă đến với sự soạn sẵÙn “những danh sách những người có nợ máu mà họ đă thảo từ 5 tháng trước”. Những danh sách này gồm những tên tuổi của tất cả những cảnh sát viên, những nhân viên chính quyền, những kẻ thù chính trị của Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng... Tất cả những người này có thể bị giết ngay tại chỗ không cần tham khảo ư kiến của cấp trên. Một lần trong nội thành Huế, những biệt đội quyết tử của Cộng Sản đă nhanh chóng hạ sát 200 mục tiêu trong danh sách của họ, nhưng họ đă không ngừng tại đó, họ bắt đầu hạ sát thêm tất cả những người mà trong chính mắt họ thấy rằng có liên quan đến chính quyền Sài G̣n.. Những thành phần này bao gồm cả những người gác cổng, làm việc 1/2 buổi tại các cơ quan của chính quyền... những người này cũng bị Cộng Sản hành quyết ngay ở trong sân nhà cùng với 2 người con nhỏ, và 1 chị bán thuốc lá cũng bị hạ sát với lư do rất giản dị v́ người em gái của chị này là viên chức của chính quyền. Những nhân chứng sau này có nói lại rằng họ trông thấy những nạn nhân phải bị bắt buộc đào những nấm mồ cho chính họ trước khi họ bị bắn hạ bởi những toán hành quyết của Cộng Sản.

 

Cuộc thảm sát đó đáng được viết thành tập truyện lớn. Sau hết, số phận của Huế - một thành phố duy nhất bị rơi vào tay quân Cộng Sản trong dịp tổng công kích Tết Mậu Thân, chắc chắn đă chứng tỏ cái ǵ mà Cộng Sản đă có trong đầu óc tất cả những người c̣n lại ở miền Nam Việt Nam. Nhưng tất cả những bản tin nói vềcuộc thảm sát này chỉ lên tới 6 câu chuyện, và 7 bài trong các báo hàng ngày tại Hoa Kỳ! Không thấy ǵ xuất hiện trên màng lưới truyền h́nh. Những câu chuyện này diễn tả sự khám phá nấm mồ tập thể đầu tiên mà số người bị giết hại trong khoảng từ 200 đến 400, không một bản tường thuật nào được xuất bản khi 18 nấm mồ tập thể khác đă được t́m ra vào những ngày sau đó. Những phóng viên đă không đến chứng kiến những hố chôn tập thể đó cũng như cũng chẳng tham dự những buổi mai táng tại chỗ mà người ta đă t́m ra trong ṿng đồi núi kế cận thành phố Huế cũng như 1 số vùng rừng rú được khai quang và những băi cát vùng ven biển. Con số tử vong lên tới 2,810 người vào giữa thập niên 1970, trong khi c̣n tới 1,946 người được kể như là mất tích.

 

Suốt trong 25 ngày Cộng Sản chiếm cứ Huế, chúng đă giết khoảng 5% đến 10% dân số thành phố, nhưng những hăng tin thông tấn đă không thông tin đầy đủ về nguồn tin này; hoàn toàn trái ngược giữa sự khuếch đại và rầm rộ quá đáng về những vụ thảm sát của Mỹ ở làng Mỹ Lai. Những bản phúc tŕnh tối thiểu của các phóng viên Hoa Kỳ về những vụ tàn sát dă man tập thể của quân Cộng Sản ở Huế đă vẽ nên 1 trong những sự khác biệt rơ rệt giữa chế độ dân chủ và chế độ độc tài Cộng Sản: chúng ta đă quảng bá những lỗi lầm của chúng ta, trong khi Cộng Sản th́ cố dấu diếm chôn vùi tội ác của họ.

 

Một con số lớn các bản tin về vụ tấn công dịp Tết Mậu Thân đă làm vỡ mộng nhân dân Mỹ đối với chiến tranh Việt Nam và v́ thế đă biến đổi cuộc tổng công kích dịp Tết thành 1 chiến thắng chính trị và tâm lư lớn lao cho Bắc Việt. Chính quyền Johnson luôn luôn cho vẽ ra những niềm lạc quan về những tiến tŕnh tốt đẹp trong chiến tranh, bây giờ dân chúng thấy được rằng ta đang thua và họ nh́n thâư sự đánh nhau trong thành phố Sài G̣n trên vô tuyến truyền h́nh. Điều đó đă gây ra cho họ những nghi vấn về giá trị và tín nhiệm đối với chính sách của chính quyền.

 

Trong tháng 11/1967 và tháng 2/1968, viện Gallup đă thăm ḍ công luận về chiến tranh diễn tiến ra sao. Tỷ lệ những người Mỹ cho rằng Hoa Kỳ đang thua trận đi lên từ 8% trước đợt tấn công dịp Tết đă lên tới 23% sau đó. Cuộc thăm ḍ thứ hai cũng cho thấy rằng 61% dân chúng Hoa Kỳ tin rằng chúng ta đang thua hoặc cũng đă dậm chân tại chỗ ở Việt Nam. Công luận không hề bắt kịp với quan niệm của phe phản chiến. Không giống như phần lớn các phong trào phản chiến, nhân dân Hoa Kỳ không muốn thấy đất nước của chúng ta bị làm nhục. Nhưng hầu như sau 3 năm chiến đấu, họ thấy là vô ích v́ không có một sự chấm dứt mau chóng nào của chiến tranh đă được thấy.

 

Cuộc tấn công dịp Tết đă làm rung chuyển các nền tảng nhà trắng của Johnson. Những nghi ngờ nghiêm trọng đă trỗi dậy trong đầu óc của nhiều trong những cố vấn của ông về việc chúng ta có thể thắng được ở Việt Nam hay không? Khi Tổng Thống Johnson vấn kế 1 nhóm những cựu nhân viên cao cấp, ông triệu tập “những bộ óc khôn ngoan”, tất cả những người này đă là những người hậu thuẫn mạnh mẽ cho việc gửi quân sĩ của chúng ta đến Việt Nam, Tổng Thống Johnson đă t́m thấy rằng 6 vị tán đồng việc giải toả cam kết dưới 1 h́nh thức nào đó, 4 vị biện minh cho lập trường tiếp tục cứng rắn, và 1 vị th́ chân trong chân ngoài. “Quả là họ đă bị ảnh hưởng sâu đậm đến như thế bởi những bản tin về vụ công kích Tết Mậu Thân”. Tổng Thống Johnson sau này đă viết thêm:” th́ 1 người b́nh thường ở trong nước phải nghĩ ra sao?”. Vào ngày 3 tháng 3 năm 1968, Tổng Thống Johnson đă trả lời cho chính câu hỏi của ông bằng cách tuyên bố: ông sẽ không t́m cách ra tái ứng cử.

 

Sau vụ tấn công dịp Tết Mậu Thân, chủ nghĩa bi quan gia tăng của Johnson về chiến tranh đă đưa ông cam kết về hành động mong ước nhất của chính sách ngoại giao trong lịch sử hậu chiến Hoa Kỳ: những cuộc nói chuyện đưa đến sự ngưng hoàn toàn ném bom ở Bắc Việt trong ngày 01 tháng 11 năm 1968.

 

Johnson hết sức mong muốn Ḥa B́nh và bị rúng động bởi tinh thần phản chiến gia tăng dữ dội sau vụ tấn công vào dịp Tết Mậu Thân. Những cố vấn của ông nói cho ông rằng Bắc Việt rất nôn nóng tiến tới 1 giải pháp hoà đàm cho chiến tranh và dư luận công chúng Mỹ không c̣n kéo dài được sức hậu thuẫn cho những nỗ lực quân sự của chúng ta ở Việt Nam lâu hơn được nữa. Vào ngày 31 tháng 3 năm 1968, theo những lời cố vấn của họ, Johnson đơn phương tuyên bố ngưng tất cả những vụ ném bom trên lănh thổ Bắc Việt kể từ vĩ tuyến thứ 20 trở lên, rồi sau đó là vĩ tuyến 19, với hy vọng Bắc Việt sẽ từng bước đáp ứng lại để tiến tới ḥa b́nh.

 

Nhưng sự đáp ứng không hề có trong cá tính của Hồ chí Minh. Những tháng trước, ông ta đă quyết định chấp nhận chiến lược “vừa đánh vừa đàm”. Ông ta đă hiểu rằng những cuộc thương thuyết hoà b́nh sẽ tạo ra những niềm hy vọng cao ở Hoa Kỳ, sẽ giới hạn lại sự theo đuổi chiến tranh của chúng ta. Nó sẽ gây khó khăn cho sự leo thang áp lực của ta đối với Bắc Việt v́ công luận sẽ cho rằng nếu làm vậy sẽ phá hoại những cuộc đàm phán hoà b́nh. Khi Johnson tuyên bố sự ngưng ném bom từng phần của ông vào tháng 3/1968, Bắc Việt đă trả lời bằng cách nói rằng: chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà tuyên bố sẵÙn sàng chỉ định những đại diện của ḿnh để tiếp xúc với những đại diện của Hoa Kỳ với quan điểm dàn xếp với phía Mỹ. Một sự ngưng oanh kích vô điều kiện của Hoa Kỳ và tất cả những hành động khác chống nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, để những cuộc nói chuyện này có thể bắt đầu, Hồ chí Minh đă không đưa ra đề nghị nói chuyện về hoà b́nh, hay ngay cả cuộc nói chuyện về những ǵ bắt đầu cho hoà đàm. Ông ta chỉ đưa ra đề nghị về những điều kiện tiên quyết để ngồi vào bàn hội nghị nhằm thảo luận về những ǵ bắt đầu cho hoà đàm.

 

Chính quyền Johnson đă kể đó như là sự khai thông bế tắc, sự thực Hà Nội đang đ̣i chúng ta phải buông vũ khí trước khi những thủ tục về hoà đàm được khai diễn. Johnson đă chỉ định Averell Harriman và Cyrus Vance như là những đại diện của chúng ta. Trên 5 tháng hoà đàm, phía chúng ta đă đưa ra 4 điều kiện cho việc ngưng ném bom Bắc Việt:

 

1./ những cuộc thảo luận về hoà b́nh nghiêm chỉnh gồm cả đại diện của miền Nam Việt Nam, phải được bắt đầu ít ngày sau khi ngưng ném bom.

 

2./ Bắc Việt Nam không được vi phạm vùng phi quân sự, không được xâm nhập người qua đó, hoặc bắn pháo binh hay bắn hỏa tiễn.

 

3./ Lực lượng Cộng Sản không được tung ra những cuộc tấn công trên qui mô lớn hay bắn hoả tiễn hay pháo kích vào những thành phố lớn ở miền Nam Việt Nam.

 

4./ Bắc Việt Nam phải cho phép những phi cơ thám thính không vơ trang của Mỹ bay trên không phận của họ.

 

Bắc Việt Nam đă thẳng thừng bác bỏ những điều kiện của chúng ta. Nhưng Harriman và Vance thuyết phục Johnson rằng những lănh tụ Hà Nội rất nghiêm chỉnh trong ư muốn về ḥa b́nh; Harriman lư luận rằng trở ngại duy nhất cho tiến tŕnh là đ̣i hỏi của chúng ta về những điều kiện cho việc ngưng thả bom là một phần cho 1 thỏa hiệp chính thức. V́ vậy, Johnson đă ra lệnh cho họ chấp nhận 1 sự thỏa thuận mặc nhiên để thực hiện được những điều kiện của chúng ta. Khi Hà Nội tiếp tục sự bướng bỉnh, họ đă dần dần giảm thiểu được những đ̣i hỏi của chúng ta như sự khẳng định thế nào mà Bắc Việt đă biện minh.

 

Cuối cùng, vào ngày 11 tháng 10/1968, Harriman và Vance nói về Bắc Việt:”điều rất quan trọng để hiểu là chúng ta không có nói chuyện về những điều kiện có đi có lại mà sự việc giản dị là sau khi ngưng tất cả sự thả bom, khả năng của Tổng Thống duy tŕ t́nh trạng ấy sẽ bị ảnh hưởng bởi 1 số những yếu tố đáng kể”. Nghệ thuật ngoại giao hiếm thấy những ngôn từ cầu kỳ như vậy. Cái ǵ mà tiên khởi chúng ta kể như những điều kiện, th́ bây giờ, trong ngôn ngữ của những nhà điều đ́nh của chúng ta:”sự diễn tả một t́nh thế mà nó sẽ không cho phép những sự điều đ́nh nghiêm chỉnh và v́ thế cắt đứt sự liên tục”.

 

Vào ngày 31 tháng 10/1968, năm ngày trước cuộc bầu cử Tổng Thống vào năm 1968, Johnson tuyên bố tất cả những cuộc ném bom Bắc Việt sẽ được ngưng và những cuộc thương thuyết sẽ bắt đầu. Trong những tuần, Hà Nội đă vi phạm tất cả những điều kiện mà khởi thủy chúng ta đă đ̣i hỏi. Chúng ta đă không có làm được ǵ, Hồ chí Minh đă kêu gọi chúng ta và t́m cách phỉnh gạt chúng ta. Chúng ta đă bỏ đi vốn quư nhất của chúng ta trong cuộc đàm phán:

 

sự ném bom Bắc Việt để làm xác xơ đi “những hiểu biết” là Hà Nội đă chẳng bao giờ đồng ư và Hà Nội cũng chẳng bao giờ có ư định tiến hành đàm phán nghiêm chỉnh”. Cuối cùng, sự ngưng thả bom không mang lại được cái ǵ, ngoại trừ câu chuyện hấp dẫn kể trên đài truyền h́nh cho cuộc bầu cử Tổng Thống vào năm 1968.

 

Hồ chí Minh, người đă có cả 1 quá tŕnh chuyên khai thác sở đoản của đối phương, đă không bỏ lỡ cơ hội này. Chúng ta đă hạn chế sự can thiệp của chúng ta trên lănh thổ miền Nam Việt Nam,chúng ta đă cho phép Bắc Việt gửi người và quân dụng một cách tự do trên đường ṃn Hồ chí Minh, chiến đấu trong cuộc chiến với sự thư thái của nó trên diện địa của chúng ta nhưng trên những điều kiện của đối phương. Chúng ta không biết 1 sự kiện là chiến tranh - đặc biệt là chiến tranh du kích - vấn đề sức mạnh của ư chí cũng quan trọng ngang với sức mạnh của quân lực. Khi chúng ta chiến đấu trong 1 cuộc chiến tranh tiêu hao đối với những lực lượng của Cộng Sản ở Nam Việt Nam, th́ ngược lại Hồ chí Minh đă phát động 1 cuộc chiến tranh tiêu hao chống lại ư chí chiến đấu của chúng ta. Vào cuối năm 1968, thời gian có vẻ như đứng về phía Cộng Sản Bắc Việt.

 

Những cuộc thảo luận chúng ta có nên nới rộng sự can thiệp của chúng ta trong chiến tranh Việt Nam hay không, đă chấm dứt với cuộc tấn công trong dịp Tết Mậu Thân và cuộc ngưng thả bom ngày 01 tháng 11/1968. Những sự kiện này đă tước đoạt sự lựa chọn việc gửi thêm quân sĩ của chính chúng ta sâu hơn nữa. Mặc dù đáng tuyên dương chính nghĩa của chúng ta và mặc dù những cơ may của chúng ta đă chiến thắng trong chiến tranh như thế nào, nó đă không c̣n là vấn đề vị Tổng Thống kế nhiệm sẽ rút quân hay không mà là làm thế nào chúng ta sẽ bỏ đi và cái ǵ chúng ta sẽ nên để lại.

 

 

(Hết Chương 3; C̣n tiếp)

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính