HỒI KƯ CHIẾN TRƯỜNG

PHI CÔNG QUAN SÁT L-19 và KHU TRỤC A-1

KLVNCH

 

 

 

 

tiếp Phần II - 3

 

 Chuyến Bay Định Mệnh (30-04-1975)

(Phi Vụ Di Tản từ Tân Sơn Nhứt - Phú Quốc - Thái Lan)

 

Những ai đă thoát thân khỏi Việt Nam trong mấy ngày cuối cùng của tháng Tư năm 1975 đều trải qua ít nhiều trong giây phút kinh hoàng. Tôi phải dùng chữ thoát thân v́ đối diện với tử thần, với nhiều việc bất b́nh thường phải đối phó, và cuối cùng vượt qua bao khó khăn trong may mắn mà Thượng đế đă ban cho.

 

Tôi có cảm tưởng như không có cơ hội hay phương tiện để theo dơi, hoặc bắt kịp những biến chuyển dồn dập xảy ra về t́nh h́nh chiến sự trong vài tuần lễ cuối tháng Tư năm 1975. Sau khi thi hành “Phi vụ hành quân cuối cùng” trong ngày 27-04-1975, hôm sau là ngày nghỉ thường lệ sau ba ngày làm việc. Tuy là nghỉ, nhưng tôi bận rộn suốt ngày.

 

Vợ có thai năm tháng cho cháu thứ hai và đứa con một tuổi phải ở lại VN do sự quyết định của ông cha vợ, thay v́ đuợc Mỹ cho đi Guam (phần đất của Mỹ) trước. Sau nầy, tôi sẽ đi hay bay phi cơ ra khỏi Việt Nam sau. Ông lo sợ, v́ vợ có thai và thêm đứa con nhỏ một tuổi xa gia đ́nh, và sống ở một nơi vô định. Hơn nữa, Ông c̣n dùng đến giải pháp Trung lập gồm ba thành phần (VNCH, MTGPMN, Thành Phần Thứ Ba) cho miền Nam VN … để thuyết phục tôi. Đúng là người Nam không biết ǵ về Cộng sản (!?) Trong khi tôi cho CS là nguy hiểm.  Một gia đ́nh dân sự người Bắc, ở cạnh nhà cha vợ tôi, đưa gia đ́nh xuống thương thuyền của ông một tháng trước ngày mất nước. Ông sẵn sàng cho gia đ́nh bên vợ tôi tháp tùng, nhưng cha vợ tôi không đáp ứng. Như vậy, ông nầy sợ Cộng sản hay đă biết rơ ngày tàn của cuộc chiến sắp đến, nhưng cá nhân tôi chỉ hoang mang trước vấn đề, hay đúng hơn là không biết ǵ. Có lẽ mọi việc dồn dập kéo đến làm tôi không c̣n giây phút b́nh tĩnh, t́m hiểu và thảo cho ḿnh một kế hoạch phải làm ǵ trong những ngày cuối cùng, mà chỉ đối phó với những vấn đề lũ lượt xảy ra trước mắt hay trong trí năo.

 

Ngày bay hành quân, tối trực phi vụ đêm. Phi vụ đánh đêm trên chiếc Skyraider khá nguy hiểm, nếu không có đủ ánh sáng hỏa châu. Tuy vậy, hai anh hùng Th/tá Trương Phùng và Đại úy Trần Văn Phúc thuộc PĐ-518 đă xung phong ra băi đậu phi cơ, dưới trận pháo kích hoả tiển 122 ly vào phi trường TSN rạng sáng ngày 29-4-75, để di chuyển hai phi cơ A-1 đến đầu phi đạo và cất cánh khẩn cấp. Sau khi dập tắt vị trí pháo cuả địch, không may cho phi cơ Th/tá Phùng và Tinh Long AC-119G bị SA-7. Th/tá Phùng hy sinh cho Tổ quốc. Đ/úy Phúc về đáp an toàn. Tưởng niệm cố Th/tá Phùng và cố Đ/úy Trần sĩ Công (khóa 64D) PĐ-514 đă anh dũng hy sinh cho Tổ quốc trong phi vụ đêm (Đ/ úy Công bay từ Biên Ḥa đến yểm trợ Phan Rang trong áp lực mạnh của CS vào giữa tháng Tư 1975).

 

Tôi ở ngoài Căn cứ Tân Sơn Nhứt trong đêm 28-04-1975 và được đánh thức bởi những tiếng đ́ đùng vào rạng sáng ngày 29-4-1975. Thỉnh thoảng, tôi nghe vài tràng tiểu liên gần nhà và thiếp đi trong mơ màng sau cơn mệt mỏi cho đến sáng.

 

Tôi đi làm như thường lệ và vào cổng Tân Sơn Nhứt cũng dễ tuy có đông người.  H́nh ảnh tàn phá đầu tiên đến với tôi là chung cư hai tầng bị phá vở c̣n bốc khói v́ đạn pháo kích.  Như vậy, những tiếng đ́ đùng kia là hoả tiển 122 ly của CS rót vào căn cứ TSN rạng ngày 29 tháng Tư. Được biết anh em trong PĐ-518 đang tụ tập ở Bộ Chỉ huy Hành quân Không Quân (BCHHQKQ), tôi liền đến đó và gặp Thiếu tá Lê Văn Sang, Trưởng pḥng Hành quân phi đoàn, Ông đang đứng trước cửa BCHHQKQ và cho tôi biết PĐ-518 đi biệt phái Cần Thơ. Tôi trở về nhà vội vă lấy một ít tiền và những ǵ cần thiết để đi biệt phái. Vợ tôi hôm nay ở nhà, thật may mắn cho chúng tôi có khoảng thời gian ngắn để tạm chia tay. Lần chia tay này không như những lần chia tay trước đây, ḷng tôi thấy lo ngại và bất an do những sự kiện dồn dập xảy ra trong những ngày qua. Tôi hôn vội hai mẹ con để từ giă và vội vă trở lại đơn vị. Chúng tôi không bịn rịn nhiều hay hai hàng lệ ngắn dài, nhưng đâu ngờ đây là lần chia tay vĩnh viễn. Chính v́ chỗ không biết rơ sự việc vào giờ chót đă giúp chúng tôi chia tay dễ dàng, hơn là ở lại chịu cảnh tù đày, nếu không muốn nói là bị hành huyết mà Cộng sản thường dùng câu “đền nợ máu”.

 

Vào cổng TSN lần nầy khó khăn hơn v́ số người khá đông, thêm vào tiếng súng chỉ thiên để giữ trật tự, tôi trở lại BCHHQKQ sau 10 giờ sáng và khám phá ra PĐ-518 đă cất cánh đi Cần Thơ. Tôi gặp Trung tá Nguyễn C. Phước (Ông đă qua đời ở   Orlando, Florida) trong pḥng BCHHQKQ khi bước vào và Ông bảo tôi là ḿnh t́m phi cơ để đi. Chúng tôi ra khỏi pḥng và gặp ngay vị cứu tinh, Cơ trưởng Lợi. Anh bảo có một chiếc AD-5, skyraider (chiếc nầy có hai chỗ ngồi lái và một pḥng trống khoảng 4 ft ngang x 5ft dài x 3 ft cao  ở phía sau ghế phi công) với b́nh điện hư, nhưng anh có  thể thay b́nh điện tốt. Cả ba chúng tôi lên xe jeep ra băi đậu. Tôi c̣n b́nh tĩnh, nhưng ông Phước th́ không, có lẽ v́ tôi không ở trong phi trường đêm hôm qua để ẩn núp những đợt  pháo kích của CS, đă giúp tôi tránh được lỗi lầm cũng như vượt qua vài khó khăn trong thời gian di chuyển và cất cánh.  Người lính kéo ṿng kẻm gai cho xe vào băi đậu phi cơ. Chiếc AD-5 (A-1E) được trang bị đầy bom đạn. Cơ trưởng Lợi đang thay b́nh điện không đầy mười phút, trong khi Tr/tá Phước dùng Motorola cầm tay gọi những sĩ quan ở BCHHQKQ, nhưng Ông không liên lạc được một ai. Nếu liên lạc được th́ những sĩ quan nầy sẽ ra phi cơ và cùng đi. Về sau nầy, Tr/tá Phước cho biết: Tr/úy L, người giữ an ninh cho phần sở là tên nội tuyến, đă bắt giữ hết sĩ quan trong pḥng BCHHQKQ.

 

Phần sau pḥng lái A-1E


Phi cơ nổ máy với máy phát điện (APU*). Sau khi nổ máy, những người lính ở gần đó tràn lên phi cơ đầy ấp với tổng số 15 người kể cả tôi. Phi cơ không di chuyển được v́ máy APU bị vướng dưới quả bom. Cần một số người xuống kéo APU ra vào lúc nầy không phải dễ. Sau cùng, có bốn người xuống kéo APU ra, nhưng không được, v́ sức nặng phi cơ đè lên APU, họ dùng súng bắn xẹp bánh xe APU để kéo ra. Cám ơn nhóm người tự nguyện với sáng kiến và hoàn tất tốt đẹp!

 

Phi cơ rời ụ và di chuyển chậm do các chướng ngại vật, đa số là xe hai bánh nằm rải rác trên đường di chuyển. Quang cảnh thật tiêu điều buồn bă, không bóng dáng xe cộ hay người lính qua lại giữa ban ngày trong giờ làm việc. Phi trường TSN thoi thóp mà tôi chứng kiến trong giây phút cuối cùng. Cảm giác lo âu rợn người đă thúc dục tôi ra khỏi nơi nầy càng sớm càng tốt. Tôi nhớ là không liên lạc với đài kiểm soát và tự cho là phi trường hoàn toàn đóng cửa.  Phi cơ đến gần khoảng giữa hai đầu phi đạo, sau khi nh́n trái và phải không có ǵ, tôi cho phi cơ vào phi đạo rồi quẹo phải và di chuyển xuống đầu phi đạo 27 trái. Trong thời gian nầy, tôi có cơ hội kiểm soát được phần phi đạo nầy, đáng lẽ tôi phải kiểm soát nửa phần phi đạo bên kia cho chắc ăn. Nhưng v́ quá lo sợ bị pháo kích hay có kẻ bắn vào phi cơ, lại sợ phi cơ khác cất cánh trên cùng phi đạo, cũng may là không có hố hay mảnh vụng của hỏa tiển để lại trên phi đạo. Tiếng pháo kích hay súng nhỏ không xảy ra từ lúc vào phi trường. Tôi không dám di chuyển thêm 1.000 bộ đến đầu phi đạo 27 trái, v́ sợ súng nhỏ từ ngoài ṿng đai hay ở lâu trên phi đạo. Điều nầy làm tôi hối tiếc khi cất cánh gặp các chướng ngại vật ở trên và cuối phi đạo. Phi cơ trở đầu 180 độ để cất cánh. Mười lăm sinh mạng, mười lăm trái tim trong 30 phút đợi chờ, hồi hộp, hy vọng và nguyện cầu may mắn cho một cất cánh an toàn, đă phó thác cho định mệnh.

 

Chiếc phi cơ với 24 tuổi già lăn bánh và trọng tải hơn 5.500 cân (lbs) ngoài mức ấn định. Trong khi phi cơ chạy khá nhanh, tôi khám phá ra phía trước là một xe jeep đậu ở một nữa phi đạo bên trái, và liền đưa phi cơ sang nữa phi đạo phải, sau khi qua khỏi xe jeep lại thêm một chướng ngại vật khổng lồ ở cuối phi đạo, đây cũng là lúc phi cơ bắt đầu rời phi đạo. Tôi thấy rơ, đó là xe Cần cẩu với đầu cần cao khoảng 50 ft, tôi quẹo phải và kéo nhẹ phi cơ qua khỏi đầu cần bên cánh trái trong gang tấc. Chúng tôi quá liều lĩnh trong giây phút căng thẳng đă chọn cho ḿnh cái chết, nếu không may, hơn là trói tay nộp ḿnh cho địch quân. Có thể đây là chiếc A-1 cuối cùng cất cánh vào khoảng sau 11 giờ trưa ngày 29-4-1975. Những tên nội tuyến đă hoạt động và cô lập một phần phi đạo. Phi cơ quẹo trái về hướng Đông trên thành phố để tránh pḥng không SA-7, rồi lấy cao độ hướng về phi trường Cần Thơ. Vài hơi thở dài đă làm tôi giảm bớt tinh thần căng thẳng.

 

Tôi liên lạc đài kiểm soát Cần Thơ để xin chỉ thị đáp, nhưng bị từ chối không lư do và bảo tôi t́m phi trường khác để đáp. B́nh thường, đài cho biết lư do và khoảng thời gian chờ đợi để có thể đáp trở lại hoặc giúp đỡ pilot tối đa, hơn là đuổi tà. Vậy th́ “Một câu nhịn mười lăm câu lành” vào lúc nầy âu cũng là hợp lư (!) Về sau nầy, tôi được biết hai PĐ Khu trục cánh quạt 514 và 518 thuộc vùng III đă di tản về đây hôm qua và sáng sớm nầy, đă bị Pḥng thủ Cần Thơ cản trở trong vụ cất cánh đi Thái Lan trước đó không lâu, nhưng rồi cũng được cất cánh sau cuộc tranh căi giữa kẻ ở người đi qua áp lực mạnh của phi tuần A-1 ở trên không. Tôi thông báo cho anh em trên phi cơ để t́m một phi trường khác đáp, v́ tôi không quen với vùng IV. Một vài phi công phía sau pḥng lái, có lẽ là phi công vận tải, họ thường bay trong vùng nầy và cho biết C-47, loại phi cơ vận tải nhỏ, đáp được ở phi trường An Thới đảo Phú Quốc. Trong khi đó, tôi nhận miếng giấy nhỏ với câu”Đất nước ḿnh hết rồi, nên đi Thái Lan.” Thoạt nh́n thấy, tôi có cảm nghĩ đây là lời thỉnh nguyện của một không tặc, tim tôi đập mạnh sau sự ngạc nhiên. Một số anh em chạy đến phi cơ với súng ngắn, súng dài lúc c̣n trong băi đậu cũng đă làm tôi ớn người. 

 

Sau bốn mươi phút bay và không có chủ đích đi U-Tapao, Thái Lan ngay lúc đầu, hơn nữa, đồng hồ xăng chỉ hai phần ba b́nh, tôi lấy hướng Đông ra Phú Quốc và cho mấy trái bom xuống biển an toàn. Lần đầu tôi được biết phi trường An Thới ở đầu đảo từ anh em phía sau pḥng lái. Tôi hạ cao độ và bay thấp qua phi trường để kiểm soát phi đạo, rồi ṿng lại đáp ngay, nếu không sẽ bị Hải quân bắn.  Đó là lời anh em kể lại sau khi đáp.  Phi trường An Thới làm bằng vỉ sắt, ngắn và hẹp chỉ dùng cho phi cơ nhỏ. Phi cơ vào băi đậu khoảng quá trưa.  Vài chiếc Cessna (U-17) ra cất cánh lấy hướng đi Thái Lan, thay v́ về đất liền, đă gây sự chú ư cho vị Đ/úy đại diện Không quân trên đảo. Phi cơ được châm đầy xăng. Chúng tôi trở lại băi đậu. Vài anh em đi mua thức ăn và chia nhau ăn dưới cánh phi cơ.  Một giờ sau, có khoảng sáu người lính Hải quân đến canh gác phi cơ, có nghiă là phi cơ không được cất cánh. Phải chăng vị Đ/úy KQ và Đ/tá Đặc khu trưởng Hải quân ở Phú Quốc đă làm việc với nhau trong vụ nầy?  Chúng tôi ở đây cho đến chiều và thả bộ ra phố dùng cơm. Người dân trên đảo PQ vẫn sống b́nh thản. 

 

Buổi hoàng hôn trên ḥn đảo thơ mộng thật tuyệt vời! Nước trong xanh bao quanh với luồng gió mát rượi. Thành phố hiền hoà không chiến tranh, Phú Quốc là một Địa đàn! Tôi trở về với thực tại và đau buồn cho người vợ trẻ chiều trông, đứa con thơ không cha, bà mẹ già đơn côi… Và tủi hờn cho chiến tranh trên quê hương nhỏ bé do các cường quốc gây ra.

 

Trước t́nh trạng phi đạo vỉ sắt ngắn và không đài kiểm soát, tôi lo ngại cho việc cất cánh và đề nghị anh em nào muốn đi Mỹ nên theo đài “Mẹ VN” xuống tàu Hải quân đi ra hạm đội Mỹ tối nay, 29 tháng Tư. Tôi nhờ Cơ trưởng Lợi lấy đạn đại bác ra khỏi phi cơ để phi cơ nhẹ hơn. Rồi màn đêm buông xuống. Chúng tôi nằm trên vỉ sắt dưới cánh phi cơ cho giấc ngủ trong đêm và ngủ sớm sau một ngày dài phong ba băo táp đă trôi qua. Tuy đầu óc nát tan trước sự chia ly với gia đ́nh, đổi thay của vận nước… Nhưng không sao ngăn cản được cơn ngủ, và trước sự rũ rượi của cơ thể đă đưa tôi vào giấc ngủ hôn mê…

 

Tôi được đánh thức bởi tiếng sóng biển và đón chào ánh hồng từ phương Đông để chuẩn bị cho một ngày tha hương. Mười lăm người vẫn c̣n lưu luyến với con tàu. Đúng tám giờ ba mươi, tôi làm tiền phi, máy nổ đều đặn, phi kế tốt, rồi tắt máy. Phi cơ trong điều kiện tốt để bay. Mọi người theo dơi tin tức qua chiếc radio của người lính Hải quân. Đến mười giờ mười lăm sáng ngày 30-04-1975, vị Tân Nguyên thủ Quốc gia, Dương Văn Minh đọc diễn văn… và kêu goị các quân nhân trở về tŕnh diện đơn vị. Như tiếng sét đánh vào người! Tôi bàng hoàng trước cuộc đầu hàng không điều kiện và không biết rồi đây số phận của ḿnh sẽ ra sao. Trong giây phút cảm xúc, tôi không c̣n sự chọn lựa nào khác. Chúng tôi đứng lên, cùng lúc với những người lính Hải quân về tŕnh diện đơn vị. Không một ai trong chúng tôi ở lại đảo để trở về đơn vị, nhưng chấp nhận một cất cánh thật nguy hiểm và phó thác sinh tử cho định mệnh. Như vậy chúng tôi bất tuân lệnh của vị Tân Nguyên thủ Quốc gia. Đó là một trọng tội! Có lẽ mọi người thấy được sự dă man mà Cộng sản áp dụng đối với quân dân trong cuộc chiến vừa qua đă thúc đẩy chúng tôi chọn sự ra đi. Thật vậy, thời gian đă chứng minh chương tŕnh tù cải tạo chỉ là đường lối bịp bợm để che mắt quốc tế trong việc giết tù nhân của Cộng sản, bằng lao động quá sức, thiếu dinh dưỡng và vệ sinh, không thuốc men chữa trị khi lâm bịnh, hay hủy hoại thân xác và tinh thần cho đến khi người tù không c̣n tự chủ để có hành động liều lĩnh và đón nhận cái chết. Hơn một phần năm hay từ một trăm sáu mươi lăm đến hai trăm năm mươi ngàn người tù đă bỏ ḿnh trong trại tù sát sinh, v́ nó không c̣n ư nghĩa tù cải tạo.

 

Theo luồng gió, tôi quyết định cất cánh từ đầu phi đạo hướng Bắc và yêu cầu tất cả anh em đi bộ đến đầu phi đạo, v́ sợ bánh đuôi không chịu nổi do phi đạo vỉ sắt và trọng lượng số người.  Phi cơ dừng lại trên phi đạo để đàn ḅ băng qua, cũng là cơ hội kiểm soát phi đạo trong lúc di chuyển. Tôi làm thủ tục cất cánh sân ngắn, trong khi anh em leo lên phi cơ và chưa bao giờ cất cánh trong điều kiện nầy, nhưng tin tưởng vào khả năng. Laị một lần nữa, mười lăm sinh mạng, mười lăm trái tim trong hồi hộp, hy vọng và nguyện cầu cho một cất cánh cuối cùng. Tay ga đẩy lên cao trong tiếng gầm thét của đông cơ, như sự tức giận của nó cũng như chúng tôi đă phải rời quê hương.  Thắng được nhả ra và phi cơ phóng tới. Tôi đă đối phó thật gây go trong lúc cất cánh v́ lực phản hồi của động cơ và phải nhấp thắng phải hai lần để giữ hướng. Phi cơ bắt đầu lên ngay cuối đầu phi đạo, như biết ḿnh đă thoát khỏi bàn tay tử thần, một tiếng thở phào làm giảm bớt sự căng thẳng tinh thần. Mặc dù trước t́nh cảnh hổn loạn và tinh thần căng thẳng, nhưng phi công lúc nào cũng giữ b́nh tĩnh và sáng suốt trong việc điều khiển phi cơ, để tránh lỗi lầm đưa đến tai nạn rất dễ xảy ra trong lúc nầy. Phi cơ xa dần Phú Quốc và để lại phía sau một quê hương thân yêu trong tay loài “quỉ đỏ.” Phú Quốc sẽ ra sao khi hằng ngàn tù vượt ngục?

 

Trên cao độ b́nh phi, tiếng động cơ đều đặn giữa đại dương, xa xa đường chân trời u xám bao quanh phi cơ. Tôi chú tâm làm việc trong hy vọng cho chuyến bay đặc biệt với mười lăm sinh mạng trên con tàu chỉ một động cơ. Trong suốt lộ tŕnh dài ba tiếng mười lăm phút bay, chúng tôi khóc thật nhiều như đứa trẻ thơ cho sự xa ĺa quê hương trong khói lửa điêu tàn, cho cuộc chiến Ư thức hệ... Tiếng nấc tự đáy ḷng của những đứa con thân yêu đă không làm tṛn bổn phận như những mong ước cuả Mẹ Việt Nam. Phi cơ đáp an toàn với bánh đuôi đă bể trong lúc cất cánh.

 

Họa sĩ CoHuong

 

Lời Kết

 

Nỗi buồn nhứt của tôi là ngày mất nước 30-4-1975, khi Cộng sản chiếm trọn miền Nam. Thêm vào đó, người dân miền Nam phải lâm vào cảnh địa ngục trần gian, như tù đầy, đi vùng kinh tế mới, gia đ́nh ly tán... Đúng là cuộc Đổi Đời (!). Trong khi Cộng sản gọi là giải phóng.

 

Chiến tranh ác liệt và chết chốc đă mang đến nỗi kinh hoàng và lo âu cho những gia đ́nh có chồng, con… ṭng quân, trong khi người lính thiếu thốn phép về thăm gia đ́nh, khi phục vụ nơi xa nhà. Nhiều lúc phải trực hoặc hành quân trong ngày Tết.

 

Hơn mười năm quân ngũ, hai năm huấn luyện ở Mỹ và hơn bảy năm rưỡi chiến đấu liên tục qua hai loại phi cơ L-19 và A-1, trên khắp chiến trường Vùng II và III, đôi khi biệt phái cho vùng lân cận. Sau cùng, tôi đă may mắn thoát khỏi nanh vuốt loài quỉ đỏ và trở lại cuộc sống đoàn tụ với gia đ́nh (vợ và hai con nhỏ vượt biên) trên đất khách quê người.

 

Là quân nhân ngày đêm trực diện địch thù và ít khi nghĩ đến chính trị.  Tuy nhiên, tôi cũng có ít nhiều suy tư. Lần nầy người Mỹ trở lại Đông Nam Á (ĐNÁ) vào thập niên 60, sau cuộc chiến Triều Tiên, và khoác áo Đồng minh với VNCH, để thực hiện điều mà họ cho là “cộng sản muốn thống trị châu Á dưới chiêu bài dân tộc”. Nhưng, thực chất đó là “quyền lợi cốt lơi” của Mỹ ở ĐNÁ. Hăy nghe tiến sĩ Daniel Ellsberg, sĩ quan Lầu Năm Góc và là cố vấn Bộ Quốc pḥng Hoa Kỳ nhận định “Theo tinh thần Hiến chương Liên Hiệp Quốc và theo những lư tưởng mà chúng ta (nước Mỹ) công khai thừa nhận, đó là một cuộc ngoại xâm, sự xâm lược của Mỹ”  Theo ông nguyên nhân sâu xa của việc Mỹ áp đặt sự chiếm đóng lên miền Nam Việt Nam là để điều khiển và kiểm soát thị trường kinh tế, nhân lực, sức lao động và tài nguyên ở vùng Đông Nam Á. Và riêng tôi với cương vị và nhận thức của một quân nhân, tôi c̣n nhận thấy rằng trong chiến lược bành trướng sức mạnh cho Thế Giới Tự Do do Mỹ lănh đạo,  Mỹ không bỏ cơ hội nào để nổ lực t́m kiếm những đồng minh Quân Sự và Chinh Tri cho Khối của ḿnh.

 

Một sử gia Mỹ, Jonathan Neale cũng đồng ư lập luận của tiến sĩ Daniel Ellsberg và cho rằng chính sách chống cộng của Mỹ chỉ là để phục vụ cho quyền lợi của những tập đoàn tư bản Mỹ”.

 

Thêm vào đó, và cụ thể hơn, chiến trường Việt, Miên, Lào có thể là nơi để tiêu thụ những chiến cụ, bom đạn… c̣n lại không hợp thời sau Thế chiến II.

 

Đến năm 1969, người Mỹ đă hy sinh vĩ đại cả người lẫn của cho ch́ến tranh Việt Nam để chận đứng làn sóng CS tràn xuống vùng ĐNÁ. Người Mỹ công bố “Việt Nam Hóa Chiến Tranh” ngày 25-7-1969 (nhằm từng bước chuyển trách nhiệm tiến hành chiến tranh cho chính quyền và quân đội Sài G̣n để Mỹ có thể rút dần quân về nước), mà trước đây không lâu, Tướng Westmoreland, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Cố vấn Quân sự Mỹ ở miền Nam VN khẳng định là muốn giữ miền Nam phải có nửa triêu quân Mỹ. Thật mâu thuẫn!  Đó chỉ là kế hoạch rút quân Mỹ khỏi Việt Nam trong danh dự (!?).  Cũng trong năm 1969, Cố vấn An ninh Henry Kissinger đă mật đàm với Trung Cộng qua trung gian Tổng thống Pakistan.

 

Đến năm 1972, Tổng thống Mỹ, Nixon công du Trung Cộng để bắt đầu ban giao mậu dịch giữa hai nước Mỹ-TC. Điều nầy chứng tỏ, người bạn Đồng minh đă t́m đường tháo chạy khỏi cuộc chiến chống CS ở ĐNÁ. Tiếp theo là Hiệp Định Ḥa B́nh Paris cho Việt Nam, ra đời ngày 27-01-1973. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu bị ép buộc từ phía Mỹ để phải kư vào hiệp định nầy một cách vô điều kiện. (Đại tướng Haig trao cho TT Nguyễn Văn Thiệu bức thư của Nixon, mà Kissinger gọi là “bốc lửa”. Trong thư này đoạn quan trọng nhất là: “V́ vậy chúng tôi đă quyết định dứt khoát sẽ kư tắt Hiệp định ngày 23 tháng 1 năm 1973 tại Paris. Nếu cần thiết, chúng tôi sẽ làm như thế một ḿnh. Trong trường hợp đó, tôi phải giải thích công khai rằng Chính phủ của ông cản trở hoà b́nh. Kết quả là sự chấm dứt không tránh khỏi và lập tức của viện trợ kinh tế và quân sự của Hoa Kỳ - và một sự sắp xếp lại Chính quyền của ông cũng chẳng thay đổi được t́nh h́nh”).  Người Mỹ chấp nhận tất cả điều khoản đ̣i hỏi từ phía Bắc Việt. Có thể nói, người bạn Đồng minh chịu thua trong danh dự để đổi lấy tù binh, người Mỹ mất tích trong chiến tranh VN và hứa bồi thường VN 3.25 tỷ đô-la để tái thiết do chiến tranh gây ra.

 

Nguyên nhân đưa đến quyết định trên, một phần là do biểu t́nh phản chiến ngày càng mạnh ở Mỹ, dân chúng Mỹ chán ghét chiến tranh VN, dân biểu và nghị sĩ  xoá tên VNCH,  viện trợ cho VNCH giảm từ 2.2 tỷ cho năm 1973, 1.1 tỷ cho năm 1974,  chỉ c̣n 500 triệu cho năm 1975”. Nhưng nguyên nhân chính vẫn là “quyền lợi cốt lơi” của người bạn Đồng minh trong việc thành công bang giao mậu dịch với Trung Cộng, và đồng thời gây chia rẽ giữa Nga và Trung Cộng.

 

Sự bội ước của người bạn Đồng minh qua viện trợ về kinh tế, quân sự và chính trị, như tái oanh tạc khi cộng sản tấn công miền Nam, đă trói tay quân đội VNCH. Nhưng, họ đă anh dũng chiến đấu cho đến cùng. Mọi ngựi đều biết “chính người Mỹ bỏ VNCH nên VNCH mới thua”.

 

Nếu chúng ta có vài chục quả bom Daisy Cutter (BLU-82, nặng 15.000 cân) theo tôi nghĩ, tỉnh Ban Mê Thuột có thể tái chiếm sau ngày 11-3-1975 (Ngày BMT thất thủ). Tại sao chúng ta không có những trái bom nầy, cho măi đến giữa tháng 4-1975 mới có được 2 trái cho trận Xuân Lộc để chận bước tiến địch?  Chỉ hai trái cũng đă loại khỏi ṿng chiến hai Sư đoàn CS (tài liệu từ Tướng Lê Minh Đảo). Phải chăng, người Mỹ chỉ cần làm chậm bước tiến địch để có nhiều thời gian cho kế hoạch di tản của Mỹ?

 

Sau khi CS xé bỏ Hiệp Định Ḥa B́nh và đưa quân tiến chiếm miền Nam tự do, họ đă và đang áp đặt chế độ CS lên miền Nam. Thêm vào việc đổi tiền, trưng dụng tất cả xí nghiệp, đưa hàng trăm ngàn người đi hoc tập cải tạo và đi vùng kinh tế mới…. Trong khi Trung Cộng xích hóa người Việt gốc Hoa bỏ nước, và thực hiện cuộc chiến biên giới Việt-Hoa 1979.  Có gần một triệu người Việt đă bỏ nước ra đi sau chiến tranh cho đến thập niên 80. 

 

Một lần nữa, Cộng sản chứng minh sự man rợ và tội ác diệt chủng khi trả thù Quân, Dân, Cán, Chính miền Nam qua chương tŕnh “học tập cải tạo”. Thay v́ đoàn kết để cùng xây dựng đất nước sau chiến tranh, Cộng sản vẫn đeo đuổi chủ thuyết Mác-Lê và ôm chân quan thầy Trung Cộng đầy tham vọng.

 

Việt Nam Cộng sản thực sự gầy dựng đất nước như thế nào sau 42 năm cầm quyền? Sự thật không thể che dấu, đó là tham nhũng tràn lan mọi ngành từ cấp cao cho đến thấp, bất công xă hội khắp nơi, phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn, gia tăng bắt bớ các nhà hoạt động trong nước, tệ trạng xă hội lan tràn, thiếu vấn đề an sinh xă hội cho người nghèo…

 

Tổ chức Phóng viên không biên giới xếp hạng Việt Nam đứng thứ 175/180 quốc gia có tự do truyền thông trong báo cáo. Việt Nam là quốc gia tụt hậu vài chục năm so với các nước láng giềng trong vùng.

 

Viêt Nam Cộng sản khó tránh khỏi một lần nữa Bắc thuộc, nếu cấp lănh đạo không thức tỉnh và thay đổi đường lối lănh đạo. 

 

 

Lời Cảm Tạ

 

Tác giả chân thành cám ơn văn thi sĩ Hàn Phú, đồng ngũ khóa 64 KQ, góp ư và nhận định sách: 


“Những truyện ngắn tác giả viết khá lôi cuốn, một phần cũng v́ tính cách rất thật của nội dung những cốt truyện. Thêm vào đó, tác giả tỏ ra khiêm tốn, chân thật, không khoe khoang. Giọng văn từ tốn, đơn giản và b́nh dân”


Tác giả cám ơn Gucci và Nguyễn T Trung cho dùng tranh vẽ để thực hiện b́a sách. Cám ơn CoHuong đă tặng tranh A-1E bay trên phi trường Phú Quốc. Cám ơn Phạm Quang Khiêm với h́nh phi cơ A-1. Cám ơn biên tập viên Anh ngữ (Editors) Trần Phiếm, Nguyễn Tường và Byron Hukee.  Tài liệu trong trận An Lộc với sự đóng góp từ các cựu Phượng Hoàng: Trần Văn Mười, Nguyễn Thế Qui, Phạm Văn Huệ; cựu Phi Long: Nguyễn Văn Phong, Nguyễn Văn Chín; cựu Thần Ưng Nguyễn Đ́nh Lộc và cựu Hắc Long Trần Văn Tám. Tác giả chân thành cám ơn.

 

 

 

Phi Long 31

 

Tài liệu tham khảo:

 

- The Easter Offensive of 1972 by Lt. General Ngô Quang Trưởng.

- Không Lực Việt Nam Cộng Ḥa

- Wikipidia.org, vnafmamn.com, Google.com

- Maps of South Vietnam 1965-1975

- Generalhieu.com

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính