Đôi ḍng nh́n lại Tổng thống VNCH Ngô Đ́nh Diệm

 

 

 

 

Quỳnh Hương

 

- Kỳ 15 -

 

 

 

(tiếp theo bài của ông Hà thượng Nhân)

 

Ban nhạc của Phụ nữ Liên Đới.

 

Nhạc sĩ đại úy Nguyễn Văn Đông (sau này lên đại tá) đến nói với tôi là phu nhân tướng Nguyễn Văn Là, nhân danh bà cố vấn Ngô Đ́nh Nhu, muốn nhờ đài tổ chức cho Hội Phụ Nữ Liên Đới một ban nhạc. Tôi nói đại úy Đông xuống gặp nhạc sĩ Vũ Thành (cũng là đại úy), chủ sự pḥng Văn Nghệ. Hôm sau, Vũ Thành đem lên cho tôi xem danh sách của những ca sĩ thượng thặng trong ban nhạc của Hội Phụ Nữ Liên Đới. Tôi nắm lấy tay Thành (chúng tôi vẫn coi nhau như anh em) và bảo: “Cất đi Thành. Lờ đi. Muốn tổ chức th́ họ tổ chức lấy. Đó không phải là việc của ḿnh. “.Thành trố mắt la lên: “Sao anh cứ thích mó “dế” ngựa vậy? ”Tôi bảo Thành : “Chúng ta làm công chức, đừng làm nô bộc”. Thành lắc đầu cầm danh sách đi xuống. Tôi nh́n ra thấy Thành đang bá vai Nguyễn Văn Đông vừa đi vừa lắc đầu.

 

Sau này tôi được biết rằng bà Ngô Đ́nh Nhu hết sức tức giận. Và Tổng thống cho việc làm của tôi là phải.

 

Tôi nhận việc ở Đài Phát Thanh ngày 13 thứ sáu. Tôi cố t́nh chọn ngày mà thiên hạ gọi là “xui” ấy. Chiều ngày thứ bẩy, tôi đi cine ở rạp Đại Nam. Đang xem th́ con tôi tới “mời bố về, Tổng thống gọi” . Tôi xoa đầu con và bảo: “Con về đi, bố về sau”. Nhưng tôi không về, hôm nay là ngày nghỉ, việc quốc gia trọng đại không đến phần tôi. Có ǵ thứ hai gặp cũng không muộn. Thứ hai tôi vừa đến sở th́ được địên thoại từ Phủ Tổng Thống. Giọng bên kia đầu dây có vẻ gay gắt. “Ông đi đâu th́ phải để địa chỉ lại. Tối qua, Tổng thống t́m ông không thấy.” Tôi từ tốn hỏi: “Ai nói chuyện với tôi đó?”

 

“Đại úy B đây”. Tôi nói ngay: “Tôi là Thiếu tá”. Đại úy B trả lời rất xược: “Tôi biết ông là Thiếu tá rồi”. Tôi cự lại: “Vậy th́ Đại úy hỗn, vô kỷ luật. Đại úy phải gọi tôi bằng cấp bậc. Tôi sẽ tŕnh lên Tổng thống phạt Đại úy. Tổng thống là người đạo đức, không thể có một tùy viên vô lễ như Đại úy được.” Sau này tôi được kể lại (người kể là trung tá Lê Công Hoàn) nguyên tùy viên của Tổng thống Diệm, khi đó là trung úy hay đại úy. Tôi chỉ được quen trung tá Hoàn khi ông về làm ở Tổng cục Chiến Tranh Chính Trị) rằng chuyện đến tai Tổng thống và người đă rầy la Đại úy B. Từ đó, mỗi khi gọi tôi, Đại úy B bao giờ cũng ăn nói rất lễ phép: “kính thưa Thiếu tá.”

 

Chuyện rất nhỏ, nhưng tôi kể lại để thấy Tổng thống Diệm không bỏ qua việc nhỏ, nếu nó phương hại đến thể thống quốc gia và quân đội.

 

Tiếng vọng t́nh thương.

 

Một hôm, một vị linh mục đến Đài Phát Thanh đề nghị với tôi cho chuyển mục “Tiếng nói công giáo“ sang tần số A, tức là tần số quốc gia. Tôi trả lời rằng làm như thế bắt buộc tôi phải cho tiếng nói của các tôn giáo khác cũng phải được hưởng qui chế tương tự. Điều đó không thể thực hiện được.

 

Ít hôm sau, tôi được dây nói của ông Nguyễn Đ́nh Thuần bảo Tổng thống đă chấp thuận cho “Tiếng nói Công Giáo” được phát thanh trên băng tần A, tức là tần số quốc gia. Tôi thưa là việc đó rất quan trọng, phải có công văn minh xác, chứ tôi không thể thi hành theo khẩu lệnh. Ông Thuần gửi văn thư tới. Vị linh mục hôm trước cũng tới. Tôi nói “Để tôi xin được diện tŕnh Tổng thống rồi mới quyết định”. Ông Thuần gọi tôi vào, tỏ ư bất b́nh, v́ tôi ngoan cố, bất tuân thượng lệnh. Tôi tŕnh bày lư do, và xin phép ông để tŕnh thẳng Tổng thống. Ông gắt lên: “Anh muốn làm ǵ đó th́ làm”. Ngay khi gặp tôi, Tổng thống đă hỏi: “Tại răng các cha làm chuyện đạo đức mà lại cấm?” Tôi thưa rằng: “Trong nước có nhiều tôn giáo khác nhau. Nếu nay lại để cho Công Giáo được đăi ngộ đặc biệt th́ ḷng dân sẽ bất b́nh, nghĩ là v́ Tổng thống là Công giáo, nên quá thiên về đạo giáo của ḿnh. Chúng tôi thiết nghĩ, đạo Chúa là đạo của t́nh thương. Vậy th́ dùng mục “Tiếng Vọng T́nh Thương” rồi muốn nói ǵ th́ nói. Tổng thống ngồi lặng một lúc rồi gật đầu: “Anh về bàn lại với các cha. Đừng quá sốt sắng về việc đạo mà xẩy ra chuyện kỳ thị tôn giáo”...

 

Tôi ra về, tŕnh lại với ông Thuần. Ông Thuần ngạc nhiên hỏi: “Anh nói ǵ mà Tổng thống lại đổi ư như vậy?” Tôi nói: “Thưa, việc này mới nh́n th́ có vẻ tầm thường, nhưng suy nghĩ kỹ th́ là cực kỳ nghiêm trọng. Vấn đề tôn giáo là một vấn đề vô cùng phức tạp. Rất nhiều vị tu hành đă v́ quá sốt sắng với việc đạo mà làm phương hại đến uy tín của chế độ”.

 

Ông Thuần tỏ ư khen ngợi tôi đă dám thẳng thắn nói lên sự thật, nói lên ư kiến đứng đắn của ḿnh.

 

Tôi nghĩ chỉ v́ nhiều người muốn cho xong chuyện nên t́m cách bưng bít sự thật. Chứ Tổng thống Diệm là ngưới lúc nào cũng muốn lắng nghe lẽ phải và sự thật.

 

Bọn người bưng bít sự thật là bọn phản bội. Nước mất phần lớn là v́ bọn người ấy....

 

*

 

Dưới đây là bài của giáo sư tiến sĩ sử học Hoàng Ngọc Thành và bà Thân Thị Nhân Đức, đăng trên nhật báo THỜI BÁO, SanJose, ngày 17-3-2002 :

 

Một Giáo Sư Mỹ Đ̣i Xây Một Kỳ Đài Cho Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm Tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn

 

Cách đây vài tháng, sau khi in xong tài liệu Why the Vietnam war? President Ngo Dinh Diem and the U.S. His overthrow and assassination, tức ấn bản Anh ngữ của tác phẩm Những ngày cuối cùng của Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm, chúng tôi có gưỉ tặng một cuốn cho giáo sư Francis X Winters, tác giả của sách The year of the Hare- Năm con thỏ rừng, v́ chúng tôi có trích dẫn một số sự kiện từ tác phẩm của ông. Sau đấy, trong một lần nói chuyện điện thoại với giáo sư Winters , ông cứ nhắc làm sao vận động xây một kỳ đài cho Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm tại vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Chúng tôi đă từng nghe giáo sư Tôn Thất Thiện kể lại, giáo sư Winters cũng đă nêu vấn đề này với ông. Sau khi nghe giáo sư Winters nhắc đi nhắc lại nhiều lần, chúng tôi bảo ông hăy xác nhận những điều ông tuyên bố trên điện thoại với chúng tôi bằng một văn thư.

 

Độ hơn một tuần sau, chúng tôi nhận được bức thư của ông xác nhận đầy đủ, rơ ràng những điều ông đă nói trong điện thoại. Ông cho biết bao lâu nay ông nuôi hy vọng một ngày nào đó có thể đóng góp cho việc cố gắng xây ở một nơi nào tại vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn, một kỳ đài cho tổng thống Ngô Đ́nh Diệm, một trong những đồng minh quan trọng cuả Hoa Kỳ trong một giai đoạn khủng hoảng quốc tế trầm trọng.

 

Đối với ông, các giới cao cấp của chính phủ Mỹ đă đóng vai tṛ quyết định trong việc làm đổ vỡ một cách thiếu suy nghĩ và bất tín mối liên minh giữa Tổng thống Kennedy và Tổng thống Diệm. Điều này làm cho xă hội Mỹ có trách nhiệm đặc biệt trong việc xây dựng một kỳ đài cho ông Diệm.

 

Vị giáo sư này thêm rằng, ông thừa biết có những khó khăn lớn lao trong việc thực hiện mục tiêu này và phải mất một thời gian lâu dài. Ông cam kết đóng góp cái ǵ ông có thể làm được trong việc tổ chức một cơ cấu để làm việc này. Ông cũng chắc rằng những người Mỹ gốc Việt, cũng như ông, đều hân hoan với ước mong lập kỳ đài cho Tổng thống Diệm và đóng góp vào sự thực hiện.

 

Những lời tuyên bố của giáo sư Francis X Winters và bức thư xác nhận của ông là một điều ngạc nhiên đối với chúng tôi từ lúc tị nạn tại Hoa Kỳ năm 1981. Một người Mỹ chính cống, một giáo sư về ngoại giao lại đ̣i lập kỳ đài cho Tổng thống Diệm tại vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn!

 

Chúng tôi xin lần lượt tŕnh bầy những điều biết được về giáo sư Francis X Winters và t́m hiểu sơ lược tại sao ông lại đề nghị lập kỳ đài cho Tổng thống Diệm. Sách The Year of the Hare hay Năm con thỏ rừng tŕnh bày mối bang giao giữa chính quyền John F. Kennedy và Đệ nhất Cộng hoà dưới quyền Tổng thống Diệm tại Nam Việt Nam năm 1963. Đây là một trong số ít tài liệu về Hoa Kỳ và Nam Việt Nam, tŕnh bày sự thật về mối bang giao này và có sự lương thiện trong việc nghiên cứu và công tâm. Tác giả Winters nêu ra rơ rằng Tổng thống Diệm quyết liệt bảo vệ chủ quyền của xứ sở, ngay cả trong việc quyết định về ngân sách b́nh định, dù sự đóng góp cuả miền Nam chỉ nhỏ bé thôi, và nhất là việc chống lại sự can thiệp của chính quyền Mỹ vào nội trị miền Nam với sự hiện diện cả 2,000 cố vấn dân sự Mỹ tại các tỉnh, đ̣i nắm quyền.

 

Tổng thống Kennedy vẫn chủ trương đảo chánh Tổng thống Diệm, dù được cảnh cáo rằng không có chính quyền nào thay thế ông Diệm mà có thể cải tiến được t́nh thế theo quan điểm của Hoa Kỳ lúc ấy. Ngoại trưởng Dean Rush thiếu đạo đức và Đại sứ Cabot Lodge là một loại thaí thú.

 

Giáo sư Winters rút ra kinh nghiệm rằng Hoa Kỳ không nên áp đặt thể chế dân chủ theo kiểu Mỹ tại các xứ khác, nghĩa là không nên làm thực dân!

 

Tóm lại tác phẩm The Year of the Hare hay Năm con thỏ rừng cho thấy tác gỉa Francis X Winters là một học gỉa uyên thâm, sâu sắc và nhất là công tâm. Hiện ông đang là giáo sư thực thụ về môn đạo đức và Các Vấn Đề Quốc Tế tại Trường Ngoại giao của đaị học Georgetown, thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Xin tŕnh bày sơ lược về tiểu sử ông. Năm nay (2002) 67 tuổi, ông Winters đă tốt nghiệp các văn bằng cử nhân, cao học và tiến sĩ đaị học Fordham và bằng cử nhân về triết và thần học tại Woodstock College, trường mà sau này ông có làm khoa trưởng một thời gian. Ông đến dạy tại trường ngoại giao Georgetown năm 1972. Tại đại học này, ông cầm đầu Viện Đạo đức và Các Vấn Đề Quốc Tế từ năm 1973 đến 1976. Ông là thành viên của tổ chức Council on Foreign Relations từ năm 1985 và qua năm sau, ông được bầu vào International Institute for Strategic Studies, tức Viện Về Chiến Lược Học đóng tại Luân Đôn, Anh. Ngoài quyển The Year of the Hare, ông cũng là tác gỉa của quyển Politics and Ethics tức Chính Trị và Đạo Đức và đồng soạn với ông Harold P. Ford quyển Ethics and Nuclear Strategy tức Đạo Đức về Chiến Lược Nguyên Tử.

 

Ngoài ra, giáo sư Francis X Winters c̣n được mời thuyết giảng tại nhiều trường cao đẳng quốc pḥng về đạo đức và an ninh quốc gia tại Hoa Kỳ và các xứ khác như Anh, Pháp, Bỉ, Hoà Lan. Ông được tham khảo ư kiến nhiều lần trên các đài truyền h́nh và ông viết nhiều bài về đạo đức và ngoại giao cho nhiều báo, hay tạp chí như Commentary The Wall Street Journal tại Hoa Kỳ; Le Monde, La Liberation tại Pháp hay Der Spiegel tại Đức.

 

Cuối cùng, tại sao giáo sư Francis X Winters lại đề nghị xây một kỳ đài cho Tổng thống Diệm ngay tại vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn cuả Hoa Kỳ? Có thể ông muốn xă hội Mỹ, tức dân tộc Mỹ chuộc lại phần nào lỗi lầm xưa của chính quyền John F. Kennedy là gây vụ đảo chánh năm 1963, đưa Hoa Kỳ tham chiến và bại trận, chết 58 ngh́n quân nhân và hao tiền tốn của. Trong khi ấy, Tổng thống Diệm chỉ muốn có viện trợ kinh tế và quân sự, để miền Nam Việt Nam tự ḿnh chiến đấu. Điều đáng trách nữa là chính quyền Kennedy đă gây ra vụ hạ sát Tổng thống Diệm và ông Ngô Đ́nh Nhu, thay v́ bảo vệ tính mạng của 2 ông, từng là đồng minh của Hoa Kỳ trong 9 năm và đă đóng góp đáng kể vào nền an ninh của Hoa Kỳ và thế giới tự do.

 

Xưa kia, thực dân Pháp đă không giết, nhưng đưa đi đầy những vị vua Việt Nam yêu nước, chống họ, như vua Hàm Nghi, Duy Tân và Thành Thái.

 

*

 

Tôi thật xúc động khi đọc bài viết của giáo sư Hoàng Ngọc Thành và bà Thân Thị Nhân Đức, nhất là khi được thấy vị giáo sư sử học Hoa Kỳ Francis X Winters ước vọng xây một kỳ đài tưởng niệm cố Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm tại vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Một vị Tổng thống của nền Đệ Nhất Cộng Ḥa miền Nam Việt Nam, đă được cố Tổng thống Lyndon Johnson đánh giá: Là một vĩ nhân của thế kỷ 20.

 

Giáo sư Winters cũng đă lường trước những khó khăn lớn lao cho công việc thực hiện kỳ đài này.

 

Những khó khăn phải kể như: Địa điểm, đồ án, ngân khoản thực hiện, giấy phép và nhiều khó khăn khác, mà điều then chốt phải tính đến là quan niệm của chính quyền Hoa Kỳ.

 

Chỉ riêng một khoản địa điểm ở vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn cũng là một vấn đề nan giải.

 

Cuối tháng 3- 2006, Chủ tịch Ủy ban về Đài Tưởng Niệm Nạn Nhân Cộng Sản, tiến sĩ Lê Edwards và các cộng sự viên đă rất vui mừng v́ việc xin phép xây dựng Đài Tưởng Niệm Nạn Nhân Cộng Sản (trên toàn thế giới) đă được chấp thuận. Ông cho biết đă vượt qua 21 trong số 24 bước trong tiến tŕnh xây dưng Đài Tưởng Niệm này.

 

Sai lầm của chính quyền Kennedy thuộc về đảng Dân chủ, mà năm2006 c̣n nằm trong nhiệm kỳ 2 của Tổng thống Bush, đảng Cộng hoà. Hơn nữa, giấy phép xây Kỳ Đài phải được Quốc hội chấp thuận, mà Thượng, Hạ viện năm 2006 Đảng Công ḥa cũng nắm đa số. Nêu ra vấn đề này trong giai đoạn 2006 là một điều không dễ vượt qua.

 

Rất mong ước vọng của giáo sư Francis X Winters, cũng như của nhiều người Việt khác sẽ thành sự thật dù phải kéo dài nhiều năm.

 

Có được một kỳ đài, nhất là kỳ đài được dựng ở vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn, để tưởng nhớ đến một vị Tổng thống anh minh, trong sạch, đạo đức, cố Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm, một đồng minh của Hoa Kỳ, có tinh thần chống cộng mạnh mẽ, đă nằm xuống v́ sự tính toán sai lầm của Tổng thống Kennedy vào cuối năm 1963.

 

Tại Hoa Kỳ cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, ngườiViệt hải ngoại hàng năm tổ chức lễ tưởng niệm liệt sĩ Ngô Đ́nh Diệm vào ngày 2 tháng 11.

 

Và, một ước vọng xa xôi của người viết, mong mỏi sẽ có một ngày chế độ cộng sản tan ră tại Việt Nam - cũng tương tự như thành tŕ của chúng tại Liên sô - nước Việt Nam được tự do. Ngày ấy một đền thờ Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm sẽ được dựng lên để hàng năm người dân miền Nam được chiêm bái , thắp nhang tưởng nhớ một vị anh hùng v́ nước hy sinh.

 

Như phần trên đă tŕnh bày, phần mộ của cố Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm và ông cố vấn Ngô Đ́nh Nhu đă được người thân di dời về Lái Thiêu.

 

Trong thời gian qua, không chỉ ở Việt Nam, mà nhiều người Việt ở nước ngoài khi về thăm quê, cũng đến viếng mộ, thắp nhang để tỏ ḷng tôn kính, tiếc thương một vị anh hùng đă hy sinh v́ dân v́ nước.

 

Để rơ hơn, mời bạn đọc xem phần trích đoạn dưới đây trong bài BỐN MƯƠI NĂM NGẬM NGÙI của ông Trương phú Thứ:

 

“Phần mộ của TT Ngô Đ́nh Diệm hiện ở quận Lái Thiêu, bên quốc lộ số 5, lối đi hướng về quận Ḥa An (quận Dĩ An cũ). Nơi đây đă và sẽ là một địa điểm lui tới của đồng bào trong nước và những người sống ở nước ngoài. Rải rác từ hai phía từ quận Lái Thiêu đi ra và từ hướng quận Ḥa An đi tới đă có những người sống bằng công việc chỉ dẫn đưa đường cho khách thập phương kính viếng mộ Ông Huynh Đệ, chính là phần mộ TT Ngô Đ́nh Diệm và Ông cố vấn Ngô Đ́nh Nhu.

 

Nhà cầm quyền địa phương biết chuyện nhưng cũng không có hành động hay biện pháp nào ngăn cản v́ họ thừa biết rằng những ǵ đi ngược lại với ḷng dân sẽ tự nó gây ra những hậu qủa không thể nào lường trước được. Chính tôi đă nghe một cán bộ làm to có đứa con bị bệnh ngặt nghèo. Ông cán bộ này đă bế đứa con đến phần mộ TT Diệm để xin anh linh người đă chết v́ dân v́ nước phù hộ.

 

 

Viết trong niềm tôn kính

Quỳnh Hương (nvn)

 

Bạn đọc thân mến,

 

Khi kết thúc bài viết, trong thời gian đọc và sửa lại, tôi nhận đuợc một số bài có liên quan đến đề tài này.

 

V́ không biết địa chỉ, tôi xin phép các tác giả: Ông Nguyễn Hội, bà Kim Hoa, Tiến sĩ Phạm Văn Lưu, một người bạn cựu Sĩ quan Pháo binh VNCH của ông Lê Châu Lộc, ông Huỳnh Văn Lang, được đưa vào “Phần đọc thêm” trong bài “Đôi ḍng nh́n lại” để chứng minh thêm về khả năng, đức độ của cố TT Ngô Đ́nh Diệm.

 

Bài viết của Tiến sĩ Phạm Văn Lưu đă phổ biến trên một vài web, có thể nhiều vị đă đọc qua.

 

Cám ơn quí vị

Cám ơn bạn đọc.

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính